Top 5 # Vì Sao Sữa Ensure Không Được Bán Ở Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Sữa Ensure “Không Được Bán Ở Việt Nam” Vẫn Bày Bán Tràn Lan

Mới đây, đại diện hãng sữa Abbott (Mỹ) đã có công văn gửi đến các cơ quan chức năng tố cáo Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Song Nam có hành vi giả mạo hồ sơ để nhập khẩu một số sản phẩm sữa Ensure.

Trong công văn gửi các cơ quan chức năng Việt Nam, Abbott khẳng định không hề ủy quyền cho công ty Song Nam để nhập khẩu, bán sữa Ensure hay bất kỳ sản phẩm nào của Abbott tại Việt Nam. Abbott cũng tố cáo tài liệu Song Nam sử dụng để hợp pháp hóa việc nhập khẩu sữa đã giả mạo con dấu của Abbott. Lời khẳng định từ chính hãng sản xuất đòi hỏi các cơ quan phải vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc.

Theo thông tin từ Abbott, tại thị trường Việt Nam hiện nay, sản phẩm Ensure nước được hãng này ủy quyền phân phối chỉ có Ensure Gold Vigor, còn loại sữa Ensure mà Song Nam bán là dòng sản phẩm cũ và có giá bán thấp hơn.

Đặc biệt, theo tìm hiểu trên thị trường, các sản phẩm này được Song Nam dùng một nhãn phụ dán đè lên bao bì gốc để che giấu dòng chữ “Not to be sold in Vietnam or Mexico” (nghĩa là: “Không được bán tại Việt Nam và Mexico”).

Các chai sữa ghi rõ “Không được bán tại Việt Nam hoặc Mexico” nhưng vẫn được bán tràn lan

Thông tin chính xác từ hãng sản xuất về loại sữa Ensure Nutrition Shake là dòng sản phẩm không được phép phân phối tại thị trường Việt Nam. Theo nhà sản xuất, Ensure Gold Vigor do nhà phân phối chính thức của Abbott là Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A đưa ra thị trường là sản phẩm có công thức tiên tiến nhất, chứa hệ Sure System bổ sung thêm dưỡng chất Caltrius với hàm lượng Canxi cao hơn 60% (so với Ensure nước chai nhựa thông thường), cùng các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp trí tuệ minh mẫn, đồng thời tốt cho tim và khung xương. Sản phẩm này được đăng ký với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế).

Lời khẳng định này của Abbott được đưa ra trong bối cảnh người tiêu dùng VN không khỏi bối rối khi trên thị trường có nhiều loại sữa Ensure nước được bày bán, nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hoặc có nhãn phụ nhưng lại dán đè lên dòng chữa in trên vỏ chai “Not to be sold in Vietnam or Mexico”.

Abbott khẳng định 3A là công ty phân phối chính thức, và dòng sữa nước bán ở VN chỉ có Ensure Gold Vigor

Cũng theo Abbott, hàng trôi nổi không được phân phối và vận chuyển theo tiêu chuẩn và sự giám sát của nhà sản xuất có thể khiến chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng, không còn đạt tiêu chuẩn, thành phần và an toàn cho người sử dụng như cam kết của hãng.Vì vậy Abbott Việt Nam khuyến cáo người tiêu dùng nên chọn sản phẩm có nhãn 3A là công ty phân phối chính thức của Abbott tại Việt Nam để đảm bảo chọn đúng sản phẩm chất lượng dành cho người Việt.

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/sua-ensure-khong-duoc-ban-o-viet-nam-van-bay-ban-tran-lan-814601.htm

Sữa Ensure ‘Không Được Bán Ở Việt Nam’ Tràn Ngập Thị Trường

Cục Điều tra Chống buôn lậu và Cục Hải quan TP HCM vừa cho biết trong tháng 12/2014, các đơn vị này đã phát hiện và tạm giữ 3 container sữa nước, vốn được khai báo trước đó là lưới thép, tại cảng Cát Lái (TP HCM).

Sữa Ensure mang nhãn “không bán ở Việt Nam” vẫn được bày bán nhiều trên thị trường. Ảnh: N.M

Trong lô hàng này, hải quan phát hiện gần 8.000 thùng sản phẩm Abbott Ensure Nutrition Shake (loại 30 chai một thùng) và 200 thùng Abbott Glucerna (20 chai một thùng). Trên nhãn mặt hàng Ensure Nutrition Shake đều ghi dòng chữ “Not to be sold in Vietnam or Mexico” (Không bán tại Việt Nam và Mexico). Các sản phẩm dán nhãn này không được Bộ Y tế cho phép kiểm tra chất lượng để nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Trước đó trong cả năm 2014, Chi cục quản lý thị trường TP HCM cũng cho biết trong số 272 vụ buôn bán thực phẩm nhập lậu bị phát hiện thì riêng đối với mặt hàng sữa, đơn vị này đã phát hiện gần 37.000 sản phẩm Ensure Nutrition Shake loại tương tự.

Không được phép nhập khẩu và bán trên thị trường Việt Nam, song theo khảo sát của VnExpress, sản phẩm nêu trên hiện được bán khá phổ biến tại các đại lý sữa trên địa bàn Hà Nội, TP HCM… với giá 35.000-38.000 đồng một chai Ensure Nutitrion Shake thể tích 237 ml. Ngoài ra, tại các cửa hàng cũng xuất hiện một sản phẩm có tên tương tự, nhưng không dán nhãn hạn chế thị trường với giá thấp hơn khá nhiều – khoảng 26.000 đồng mỗi chai.

Trao đổi với VnExpress, ông Đỗ Thái Vương – Giám đốc đối ngoại Abbott Việt Nam xác nhận cả 2 loại sản phẩm nêu trên cùng được hãng này sản xuất và có giá trị sử dụng như nhau. Tuy nhiên, loại không ghi nhãn hạn chế thị trường là sản phẩm được cấp phép tại Việt Nam và nhập khẩu chính hãng qua đơn vị ủy quyền là Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A (đã được Abbott mua lại năm 2012). Trong khi đó, loại dán nhãn hạn chế được các doanh nghiệp khác nhập, hoặc là hàng “xách tay” nên phía Abbott Việt Nam không chịu trách nhiệm về những sản phẩm này, do không tham gia vào quá trình vận chuyển để đảm bảo chất lượng.

Trong khi phủ nhận trách nhiệm đối với các sản phẩm “không bán tại Việt Nam” (trái), Abott và đối tác 3A vẫn tăng nhập sản phẩm tương tự và không ghi nhãn hạn chế (phải) theo đường chính hãng.

Lý giải trước đó với Ban Chỉ đạo quốc gia Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389), đại diện Abbott cho biết việc ghi nhãn hạn chế nêu trên bắt đầu từ năm 2013 và không xuất phát từ vấn đề chất lượng, khi mà sản phẩm vẫn đang được lưu hành tự do tại Mỹ. Việc làm này chỉ nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp khác (ngoài 3A) nhập khẩu sản phẩm cùng loại để cạnh tranh và chống việc buôn lậu.

Theo ông Lê Nam, chuyên gia về marketing, việc ghi thêm dòng chữ giới hạn lưu thông thị trường, ngoài cảnh báo về chất lượng, nhà sản xuất và đơn vị phân phối có thể có mục đích riêng. Theo đó, Abbott từng cung cấp sản phẩm Ensure thông qua 3A và một số công ty khác. Tuy nhiên, từ tháng 8/2012, khi hãng này mua lại 3A, việc thu hẹp hệ thống phân phối về riêng cho doanh nghiệp này có thể giúp Abbott gia tăng sức mạnh thị trường, đồng thời tránh rủi ro, không phải chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm có ghi nhãn hạn chế, lại được bán trên thị trường Việt Nam.

“Đây có thể là cách làm của một doanh nghiệp khi muốn tạo dựng vị thế độc quyền trên thị trường. Còn về giá trị sử dụng, do mặt hàng này vẫn đang được bán phổ biến ở Mỹ nên tôi không thấy có vấn đề gì về chất lượng với các sản phẩm được dán nhãn hạn chế thị trường”, vị này nhận định.

Sản phẩm tương tự đang được bán tại Fred Meyer – một hệ thống siêu thị lớn tại Mỹ.

Theo báo cáo vừa được Ban chỉ đạo 389 gửi tới các cơ quan chức năng về tình hình nhập lậu sữa, kể từ khi phía Abbott dán loại nhãn trên lên sản phẩm và không được Bộ Y tế cho phép nhập khẩu (tháng 8/2014), tình trạng nhập lậu sản phẩm Ensure Nutrition Shake lại có dấu hiệu gia tăng.

Cụ thể, Ban chỉ đạo cho biết một số doanh nghiệp đã lợi dụng sơ hở trong việc hướng dẫn hồ sơ xin cấp xác nhận công bố chất lượng sản phẩm để làm giả chứng từ, tài liệu công bố chất lượng cũng như bản chứng nhận lưu hành sản phẩm tự do tại Mỹ. “Khi đến Việt Nam trong thời gian đợi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, không ít doanh nghiệp đã tự ý giải tỏa lô hàng để cung cấp sản phẩm ra thị trường”, Ban chỉ đạo 389 cho hay.

Việc gia tăng nhập lậu mặt hàng sữa nước Ensure như hiện nay, theo tính toán của cơ quan này, đã làm Nhà nước thất thu khoảng 40-50 tỷ đồng tiền thuế mỗi năm. Đây là sản phẩm mà người tiêu dùng không được đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Nếu chỉ nhằm mục đích chống nhập lậu và sản phẩm này vẫn đang được lưu hành tại nước sản xuất thì Abbott cần thay đổi việc ghi dòng chữ mang tính kỳ thị phân biệt bằng biện pháp quản lý khác phù hợp hơn. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng Việt Nam để chống tình trạng buôn lậu mặt hàng Ensure nước”, đại diện Ban chỉ đạo 389 khẳng định.

Theo số liệu của cơ quan quản lý, sau khi các sản phẩm Ensure Nutitrion Shake dạng nước hương Vani được dán nhãn “Not to be sold in Vietnam or Mexico” không được phép nhập khẩu, lượng nhập sản phẩm tương tự (không dán nhãn) và các mặt hàng sữa nước Ensure của hãng qua Công ty Dinh dưỡng 3A tăng mạnh.

Theo đó, trong tháng 8/2014, lượng nhập mới đạt hơn 543.000 chai (trị giá 16,3 tỷ đồng) thì đến tháng 10/2014, con số này này đã lên đến 891.000 chai (27 tỷ đồng). Tính chung giai đoạn tháng 7-11/2014, kim ngạch nhập khẩu riêng sản phẩm Ensure nước của công ty 3A là hơn 104 tỷ đồng.

Thành Tâm – Thi Hà

Phú Yên Bắt Giữ Lô Sữa Nước Ensure Không Được Bán Ở Việt Nam

Ngày 3/4, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Phú Yên phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế và Phòng Cảnh sát Giao thông (CSKT-CSGT) – Công an tỉnh Phú Yên đã kiểm tra, phát hiện 2 xe tải chở hàng tấn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Hàng chục thùng sữa nhãn hiệu Ensure có ghi rõ nội dung không được bán ở Việt Nam hoặc Mexico. Ảnh: Thanh Niên

Trong số hàng hóa, đáng chú ý nhất là hàng chục thùng sữa mang nhãn hiệu Ensure có ghi rõ nội dung bằng tiếng Anh là: “Not to be sold in Vietnam or Mexico” (tạm dịch là không được bán ở Việt Nam hoặc Mexico).

Ngoài số sữa trên, 2 xe tải này cũng chở các mặt hàng khác gồm: kem đánh răng ngoại nhập hiệu Closeup, các loại sữa tắm dành cho trẻ em, phấn trị rôm sảy, các loại nước giặt, mỹ phẩm… Các loại đồ gia dụng như: máy xay sinh tố, nồi cơm điện, điều hòa nhiệt độ (đã qua sử dụng)…

2 tấn hàng hóa trên 2 xe tải đều không hề có chứng từ nguồn gốc.

Theo lực lượng chức năng, hai chiếc xe tải mang biển số 74C – 036.53 và 74C – 035.68 bị yêu cầu kiểm tra khi đang lưu thông trên QL1, đoạn qua địa phận TP. Tuy Hòa (Phú Yên) đang tiến vào các tỉnh phía Nam tiêu thụ.

Tài xế của 2 xe tải khai nhận chỉ là người được thuê chở hàng từ Quảng Trị vào TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Số hàng hóa khoảng 2 tấn với trị giá ước tính hơn 1 tỷ đồng. Đây là hàng giả, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp. Các loại hàng hóa có chữ nước ngoài không có dán nhãn phụ theo quy định.

Theo Dân Việt, chúng tôi Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, sản phẩm sữa Ensure ghi nhãn cụm từ “not tobe sold in Viet Nam or Mexico” chưa từng được cấp phép vào Việt Nam.

“Nếu khảo sát của các cơ quan thông tin đại chúng cũng phát hiện loại sữa này được bán trên thị trường thì đó là loại sữa trôi nổi, sữa giả” – Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong nói.

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm hành vi vi phạm nêu trên, Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố kiểm tra việc buôn bán các loại sản phẩm nêu trên tại địa bàn.

Cúc Phương

Sữa Ensure “Không Được Bán Tại Việt Nam” Vẫn Bày Bán Tràn Lan!

(NTD) – Dạo quanh một số các cửa hàng, tiệm tạp hóa tại chúng tôi phóng viên Báo Người Tiêu Dùng khá bất ngờ khi loại sữa Ensure dạng nước 237 ml có ghi dòng chữ “Not to be sold in Vietnam or Mexico” (Không được bán tại Việt Nam và Mexico) vẫn được bày bán khắp nơi.

Không được bán tại Việt Nam nhưng lại bày bán công khai

Người tiêu dùng vui vẻ mua sữa Ensure “không được bán tại Việt Nam” với giá không hề rẻ khoảng 40.000 đồng/hộp mà không mảy may biết loại sữa này bị nhà sản xuất “kỳ thị” đối với thị trường Việt Nam. Được biết, cách đây 2 năm loại sữa này có giá đến hơn 60.000 đồng/hộp.

Trong năm 2014, hàng ngàn thùng sữa Ensure “không được bán tại Việt Nam” đã bị Cục Điều tra Chống buôn lậu và Cục Hải quan chúng tôi phát hiện và tạm giữ mà vốn được khai báo trước đó là lưới thép tại cảng Cát Lái. Các sản phẩm dán nhãn này không được Bộ Y tế cho phép kiểm tra chất lượng để nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Đến tháng 8/2016, 27.600 chai sữa Ensure “không được bán tại Việt Nam” và nhiều sản phẩm khác không có hóa đơn chứng từ lại bị lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ.

Công an Hà Nội từng phát hiện trên địa bàn thành phố này xuất hiện một số địa điểm kinh doanh có biểu hiện buôn bán các sản phẩm sữa nước nhãn hiệu Ensure do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ, không được Cục ATTP cấp phép nhập khẩu và lưu hành tại thị trường Việt Nam. Tiến hành kiểm tra, lực lượng công an đã phát hiện công ty này ngoài vi phạm buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc còn có biểu hiện gian lận thương mại.

Dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo về sản phẩm này nhưng điều ngạc nhiên là đa phần người tiêu dùng đều không biết đến thông tin này. Mặt khác, tại các cửa hàng tạp hóa, sữa Ensure “không được bán tại Việt Nam” được trưng bày đẹp mắt trên kệ hàng và được người tiêu dùng ưa chuộng!?

Thông tin sản phẩm “mù mờ”

Theo tìm hiểu của phóng viên tại một cửa hàng tạp hóa có bán loại sữa Ensure “không được bán tại Việt Nam” ở Tân Bình, chủ cửa hàng cho biết nhập sữa này từ một công ty chuyên phân phối sữa. Tuy nhiên, chủ cửa hàng nhất quyết không chia sẻ tên công ty đã cung cấp sữa và khẳng định nếu người ngoài muốn nhập sữa thì họ sẽ không bán vì chỉ những mối hàng quen biết, làm ăn lâu lắm mới được cấp hàng. Khi phóng viên hỏi về dòng chữ “Not to be in sold Vietnam or Mexico” thì chủ cửa hàng tỏ ra bối rối và nói loại sữa này bán đã lâu, là hàng xách tay từ nước ngoài về nên chỉ cần xem hạn sử dụng. Phải chăng, người bán không rõ trên bao bì sản phẩm ghi những thông tin gì, hoặc họ biết mà cứ ngó lơ miễn sao bán hàng là được?

Không chỉ người bán không biết đến thông tin này mà chính người mua cũng “mù mờ” về nó. Chị Phạm Như Bình, ngụ ở Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết, gia đình chị được người quen biếu rất nhiều loại sữa này. Mới đây, chị kiểm tra hàng thật, giả bằng cách quét mã thẻ trên chai, thế nhưng khi thông tin sản phẩm xuất hiện lại có bao bì và thông số trên chai khác đôi chút so với sản phẩm chị đang có.

“Tôi còn thấy trên nhãn chai sữa ghi dòng chữ “Not to be sold in Việt Nam và Mexico” tôi hiểu rằng sản phẩm này không được bán tại Việt Nam và Mexico. Vì chưa hiểu thông tin này nên tôi đăng tải trên facebook cá nhân để hỏi mọi người. Có người cho rằng đây là sữa nhập lậu, người thì nói không vấn đề gì do chỉ không được bán tại Việt Nam và Mexico nhưng các nước khác vẫn sử dụng bình thường. Vì có ghi dòng chữ như vậy và kiểm tra sản phẩm có sự khác biệt nên tôi khá lo lắng, hiện tại gia đình ngưng chưa dám sử dụng” – chị Như Bình nhấn mạnh.

Điều đáng nói ở đây, một sản phẩm bị cấm bán ở Việt Nam nhưng khi người tiêu dùng thực hiện phần mềm quét mã vạch chúng tôi để kiểm tra các sản phẩm thật giả thì thông tin về sản phẩm này vẫn tồn tại. Tuy nhiên, thông tin từ sản phẩm trên chúng tôi và sản phẩm được quét mã vạch lại có sự khác biệt về bao bì.

Vì sao, các cơ quan chức năng có thông tin về mặt hàng này nhưng sản phẩm vẫn được bày bán tràn lan trên thị trường? Trong khi đó, đa phần người tiêu dùng không hiểu chính xác sữa Ensure “không được bán tại Việt Nam”.

Người tiêu dùng cần tỉnh táo hơn

Hiện nay, trên thị trường, sản phẩm dinh dưỡng Ensure nước 237 ml của Abbott được nhà phân phối chính thức là Công ty Dinh dưỡng 3A. Đối với loại Ensure nước 237 ml, công ty luôn gắn chữ 3A màu xanh lá hoặc có nhãn tiếng Việt và thông tin của nhà phân phối chính thức.

Do đó, sữa Ensure “không được bán tại Việt Nam” sẽ được hiểu là hàng trôi nổi, không được phân phối và vận chuyển theo tiêu chuẩn, giám sát của nhà sản xuất có thể khiến chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng cũng như sự an toàn của người tiêu dùng.

Bác sĩ Lê Thuận Linh, Trưởng khoa Dinh dưỡng thiết chế của Bệnh viện Q.Thủ Đức cho biết, mặc dù so sánh giữa sản phẩm Ensure được nhập khẩu chính thức và Ensure không được nhập khẩu thì thành phần dinh dưỡng cơ bản như nhau, chỉ khác nhau về mức năng lượng. Cụ thể, lượng calo của hàng được nhập khẩu là 250 còn sản phẩm nhập lậu là 220, và lượng đường cũng cao hơn.

Bác sĩ Lê Thuận Linh khuyến cáo: “Hiện nay sữa trên thị trường khá nhiều hàng giả, nếu người tiêu dùng vẫn sử dụng hàng không có giấy phép bảo đảm rất dễ mua phải hàng kém chất lượng dẫn tới sức khỏe bị ảnh hưởng. Vốn dĩ loại Ensure này dành cho những người ốm, không ăn được nhiều. Vì vậy, nếu sử dụng hàng không tốt rất dễ khiến sức khỏe càng yếu đi, nguy cơ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa cao hơn. Do đó, người tiêu dùng cần lựa chọn các mặt hàng có giấy phép bảo đảm, tránh dùng các hàng trôi nổi trên thị trường. Ngoài ra, để sản phẩm sữa nước được bảo đảm, người tiêu dùng cần để nơi thoáng mát, sau khi mở nắp phải sử dụng trong vòng 24h và bảo quản nơi ngăn mát tủ lạnh, tránh trường hợp sữa bị hư hại do môi trường”.

Ánh Hoa