Ăn hải sản xong có nên uống sữa không?
Hải sản hay còn gọi là đồ biển là tên gọi chung cho các loài dưới biển như tôm, cá, mực, sò, nghêu, bạch tuộc, ốc, hàu,… Hải sản là nguồn cung cấp protein, canxi dồi dào trong khẩu phần ăn, đặc biệt là thực phẩm quan trọng, làm nên những món ăn ngon, bổ dưỡng.
Sữa là thức uống khá quen thuộc đối với mọi người, đây là nguồn cung protein tuyệt vời cho cơ thể. Các protein casein trong sữa kết hợp với một số khoáng chất trong sữa và hình thành các mixen (chứa khoảng 65% nước, còn lại là các casein và khoáng gồm can-xi, ma-giê, phốt-phát…). Sữa cung cấp chất béo dồi dào ( có cholesterol thấp nên không cần lo ngại), đường tự nhiên, và là nguồn vitamin, khoáng chất tuyệt vời cho cơ thể.
Vậy uống sữa có dị ứng không? Phần lớn đối với những trưởng thành hay trẻ em từ 10 tuổi trở lên dường như uống sữa đều không bị bất kỳ dị ứng gì. Nhưng đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thì lại bị dị ứng khá nhiều. Bởi vì trong sữa có 2 thành phần casein, whey 2 loại protein này có thể gây dị ứng ở trẻ nhỏ. Do cơ thể trẻ chưa sản xuất ra kháng thể miễn dịch IgE để trung hòa 2 protein này.
Vậy ăn hải sản có nên uống sữa không? có dị ứng không?
Đối với câu hỏi này, thực sự mà nói chưa có thấy trường hợp nào khi kết hợp hải sản và sữa sẽ gây ra tình trạng dị ứng cả. Bởi nếu bạn bị dị ứng, có thể là do dị ứng với hải sản hoặc là dị ứng với sữa. Có điều sau khi ăn hải sản không nên uống sữa bởi vì hải sản có mùi tanh, mà sữa lại vị ngọt, nên ăn xong mà uống sữa sẽ rất khó chịu, rất dễ bị buồn nôn và mất đi cảm giác ngon miệng.
Những điều cần chú ý khi ăn hải sản
Không ăn hải sản đã chết: Các hải sản đã chết như nghêu, chíp chíp, sò huyết, hàu, ốc… bởi những thực phẩm này không chỉ không bổ ích, tươi ngon mà nó còn gây ra dị ứng, khiến vi khuẩn xâm nhập, sản sinh ra chất độc cho cơ thể và có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thức ăn như đau bụng, ói mửa, sốt, run lạnh.
Không luộc, hấp hải sản đông lạnh: Những loại hải sản trữ quá lâu trên ngăn đá chỉ thích hợp để xào, chiên, hạn chế luộc hay hấp. Sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, hương vị không còn… nên chế biến ở nhiệt độ cao sẽ an toàn cho sức khỏe hơn.
Cách chữa dị ứng sau khi ăn hải sản
Nếu bạn bị dị ứng sau khi ăn hải sản thì bạn có thể giảm cơn dị ứng đi bằng các cách sau đây:
Uống nước chanh: nước chanh tươi có tác dụng hiệu trong các loại dị ứng thực phẩm, đặc biệt những ai dị ứng tôm. Khi ăn xong hải sản và bắt đầu trên cơ thể có những vết đỏ nhỏ hiện lên thì bạn cần pha cho mình một cốc nước chanh ấm ngay để uống. Axit ascorbic tự nhiên trong chanh có tác dụng thúc đẩy quá trình phục hồi những tổn thương bên trong cơ thể. Ngoài ra, Vitamin C trong chanh còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa vi khuẩn và ngăn ngừa dị ứng.
Sử dụng mật ong: mật ong không có gì lạ lẫm với mọi người, bởi đây là một nguyên liệu tự nhiên có tính chống viêm và sát khuẩn cực kỳ tốt. Nếu bạn ăn hải sản và bị dị ứng thì có thể uống một ly mật ong nguyên chất pha với nước ấm. Các chất có trong mật ong sẽ tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và làm dịu cơ thể, từ đó giảm các triệu chứng mẩn ngứa, dị ứng, giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
Dùng gừng chữa dị ứng: Nếu bị dị ứng hải sản, bạn sử dụng trà gừng uống hoặc áp dụng bài thuốc dân gian từ gừng sau như chuẩn bị 10g gừng sống, 15g lá tía tô và 15g rễ cây lau rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước. Vo sạch 100g đậu xanh và cho vào nồi, thêm nước và cho nước thuốc vừa vắt vào đậu xanh ninh cho nhừ rồi ăn nóng. Vì vậy mà đây là nguyên liệu được nhiều người sử dụng để chữa dị ứng hải sản và các dị ứng khác.
Thông tin bổ sung: Yến chưng với đường phèn để được bao lâu?