Top 7 # Triệu Chứng Mẹ Bầu Thiếu Máu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Thiếu Máu Lên Não Là Bệnh Gì? Triệu Chứng Ra Sao? Có Nguy Hiểm Không?

2. Thiếu máu lên não triệu chứng là gì?

Thiếu máu lên não là bệnh gì? Nam giới có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu não cao hơn nữ giới. Các triệu chứng của tình trạng thiếu máu não rất hay gặp trong cuộc sống hàng ngày nhưng dễ bị bỏ qua hoặc không để ý hoặc chủ quan xem thường.

Thường xuyên bị đau đầu: Cơn đau xuất hiện ở một vị trí cố định, sau đó lan ra khắp đầu. Cơn đau đôi khi có thể trở nên đầu dữ dội tới mức không thể tập trung làm việc hoặc ngủ không ngon giấc.

đau đầu do thiếu máu não sẽ khiến người bệnh dễ hoa mắt chóng mặt, ù tai, choáng váng, mất thăng bằng, đi lại khó khăn, dễ bị ngã.

Mất ngủ kéo dài làm cho người bệnh giảm trí nhớ, thậm chí có thể mất trí nhớ tạm thời.

Tê bì, nhức mỏi đầu ngón tay, ngón chân (hoặc đau mỏi vùng vai, gáy) có cảm giác râm ran như kiến bò dưới da.

Có nhiều biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật (tim đập nhanh, rối loạn huyết động, cơn bốc hỏa…).

Ngoài ra, còn có nguyên nhân đến từ lối sống của người bệnh:

Lạm dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, cà phê

Ít khi vận động, thể dục thể thao

Do chế độ ăn uống không điều độ, thường là thiếu chất xơ, dung nạp quá nhiều dầu mỡ.

Những người thường xuyên làm việc trí óc cao độ dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi.

3. Thiếu máu lên não có nguy hiểm không?

Thiếu máu lên não là bệnh gì? Thiếu máu lên não là một bệnh lý nguy hiểm. Độ nguy hiểm của nó bắt đầu từng những triệu chứng chóng mặt, hoa mắt làm người bệnh gặp tai nạn trong quá trình vận động đến những biến chứng nặng hơn sau này. Mặc dù vậy, nhiều người lại thường chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của căn bệnh này, khiến nó trở thành kẻ giết người thầm lặng.

Khi bị thiếu máu lên não trong thời gian dài,các mạch máu não có thể bị xơ hóa, gây tổn thương nặng nề đến hệ thần kinh, là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng teo não, mất trí nhớ, động kinh, Parkinson…

Và đặc biệt, thiếu máu lên não có thể dẫn đến tai biến mạch máu não. Sau tai biến, có khoảng 20% người bệnh tử vong trong vòng 1 tháng, 5-10% tử vong sau 1 năm, 10% phải sống với các di chứng suốt đời, 25-30% có thể hồi phục và đi lại được, 20-25% gặp khó khăn trong vận động và ngôn ngữ, 15-25% phụ thuộc vào người khác suốt đời do tai biến mạch máu não có thể gây ra chứng liệt nửa người hoặc liệt cả người vĩnh viễn.

Nguồn: Thuốc Ferrovit

Thiếu Máu Ở Bà Bầu

(25/03/2018)

Thiếu máu là một trong những bệnh thường gặp khi mang thai, với hơn 36,8% mẹ bầu mắc phải. Vậy thiếu máu trong thai kỳ có nguy hiểm không và làm sao để phòng tránh?

Tại sao mẹ bầu dễ bị thiếu máu?

Thực tế đây là hiện tượng không chỉ gặp ở riêng mẹ bầu, mà bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể mắc vào một thời điểm nào đó, tuỳ thuộc vào thể trạng cơ thể hay do thói quen ăn uống, sinh hoạt, tuy nhiên, các bà bầu với nhu cầu dinh dưỡng rất lớn để bổ sung cho thai nhi sẽ là đối tượng dễ mắc.

Cụ thể là từ tháng thứ 3, nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ bầu giảm do nhu cầu tăng trưởng của bé. Đồng thời, thể tích huyết tương tăng 30% để chuyển dinh dưỡng và oxy từ mẹ nuôi bé nên sẽ dẫn đến nồng độ hồng cầu trong máu giảm, đồng nghĩa với việc máu loãng hơn, dẫn đến thiếu máu.

Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu

Thần sắc tái xanh, yếu ớt, dễ bị chóng mặt, khó thở, đặt biệt khi vận động như leo cầu thang.

Phần niêm mạc trong mi mắt dưới nhạt hơn so với bình thường.

Cơ thể yếu và giảm sức đề kháng, từ đó mẹ bầu cũng cảm thấy khó chịu và dễ cáu gắt.

Một số mẹ bầu thiếu máu nặng thích ăn đất sét, cát, phấn… do nhu cầu cơ thể cần được bổ sung, tuy nhiên chính những thứ này lại cản trở

việc hấp thu sắt và làm cho cơ thể thiếu sắt hơn..

Thiếu máu ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

Thiếu máu thai kỳ ở thể nhẹ sẽ không quá đáng ngại và dễ cải thiện, tuy nhiên trường hợp thiếu máu nặng sẽ dẫn đến những nguy cơ rất nghiêm trọng cho cả mẹ và bé: tăng nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, bong nhau non, tiền sản giật, vỡ ối sớm, nguy cơ băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản.

Các dạng thiếu máu khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau lên mẹ và bé, trong đó nghiêm trọng nhất là thiếu máu do thiếu acid folic có thể gây dị tật ống thần kinh và ảnh hưởng vĩnh viễn tới em bé sau này.

Với trường hợp mẹ bị thiếu máu thai kỳ do thiếu sắt, khi dự trữ lượng sắt trong bụng mẹ ít, bé sinh ra dễ bị thiếu máu, nhẹ cân, sinh non, suy thai hay dễ mắc các bệnh sơ sinh khác hơn so với trẻ bình thường.

Điều trị thiếu máu

Bổ sung đầy đủ acid folic và sắt.

Bổ sung Vitamin B12 hoặc ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, trứng, sữa.

Bổ sung Vitamin C hàng ngày giúp tăng quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt.

Tổng hợp: Dương Hoàng

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Bà Bầu Và Bệnh Thiếu Máu

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu khi mang thai

Mang thai đồng nghĩa với việc nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của bé.

Chế độ ăn uống của bà bầu không bảo đảm đủ chất sắt và axit folic hoặc chỉ ăn thức ăn với mức năng lượng thấp nên dẫn đến thiếu máu.

Thai phụ bị mất máu do bị dọa sảy thai, xuất huyết trước sinh hoặc các loại xuất huyết khác đều có thể là nguyên nhân của thiếu máu.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị thiếu máu

Đối với bệnh này, các chuyên viên đề nghị những bà mẹ mang thai nên sử dụng chế độ ăn có thực phẩm giàu chất sắt, ngoài ra cũng cần bổ sung thêm những loại thuốc chứa chất sắt.

Sự hấp thu chất sắt từ thực phẩm chịu sự tác động từ nhiều nhân tố. Nhân tố quan trọng nhất là hình thức của chất sắt. Chất sắt “heme” (heme iron), được tìm thấy từ những nguồn động vật, rất dễ hấp thu. Còn loại chất sắt “không heme” có trong những nguồn rau củ thì có giá trị kém hơn.

* Những thực phẩm chứa chất sắt heme:

Những nguồn cực kỳ tốt:

– Con trai.

– Gan lợn.

– Con hàu.

– Gan gà giò.

– Gan bò.

Những nguồn tốt:

– Thịt bò.

– Tôm.

– Cá mòi.

– Gà tây.

* Những thực phẩm chứa chất sắt không heme:

Những nguồn cực kỳ tốt:

– Ngũ cốc trong bữa ăn sáng.

– Đậu đã nấu, đậu lăng.

– Hạt của quả bí ngô.

– Mật đường.

Những nguồn tốt:

– Khoai tây nướng còn da.

– Mì ống đã nâng cao chất lượng.

– Măng tây đóng hộp.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên ăn gan vì nó có hàm lượng vitamin A cao.

* Những thực phẩm giúp hấp thu chất sắt:

– Thịt, cá, thịt gia cầm.

– Trái cây: Cam, nước cam ép, dưa đỏ, dâu tây, nho v.v.

– Rau củ: Bông cải xanh, mầm cải bruxen, cà chua, nước ép cà chua, khoai tây, ớt xanh và đỏ.

– Rượu vang trắng.

* Những chất gây ức chế sự hấp thu chất sắt:

– Rượu vang đỏ, cà phê và trà.

– Rau củ: Rau bina, củ cải đường, cây đại hoàng (rhubarb) và khoai lang.

– Cám và những loại hạt nguyên chất.

– Những sản phẩm làm từ đậu nành.

Bên cạnh đó, việc bổ sung sữa bầu từ các nhãn hàng sữa uy tín cũng là một cách hữu hiệu giúp đẩy lùi bệnh thiếu máu ở các mẹ bầu.

Khám thai định kỳ và làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết có thể dự phòng thiếu máu khi mang thai giúp thai phụ được chuẩn bị tương đối an toàn trước khi lâm bồn, tăng sức khỏe sinh sản cho mẹ và con.

Mẹ Bầu Cần Ăn Gì Để Phòng Chống Thiếu Máu, Sắt?

Theo Pháp luật & Xã hội, trong khi đó, Việt Nam có khoảng gần 40% phụ nữ mang thai thiếu máu, sắt. Vậy, những thực phẩm không thể thiếu với phụ nữ mang thai là gì?Tại cuộc tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009-2010 của Viện Dinh dưỡng và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc cho thấy tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ Việt Nam là khoảng 28,8%-36,5%. Nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu là thiếu sắt.

Theo PGS-TS.Bác sỹ Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nguyên nhân thiếu máu, thiếu sắt bắt nguồn từ chế độ ăn ít chất sắt. Theo đó, mỗi 10mg-20mg chất sắt nạp vào, chỉ có 1mg sắt được hấp thụ. Thêm vào đó, chế độ ăn ít chất sắt càng góp phần dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt.

Thiếu máu, thiếu sắt cũng có thể gặp ở các giai đoạn trẻ em và thanh thiếu niên đang phát triển, phụ nữ mang thai và cho con bú, nhu cầu sắt tăng và sản xuất hồng cầu tăng.

“Tình trạng này còn có nguyên nhân khi gặp các bất thường đường tiêu hóa hoặc một số loại thuốc uống tác động đường tiêu hóa cũng có thể làm thay đổi sự hấp thu sắt và dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Ngoài ra, mất máu cũng khiến người bình thường thiếu sắt. Những trường hợp mất máu là do chảy máu đường ruột, chảy máu kinh nguyệt hoặc chấn thương”, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm bày tỏ.

Rau súp-lơ (hay còn được gọi là bông cải xanh) là một loại thực phẩm giúp bổ sung sắt

TS. Nguyễn Thị Lâm cho biết, mỗi người có thể có các dấu hiệu khác nhau. Nhưng nếu gặp phải các dấu hiệu: Da nhợt nhạt, thiếu sắc; hay cáu gắt; thiếu năng lượng hoặc mệt mỏi; tăng nhịp tim… thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Hậu quả của thiếu máu, thiếu sắt là nếu không điều trị có thể dẫn đến chậm phát triển tâm thần vận động, giảm tập trung, nhanh nhẹn và ảnh hưởng đến học tập. Đối với thai phụ, thiếu máu có thể làm cho mẹ dễ bị sẩy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, tăng huyết áp thai kỳ, con sinh ra bị nhẹ cân, non tháng…

Để khắc phục tình trạng này, bác sỹ Nguyễn Thị Lâm đưa ra lời khuyên: Người dân-đặc biệt là những bà mẹ đang mang thai, trẻ em cần có chế độ ăn giàu chất sắt thông qua các thực phẩm giàu chất sắt gồm: Thịt (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu…), gan và các loại nội tạng khác; gia cầm (gà, vịt); thủy hải sản (tôm, cua, sò, cá mòi, cá cơm); rau (bông cải xanh-súp lơ, cải xoăn…); các loại đậu (đậu xanh, đậu Hà Lan…), bánh mì nguyên cám, trứng, nho khô… Hoặc có thể bổ sung viên sắt có thành phần gluconate (thuộc nhóm sắt hữu cơ) giúp hấp thu nhanh qua ruột và ít gây táo bón.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã thống kê, nhu cầu sắt của phụ nữ có thai cần 27mg/ngày; nữ (14 – 18 tuổi) cần 15mg/ngày; Nữ (19 – 50 tuổi) cần 18mg/ngày. Nếu viên bổ sung chỉ có thành phần sắt đơn thuần, cơ thể có khả năng không hấp thu đủ lượng sắt cần thiết.

Ngoài ra, trong chế độ ăn hằng ngày, mẹ cũng cần tuân thủ những quy tắc ăn uống như:

chúng tôi cho biết, đảm bảo rằng bạn luôn ăn đủ, chứ không phải ăn kiêng hay ăn quá no. Đừng hiểu lầm cụm từ “ăn cho hai người” theo nghĩa đen. Các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên nạp thêm 360 Kcal trong 3 tháng giữa và 475 Kcal trong 3 tháng cuối vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày dựa trên bảng năng lượng chuẩn cho phụ nữ. Số lượng này tăng gấp đôi hoặc gấp ba chỉ khi bạn mang thai đôi hoặc mang thai ba.

Tránh nạp năng lượng từ thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, nhiều đường, nhiều chất béo.

Ngoài vitamin, thực phẩm là nguồn bổ sung khoáng chất và dưỡng chất hoàn hảo nhất không thể thiếu trong thai kỳ.

Tuyệt đối không ăn kiêng khi mang thai. Tăng cân trong thai kỳ là điều hiển nhiên, vì vậy nếu ăn kiêng, chẳng khác nào bạn đang “tiệt” đường phát triển của thai nhi. Không cắt giảm lượng calorie cần thiết trong các bữa ăn chính, thay vào đó giảm bớt những thực phẩm rác nghe có vẻ hợp lý hơn.

Thức ăn nhanh hoàn toàn không phải giải pháp hay ho cho mẹ bầu. Nó chứa calorie rỗng, hoàn toàn không bổ béo gì.

Nếu không thể kiềm chế sở thích ăn uống của mình trước những món ăn vặt không lành mạnh, bạn nên thử cách sau: Ăn món lành mạnh trước, sau đó ăn một ít thực phẩm không thân thiện. Từ từ, thói quen này sẽ tiến triển tốt hơn.

Ăn nhiều trái cây và rau quả giàu vitamin C rất tốt cho mẹ bầu. Khuyến cáo về lượng vitamin C hằng ngày là 70mg. Tuy nhiên, mẹ bầu nên bổ sung từ nguồn thực phẩm chứ không nên từ thuốc. Trái cây họ cam, quýt, đu đủ, dâu tây, bông cải xanh, súp lơ trắng, cá chua, nên được bổ sung 3-4 lần trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mẹ bầu.

Nạp nhiều protein hơn. Protein là chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng trong tòa tháp cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Cố gắng ăn 2-3 phần ăn chứa protein hằng ngày. Protein chịu trách nhiệm chính cho việc sản xuất và tăng trưởng tế bào máu của cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Nguồn thực phẩm dồi dào protein: Trứng, các loại đậu, đậu phụ, bơ đậu phộng và thịt nạc.

Đồng thời công thức giảm 20% béo, ít béo giúp hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ và thừa cân quá mức cho mẹ, bổ sung sắt, canxi, chất xơ tiêu hóa hòa tan thế hệ mới Sc-FOS, I-ốt giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ. Đặc biệt, sản phẩm còn bổ sung DHA, axit folic, canxi hỗ trợ sự phát triển của não bộ và hệ xương của thai nhi.

Theo Thu Chi (tổng hợp) – PL&DS