Cập nhật thông tin chi tiết về Trầm Cảm Khi Mang Thai Không Thể Xem Thường! mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trầm cảm khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Lường trước được hậu quả của trầm cảm sẽ giúp cho thai phụ có những cách phòng và chữa bệnh lý tốt nhất.
Phát hiện trầm cảm khi mang thai là một điều rất khó khăn, nhiều thai phụ không biết hoặc giấu đi việc mình mang bệnh, nên khi bệnh được phát hiện thì thường đã ở mức độ nặng và để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Dấu hiệu thai phụ mắc trầm cảm
Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà thai phụ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Một số biểu hiện bệnh lý trầm cảm khi mang thai phổ biến như:
Hay quên và giảm khả năng tập trung công việc cũng như các vấn đề cuộc sống
Không quyết đoán: Đứng trước một vấn đề thai phụ khó có thể đưa ra quyết định hay sự lựa chọn của mình.
Tâm trạng lo lắng: Giống như những bệnh nhân mang bệnh lý trầm cảm thì phụ nữ khi mang thai cũng luôn thường trực tâm trạng lo lắng, sợ hãi, ở phụ nữ mang thai thì những lo lắng bắt nguồn từ tưởng tượng về đứa con trong bụng, lo lắng xem con có khỏe không, có bình thường không.. tạo nên áp lực quá lớn cho thai phụ.
Tê liệu cảm xúc bản thân: Thai phụ thường không thể hiện rõ ràng về cảm xúc vui buồn của bản thân, không muốn gần gũi những người xung quanh kể cả chồng. điều này ảnh hưởng không nhỏ, làm cho bệnh ngày càng trầm trọng.
Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ là vấn đề bình thường của phụ nữ khi mang thai, nhưng khi có những dấu hiệu như mộng du, ác mộng thì cần xem xét đến bệnh lý trầm cảm.
Dễ cáu gắt, thay đổi cảm xúc
Mệt mỏi, căng thẳng lo âu kéo dài do sự thay đổi nội tiết tố estrogen trong quá trình mang thai.
Nhạy cảm, cảm giác tội lỗi bao trùm lên thai phụ
Thường xuyên nghĩ đến cái sự bỏ cuộc, cái chết để giải thoát cho bản thân.
Nguyên nhân của trầm cảm khi mang thai
Do thay đổi hormone: Phụ nữ khi mang thai sẽ có những thay đổi về nội tiết tố Estrogen gây ra những rồi loạn, thay đổi trong cảm xúc và tâm lý, thai phụ nhạy cảm hơn với các vấn đề xảy ra, thường đây là những suy nghĩ tiêu cực do chính bản thân thai phụ nghĩ ra, nếu không được định hướng và giải tỏa tâm lý thai phụ sẽ dễ mắc bệnh lý trầm cảm.
Do chưa chuẩn bị tâm lý để làm mẹ: Những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn hoặc kết hôn khi còn quá trẻ sẽ phải đối mặt với áp lực tâm lý rất lớn đó là làm mẹ. Do bản thân thai phụ chưa sẵn sàng tâm lý hoặc chưa đủ chín chắn, va vấp để làm tốt thiên chức của mình. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết những phụ nữ kết hôn ở độ tuổi vị thành niên có nguy cơ mắc trầm cảm khi mang thai cao hơn phụ nữ đã chín chắn về tuổi đời. Ngoài ra ở một số phụ nữ, việc mang thai khi chưa chuẩn bị tâm lý còn mang lại cho họ quá nhiều những rắc rối và phiền toái trong cuộc sống như các vấn đề về công việc, tài chính và các mối quan hệ…Từ đó gây ra nhiều lo lắng và căng thẳng cho thai phụ dẫn đến bệnh lý trầm cảm.
Do yếu tố di truyền: Có nhiều nghiên cứu đã cho biết ADN là tác nhân gây ra bệnh lý trầm cảm ở phụ nữ mang thai. Nếu trong gia đình có người thân bị trầm cảm khi sinh thì thai phụ sẽ dễ mắc bệnh trầm cảm hơn người bình thường. Nên trước khi mang thai cần hiểu và biết vấn đề di truyền của gia đình để chuẩn bị những tâm lý tốt nhất để phòng tránh bệnh lý nguy hiểm này.
Do khó khăn trong các mối quan hệ: Trong mối quan hệ gia đình, nếu việc mang thai không nhận được sự đồng tình của người thân đặc biệt là chồng thì sẽ khiến cho người phụ nữ dễ mắc bệnh lý trầm cảm hơn. Vấn đề này thường đẩy người phụ nữ vào cảnh không có lối thoát, dễ hình thành những hành vi tự làm hại bản thân của người bệnh.
Do những vấn đề không tốt xảy ra với thai nhi : Đối với thai phụ có thai nhi gặp vấn đề không tốt như chậm phát triển, dị tật, động thai thì khả năng bị trầm cảm của thai phụ là rất cao. Xuất phát từ sự thương con, bế tắc và suy nghĩ tiêu cực quá nhiều dẫn đến những tổn thương tâm lý và trí não của thai phụ. Điều này là nguyên nhân gây ra trầm cảm khi mang thai của thai phụ.
Do những biến cố trước đó thai phụ gặp phải: Những vấn đề vô sinh hoặc sảy thai trước đó gây ra cho thai phụ những lo lắng, và sợ hãi về sự an toàn của thai nhi. Từ đó sẽ gây những tổn thương nhất định về tâm lý khi mang thai dễ dẫn đến bệnh lý trầm cảm.
Do bị lạm dụng tình dục và những vấn đề tâm lý trước đó : Những thai phụ có quá khứ bị lạm dụng tình dục hoặc bị bố mẹ, người thân bỏ rơi sẽ dễ bị tổn thương về tâm lý. Đã sẵn mang những vấn đề bản thân từ trước, cộng với sự thay đổi về tâm sinh lý khi mang thai khiến thai phụ mệt mỏi, không lối thoát. Là nguyên nhân gây bệnh lý trầm cảm khi mang thai.
Vấn đề kinh tế và tài chính: Đối với những gia đình không có đầy đủ về kinh tế và tài chính thì vấn đề này gây cho thai phụ những lo lắng và căng thẳng khi mang thai. Suy nghĩ không có tiền, sợ con khổ, sợ không nuôi được con luôn thường trực trong đầu thai phụ dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh lý trầm cảm.
Hậu quả của trầm cảm khi mang thai
Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh
Dẫn đến nguy cơ sảy thai, đẻ non trước 36 tuần, thai nhi phát triển không tốt, những dị tật thai nhi đặc biệt là tật hở hàm ếch ở trẻ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của trẻ sau này
Thai nhi kém phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất mà điều thường thấy là cân nặng của trẻ sau sinh thường thấp, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này như khả năng thích ứng với môi trường thấp, gia tăng nguy cơ mắc các bênh suy hô hấp và đau nhức cơ thể.
Đối với thai phụ
Thai phụ mang bệnh lý trầm cảm dễ gây ra những rủi ro như tự tử, từ bỏ thai nhi. Tâm lý lo lắng bất an rất dễ đưa thai phụ vào những ý nghĩ tiêu cực gây hại cho chính bản thân và thai nhi
Gia tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Một số áp lực quá lớn khiến thai phụ có thể sử dụng bia rượu và các chất kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột và trí não của người phụ nữ
Trải qua những rối loạn về tâm lý khiến thai phụ không tự chăm sóc tốt cho bản thân minh gây ra nhiều bệnh lý khác, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, mà nặng nề nhất là ly hôn.
Không có khả năng chăm sóc tốt cho con, không gần gũi gắn bó với con, gây ra ảnh hưởng đến cả tính cách của con trẻ sau này.
Cách phòng chống bệnh trầm cảm khi mang thai
Nâng cao tình cảm gia đình: Đây là điều quan trọng giúp thai phụ luôn giữ được tinh thần tốt, lạc quan để chiến đấu với thời kkì mang thai nhiều áp lực tiềm tàng
Điều chỉnh hành vi, lối sống giúp thai phụ cân bằng những áp lực trong cuộc sống nhất là tránh xa bệnh lý trầm cảm. Những việc làm hàng ngày tuy đơn giản nhưng giúp thai phụ cân bằng cuộc sống hiệu quả như: Đọc sách, nghe nhạc,làm những điều mình thích, rèn luyện sức khỏe nhẹ nhàng, chăm sóc da, chăm sóc sắc đẹp….
Hãy luôn nhớ mình đang sống trong hiện tại, không nên lo lắng về những vấn đề của tương lai, sẽ tránh được việc gây áp lực cho mình ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Khi có bất kỳ những suy nghĩ tiêu cực nào thì cần tìm đến bác sĩ tâm lý để giải tỏa lo lắng, căng thẳng, giúp định hướng bản thân vào những việc cho lợi cho bản thân và thai nhi.
Trầm cảm là một trong những vấn đề thai phụ thường gặp phải khi mang thai. Chớ xem thường bệnh lý này vì nó gây ra rất nhiều hệ lụy cho bản thân gia đình và xã hội. Hơn hết thai phụ cũng như gia đình cần chuẩn bị cho mình những kiến thức tốt nhất để phòng và tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Benhlytramcam.vn
Mẹ Bầu Bị Trầm Cảm Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
Cập nhật vào 06/12
Đối với người bình thường mắc bệnh trầm cảm đã nguy hiểm rồi, mẹ bầu bị bệnh trầm cảm khi mang thai còn nguy hiểm hơn.
Trầm cảm khi mang thai là nguy cơ khiến khả năng học tập của trẻ yếu kém
Từ những nguy cơ trên cho thấy, khả năng học tập của những trẻ bị tự kỷ thường yếu kém do không thể tập trung, hay quên, hệ thần kinh kém phát triển, khó khăn trong giao tiếp với mọi người.
Vùng hồi hải mã trên não giúp con người có khả năng nhớ và học tập tốt. Khi phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của vùng này ở thai nhi. Khi đo vùng hồi hải mã của 112 trẻ 6 tuổi có mẹ mắc chứng trầm cảm khi mang thai, kết quả cho thấy kích thước vùng này của chúng nhỏ hơn so với những trẻ có mẹ bình thường. Điều đó đủ để thấy rằng khả năng học tập của trẻ sẽ kém nếu mẹ bị stress kéo dài khi mang bầu.
Trầm cảm khi mang thai là nguy cơ khiến trẻ bị chậm nói
Khi mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai sẽ dẫn đến việc ăn uống không ngon, nghỉ ngơi, ngủ không đủ giấc… Điều này làm cơ thể mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, không cung cấp đầy đủ chất cần thiết cho em bé phát triển, đặc biệt là phát triển hệ thần kinh trung ương, khiến trí não trẻ không được nhanh nhạy, từ đó khả năng ngôn ngữ cũng bị hạn chế hơn những đứa trẻ khác.
Trầm cảm khi mang thai là nguy cơ khiến trẻ bị tự kỷ
Mẹ bầu nên biết rằng, nếu trong thời gian mang thai mẹ luôn mệt mỏi, căng thẳng quá mức dẫn đến trầm cảm khi mang thai thì hormone tâm lý của mẹ sẽ tác động vào hệ thống tuyến nội tiết của con. Từ đó chức năng của hệ thống này bị giảm sút, khiến trẻ bị thiếu hụt một số hormone, khi sinh ra có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao. Đây được gọi là chứng rối loạn phát triển của hệ thần kinh ở một số trẻ. Những trẻ mắc chứng tự kỷ thường bị hạn chế về khả năng tương tác xã hội, hạn chế về khả năng truyền thông giao tiếp, đồng thời các hành vi sở thích cũng bị hạn chế và thường xuyên lặp đi lặp lại. Vì vậy, trẻ bị tự kỷ khó hòa đồng với mọi người, có những biểu hiện khác lạ và thông thường tương lai của những đứa trẻ này sẽ khó phát triển như những đứa trẻ khác.
Nếu bà bầu bị trầm cảm ở tuần thứ 32 thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị tự kỷ cao gấp 2 lần, kéo dài đến 4 – 5 tuổi. Với mẹ bầu bị trầm cảm ở tuần thứ 38 – 40, tỉ lệ nguy cơ tự kỷ của đứa trẻ cũng cao gấp 2 lần nhưng kéo dài đến 7 – 8 tuổi.
Tại Mỹ, một số liệu thống kê ước tính có khoảng 1/88 trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, nhiều hơn cả tỷ lệ mắc bệnh ung thư, tiểu đường và AIDS ở trẻ em cộng lại. Đáng chú ý hơn, một số nghiên cứu cho thấy số bé trai mắc bệnh tự kỷ nhiều hơn bé gái và tỷ lệ được chẩn đoán cao hơn khoảng 3 – 4 lần.
Trầm cảm khi mang thai là nguy cơ khiến trẻ bị tăng động
1 trong 4 hậu quả nghiêm trọng nếu mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai là sẽ khiến em bé bị măc chứng tăng động về sau này. Khi mang thai mà mẹ bầu luôn căng thẳng sẽ khiến lượng hormone cortisol và dolpamine trong máu gia tăng. Những chất này khi đi qua nhau thai sẽ làm nồng độ cortisol và dopamine ở những thai nhi này tăng cao hơn so với thai nhi bình thường khác.
Đặc điểm của 2 loại hormone này là làm tăng tính kích động, sự bồn chồn và giảm tập trung. Và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng rối loạn hành vi ở trẻ. Trẻ em khi bị tăng động quá mức thường hay quên, không thể tập trung chú ý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập và trong quan hệ với mọi người.
Trầm Cảm Khi Mang Thai Ảnh Hưởng Đến Mẹ Và Bé Như Thế Nào?
Trầm cảm khi mang thai là một bệnh lý có thể gặp ở không ít thai phụ. Bệnh lý này không những ảnh hưởng đến người mẹ mà còn ảnh hưởng cả em bé trong bụng. Vậy bệnh lý này nguy hiểm như thế nào khi mang thai? Làm cách nào để phòng bệnh? Và hướng điều trị như thế nào hợp lý nhất? Tất cả sẽ được YouMed giải đáp qua bài viết sau đây.
1. Tổng quan về bệnh trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm khi mang thai không những ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Việc hạn chế những hậu quả của bệnh sẽ giúp cho mẹ bầu có những cách phòng và điều trị hợp lý nhất.
Việc xác định bị trầm cảm khi mang thai là một vấn đề không hề dễ dàng. Không ít mẹ bầu chưa nhận ra hoặc muốn che giấu việc mình bị bệnh. Vì thế nên khi phát hiện bệnh thì đã khá muộn. Thường là bệnh đã rơi vào giai đoạn nặng và để lại những hậu quả đáng tiếc.
Theo số liệu thống thống kê tổng quát, có từ 14% đến 23% phụ nữ bị mắc bệnh trầm cảm khi mang thai. Ít nhất 10% mẹ bầu có thể mắc bệnh lý này. Đây thậm chí là một bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng, nguy hiểm hơn cả những bệnh truyền nhiễm.
2. Nguyên nhân bị bệnh trầm cảm khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm khi mang thai. Trong đó, các nguyên nhân thường gặp bao gồm:
2.1 Sự thay đổi hoạt động của hormone
Hormone ảnh hưởng rất nhiều đến các hóa chất trung gian kiểm soát cảm xúc và tâm lý. Những thay đổi lớn của hormone trong thai kỳ dẫn đến việc mẹ bầu bị trầm cảm.
2.2 Do di truyền
2.3 Do mang thai khi còn trẻ tuổi
Nhiều nghiên cứu về bệnh trầm cảm ở phụ nữ nhận thấy rằng: Phụ nữ trẻ tuổi mang thai sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn phụ nữ mang thai ở độ tuổi lớn hơn.
2.4 Người phụ nữ bị lạm dụng tình dục
Bị lạm dụng tình dục, bị đối xử tệ hại, thiếu tôn trọng có thể làm phụ nữ mang thai có những suy nghĩ tiêu cực. Đó cũng chính là nguyên nhân trực tiếp làm cho họ bị trầm cảm.
2.5 Rối loạn chức năng tuyến giáp khi mang thai
Quá trình thay đổi hormon thai kỳ có thể làm cho tuyến giáp bị ảnh hưởng. Từ đó, các hormon của tuyến giáp cũng bị rối loạn. Hậu quả là thai phụ dễ mắc bệnh trầm cảm.
2.6 Hoàn cảnh sống thực tế
Một số hoàn cảnh nhất định có thể dẫn đến bệnh trầm cảm ở thai phụ. Chẳng hạn như bị chồng hành hạ, gia đình ruồng bỏ, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, mất mát người thân,…
3. Các biểu hiện và triệu chứng
Khi mang thai, nếu người mẹ bị bệnh trầm cảm sẽ có những triệu chứng điển hình sau đây:
Cảm xúc buồn bã, chán nản, khí sắc trầm.
Giảm sự quan tâm, thích thú, không còn cảm thấy hăng hái với những việc trước đây mình thích.
Dễ mệt mỏi, dễ mất năng lượng hoặc cảm thấy suy giảm nghị lực.
Chán ăn, khó ngủ, mất ngủ.
Khó tập trung, khó đưa ra các quyết định.
Mặc cảm, tự ti, thường suy nghĩ mình có lỗi.
Thừa cân hoặc sụt cân.
Đôi khi có ý nghĩ về cái chết, có thể xuất hiện hành vi tự sát.
Có ý nghĩ muốn phá thai, li dị chồng, rời bỏ gia đình.
Khóc nhiều, dễ xúc động.
Dễ rơi vào nghiện ngập, sử dụng rượu bia, ma túy.
Suy giảm trí nhớ, hay quên.
4. Những hậu quả của bệnh
Nếu bệnh trầm cảm khi mang thai không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những hậu quả như:
Sinh non.
Sảy thai.
Thai nhi nhẹ cân, yếu cân.
Thai chết lưu.
Trẻ sinh ra bị mắc bệnh trầm cảm, tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ.
Người mẹ bị suy nhược cơ thể. Từ đó dẫn đến ăn uống không đủ chất làm thai phát triển kém.
Bị trầm cảm sau sinh.
Có hành vi phá thai, tự hủy hoại bản thân, tự sát.
Một số trường hợp nặng có thể xuất hiện hoang tưởng, ảo giác, kích động.
5. Phương pháp điều trị trầm cảm khi mang thai
Điều trị bệnh trầm cảm khi mang thai cần có sự phối hợp chặt chẽ của các bác sĩ chuyên về sản khoa, tâm thần và nội khoa. Trong một số trường hợp, cần có cả sự kết hợp của bác sĩ tâm lý. Thai phụ sẽ được các bác sĩ tư vấn về thuốc uống, cách sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi khi bị bệnh.
5.1 Sử dụng thuốc điều trị
Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, một số tác dụng không mong muốn có thể xuất hiện. Chẳng hạn như tiền sản giật, vỡ ối sớm, đẻ non, tăng nguy cơ mổ đẻ, táo bón, khô miệng,…
Các nhóm thuốc chống trầm cảm được chứng minh là an toàn cho thai phụ bao gồm:
Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin. Điển hình như Sertralin, Fluoxetin, Fluvoxamin, Citalopram,…
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI). Bao gồm: Duloxetin, Venlafaxin,…
Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Điển hình là: Amitriptylin, Tianeptin.
Thuốc Bupropion: Thuốc này được sử dụng để điều trại trầm cảm và cai thuốc lá. Tuy nhiên, thuốc này có nguy cơ gây dị tật tim ở thai nhi.
5.2 Tâm lý liệu pháp
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì cần kết hợp với biện pháp hỗ trợ về mặt tâm lý. Thai phụ sẽ được gặp các chuyên gia tâm lý hoặc các bác sĩ chuyên khoa tâm lý học. Mục đích là để:
Thai phụ giải bày những bức xúc, sự ức chế, uất ức nội tâm.
Chia sẻ, đồng cảm với những nỗi buồn đau, mất mát, khổ tâm.
Đưa ra hướng giải quyết phù hợp, lạc quan hơn, vui vẻ hơn.
Hướng cho thai phụ có những suy nghĩ tích cực.
Động viên, an ủi, tránh tình trạng tự sát.
Giúp mẹ bầu điều chỉnh hành vi, lối sống cho phù hợp.
5.3 Những biện pháp không dùng thuốc khác
Nói chung, nếu người mẹ được xác định bị trầm cảm khi mang thai thì việc dùng thuốc là tất yếu. Tuy nhiên, bên cạnh dùng thuốc thì thai phụ cũng nên áp dụng thêm một số biện pháp khác. Mục đích là hỗ trợ tâm lý, tăng sự vui vẻ, lạc quan. Một số biện pháp không dùng thuốc bao gồm:
Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc ít nhất 8 giờ mỗi ngày. Có thể dùng thêm thuốc hỗ trợ giấc ngủ có nguồn gốc thảo dược như Mimosa, Night Queen.
Nghe nhạc, thưởng thức những bài hát thuộc thể loại nhạc mà mình yêu thích.
Tập thể dục nhẹ, ngồi thiền, tập Yoga dành cho bà bầu.
Tham gia các câu lạc bộ, các lớp học hướng dẫn cách chăm sóc thai, chăm sóc trẻ sơ sinh.
Đi du lịch, giải trí, thư giãn đầu óc.
6. Làm sao để phòng bệnh trầm cảm khi mang thai?
Để hạn chế tối đa những hậu quả không đáng có của bệnh trầm cảm, thai phụ cần nhận ra sớm những triệu chứng của bệnh. Mục đích là để có hướng điều trị phù hợp và kịp thời.
Đối với những thai phụ chưa mắc bệnh trầm cảm nhưng có yếu tố nguy cơ, cần thực hiện những biện pháp sau:
Không nên ở một mình, suy tư, trầm ngâm.
Tâm sự, trò chuyện với chồng, gia đình, bạn bè để san sẻ niềm vui, nỗi buồn.
Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý khi mang thai. Tránh làm việc quá sức, hạn chế thức khuya.
Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, không nên suy nghĩ hoặc lo lắng nhiều.
Khi có bất kỳ biến cố nào trong cuộc sống, cần đến bác sĩ tâm lý để được tư vấn. Mục tiêu là để vượt qua được những stress, sốc tâm lý, vượt qua nỗi buồn.
Ăn uống đầy đủ. Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin giúp tăng cường sức đề kháng. Từ đó giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh trầm cảm khi mang thai.
Hy vọng qua những thông tin mà bài viết đã cung cấp, bạn đọc sẽ hiểu nhiều hơn về bệnh trầm cảm khi mang thai. Từ đó, những chị em phụ nữ, những mẹ bầu sẽ có kế hoạch chu đáo hơn cho thai kỳ của mình. Với mục đích là phòng bệnh cũng như chữa bệnh kịp thời và hiệu quả nhất. Hạn chế những hậu quả đáng tiếc mà bệnh có thể gây ra.
Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Bị Bệnh Trĩ Khi Mang Thai Có Sinh Thường Được Không?
Mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không?
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom, là bệnh xảy ra do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ. Bệnh trĩ có thể gây đau, ngứa rát hoặc chảy máu đặc biệt là trong hoặc sau khi đi đại tiện.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở mẹ bầu
Nguyên nhân do khi mang bầu, nội tiết thay đổi nên khả năng bị trĩ ở phụ nữ mang thai tăng lên. Thai phát triển to, đè lên vùng bụng làm chèn ép các mạch máu, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu khó lưu thông dẫn đến cương lên, dễ gây ra trĩ.
Sự gia tăng hormone progesterone trong khi mang thai cũng có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh trĩ. Sự gia tăng nồng độ nội tiết progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng cũng là nguyên nhân gây ra trĩ.
Trong thời gian mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể bà bầu tăng cao, có thể tăng hơn 35 – 40% để cung cấp đủ cho cả mẹ và bé. Do đó, các van và thành mạch phải hoạt động nhiều hơn bình thường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai không thể bỏ qua.
Táo bón kéo dài cũng là 1 trong những nguyên nhân phổ biến khi mang thai, cũng là thủ phạm góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Viên sắt mà bạn đang uống cũng có góp phần gây ra táo bón. Cách tốt nhất để bổ sung chất sắt đó chính là liệt kê nhiều thực phẩm giàu sắt vào thực đơn hằng ngày của mẹ.
Mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không?
Theo các nhà chuyên gia giải đáp cau hỏi mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không là còn tùy thuộc vào mức độ bệnh của từng chị em. Nếu trường hợp mắc trĩ ở mức độ nhẹ không bị chảy máu thì mẹ vẫn có thể sinh thường nếu thể trạng tốt, thai nhi ổn định. Tuy nhiên khi sinh thường ở mức độ này không ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi nhưng mẹ phải đối mặt với 1 số rủi ro như rạch tầng sinh môn gây ảnh hưởng đến các tĩnh mạch ở hậu môn và việc búi trĩ sa ra ngoài nặng hơn.
Nếu bệnh trở nặng với các triệu chứng như búi trĩ đã lòi ra ngoài, đại tiện chảy máu nhiều thì mẹ nên chọn cách sinh mổ để không gây áp lục cho vùng hậu môn. Nếu thai phụ vẫn muốn sinh thường sau sinh mẹ bầu có thể bị xuất huyết, nhiễm trùng. Do đó mẹ nên cân nhắc việc có nên sinh thường khi bị trĩ hay không.
Mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không là tùy thuộc vào mức độ bệnh trĩ
Giải pháp hạn chế bệnh trĩ khi mang bầu
Để hạn chế bệnh trĩ khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý tới một vài những vấn đề sau:
Tập yoga rất tốt cho mẹ bầu bị bệnh trĩ
Tắm và ngâm mình trong bồn tắm từ 10-15 phút hoặc tắm dưới vòi hoa sen 2 lần/ngày sẽ giúp vùng hậu môn được sạch sẽ và giảm cảm giác đau đớn, khó chịu
Khi bị sưng tấy vùng hậu môn mẹ nên lấy đá hoặc túi chườm lạnh chườm lên rất hiệu quả trong việc giảm đau.
Không nên tự dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
Rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh, nên dùng giấy trắng, mềm và không mùi thơm. Cũng có thể dùng khăn ướt không cồn hoặc loại khăn chuyên dụng cho những người bị trĩ.
Trĩ có thể gây nhiều đau đớn và cảm giác hơn khi chúng nhô ra ngoài. Tìm cách nhẹ nhàng đẩy búi trĩ trở lại bên trong hậu môn, nó sẽ giúp làm giảm sự khó chịu và ứ máu. Mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến với bác sĩ nhằm biết cách tốt nhất để làm việc đó, xua tan cảm giác khó chịu, đau đớn và bảo vệ sức khỏe cả mẹ bé.
Bạn đang xem bài viết Trầm Cảm Khi Mang Thai Không Thể Xem Thường! trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!