Top 12 # Uống Sữa Ensure Nước Khi Mang Thai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Có Nên Uống Sữa Bầu Trước Khi Mang Thai

Việc bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng nhất là thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ. Cũng chính vì vậy mà không ít chị em lăn tăn có nên uống sữa bầu để cung cấp đầy đủ dưỡng chất chuẩn bị cho việc mang thai. Uống sữa bà bầu khi nào để tốt nhất cho thai nhi luôn là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm.

Lợi ích của việc uống sữa bà bầu trước khi mang thai

Sữa là loại thức uống nhanh gọn, giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thụ các vi chất dinh dưỡng thiết yếu mà chế độ dinh dưỡng hằng ngày không thể cung cấp đủ cho mẹ.

Sữa giúp cơ thể mẹ bầu bổ sung những dưỡng chất quan trọng trước khi mang thai như: ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi; vitamin A và C giúp tăng cường sức đề kháng, sắt tham gia quá trình tạo máu và vận chuyển oxy đến thai nhi; canxi giúp bảo vệ hệ xương của mẹ và bé và protein giúp quá trình thụ thai diễn ra nhẹ nhàng và thuận lợi hơn.

Bổ sung omega3, omega6, DHA, ARA… có tác dụng cực tốt trong quá trình hình thành và phát triển trí não của thai nhi.

Giúp đào thải độc tố, giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Duy trình và ổn định huyết áp, tránh tình trạng hoa mắt, choáng váng, chóng mặt trong thời gian mang thai .

Góp phần giúp phụ nữ có giấc ngủ sâu và ngon giấc hơn, đồng thời giúp chống xơ cứng động mạch.

Phụ nữ có thai nên bắt đầu uống sữa bầu và kết thúc khi nào?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ nên bắt đầu uống sữa vào thời điểm 3 tháng và bổ sung sắt trước khi mang thai. Phụ nữ cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi sau này. 3 tháng này là giai đoạn xây nền móng vững chắc cho thời gian chuẩn bị khi mang thai. Bởi vì các nguyên nhân sau:

Axit folic có vai trò ngăn ngừa sinh con dị tật ống thần kinh, trong khi đó ống thần kinh là giai đoạn hình thành từ khá sớm, chỉ trong khoảng 28 ngày đầu của thai kỳ.

Uống sữa trước khi mang thai còn là sự chuẩn bị trước về thể lực, để sẵn sàng cứu cánh cho các mẹ bầu bước vào thời kỳ thai nghén, khi không ăn uống được nhiều.

Thực tế, không phải phụ nữ nào cũng cần được uống sữa trước khi mang thai. Nếu bạn cảm thấy cơ thể đang khỏe mạnh, dưỡng chất được cung cấp đầy đủ trong bữa ăn hằng ngày, lối sống khoa học thì không cần thiết uống sữa. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm như: ăn các loại thực phẩm sạch, hải sản, thịt, trứng… Tuy nhiên, với những người gầy gò, ốm yếu thì thực sự cần thiết.

Để chủ động trong vấn đề này, chúng ta nên đi khám về dinh dưỡng tổng quát trước 3-6 tháng và nghe tư vấn của bác sĩ về dinh dưỡng trước khi có kế hoạch sinh con, để có sự chuẩn bị chu đáo nhất cho mẹ và bé yêu.

Bạn có thể kết thúc việc uống sữa bầu khi các bé yêu của chúng ta đã ra đời an toàn và tròn 1 năm tuổi. Nhưng tùy vào nhu cầu về chế độ dinh dưỡng của cơ thể mỗi người, bạn có thể quyết định dừng hoặc tiếp tục duy trì việc uống sữa, để có nguồn sữa tốt cho bé.

Uống sữa bầu như thế nào là đúng cách?

Khi pha sữa, chúng ta nên chú ý pha đúng liều lượng được các nhà sản xuất in sẵn trên bao bì. Bạn nên pha sữa theo đúng liều lượng, tránh pha sữa quá loãng, quá đặc. Bên cạnh đó, nhiệt độ nước cũng phải đạt tiêu chuẩn, tránh tình trạng nước quá nóng hoặc nguội ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Sữa sẽ không đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng và còn có tác dụng phụ trên cơ thể như đau bụng, đi ngoài.

Trong trường hợp uống sữa bạn gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng da, đi ngoài, đau bụng nhiều lần thì nên dừng lại. Hoặc trước khi sử dụng nên thăm hỏi ý kiến của bác sĩ để nhận được lời khuyên bổ ích nhất.

2. Chọn hương vị sữa mà bạn yêu thích

Sữa bầu thường bị các mẹ đánh giá là khá khó uống, vì vậy thời gian đầu mẹ nên dùng thử và thay đổi các loại sữa để chọn hương vị phù hợp nhất với mình. Để tránh tình trạng khó uống các mẹ cũng có thể chia nhỏ liều lượng làm nhiều lần trong ngày, để tạo thói quen uống sữa và quen dần với hương vị của sữa bầu. Bạn cũng có thể kết hợp thêm với trái cây khô, bánh quy hoặc ngũ cốc để tăng hương vị và không bị ngán.

3. Thời gian uống sữa trong ngày

Bạn có thể chọn bất kỳ thời gian nào trong ngày để uống. Tuy nhiên, bạn nên chú ý một số điều như sau:

Không nên uống trước bữa ăn, vì sẽ khiến bạn no bụng, giảm cảm giác thèm ăn.

Không nên uống trước đi ngủ, sẽ tạo cảm giác đầy bụng, khó ngủ, đi tiểu nhiều.

Tuyệt đối không được uống sữa khi đói, vì có thể sẽ khiến bạn khó chịu, đau bụng. Tốt nhất, trước khi uống sữa bạn nên ăn nhẹ cái gì đó.

Cách chọn sữa cho phụ nữ trước khi mang thai

Các mẹ cần kiểm tra thành phần thật kỹ lưỡng trước khi chọn mua sữa, để đảm bảo rằng các thành phần dinh dưỡng trong đó đều tốt và cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Nên lưu tâm đến các thành phần sau: axit folic, canxi, sắt, omega-3, omega-6, vitamin A, B, C, D và khoáng chất giúp phát triển thần kinh, thị giác, hệ xương của thai nhi.

Trường hợp nếu bạn không thể uống được sữa bột có thể chuyển sang sữa tươi, sữa được chế biến từ thực vật như óc chó, hạnh nhân, hạt chia, đậu nành,…

2. Kiểm tra thương hiệu, xuất xứ, nhãn mác

Không chỉ có thành phần dinh dưỡng, thương hiệu, xuất xứ, nhãn mác là vấn đề mà bạn nên quan tâm.

Các mẹ nên ưu tiên chọn các loại sữa có nhãn mác phổ biến được nhiều người ưa chuộng và sử dụng. Tốt nhất nên mua ở đại lý hoặc những nơi phân phối uy tín có cơ sở kinh doanh hợp pháp để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc quá hạn sử dụng.

Lời khuyên dành cho bạn là nên mua sữa bầu tại các đại lý phân phối lớn, độc quyền đã được cấp giấy phép kinh doanh hợp lệ. Nên mua trực tiếp thay vì mua online trên mạng.

3. Các loại sữa khác phụ nữ mang thai nên uống

Phụ nữ mang thai có thể uống đa dạng các loại sữa. Mỗi loại sữa lại có giá trị dinh dưỡng và lợi ích khác nhau. ·

Sữa đậu nành: Một số mẹ bầu lo sợ uống sữa đậu nành ảnh hưởng tới giới tính thai nhi nhưng điều này là không có cơ sở khoa học. Sữa đậu nành là nguồn cung cấp canxi, vitamin A, D, B12 dồi dào không kém sữa bò. Mẹ bầu nên uống thành nhiều bữa trong ngày, không nên uống quá 500ml sữa để tránh bị đầy bụng.

Hạt hạnh nhân rất giàu axit folic, sắt, chất xơ, chất đạm mà không chứa chất béo vô cùng thích hợp với Sữa hạnh nhân: phụ nữ mang thai, không lo bị thừa cân, tăng đường huyết.

Sữa gạo: Một ly sữa gạo cung cấp khoảng 20mg canxi và vitamin nhóm B phong phú, lại có hàm lượng chất béo thấp rất tốt cho bà bầu, đặc biệt là bà bầu thừa cân, tiểu đường thai kỳ.

Sữa yến mạch: Loại sữa này cung cấp nhiều yếu tố vi lượng như mangan, kali, phốt pho, canxi rất cao tới 120 mg trong một ly sữa.

Sữa tươi dành cho bà bầu: Một số bà bầu không thể uống sữa bột nhưng có thể uống sữa tươi cũng là nguồn bù đắp dinh dưỡng tốt. Nếu kết hợp thêm ăn sữa chua hoặc phô mai thì không lo thiếu chất. Mẹ bầu có thể chọn sữa tươi tách béo và sữa béo hoặc có đường hay không đường.

Mang thai có bắt buộc phải uống sữa bầu?

Không ít chị em truyền tai nhau rằng khi mang thai bắt buộc phải uống sữa bầu thì con mới khỏe. Theo chúng tôi Nguyễn Xuân Ninh, Phó viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, đây là quan điểm hoàn toàn không chính xác. Nếu chỉ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày thì không cần thiết phải uống sữa bầu.

Việc có uống sữa bầu hay không và chọn loại nào phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Một số người bị ốm nghén rất sợ mùi sữa bầu, chỉ cần ngửi mùi là cảm thấy buồn nôn, khó tiêu. Có người cơ địa lại dị ứng với sữa nên không thể uống được.

Đặc biệt là đối với những mẹ bầu bị thừa cân hay tiểu đường thai kỳ, cần kiêng cữ trong những tháng cuối thì không cần dùng thêm sữa bầu , lúc này sữa bầu lại không tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con.

Vì vậy, không phải chị em nào cũng bắt buộc phải uống sữa bầu. Nếu cơ thể bạn đã đầy đủ dưỡng chất và có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng thì không nên uống quá nhiều sữa bầu. Để có câu trả lời chính xác, bạn nên khám sức khỏe tổng thể trước khi mang bầu 3-6 tháng hoặc ngay khi biết mình mang thai.

Milk During Pregnancy: Which Type Is Best For You And Why? – https://www.momjunction.com/articles/types-milk-can-consumed-pregnancy_0076537/

Importance of Maternal Milk Pre-Pregnancy – https://www.anmum.com/ph/en/pregnancy/nutrition/importance-of-maternal-milk-pre-pregnancy

Có Nên Uống Sữa Ong Chúa Khi Mang Thai

Dù trí thông minh của bé được hưởng 1 phần do di truyền từ cha mẹ, nhưng đây không phải là tác nhân duy nhất quyết định chỉ số IQ. Vẫn còn nhiều yếu tố quan trọng khác tác động đến việc hình thành, phát triển trí não bé.

Trong đó, giai đoạn bào thai là rất quan trọng, vì có đến 70% não bộ sẽ phát triển và được hoàn thiện vào thời điểm này. Các hoạt động thường ngày của mẹ bầu như ăn uống, tập thể dục, hay mẹ bị stress v.v… đều có ảnh hưởng nhất định đến trí thông minh của bé về sau.

Dinh dưỡng tốt đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai và cả mang thai sau này. Vì vậy, nên tăng cường các loại thức ăn có nguồn gốc tự nhiên và giàu dưỡng chất như ngũ cốc, cá, thịt, trứng, sữa, các loại rau có lá màu xanh đậm, trái cây v.v…, đồng thời giảm lượng đường tiêu thụ mỗi ngày. Bên cạnh đó, để đảm bảo hạn chế dị tật bẩm sinh thai nhi, chị em cũng cần bổ sung các vitamin, đặc biệt là axit folic trước khi thụ thai. Theo khuyến nghị, nên bổ sung 400mcg axit folic/ ngày, uống trước khi thụ thai khoảng 12 tuần và kết hợp thêm các thực phẩm giàu dưỡng chất này trong chế độ ăn hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh thai nhi.

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nên uống sữa ong chúa khi mang thai với một liều lượng thích hợp và đúng vào những giai đoạn cần thiết có thể tạo nên những tác động rất lớn trong quá trình phát triển của em bé dù chưa chào đời.

Sữa ong chúa giàu dưỡng chất protein, chất béo, carbohydrate và axit folic, nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu niacin và axit pantothenic, B1, B2, B6, C cực tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Là thực phẩm lý tưởng cho đa số các đối tượng khác nhau ( trừ người bị huyết áp thấp và có tiền sử dị ứng với mật ong và phấn hoa).

Đối với phụ nữ mang thai, sữa ong chúa mang lại những lợi ích gì? Bà bầu có nên uống sữa ong chúa khi mang thai không? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều thai phụ muốn sử dụng viên uống sữa ong chúa bổ sung. Nên uống sữa ong chúa khi mang thai như thế nào để phát huy tốt nhất dưỡng chất có trong sản phẩm và mang lại sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và bé?

Từ tháng thứ 3 của giai đoạn thai kỳ trở đi các tế bào thần kinh não bắt đầu hình thành và phát triển mạnh đến tháng thứ 6. Tế bào thần kinh của con người được cấu thành từ protein và nhiều loại axit amin. Do đó, nếu được cung cấp sữa ong chúa vào đúng thời điểm các tế bào thần kinh hình thành và phát triển, chúng sẽ phát triển hoàn thiện và khỏe mạnh hơn. Do vậy các bà bầu từ tháng thứ 3 trở đi nên sử dụng sữa ong chúa với liều lượng vừa đủ để tốt cho sự phát triển của các tế bào thần kinh, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn

Lợi ích sữa ong chúa mang lại cho thai nhi:

– Tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.

– Tăng cường hệ thống miễn dịch của thai nhi, giúp thai nhi khỏe mạnh, sau khi ra đời, ít mắc các bệnh về hô hấp và tiêu hóa

– Nâng cao khả năng miễn dịch cho mẹ bầu chống lại những chứng bệnh trong thai kỳ, cho một thai kỳ khỏe mạnh, ngăn ngừa triệu chứng tiền sản giật, tiểu đường.

– Giúp da bà bầu căng mịn, đàn hồi tốt tránh rạn da, rụng tóc…

Hướng dẫn cách sử dụng sữa ong chúa cho bà bầu tốt nhất

Mặc dù sữa ong chúa tốt cho sức khỏe thai nhi nhưng mẹ bầu không nên lạm dụng. Sự thừa thãi bất cứ dưỡng chất nào bao giờ cũng gây hại cho sức khỏe. Liều lượng được khuyên dùng là khoảng 250mg/ ngày, tương đương với 1 viên sữa ong chúa dạng viên. Nếu bà bầu có tiền sử huyết áp thấp thì không nên dùng sữa ong chúa, vì sữa ong chúa có tính hàn, không thích hợp với những người huyết áp thấp.

Bắt đầu từ tháng thứ 3 trở đi đến tháng thứ 6 thai kỳ, bà bầu có thể uống bổ sung thêm sữa ong chúa với liều lượng như sau:

– 1 viên/ ngày nếu là sữa ong chúa viên

Cách sử dụng: Dùng vào buổi sáng trước khi ăn sáng 30 phút là tốt nhất để dưỡng chất có trong sữa ong chúa phát huy tối đa tác dụng.

Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng cũng như liều lượng, thời gian bổ sung sữa ong chúa vào trong chế độ dinh dưỡng của mình để phù hợp với thể trạng cũng như đảm bảo sức khỏe trong quá trình mang thai

Chúc các bà mẹ tương lai có một thai kỳ khỏe mạnh và chào đón những đứa con ngoan ngoãn, thông minh, xinh xắn!

Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Uống Nước Mía

Ở đất nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam thì nước mía là thức uống vừa mát vừa rất bổ dưỡng, đặc biệt là trong những ngày hè. Tuy  nhiên, việc uống nước mía trong 3 tháng đầu khi mang thai có nên hay không?

Lợi ích của nước mía đối với con người là không thể bàn cãi, nước mía chứa rất nhiều các vitamin A, C, nhóm B,… ngoài ra còn có chứa các chất : canxi, magie, kali, kẽm, và nhiều các chất chống oxy hóa khác.  

Từ các nhóm chất đó, ta có thể thấy nước mía rất tốt cho cơ thể con người và đặc biệt là với phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, nhiều mẹ sẽ lo sợ lượng đường trong nước mía nhiều sẽ không tốt cho thai nhi, các chuyên gia đã đưa ra phân tích về lợi ích và các lưu ý khi uống nước mía đối với phụ nữ mang thai.

Lợi ích là vậy, nhưng mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía ?

Theo phân tích, trong 100ml nước mía chứa khoảng 12g đường saccaro, một số chất dinh dưỡng như trên, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu khi mang thai.

Axit alpha hydroxyl ( hay AHA ) trong nước mía hỗ trợ tốt cho dinh dưởng của làn da, hạn chế các vấn đề như sạm da, rạn da khi mang thai, nổi mụn cho các mẹ bầu.

Uống nước mía giúp tăng cường rất nhiều calo, giúp các mẹ bầu hạn chế mệt mỏi, mất năng lượng khi bị ốm nghén trong 3 tháng đầu của thai kì.

Các chất chống oxy hóa trong nước mía giúp mẹ cải thiện sức khỏe và tăng cường kháng thể chống lại các bệnh vặt, đương nhiên, các chất chống oxy hóa giúp mẹ ngăn ngừa các bệnh như ung thư vú rất hiệu quả.

Kali có trong nước mía, giúp các bà bầu cải thiện hệ tiêu hóa, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kì, nhiều mẹ sẽ có hiện tượng ăn uống khó khăn, làm cho hệ tiêu hóa chịu áp lực lớn, dễ gây táo bón, lời khuyên chỉ đơn giản là nên uống nước mía trong giai đoạn 3 tháng đầu khi mang thai này.

Tuy nhiên, Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và em bé sau này, nên các mẹ nên có khẩu phẩn ăn thật đa dạng và chỉ nên xem nước mía như là thực phẩm bổ sung trong giai đoạn 3 tháng đầu khi mang thai này.

Ngoài nước mía, các mẹ có thể tự làm các loại nước trái cây khác phù hợp với mẹ bầu ở bài viết sau: Tự làm 9 loại nước uống cho bà bầu vào mùa hè

Lượng nước mía khuyến cáo cho các mẹ trong 3 tháng đầu khi mang thai là chỉ nên uống 1 ly nước mía/ngày đồng thời cố gắng bổ sung nhiều rau quả tươi, để hỗ trợ cho sự phát triển của bé.  

Lưu ý khi uống nước mía khi mang thai 3 tháng đầu:

Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu nên uống nước mía nhưng nên uống nước mía có sự đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là trong mùa hè, nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao.

Đối với các mẹ có khả năng tiểu đường cao thì không nên dùng nước mía trước khi tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi mua nước mía về và không có nhu cầu sử dụng ngay thì nên đậy kín, cho vào tủ lạnh nhưng không được trữ lạnh quá 3h, tốt nhất nên uống ngay sau khi được ép tối đa 15 phút.

Không nên uống nước mía vào buổi sáng sớm và tối muộn, vì nước mía có thể làm lạnh bụng gây khó chịu cho các mẹ.

Cần thiết, có thể dùng mía khúc thay cho nước mía, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các mẹ khi mang thai 3 tháng đầu.  

Mang Thai 3 Tháng Đầu Uống Nước Mía Được Không?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu rất quan tâm đến vấn đề cung cấp dinh dưỡng cho các thai nhi, đến thời gian nào thì bổ sung nguồn dinh dưỡng gì cho thích hợp. Ngay trong những ngày hè nóng bức, nước mía luôn là một loại nước giải khát thông dụng, nhưng liệu mẹ bầu mang thai đến tháng thứ 3 có thể uống nước mía không, các mẹ thử xem nào.

Nên uống nước mía trong 3 tháng đầu của thai kỳ hay không?

Nước mía luôn là một trong những loại nước giải khát giàu dinh dưỡng với hơn 70% thành phần là các loại đường, nước mía được xem là thức uống giàu năng lượng cho phụ nữ mang thai.

Thậm chí có người còn sử dụng nước mía như một thực phẩm chủ yếu hàng ngày. Tuy chứa hàm lượng đường lớn nhưng có khả năng bão hòa chuyển hóa tốt nên nước mía không gây nguy hại như các nguyên liệu đường khác.

Theo chuyên gia về dinh dưỡng: Việc uống nước mía trong thời kì mang bầu không chỉ giúp các mẹ có đủ năng lượng chăm sóc thai nhi mà còn làm đẹp da và chống lại các hiện tượng lão hóa trên da và tóc.

Đối với một số mẹ bầu trong thời gian thai nghén, kị đồ ngọt thì các mẹ bầu không nên uống nước mía vì có thể làm tăng chiệu chứng nghén và gây nên tình trạng buồn nôn, khó tiêu. Đối với những trường hợp như vậy thì sau tháng thứ 3, các mẹ có thể uống nước mía với một liều lượng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và sức khỏe cho thai nhi.

Công dụng tuyệt vời từ nước mía cho các mẹ bầu

Cung cấp hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết: Các mẹ bầu có biết trong nước mía còn chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt…, các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác rất cần chất cần thiết cho quá trình mang thai của các mẹ bầu và thai nhi.

Nguồn dinh dưỡng bất ngờ từ nước mía

Giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi: Một ly nước mía có thể giúp mẹ bầu cản thiện tâm trạng căng thẳng, chán nản của mình bởi lượng đường trong nước mía giúp bổ sung nước và cung cấp một nguồn năng lượng giúp cho cơ thể giảm bớt mệt mỏi, giúp tinh thần mẹ phấn chấn hơn.

Bảo vệ da khỏe mạnh: Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, trong thai kỳ, da của mẹ có nguy cơ sẽ đối mặt với các vấn đề về mụn. Những nốt mụn li ti hoặc sưng đỏ có thể là nỗi phiền muộn lúc này của mẹ. Nhưng trong nước mía có chất alpha hydroxyl sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề về da.

Tăng khả năng miễn dịch: Trong nước mía có chứa một lượng chất chống oxi hóa thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống các loại bệnh. Có rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, nước mía là thức uống giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Tốt cho hệ tiêu hóa: Táo bón là nỗi lo của rất nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai, nhưng các mẹ hãy yên tâm bởi trong nước mía có hàm lượng Kali – một “loại thuốc trị táo bón” hiệu nghiệm, nó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.

Một số lưu ý cho mẹ bầu khi uống nước mía

Mẹ bầu cũng nên hạn chế uống nước mía với đá lạnh vì chúng là nguyên nhân khiến cho thai nhi gây nên những kích ứng với mẹ bầu và có thể gây co bóp cổ tử cung dẫn đế hiện tượng động thai.