Top 6 # Vinamilk Nhập Sữa Bột Trung Quốc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Vinamilk Bác Tin Nhập Nguyên Liệu Sữa Từ Trung Quốc

Vinamilk bác tin nhập nguyên liệu sữa từ Trung Quốc

Thông cáo của Vinamilk nhấn mạnh, đây là thông tin hoàn toàn sai sự thật

Vinamilk cho biết nguyên liệu whey protein concentrate mà Vinamilk đang sử dụng cho sản xuất các sản phẩm sữa bột đều được nhập khẩu từ Mỹ và EU.

Gần đây, một số trang mạng cá nhân gần đây có đăng tải thông tin Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) nhập khẩu nguyên vật liệu sữa từ Trung Quốc. Hôm 25/8, Vinamilk đã lên tiếng bác bỏ thông tin này.Thông cáo của Vinamilk nhấn mạnh, đây là thông tin hoàn toàn sai sự thật, gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng.

Cụ thể, nguyên liệu whey protein concentrate mà Vinamilk đang sử dụng cho sản xuất các sản phẩm sữa bột đều được nhập khẩu từ Mỹ và EU. Tất cả các nguyên vật liệu khác mà công ty đang sử dụng để sản xuất các sản phẩm sữa cũng đều nhập khẩu từ Mỹ, New Zealand và các nước EU.

“Việc này được chứng minh bằng các chứng từ nhập khẩu, trong đó có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) của Vinamilk tại các cơ quan hải quan của Việt Nam”,  nhà sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam cho biết.

Trước đó, Chi cục An toàn thực phẩm (Tp.HCM – thuộc Sở Y tế chúng tôi cũng có thông báo kết quả kiểm tra mẫu sữa bột của Vinamilk và một số doanh nghiệp được lấy ngẫu nhiên ngoài thị trường. Theo đó, kết quả kiểm nghiệm tất cả 16 mẫu sữa bột của Vinamilk đều đạt các chỉ tiêu lý hóa, kim loại, vi sinh theo tiêu chuẩn đã công bố, không chứa vi khuẩn Clostridium Botulinum (một loại vi khuẩn có khả năng gây ngộ độc). Hồi đầu tháng này, Vinamilk cũng ra thông cáo khẳng định sự cố nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum đối với lô sản phẩm có chứa nguyên liệu whey protein từ hãng Fonterra (New Zealand) không ảnh hưởng gì đến sản phẩm của Vinamilk.

“Vinamilk không sử dụng nguyên liệu whey protein concentrate của công ty Fonterra New Zealand cho bất kỳ sản phẩm sữa nào của Vinamilk. Được biết, sản phẩm bị nhiễm độc sử dụng whey protein 80 là sữa bột thành phẩm nhập khẩu từ Fonterra vào Việt Nam mà Vinamilk hoàn toàn không nhập bất cứ sản phẩm sữa bột thành phẩm nào từ Fonterra New Zealand. Nguyên liệu whey protein concentrate mà Vinamilk đang sử dụng cho sản xuất các sản phẩm sữa bột của Vinamilk đều được nhập khẩu từ Mỹ và EU. Tất cả các sản phẩm do Vinamilk sản xuất luôn được kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu thành phẩm; đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm”, văn bản của Vinamilk viết.

Vượt Trở Ngại Covid, Vinamilk Xuất Khẩu Sữa Qua Trung Quốc

Sau khi được chính thức cấp mã số xuất khẩu vào Trung Quốc cuối tháng 02/2020, chỉ sau chưa đầy 2 tháng, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 phải thực hiện nghiêm túc các qui định phòng chống dịch cũng như cách ly xã hội nhưng vào ngày 16/04/2020, Vinamilk đã hoàn tất các công đoạn sản xuất để xuất khẩu lô sữa đặc Ông Thọ đầu tiên sang Trung Quốc, trong khi nước này vẫn đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch nghiệm ngặt.

chỉ sau 2 tháng kể từ ngày được cấp mã số chính thức

Cùng với hợp đồng xuất khẩu sữa có giá trị 20 triệu USD với một đối tác tại Gulfood Dubai vào đầu năm nay, thì sự kiện xuất khẩu chính ngạch lô sữa đặc Ông Thọ sang Trung Quốc lần này của Vinamilk thật sự là tín hiệu lạc quan của Vinamilk cũng như đối với ngành sữa Việt Nam nói chung, dù đang gặp phải không ít trở ngại do đại dịch Covid-19 và đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện xuất khẩu đang giảm tốc trong Quý 1/2020.

Về phía Vinamilk, từ sau sự kiện ra mắt thành công tại Trung Quốc vào tháng 10/2019 cho đến nay, tuy bị ảnh hưởng bởi dịch Covid nhưng Vinamilk vẫn liên kết chặt chẽ với các đối tác Trung Quốc trong việc xuất khẩu đa dạng các sản phẩm từ sữa và nước giải khát của Vinamilk. Hiện nay, tuy Trung Quốc vẫn đang tiếp tục thực hiện việc ngăn ngừa dịch bệnh nhưng các đối tác Trung Quốc đã cùng với Vinamilk triển khai các kế hoạch nhập các loại sản phẩm khác của Vinamilk, trong đó có Sữa đặc có đường nhãn hiệu Ông Thọ – sản phẩm truyền thống thế mạnh Vinamilk và được yêu thích bởi người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.

Đại diện Vinamilk cho biết, tại Trung Quốc, xu hướng nhập khẩu sữa đặc có tiềm năng tăng trưởng, cụ thể sản lượng nhập khẩu mặt hàng này của Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi trong 4 năm từ 2016 đến 2019. Trong khi đó, sữa đặc lại là một trong những dòng sản phẩm chủ lực của Vinamilk, được công ty xuất khẩu từ năm 1997-1998. Tính đến nay, sản phẩm này có mặt tại 30 quốc gia bao gồm các nước có tiêu chuẩn cao như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc… với tổng sản lượng xuất khẩu đạt hơn 208.000 tấn, là thương hiệu được người tiêu dùng cũng như các đối tác quốc tế tin tưởng.

Chính vì vậy, đây sẽ là cơ hội cho Vinamilk trong việc gia tăng doanh thu xuất khẩu tại Trung Quốc, đồng thời phấn đấu đưa Việt Nam trở thành 1 trong 5 quốc gia xuất khẩu sữa đặc lớn nhất vào Trung Quốc về sản lượng.

Ông Võ Trung Hiếu – Giám đốc Kinh doanh Quốc tế Vinamilk chia sẻ thêm: “Tuy Vinamilk vừa phải sản xuất trong điều kiện phòng chống dịch và cách ly xã hội, vừa phải bảo đảm cung ứng đầy đủ sản phẩm cho người tiêu dùng trong nước nhưng công ty vẫn tập trung nghiên cứu sản phẩm, xây dựng kế hoạch sản xuất đảm bảo đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu nói chung và cho thị trường Trung Quốc nói riêng. Trung Quốc vẫn là thị trường tiềm năng và Vinamilk đã có những kế hoạch phù hợp để phát triển cũng như tăng gấp đôi sản lượng xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỷ dân này trong giai đoạn 2020-2021.

Container sữa đặc đầu tiên của Vinamilk xuất sang Trung Quốc lần này được sản xuất tại Nhà máy Sữa Thống Nhất, một trong những nhà máy dày dặn kinh nghiệm trong việc sản xuất sữa đặc xuất khẩu đi các thị trường phát triển như Mỹ, Nhật Bản…

“Với năng lực sản xuất lớn, công nghệ chế biến hiện đại và áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế, Vinamilk hoàn toàn có thể đáp ứng được các đơn hàng lớn đến từ các thị trường khó tính nhất trên thế giới.” – Đại diện Vinamilk cho biết thêm. Hiện nay, có 5 trong 13 nhà máy của Vinamilk trên cả nước đang sản xuất sản phẩm sữa đặc, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Các nhà máy đều được đầu tư máy móc tự động hiện đại, nhập khẩu từ G7/Châu Âu…

Là doanh nghiệp sữa đứng đầu thị phần trong nước, những năm gần đây Vinamilk liên tiếp đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế nhằm đẩy mạnh tăng trưởng. Doanh thu xuất khẩu của Vinamilk năm 2019 tăng gần 15% so với năm 2018. Tính đến nay, Vinamilk đã xuất khẩu sản phẩm đi 53 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với nhiều sự kiện nổi bật về kinh doanh quốc tế, năm 2019, Vinamilk đạt giải thưởng Doanh nghiệp Xuất khẩu Châu Á.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, nhất là đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu các sản phẩm nông sản thì sự kiện này đã cho cho thấy sự đúng đắn của một chiến lược kinh doanh mang tính bền vững, lâu dài. Cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn từ phía các cơ quan quản lý, đặc biệt là từ Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương thì chính sự chủ động và chuẩn bị tốt của doanh nghiệp sẽ đem lại cơ hội để duy trì tăng trưởng, từ đó góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế nói chung vượt qua đại dịch và sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi.

Cơ Hội Nào Cho Th True Milk Và Vinamilk Tại Thị Trường Trung Quốc?

Chiều 26/4, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã trao Nghị định thư về yêu cầu thú y và sức khỏe cộng đồng đối với các sản phẩm sữa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc cho ông Hùng Ba, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam.

Trong đó gồm Nghị định thư về yêu cầu thú y và sức khỏe cộng đồng đối với các sản phẩm sữa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc; Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với măng cụt xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc; và Bản ghi nhớ về thiết lập cơ chế ngăn chặn và kiểm soát sâu bệnh thực vật tại khu vực biên giới giữa hai nước.

Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, Nghị định thư được ký kết lần này là cơ sở pháp lý rất quan trọng tạo điều kiện cho sữa của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường giàu tiềm năng với 1,4 tỉ người tiêu dùng này.

Vậy cơ hội nào sẽ đến với ngành sữa nói chung và doanh nghiệp chế biến sữa Việt Nam nói riêng? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn riêng với ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi.

Việc Việt Nam kí nghị định thư với Trung Quốc về xuất khẩu sữa chính ngạch sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sẽ có ý nghĩa thế nào đối với các doanh nghiệp sản xuất sữa lớn trong nước như Vinamilk, TH True Milk thưa ông?

Ông Tống Xuân Chinh: Nếu xuất khẩu được sữa sang Trung Quốc qua đường chính ngạch, đây sẽ là động lực lớn để ngành sữa trong nước nói chung và các doanh nghiệp lớn nói riêng như Vinamilk, TH True Milk mở rộng quy mô sản xuất, thậm chí là mở rộng đầu tư sang nước ngoài.

Hện Vinamilk có 13 trại chăn nuôi, trong đó 12 trang trại trong nước và 1 trang trại đang được xây dựng ở Lào với số vốn 2.000 tỉ đồng. TH True Milk đầu tư 2,7 tỉ USD sang Nga để mở rộng sản xuất.

Sắp tới, một vài doanh nghiệp khác cũng sẽ đầu tư nước ngoài.

Sau khi kí Nghị định thư về xuất khẩu sữa sang Trung Quốc, ngành nông nghiệp đang thiết lập chương trình giám sát dịch bệnh đối với một số loại bệnh trên bò như nhiệt thán, lở mồm long móng…

Vậy “vũ khí” ngành sữa Việt Nam hiện nay để tiến tới thị trường Trung Quốc là gì, thưa ông?

Đứng về góc độ năng suất bò sữa, bình quân bò vắt sữa đạt 5 tấn sữa/con/năm, cao hơn rất nhiều so với một số nước trong khu vực châu Á. Tính theo chu kì, thậm chí có con đạt tới 8,5 – 9 tấn/con/năm.

Nhu cầu sữa của Trung Quốc rất lớn, mỗi năm phải nhập khẩu hai triệu tấn. Nếu việc xuất khẩu sữa chính ngạch sang Trung Quốc suôn sẻ, Việt Nam cũng sẽ có chút thị phần trong “miếng bánh” này.

Thêm vào đó, chúng ta có lợi thế về các tỉnh Trung Quốc giáp biên giới Việt Nam với dân số lớn khoảng 100 triệu người. Do đó, chúng ta cần tận dụng tối đa lợi thế này.

Ngoài ra, vụ bê bối sữa nhiễm melamine khiến người Trung Quốc có xu thế ưa thích sử dụng sữa nhập khẩu. Đối với sữa Việt Nam, các đoàn khách Trung Quốc khi sang thăm cũng muốn tìm mua bằng được sữa của chúng ta. Riêng mặt hàng sữa chua, trước đây, chúng ta xuất khẩu qua biên mậu được chấp nhận cao. Hi vọng trong thời gian tới, chúng ta sẽ xuất khẩu chính ngạch sẽ càng tăng thêm thị phần.

Đối với thị trường “sân nhà”, hiện nay, chúng ta mới chỉ đáp ứng 40% và còn lại 60% phải nhập khẩu. Ngoài ra, chúng ta đang có quy định sữa học đường; trong đó, nguyên liệu đầu vào phải là sữa tươi.

Công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp hiện nay đã đạt trình độ thế giới, kể cả công nghệ chăn nuôi và công nghệ chế biến. Đặc biệt, công nghệ sinh sản bò của chúng ta cũng đang rất mạnh nên có thể coi đây là lợi thế lớn.

Những khó khăn hiện nay ngành sữa đang gặp phải là gì, thưa ông?

Tại Trung Quốc, chúng ta buộc phải đối đầu với các ông lớn để giành miếng bánh thị phần. Hiện ngành sữa đang phải siết chặt việc quản lí an toàn, chất lượng sản phẩm, kiểm soát dịch bệnh nhằm đáp ứng tiêu chuẩn Global GAP. Tuy nhiên, số lượng hộ chăn nuôi quy mô nhỏ (dưới 5 con) vẫn còn chiếm trên 50%, đây là trở ngại lớn. Trong khi chăn nuôi bò sữa phải trên 10 con mới mới hiệu quả.

Thêm vào đó, chúng ta chưa có đồng cỏ chăn thả tự nhiên như ở Mỹ, Australia hay New Zealand, mà buộc phải trồng cỏ trong khi trâu bò buộc phải ăn cỏ tự nhiên.

Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp lớn đã chủ động mọi thứ từ tạo giống, thức ăn, công nghệ di truyền. Những doanh nghiệp này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu phía Trung Quốc.

Xét trên góc độ người nông dân nuôi bò sữa, theo ông họ sẽ được hưởng lợi thế nào?

Sắp tới đây, liên kết giữa nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu sữa sẽ chặt chẽ hơn và gần như 100% các hộ phải liên kết với nhà máy.

Không giống các mặt hàng khác như thịt, trứng, người dân buộc phải bán cho doanh nghiệp vì vấn đề bảo quản. Nếu có bán ra ngoài thì cũng chỉ bán được số lượng nhỏ. Nếu không bán cho doanh nghiệp mà không có công nghệ bảo quản tốt thì sữa chắc chắn hỏng trong thời gian ngắn.

Nguy hiểm nhất là khi bà con tự động xây chuồng, nuôi bò mà chưa có đầu ra ổn định. Do vậy, chúng tôi khuyến cáo bà con nên kí hợp đồng với doanh nghiệp thu mua sữa như Vinamilk, TH True Milk trước khi xây dựng chuồng trại, nuôi bò.

Một tín hiệu đáng mừng khác là trước đây TH True Milk tự nuôi và chế biến sữa, nhưng giờ họ thay đổi chiến lược và tăng cường hợp tác với nông dân hơn.

Có hai hình thức liên kết. Một là doanh nghiệp cung cấp giống, thức ăn đầu vào, hướng dẫn kĩ thuật cho bà con sau đó thu mua sữa từ các hộ dân này với giá sau khi đã trừ chi phí.

Hai là thu mua cỏ từ người dân, đây là hình thức rất hữu hiệu, đặc biệt là những khu đất nông nghiệp không hiệu quả thì chuyển trồng cỏ. Lợi ích kinh tế của việc trồng cỏ thậm chí gấp đôi trồng lúa.

Xin cảm ơn ông vì những chia sẻ!

Đức Quỳnh

Cách Làm Mì Trộn Trung Quốc (Dan Dan Noodle)

1/4 cup bột ớt (hình bước 1)

1/2 cup dầu ăn

3-4 lá nguyệt quế (bay leaf)

3 hoa hồi

1 cây quế nhỏ

3 thìa tiêu Tứ Xuyên (Sichuan peppercorn)

2 thìa cafe bơ đậu phộng mịn

1 thìa nước tương

1.5-2 thìa dấm gạo

Cải chua Trung Quốc

125 g thịt heo xay

1-2 cây cải thìa

Đậu phộng rang

Rau ngò

Muối, tiêu, đường

Mì trứng

Bước 1

Cách làm dầu ớt: cho bột ớt Trung Quốc và một ít muối vào một cái tô chịu được nhiệt độ cao. Cho 1/2 cup dầu lên chảo, khi dầu nóng cho quế, hoa hồi, lá quyệt quế, tiêu Tứ Xuyên vào đảo ở nhiệt độ nhỏ. Khi ngửi được mùi thơm, đổ dầu vào tô ớt bột, đổ qua ray xắt để lọc bỏ những gia vị cho vào dầu. Lúc này ớt bột sẽ sôi và sủi bọt, để nguội thì sẽ có dầu ớt.

Bước 2

Phần nước sốt cho mỗi phần ăn: cho 2 thìa cafe bơ đậu phộng mịn và 2 thìa nước lọc, 1 thìa nước tương, 1 thìa dấm gạo, 1/2 thìa cafe muối, 1 thìa cafe đường, 1/2 thìa cafe tiêu vào tô sạch. Sau đó đánh đêu để bơ đậu phộng tan và gia vị quyện đều. Nêm nếm cho vừa ăn, vị chính của nước sốt là đậu phộng. Sau đó cho 1-2 thìa dầu ớt ở bước 1 vào trộn chung. Nếu quá đặc có thể cho thêm nước, đến khi được như hình 2. Hình 3 là loại dưa cải Trung Quốc mình dùng.

Bước 3

Nêm thịt heo băm với muối và tiêu. Cho ít dầu vào chảo nóng, xào thịt đến khi thịt theo lại và đổi thành màu nâu. Cho dưa cải Trung Quốc vào xào chung đến khi teo lại (bạn có thể băm nhỏ dưa cải ra để chung kích thước với thịt băm nếu muốn). Nêm nếm lại với muối tiêu nếu cần.

Bước 4

Luộc mì trừng và trụng rau cải thìa, qua nước sôi tầm 2-3p. Cho mì và rau vào tô, rưới nước sốt ở bước 2, cho thịt xào lên, rắc đậu phộng và cho ngò lên trên. Có thể cho thêm dầu ớt và nước tương nếu muốn. Trộn đều cà thưởng thức.