Cập nhật thông tin chi tiết về Tuần Thai Thứ 35: Bé Đã Biết Mỉm Cười Trong Bụng Mẹ mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
08/07/2020 lúc 10:00 AM
/
by Admin
/
Chăm sóc mẹ bầu
Tuần thai thứ 35, bé đã nặng gần 2,7kg, dài hơn 47cm. Còn với mẹ, những cơn co thắt xảy ra thường xuyên hơn. Đây cũng là thời điểm mẹ nên chuẩn bị đầy đủ hành lý đi sinh.
Sự phát triển của bé trong tuần thai 35
Cũng như các tuần thai trước, đây là giai đoạn tăng cân rất nhanh của bé. Mỗi ngày, bé có thể tăng đến 30gr. Bụng mẹ chật chội dần và đôi lúc bé tỏ thái độ khó chịu bằng cách đá vào bụng để mẹ thay đổi tư thế.
Lúc này, lớp lông tơ cũng như lớp sáp bao phủ cơ thể bé bắt đầu rụng dần. Bé sẽ nuốt những chất này cũng như các chất bài tiết khác và tạo ra phân su. Đặc biệt giờ đây, dù rất hiếm hoi nhưng bé đã biết mỉm cười trong bụng mẹ.
Nếu tuần này bé chưa nằm ở ngôi thuận thì bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách “xoay thai từ bên ngoài” để giúp bé về đúng vị trí để việc sinh nở dễ dàng hơn. Nếu bé vẫn không xoay thì khả năng mẹ phải sinh mổ là rất cao.
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thai 35
Vậy là chẳng còn bao lâu nữa là đến ngày dự sinh! Lúc này, các cơn đau lưng trở nên trầm trọng hơn, việc nằm, ngồi, đi lại đều khá khó khăn. Bàng quang lúc nào cũng ở trang thái căng cứng, lâu lâu xuất hiện cảm giác như điện giật; còn dịch âm hộ ra mỗi ngày một nhiều hơn. Hãy dùng băng vệ sinh hàng ngày để thoải mái hơn.
Nếu đầu bé đã lọt vào vùng chậu, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi mà hiện tượng ợ nóng, khó thở giảm dần. Quá trình này được gọi là sa bụng, thường diễn ra vài tuần trước khi sinh. Nhưng lúc này, việc đi lại của mẹ sẽ khó khăn hơn một chút vì áp lực ở vùng bụng dưới sẽ tăng lên.
Trong thời điểm này mẹ nên tránh đi máy bay, du lịch xa vì có thể chuyển dạ bất kì lúc nào. Khi những cơn co thắt xảy ra thường xuyên, bé giảm hoạt động và nước ối bị rỉ hoặc chảy máu âm đạo, nhức đầu, đau bụng liên tục, giảm thị lực thì mẹ cần gọi bác sĩ hoặc đi đến bệnh viện ngay.
Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 35
+ Ở tuần này mẹ nên kiểm soát cân nặng của mình, hạn chế ăn các chất ngọt, béo nhằm duy trì cân nặng tốt nhất cho bé. Theo dõi mọi
chuyển động của bé yêu trong giai đoạn này là rất cần thiết.
+ Tiếp tục trò chuyện, tâm sự, đọc truyện và cho bé nghe nhạc hằng đêm.
+ Tiếp tục ghi lại những hình ảnh bầu bí ở các tuần thai cuối.
Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại Tp.HCM
Hay đơn giản là bạn đang tìm kiếm Dịch vụ Y tế Chuyên khoa Chăm sóc sau sinh cho Mẹ và Bé sau khi xuất viện.
Chăm sóc Bé sơ sinh và Chăm sóc sau sinh cho Sản Phụ ngày càng được chú trọng, và việc lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà vẫn là vấn đề cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu.Tại momcare24h.vn Mẹ sẽ tìm được những thông tin hữu ích, giúp cho cuộc sanh và việc chăm sóc sau sinh trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro sau sinh cho Mẹ và Bé. Đồng thời, Mẹ cũng có những sự lựa chọn phù hợp cho công cuộc phục hồi sức khỏe và làm đẹp sau sinh của mình.
Mẹ Bầu Thiếu Máu Ảnh Hưởng Xấu Đến Thai Nhi Trong Bụng (Đã Duyệt)
Theo Tổ chức Y tế của Thế giới, hiện nay có rất nhiều người bị thiếu máu, con số cụ thể khoảng 30% dân số của thế giới. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu máu là do thiếu sắt. Phụ nữ và trẻ em là những trường hợp dễ bị nhất. Thiếu máu ở bà bầu là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở nhiều nước. Tại Việt Nam, theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy 36,8% phụ nữ mang thai có hiện tượng thiếu máu ở thai kỳ.
Nguyên nhân khiến các mẹ bầu bị thiếu máu
Tình trạng thiếu máu có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở mọi độ tuổi và giới tính. Nhưng ở phụ nữ là nhiều nhất. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn được gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.
Nguyên nhân chủ yếu làm bà bầu thiếu máu và thiếu vi chất là do chế độ ăn không cung cấp đủ nhu cầu. Thiếu máu khi mang thai xảy ra nhiều với thai phụ ở vùng nông thôn, vùng miền núi do điều kiện kinh tế còn khó khăn.
Ở phụ nữ mang thai có lượng sắt trong cơ thể khá thấp, là do tình trạng chu kì kinh nguyệt hàng tháng gây ra. Vì vậy, những người thường có kinh nhiều hoặc chu kì kinh kéo dài hơn so với người bình thường có khả năng bị thiếu máu nhiều hơn. Trong lúc mang thai, suốt 9 tháng phụ nữ sẽ không có kinh để dự trữ đủ lượng sắt trong cơ thể.
Mẹ bầu bị thiếu sắt dễ dẫn đến tình trạng chóng mặt, mệt mỏiNhững dấu hiệu thường thấy khi bị thiếu máu
Khi bị thiếu máu thường hay gặp những dấu hiệu sau:
Thường cảm thấy rất nhức đầu, mệt mỏi.
Cảm thấy rất khó thở (như vừa hoạt động mạnh kéo dài).
Trong người hay khó chịu, bực tức, khả năng chịu đựng thấp.
Da tái xanh, nhìn người rất yếu ớt, có độ phù nhẹ.
Rối loạn đại tiện.
Dễ bị nhiễm ngoài môi trường.
Rụng tóc, móng tay và chân bị mềm.
Phần niêm mạc của mí mắt dưới sẽ có màu nhợt nhạt do thiếu máu.
Đặc biệt phụ nữ mang thai thường thích ăn những món như: đất sét, cát hay phấn,… do quá trình thiếu sắt gây nên.
Nguy hiểm khi mẹ bầu bị thiếu máu…
Trước tiên, nguy hiểm đối với thai phụ.
Sự thiếu máu ở thai phụ gây nên sự thiếu oxy cho các bộ phận trong cơ thể (tim, não,…) hoạt động. Gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Đối với mẹ: dễ sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản.
Đặc biệt hơn, mẹ bầu thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thai nhi
Những đứa trẻ sinh ra bởi những người mẹ bị thiếu máu trong thời kỳ mang thai cũng sẽ dễ bị thiếu máu. Gây nên những hậu quả khi sinh như: nhẹ cân, sinh thiếu tháng, suy thai, tăng khả năng bị các bệnh sơ sinh hơn so với những đứa trẻ bình thường. Trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt, có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài tới phát triển trí não, và hậu quả của nó có thể tiếp tục làm suy giảm khả năng học tập của trẻ do khiếm khuyết trong quá trình hình thành Myelin. Thai nhi của những bà mẹ thiếu máu ở giai đoạn đầu thai kỳ, có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác khi ở tuổi trưởng thành.
Với những trường hợp thiếu máu nhẹ, sẽ không có gì quá nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Chỉ cần chú ý chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lí, tránh những trường hợp gây bị thương dẫn đến mất máu.
Chú ý bổ sung chất sắt khi thấy cơ thể đâng bị thiếu màu
Mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì?
Tăng cường cung cấp vitamin C trong bữa ăn, giúp cho quá trình hấp thụ sắt tốt hơn. Hoặc có thể bổ sung thêm chất sắt dạng viên hoặc dạng nước.
Tăng cường bổ sung sắt qua chế độ ăn uống. Có 2 loại sắt: heme iron là sắt có nhiều trong các loại thịt nhất là thịt đỏ và non-heme iron được tìm thấy trong rau xanh như bông cải xanh, cải đường, đậu…
Nếu thiếu sắt quá nhiều có thể bổ sung bằng cách tiêm chích hoặc có thể truyền máu.
Nếu bị thiếu máu trong thai kỳ, ngoài cung cấp chất sắt qua thực phẩm trong các bữa ăn hay những loại thuốc hỗ trợ. Bạn nên đi khám ở các bệnh viện và tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Cần đi khám bác sĩ khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thườngChế Độ Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu Tuần Thai Thứ 6
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tuần thai thứ 6: Mang thai tuần thứ 6, mẹ bầu vẫn nên theo khẩu phần dành cho một người mà thôi. Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo hấp thu được đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và biết được những loại thức ăn nào cần tránh trong thời gian mang thai.
Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi
Ở thời điểm này thuộc quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, kích cỡ của bé khoảng chừng một hạt đậu xanh và cơ thể uốn cong hình chữ C. Tim của thai nhi 6 tuần tuổi đã bắt đầu đập với tốc độ khoảng 150 nhịp mỗi phút, tức là nhanh gấp đôi nhịp tim của mẹ cơ đấy.
Nếu có khả năng quan sát được bên trong cơ thể của chính mình, mẹ sẽ thấy bé con hiện sở hữu một cái đầu quá cỡ so với tỉ lệ thân hình. Các chi tiết trên khuôn mặt bé yêu của mẹ hiện đang dần hình thành, với các điểm tối sẫm chính là nơi sẽ trở thành đôi mắt, các hốc sau này là lỗ mũi và các chỗ lõm đánh dấu vị trí tai của bé.
Các đầu chi nhú ra, chính là các phần sẽ trở thành tay và chân của bé con, giờ lại càng rõ ràng hơn. Các mô xương và cơ cũng đang phát triển rồi đấy các mẹ.
Thêm vào đó, tuyến yên, là bộ phận có chức năng giải phóng các hormone, đang hình thành, cùng với cả phần còn lại của não bộ nữa.
Đảm bảo đủ chất cần thiết
– Tinh bột: có nhiều trong bánh mì, ngũ cốc, khoai tây và các loại hạt.
– Đạm: thịt, cá, đặc biệt là cá thu, cá hồi, cá ngừ tươi…
– Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa chua, phô mai.
– Vitamin và chất xơ: các loại trái cây như cam, quýt,… chứa nhiều vitamin C và các loại rau có màu sẫm…
Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày của mỗi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Chất này rất quan trọng cho sự phát triển của em bé, giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh gây chẻ đôi cột sống và hộp sọ không hoàn thiện. Các mẹ có thể tăng cường hấp thu axit folic ăn nhiều thức ăn có chứa chất này như: các loại rau xanh sẫm màu, ngũ cốc nguyên hạt, cam, bưởi, chuối, đậu và hạt đậu, sữa và sữa chua…
Phụ nữ mang thai cần lượng sắt nhiều hơn những phụ nữ bình thường. Trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 6, mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua chất này nếu không muốn xảy ra tình trạng thiếu máu, mất máu.
Một số loại thực phẩm chứa nhiều sắt cần được quan tâm cho một thai kỳ khỏe mạnh: các loại thịt đỏ, các loại hạt, trái cây sấy khô, rau có màu xanh đậm, bánh mỳ, ngũ cốc, gạo lứt…
Nhìn vào màu sắc nước tiểu có thể biết bạn có đang uống đủ nước hay không. Nước tiểu có màu sậm, tối và có mùi nồng là dấu hiệu “khẩn cấp”, báo hiệu cơ thể đang cần nạp thêm nước. Mẹ bầu nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày, tương đương khoảng 10-12 ly nước. Hơn nữa, sau mỗi giờ tập thể dục, bạn nên uống thêm ít nhất 1 ly nước. Đặc biệt, trong mùa hè, mẹ bầu cần uống thêm nhiều nước để bù đắp lượng mồ hôi đã mất.
5. Tránh những thực phẩm có thể gây sảy thai
– Quả dứa: Bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm bà bầu sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.
– Đu đủ xanh: Rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai.
– Táo mèo: có vị chua, chát, ngọt rất hợp với những bà bầu ốm nghén nhưng loại quả này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo nhiều tài liệu ghi lại, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.
Ngoài ra, tuần thai thứ 6 mẹ bầu vẫn còn bị cơn “nghén” hành hạ bằng những trận buồn nôn, khó tiêu kéo đến. Hãy hạn chế những thức ăn nặng mùi, có mùi tanh để xoa dịu cơn nghén này.
Vì Sao Mẹ Bầu Bị Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 5?
Bà bầu bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 là do đâu?
Trong thời kì mang thai sẽ có rất nhiều triệu chứng khác thường khiến các mẹ lo lắng đặc biệt là đau bụng khi mang thai tháng thứ 5. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường.
Do các dây chằng liên kết các khớp xương đều bị kéo căng để tập trung cho thai nhi được phát triển nên gây ra hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng thứ 5.
Tâm lý căng thẳng, lo lắng thất thường ở thời kỳ thai nghén của các mẹ cũng có thể làm các mẹ bị đau bụng.
Trường hợp bà bầu cảm thấy đau nhiều, đau âm ỉ hay đau dữ dội hoặc có kèm ra máu thì cần đến ngay cơ sở khám bệnh để khám xem liệu nguyên nhân do đâu và thai nhi có gặp vấn đề gì hay không. Bởi đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 kèm theo các triệu chứng:
Việc đau bụng nhiều có kèm ra máu có thể bạn đang phải đối mặt với nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, trong thời điểm tháng thứ 5 thì điều này khá hiếm xảy ra.
Bong thai sớm ở mức độ nhẹ các mẹ sẽ thấy ít đau bụng, nhưng nếu bong quá nhiều có thể làm cho các mẹ đau dữ dội, mức độ nghiêm trọng thì gây mất nhiều máu rất nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.
Để cải thiện tình trạng đau bụng khi mang thai tháng thứ 5, mẹ bầu cần làm gì?
Ngay khi có những cơn đau xuất hiện, các mẹ nên lập tức nghỉ ngơi, dừng mọi việc đang làm lại để nghỉ ngơi một lúc để mọi thứ được ổn định.
Chế độ nghỉ ngơi cũng như đi lại vận động hợp lý là điều quan trọng để giảm đau bụng khi mang thai tháng thứ 5. Các mẹ không nên đi lại và vận động mạnh, quá nhiều làm cơ thể mệt mỏi, suy nhược sức khỏe.
Tuy nhiên ngược lại cũng cần phân bổ thời gian hoạt động hợp lý để cơ thể khoan khoái và thoải mái, ngồi hay nằm quá nhiều có thể tăng nguy cơ bị chuột rút. Không giữ một tư thế đứng hay ngồi quá lâu.
Khi ngồi cố gắng không ngồi khom lưng.
Ăn uống đủ dinh dưỡng: đây là điều các mẹ cần thiết thực hiện chặt chẽ, cung cấp những dưỡng chất, vitamin, khoáng chất để đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt nhất, cơ thể mẹ cũng khỏe mạnh và đẩy lùi được nhiều bệnh tật.
Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả và chất xơ để không bị táo bón trong giai đoạn này, bởi đây là thời kỳ các mẹ rất dễ mắc chứng táo bón.
Không mặc áo hoặc quần chật, dù là hơi chật, hãy mặc rộng rãi thoải mái để mọi vận động được dễ dàng và cũng không tạo áp lực cho vùng bụng hoặc các nơi khác trên cơ thể.
Vệ sinh vùng kín thật cẩn thận và thường xuyên để không bị viêm nhiễm vùng kín cùng các bệnh phụ khoa khác, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng và có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong thời kỳ sinh nở.
Đi khám thai nhi hàng tháng để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như theo dõi sức khỏe của chính mình.
Nếu các mẹ bị đau bụng khi mang thai tháng 5 các mẹ cần bình tĩnh để theo dõi cơ thể của mình và đồng thời cũng không nên chủ quan nếu bụng đau nhiều, đặc biệt là xuất hiện những bất thường kèm theo thì nên đến gặp bác sĩ là lựa chọn sáng suốt và an toàn nhất cho các mẹ!
Bạn đang xem bài viết Tuần Thai Thứ 35: Bé Đã Biết Mỉm Cười Trong Bụng Mẹ trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!