Y học hiện đại cũng như y học cổ truyền đều công nhận lợi ích của mè đen (hay còn gọi là vừng đen). Đây là loại thực phẩm rất tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Vậy mẹ nên sử dụng mè đen như thế nào để tận dụng hết những công dụng của loại thực phẩm được ví von như thuốc tiên này?
Giá trị dinh dưỡng của hạt mè đen
Mè đen có thành phần dinh dưỡng phong phú giàu sắt, canxi, axit amin, protein, axit oxalic, vitamin B, C, E…
Giá trị dinh dưỡng của hạt mè đen nguyên hạt, rang hoặc nướng trên 100g khẩu phần như sau:
Calorie – 565 kcal
Carbohydrate – 25,7g
Protein – 17g
Chất xơ – 14g
Chất béo – 48g
Canxi – 989 mg
Magiê – 356 mg
Phốt pho – 638 mg
Vitamin A – 9 IU
Thiamin – 0,8mg
Niacin – 4,6 mg
Folate – 98 mcg
Ăn mè đen khi mang thai có tác dụng gì?
Các dưỡng chất như Protein, gluxit, lipit, canxi, photpho, sắt và các vitamin (B1, B2) rất tốt cho cơ thể mẹ bầu và cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, lượng vitamin E lớn có trong mè đen đóng vai trò là chất chống ô xy hóa giúp phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch trong suốt thai kỳ thông qua việc điều chỉnh lượng cholesterol có trong máu của mẹ bầu.
Niacin trong loại hạt này có tác dụng xúc tiến quá trình trao đổi chất trong tế bào, duy trì tính đàn hồi của huyết quản. Chúng tǎng cường chức nǎng vi tuần hoàn của máu, phòng trị bệnh sạm da, da khô và viêm khoang miệng.
Các acid béo chưa bão hòa trong dầu mè như linoleic acid, palmitic acid và lecithin có giá trị dinh dưỡng cao, rất dễ được cơ thể hấp thụ và sử dụng. Đặc biệt chúng còn có tác dụng điều tiết lượng cholesterol trong máu.
Acid linoelic trong mè đen ngoài việc giảm lượng đường trong máu còn có hiệu quả làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, khô mắt. Do đó, nếu người mẹ mang thai tích cực ăn mè đen, thị lực sẽ được cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, lượng chất xơ có trong mè đen có tác dụng ngăn ngừa táo bón thai kỳ và hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, đồng thời giảm thiểu cảm giác chướng bụng, ợ chua và khó tiêu.
Lượng canxi dồi dào có trong mè đen có thể đáp ứng tới 2/3 nhu cầu canxi mỗi ngày của mẹ bầu đồng thời giúp hệ xương của thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Mẹ bầu ăn mè đen cuối thai kỳ sẽ có quá trình “vượt cạn” dễ dàng hơn. Mè đen cũng giúp kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều hơn, chất lượng đậm đặc và dinh dưỡng cho bé tốt hơn. Hơn nữa, mè đen còn điều tiết insulin trong cơ thể giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Không chỉ vậy, mè đen cũng ngăn ngừa hiệu quả các nếp nhăn và giảm thiểu ảnh hưởng của tia UV mặt trời lên làn da của bà bầu. Dùng thực phẩm này sẽ giúp thai phụ có làn da khỏe mạnh.
Cách bổ sung hạt mè đen vào chế độ ăn của mẹ bầu
Bên cạnh giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời, mè đen còn rất dễ để chế biến thành các món ăn ngon hoặc ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày của mẹ bầu. Mẹ bầu có thể:
– Mè đen rang chín thơm giã nhuyễn, thêm chút muối ăn kèm với cơm trắng hoặc chấm rau luộc đều rất đưa cơm.
– Ăn mè đen với salad, rau thơm để làm tăng hương vị và tăng giá trị dinh dưỡng
– Rang hạt mè đen và thêm vào các món như mì, cà ri…
– Chế biến mè đen thành các món ăn hấp dẫn như chè mè đen (chí mà phù), muối vừng, sữa đậu nành mè đen, cháo gạo lứt mè đen, canh chân giò mè đen…
Ăn mè đen khi mang thai cần lưu ý những gì?
Mẹ bầu lưu ý những điều sau khi ăn mè đen để đạt được hiệu quả tối ưu nhất:
Mẹ bầu nên bổ sung mè đen nhiều hơn vào thực đơn của mình từ tuần 34-35 trở đi
Mè đen được khuyên dùng thường xuyên trong quá trình mang thai. Lượng dưỡng chất dồi dào của mè đen sẽ giúp thai nhi tăng trưởng trọng lượng lý tưởng trong suốt thai kỳ.
Đến thời điểm từ khi thai nhi được 34-35 tuần, mẹ bầu nên bổ sung mè đen nhiều hơn để sinh nở được dễ dàng, suôn sẻ, em bé cũng khỏe mạnh cứng cáp hơn.
Nghiền nát hạt mè đen trước khi ăn
Lớp ngoài của mè đen rất cứng, có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng có trong mè đen. Vì thế tốt nhất là các mẹ hãy xay nhỏ chúng trước khi ăn.
Những bà bầu có dạ dày yếu không nên ăn mè đen
Bởi vì mè đen có tác dụng nhuận tràng nên những phụ nữ mắc bệnh về đường tiêu hóa như viêm ruột, tiêu chảy… tốt nhất không nên ăn để tránh làm bệnh thêm nghiêm trọng.
Tránh nêm nguyên liệu khi chế biến mè đen
Các chất phụ gia sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi, vì thế khi chọn mua các món ăn sẵn chế biến từ mè đen, các bà mẹ hãy chú ý đến danh sách thành phần trong món đó. Hãy nhớ rằng món có thêm càng ít nguyên liệu càng tốt.
Không nấu mè đen với thịt gà
Khi nấu các món ăn có mè đen, các mẹ phải hết sức chú ý không được kết hợp thêm với thịt gà bởi sự kết hợp này có thể gây nên các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Theo: The Asianparent Việt Nam
6 món ăn Đại Bổ Dưỡng cho mẹ bầu, giúp mẹ ngủ ngon và bé phát triển IQ cao.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!