Top 13 # Tiểu Đường Thai Kỳ Uống Sữa Ensure Được Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Tiểu Đường Thai Kỳ Uống Sữa Tươi Không Đường Được Không?

Sữa là nguồn cung cấp canxi và các chất dinh dưỡng khác khá quan trọng. Nếu canxi không được cung cấp đầy đủ trong thai kỳ, thai nhi sẽ hấp thu nguồn canxi ly giải từ xương của mẹ, làm cho mẹ và con đều bị thiếu canxi.

Sữa còn là nguồn cung cấp chất đạm bổ dưỡng, một ly sữa ít béo chứa 8,22g chất đạm. Nguồn chất đạm với nhiều axit amin thiết yếu giúp phát triển tử cung người mẹ, tăng kích thước mô tuyến sữa và phát triển các cơ quan của em bé. Ăn thiếu chất đạm gây nên các bệnh lý trầm trọng như suy thai, suy dinh dưỡng bào thai, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Vitamin D trong sữa giúp làm tăng hấp thu canxi, chống còi xương và cải thiện cân nặng em bé.

Một vài nghiên cứu lâm sàng còn cho thấy người mẹ uống ít hơn một ly sữa sẽ sinh con nhẹ ký hơn những người uống nhiều hơn một ly sữa mỗi ngày. Cứ mỗi ly sữa trung bình làm em bé tăng thêm 41g.

Tiểu đường thai kỳ uống sữa tươi không đường được không?

Câu trả lời là có. Sữa tươi không đường sẽ ít ảnh hưởng đến đường huyết hơn các loại sữa thông thường. Khi sử dụng loại sữa này, bạn cũng không cần lo lắng không đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Bởi sữa tươi không đường chỉ ít đường hơn sữa thông thường nhưng vẫn có đầy đủ các protein, vitamin, khoáng chất. Do bạn đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đường huyết tăng cao nên cần hạn chế sử dụng các chất đường bột, kể cả đường trong sữa tươi có đường.

Vì thế, tiểu đường thai kỳ uống sữa tươi không đường là một lựa chọn an toàn dành cho cả mẹ và bé. Điều này sẽ giúp bảo vệ cả bạn và bé trước những ảnh hưởng xấu do đường máu tăng cao gây nên.

Một số loại sữa mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể dùng thay thế sữa tươi

1. Sữa công thức cho mẹ bầu

Sữa công thức dành cho bà bầu thường có đầy đủ các chất dinh dưỡng như DHA cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, sự phát triển hoàn hảo hệ thần kinh của thai nhi. Canxi giúp xương và răng phát triển chắc khỏe. Sắt cần thiết trong việc tạo tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy đến các bộ phận của cơ thể.

Thành phần folate trong sữa công thức giúp giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi. Ngoài ra, trong sữa còn có các khoáng chất như kẽm, magiê và các loại vitamin như A, B, C… Một ly sữa công thức cho mẹ bầu cung cấp khoảng 500mg canxi.

2. Sữa bò

Sữa bò là loại sữa được sử dụng rộng rãi nhất, bao gồm sữa nguyên kem, ít béo, tách béo, sữa có bổ sung thêm một số vitamin, chất khoáng, đường. Các axit amin trong sữa bò là nguồn nguyên liệu tăng trưởng tế bào của cả mẹ và bé. Vitamin D giúp tăng hấp thu canxi, vitamin E là chất chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng, vitamin A hỗ trợ thị lực và hệ miễn dịch. Một ly sữa bò cung cấp 285mg canxi.

Tuy sữa dê có hương vị khó uống hơn sữa bò nhưng khi đã quen, mùi vị đặc trưng của sữa dê là món quà vô giá vì nó do các dưỡng chất đặc biệt tạo thành. Sữa dê tươi tiệt trùng hoặc sữa hữu cơ đều có thể dùng được. So với sữa bò, hàm lượng chất đạm trong sữa dê cao hơn nhưng lại ít béo hơn, nhiều vitamin B2 hơn. Một ly sữa dê cung cấp 283mg canxi.

Sữa đậu nành bao gồm loại nguyên chất, có bổ sung thêm canxi và một số vi chất dinh dưỡng. Loại sữa này có hàm lượng chất đạm gần giống sữa bò. Sữa đậu nành không chứa cholesterol và cung cấp khá nhiều canxi nếu có bổ sung canxi cần thiết cho sự phát triển của bé và mẹ. Các chất béo bão hòa một nối đôi hoặc nhiều nối đôi trong sữa hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch. Trong sữa còn có các chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa ung thư. Một ly sữa đậu nành loại bổ sung canxi cung cấp 300mg canxi.

Sữa hạnh nhân là sự lựa chọn thay thế cho những người dị ứng với sữa đậu nành hoặc gluten. Sữa hạnh nhân không chứa chất béo bão hòa và cholesterol. Trong sữa có nhiều axit folic, chất xơ, chất đạm, vitamin nhóm B, canxi, sắt và vitamin E. Đây là loại sữa ít năng lượng và giàu chất chống oxy hóa. Nên h dùng sữa hạnh nhân cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường vì lượng đường không cao. Một ly sữa hạnh nhân nguyên chất chứa 7,5mg canxi.

Sữa lúa mạch chứa nhiều chất xơ, giúp chống táo bón trong thai kỳ. Sữa giúp kiểm soát sự thèm ăn, hỗ trợ điều hòa đường huyết, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào. Loại sữa này cũng chứa nhiều khoáng chất như mangan, kali, phốt pho và vitamin A, D. Hàm lượng protein trong sữa yến mạch cao hơn sữa gạo và hạnh nhân nhưng vẫn thấp hơn sữa bò. Một ly sữa yến mạch cung cấp 120mg canxi.

7. Sữa chuyên biệt dành cho người đái tháo đường thai kỳ

Có tới 20% phụ nữ mang thai bị chứng đái tháo đường thai kỳ. Với người đái tháo đường, mức đường huyết thường lên xuống thất thường. Việc kiểm soát mức đường huyết rất khó và nếu không được kiểm soát về lâu dài sẽ dẫn đến bệnh tim mạch cho mẹ và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Các loại sữa chuyên biệt dành cho người đái tháo đường với thành phần cân đối về đạm, bột đường, béo, 28 vitamin và khoáng chất, có thể dùng bổ sung hoặc thay thế cho bữa ăn, giúp cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho người đái tháo đường, đồng thời kiểm soát đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch. Bạn có thể uống để thay thế bữa ăn nhẹ hay bữa ăn chính khi bận rộn, trước khi đi ngủ, trước hoặc sau khi tập thể dục… Nên uống 1-3 ly mỗi ngày.

Tiểu Đường Thai Kỳ Có Được Uống Sữa Bầu Không?

Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không? Đây là câu hỏi được khá nhiều các bà mẹ mang thai quan tâm. Bởi khi mang thai sức khỏe của mẹ và thai nhi luôn cần được chú trọng. Và người mẹ bị tiểu đường thai kỳ lại càng phải quan tâm nhiều hơn để tránh xảy ra những trường hợp ngoài ý muốn.

Sữa bầu là loại sữa dinh dưỡng tốt cho những bà mẹ đang mang thai nhưng bị tiểu đường thai kỳ có nên uống sữa bầu không?

Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không?

Tiểu đường thai kỳ uống sữa bầu được không? Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ, thì lượng đường trong máu luôn ở ngưỡng cao. Chính vì thế mà người mẹ luôn cần có 1 chế độ ăn uống hợp lý, nhiều ray xanh, trái cây và ít đường.

Trong sữa bầu có chứa 1 hàm lượng đường khá cao nên không ít thai phụ có thắc mắc tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không? Và uống loại sữa nào sẽ phù hợp với tình trạng của bệnh?

Những lưu ý cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ muốn uống sữa bầu

Tuyệt đối không uống tùy tiện: Nếu người mẹ bị tiểu đường thai kỳ tùy tiện sử dụng 1 loại sữa bầu nào đó sẽ có những ảnh hưởng không tốt như đường huyết tăng cao.

Nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng: Bác sĩ sẽ luôn kiểm tra đường huyết của người mẹ xem đang ở mức cao hay thấp để có biện pháp điều trị, dinh dưỡng phù hợp. Cũng dựa vào đó bác sĩ cũng đưa ra quyết định rằng người mẹ có được uống sữa bầu hay không?

Cần chọn loại sữa phù hợp với sức khỏe của mẹ và bé: Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì loại sữa không đường và chứa hàm lượng carbohydrat thấp.

Các loại sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ

Trên thị trường, xuất hiện rất nhiều loại sữa dành riêng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, với những thai phụ bị tiểu đường thai kỳ loại sữa nào là loại sữa nên sử dụng? Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu mỗi ngày hay sử dụng như thế nào là hợp lý?

Sữa có nguồn gốc từ thực vật

Chọn sữa dành cho bà bầu bị tiểu đường thì nên chọn các loại sữa từ động vật người mẹ cần thay thế bằng sữa từ thực vật , loại sữa thực vật rất tốt cho người người mẹ mang thai bị tiểu đường thai kỳ.

Một ly sữa thực vật sẽ đem lại cho cơ thể 131 calo, 10g đường và 0,5 g chất béo bão hòa.

Sữa được tách kem, ít chất béo, các loại sữa không đường

Nếu uống sữa bầu thì người bệnh tiểu đường thai kỳ cần chọn loại sữa không có chứa quá nhiều chất béo bão hòa. Chỉ nên chọn loại sữa đã được tách kem có 83 calo và 0,1g chất béo bão hòa.

Loại sữa giúp cho người mẹ: bổ sung lượng canxi dồi dào cho cơ thể, dễ đi sâu vào giấc ngủ, tốt tới hệ tim mạch hơn các sản phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa khác.

Sữa bầu dành riêng cho người tiểu đường thai kỳ

Chọn sữa cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ thì nên chọn sữa chuyên biệt giành cho người bị tiểu đường thai kỳ. Vì đây chính là loại sữa được sản xuất giành riêng cho những người bệnh tiểu đường thai kỳ giúp:

Cân đối về đạm, bột đường, béo, khoảng 28 loại vitamin và khoáng chất.

Bổ sung và thay thế cho các bữa ăn, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho thai phụ mà không ảnh hưởng tới lượng đường trong máu.

Vì có thể uống thường xuyên, nên sẽ thay thế được bữa ăn nhẹ.

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được cho các câu hỏi như tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu, và cách chọn sữa cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ như thế nào cho đúng. Chúc cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, an toàn trong quá trình mang bầu và sinh con.

Cùng tìm hiểu thêm về:

Mẹ Bầu Tiểu Đường Thai Kỳ Ăn Xoài Xanh Được Không?Mẹ Bầu Tiểu Đường Thai Kỳ Ăn Xoài Xanh Được Không?

1. Những lợi ích sức khỏe của quả xoài

Xoài là loại trái cây nhiệt đới vô cùng quen thuộc với mọi người. Nhờ hương vị thơm ngon và những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe mà xoài được rất nhiều người yêu thích.

Giá trị dinh dưỡng trong quả xoài

Xoài chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể của con người. Giá trị dinh dưỡng trong 1 cốc xoài khoảng 165g là:

25g carbohydrate

25% nhu cầu vitamin A trong cơ thể

75% nhu cầu vitamin C trong cơ thể

Một lượng lớn các loại vitamin như B, E, K, kali, magie, folate, phốt pho,…

Gần như không có natri

Xoài xanh thường nhiều vitamin C và ít vitamin A hơn.

Những lợi ích sức khỏe của quả xoài

Tăng cường thị lực

Xoài rất giàu vitamin A, cùng các chất chống oxy hóa như zeaxanthin và lutein rất tốt cho mắt. Chúng giúp bảo vệ mắt khỏi các tia cực tím và các loại ánh sáng năng lượng cao khác.

Bảo vệ tim mạch

Xoài rất giàu chất xơ, nên giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Hỗ trợ tiêu hóa

Chất xơ trong xoài cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phòng chống bệnh táo bón.

Cải thiện trí nhớ

Vitamin B trong xoài giúp cải thiện trí nhớ, sự tập trung, ngăn ngừa bệnh alzheimer, rất tốt cho não bộ của mọi người.

Phòng chống bệnh ung thư

Pectin hòa tan trong xoài có tác dụng ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, xoài cũng giàu vitamin C giúp chống lại các chất oxy hóa gây hại cho tế bào, giảm thiểu nguy cơ mắc các căn bệnh ung thư.

Ngăn ngừa dị tật thai nhi

Xoài tươi rất giàu axit folic, giúp các mẹ bầu có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Bên cạnh đó, xoài còn chứa rất nhiều loại khoáng chất khác rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Hỗ trợ giảm cân

Xoài là một sự lựa chọn rất tốt cho việc giảm cân. Bởi vì nó có tác dụng tuyệt vời trong việc kiểm soát sự thèm ăn, giảm hàm lượng đường glucose và cholesterol trong máu. Đó là lý do tại sao những người giảm cân thường ăn xoài.

Làm đẹp da

Ăn xoài cũng giúp làn da của chúng ta trẻ đẹp hơn bởi lẽ vitamin C trong xoài hỗ trợ cơ thể sản xuất collagen, giúp trẻ hóa làn da. Bên cạnh đó, những chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin trong xoài giúp bảo vệ làn da của chúng ta khỏi các tia cực tím.

2. Bệnh tiểu đường ăn xoài được không?

Những người mắc bệnh tiểu đường thường rất cẩn trọng chế độ dinh dưỡng của mình để không làm tăng hàm lượng đường trong máu. Mặc dù chỉ số đường của xoài cao hơn so với những loại trái cây nhiệt đới khác, nhưng nó không đồng nghĩa với việc người mắc tiểu đường không được ăn xoài. Trên thực tế, những người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn nhiều loại trái cây có lượng đường hoặc carbohydrate thấp và vẫn có thể ăn một lượng vừa đủ các loại trái cây có hàm lượng carbohydrate cao hơn.

Vậy mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ ăn xoài xanh được không?

Xoài chứa cả glucose và fructose, tuy nhiên chỉ số này khá thấp lượng đường trong máu tăng không nhanh sau khi sử dụng. Bên cạnh đó, chất xơ trong xoài còn giúp người bệnh mắc tiểu đường giảm cân và có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tuy nhiên để không ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn xoài trước 5 giờ chiều, ăn xoài theo miếng nhằm kiểm soát tốt liều lượng, không nên uống nước ép xoài cũng như xoài sấy.

Với những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2, thì không nên ăn xoài hàng ngày. Bởi lẽ nếu ăn quá nhiều, hàm lượng đường và calo trong cơ thể người bệnh sẽ tăng rất nhanh, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mất trí nhớ, cũng như đột quỵ.

Bệnh tiểu đường có ăn xoài chín được không?

Xoài chín có hàm lượng đường cao hơn xoài xanh vì vậy người bệnh mắc tiểu đường phải cực kỳ cẩn thận khi ăn xoài chín. Để không làm lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng, bạn chỉ nên ăn xoài chín vừa, vẫn còn hơi xanh, chứ không nên ăn những quả xoài chín quá.

So với các loại trái cây có hàm lượng carbohydrate cao, nước ngọt và thực phẩm chế biến sẵn thì xoài tốt hơn nhiều. Bởi lẽ chất xơ, chất béo và protein trong xoài giúp làm chậm quá trình giải phóng đường trong máu.

3. Khẩu phần xoài bệnh tiểu đường nên ăn?

Người bệnh mắc tiểu đường nên ăn lượng trái cây chứa khoảng 15g carbohydrate, tương đương ½ cốc xoài. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh của từng người khác nhau mà khẩu phần xoài của mỗi người cũng sẽ không giống nhau. Điều thú vị là có rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng xoài có tác dụng rất tốt trong việc ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường và có khả năng điều trị bệnh tiền tiểu đường.

4. Xoài tốt cho người bệnh tiểu đường?

Ngoài các dưỡng chất kể ở trên, thì xoài còn chứa mangiferin giúp chống viêm, chống virus, giảm hàm lượng đường trong máu, đồng thời hỗ trợ và hỗ trợ các thành mạch. Bên cạnh đó, xoài còn chứa hợp chất quercetin, giúp ức chế quá trình hoạt động của PPAR – nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và làm tăng cholesterol xấu trong cơ thể.

Một vài nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chất mangiferin trong xoài còn tác động tích cực đến quá trình chuyển hóa đường trong máu, giúp ngăn ngừa các chất béo tích tụ ở trong gan.

Hơn nữa, vitamin C trong xoài còn có thể làm giảm mức độ gây hại của các gốc tự do. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như bệnh võng mạc, bệnh thần kinh, tổn thương thận, và tổn thương mạch máu.

Không chỉ vậy, xoài còn rất giàu vitamin A, giúp tăng cường thị lực, hệ miễn dịch và tuyến giáp. Đây chính là những lợi ích tuyệt vời mà người mắc bệnh tiểu đường nên quan tâm.

5. Bài thuốc lá xoài non trị tiểu đường?

Một số bài thuốc dân gian thường sử dụng lá xoài non nhằm ổn định hàm lượng insulin và điều chỉnh đường huyết trong máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất anthocyanins trong lá xoài non còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu.

Bài thuốc lá xoài non trị tiểu đường thông dụng nhất là:

Bước 1: Ngâm 15 lá xoài non trong 250ml, sau đó đun sôi trong vòng 15 phút.

Bước 2: Lọc lấy nước, rồi để qua đêm.

Bước 3: Uống vào sáng ngày hôm sau.

Tiểu Đường Thai Kỳ Nên Ăn Gì, Tiểu Đường Thai Kỳ Kiêng Gì

Hơn 80% bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát tốt bằng chế độ dinh dưỡng kết hợp với các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Vì vậy, khi bị tiểu đường thai kỳ mẹ bầu không nên quá lo lắng, thay vào đó thì nên theo dõi đường huyết thường xuyên và tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng mà bác sĩ khuyến cáo. Vậy bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng khi bị tiểu đường như thế nào để vừa không lo tăng đường huyết mà con vẫn tăng cân đúng chuẩn?

Vì sao chế độ ăn của bà bầu bị tiểu đường cần phải đặc biệt?

Đường (glucose) là một trong những nguồn chính cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cơ thể sử dụng một hormone có tên là insulin để kiểm soát lượng đường trong máu và biến nó thành năng lượng. Nhưng khi mang thai các hormone trong thai kỳ sẽ làm giảm tác dụng của insulin, nếu không kiểm soát tốt thì nồng độ đường trong máu của mẹ tăng cao dẫn đến bị tiểu đường thai kỳ.

Có một nghịch lý thế này, những người bị tiểu đường thường rất nhanh đói và đặc biệt rất thích ăn đồ ngọt, vì vậy nếu không kiểm soát được sự thèm ăn nhất là đồ ngọt thì không nồng độ trong máu sẽ tăng cao và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.

Tuy nhiên, không phải vậy mà bà bầu kiêng hem quá mức bởi vì nếu không được nhận đủ chất dinh dưỡng có thể hạn chế các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, axit folic và các vitamin và khoáng chất quan trọng khác. Em bé của bạn không nhận đủ những khoáng chất này sẽ có nguy cơ di tật, các bệnh lý bẩm sinh hoặc có nguy cơ sinh non.

Nguy hiểm là vậy nhưng tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập. Đặc biệt dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng giúp bà bầu có thể kiểm soát đường huyết trong ngưỡng an toàn mà không cần phải dùng thuốc. Theo thống kê, có đến trên 80% bà bầu có thể kiểm soát bệnh tiểu đường theo chế độ dinh dưỡng.

Mục tiêu của chế độ ăn khi bị tiểu đường thai kỳ

Đưa mức đường huyết về ngưỡng an toàn: cần điều chỉnh từ từ chế độ ăn để tránh không tăng quá nhanh hoặc tụt quá mức đường trong máu.

Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, hạn chế các loại chất béo có hại cho tim mạch.

Giữ cân nặng ở mức hợp lý: Chỉ nên tăng khoảng 13 – 15kg trong kỳ mang thai

Ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Bảo vệ sức khỏe, giúp mẹ cảm thấy luôn luôn khỏe mạnh, lạc quan và tuân thủ tốt chế độ ăn hợp với bạn là quan điểm mới được nhấn mạnh hiện nay.

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Không có chế độ dinh dưỡng nào phù hợp cho tất cả các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Cách tốt nhất để biết bạn đang ăn đúng lượng carbohydrate và cân bằng thực phẩm trong bữa ăn hay không là chú ý đến phản ứng đường huyết của bạn sau mỗi bữa ăn.

Đó là lý do tại sao điều quan trọng nhất đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là theo dõi mức đường huyết thường xuyên sau mỗi bữa ăn để bạn biết cơ thể bạn phản ứng với những loại thực phẩm nào, thực phẩm nào ăn vào bị tăng đường huyết, thực phẩm nào không. Và xem khẩu phần ăn như vậy đã hợp lý chưa, có bị tăng đường huyết nhiều không.

Mặc dù vậy, chế độ ăn cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn và kiêng các loại thực phẩm sau:

Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI)

Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp rất giàu chất xơ, là yếu tố quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất, bởi vì các thực phẩm có GI thấp sẽ ở lâu hơn trong cơ thể và không làm đường huyết tăng đột ngột.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp (< 56): Đa số các loại rau có lượng carbohydates thấp nên không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Các loại đậu (đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng) hoặc một số loại trái cây tươi (táo, cam, lê, đào, nho, kiwi, chuối, mận), sữa và các chế phẩm từ sữa, mì nguyên hạt, yến mạch, bắp, khoai môn, gạo lức… là nhóm thực phẩm ít làm tăng đường huyết.

Thực phẩm có GI trung bình (56 – 69): gồm các loại thực phẩm như nước cam, cháo gạo, khoai tây nấu chín,… Nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng đường huyết với tốc độ vừa phải.

Lựa chọn thực phẩm với chỉ số GI thấp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của mẹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể có bất kỳ loại thực phẩm có GI cao. Trộn các loại thực phẩm GI cao với các loại thực phẩm GI thấp có thể làm giảm tốc độ glucose vào máu.

Ăn nhiều thực phẩm có protein lành mạnh

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn nhiều thực phẩm nhiều nạc, giàu protein, chẳng hạn như:

Đậu

Thịt đỏ như thịt bò, thịt nạc

Thịt gia cầm

Các loại quả hạch ( hạnh nhân, óc chó, lạc, hạt điều, mắc ca)

Chọn chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa cũng là một phần của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh khi bị tiểu đường thai kỳ, các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa bao gồm:

Tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì?

Tránh các thực phẩm có thể làm tăng lượng đường trong máu là điều cần thiết khi một người đang theo chế độ ăn kiêng tiểu đường thai kỳ.

Tránh thực phẩm có nhiều đường

Lượng đường trong máu tăng lên khi mọi người ăn thực phẩm có đường, đặc biệt là những loại được tinh chế và chế biến. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc hạn chế thực phẩm có đường, càng nhiều càng tốt.

Thực phẩm có nhiều đường cần tránh bao gồm:

Các loại bánh kẹo ngọt

Nước ngọt

Nước ép trái cây có thêm đường

Thực phẩm nướng như bánh xốp nướng, bánh rán hoặc bánh ngọt.

Sữa và trái cây có chứa đường tự nhiên và có thể uống ở ở mức độ vừa phải.

Tránh thức ăn chứa nhiều tinh bột

Thức ăn chứa nhiều tinh bột bao gồm bánh mì trắng, cơm trắng, mì trắng, phở, bún. Đây đều là những thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày nhưng phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ luôn được bác sĩ khuyến cáo không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn. Hãy chia khẩu phần ăn thành 4 phần trong đó 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau củ. Lượng tinh bột cho mỗi phần khoảng 1/2 chén đến 2/3 chén cơm.

Cắt giảm chất béo bão hòa

Cũng như với chế độ ăn cho bà bầu bình thường, mẹ nên sử dụng các chất béo không bão hòa, chẳng hạn như dầu hướng dương hoặc ô liu để nấu ăn và trộn salad. Khi chế biến thực phẩm nên nướng, hấp, luộc thay vì chiên, xào.

Mẹ cũng có thể ăn nhẹ với các loại hạt, giàu chất béo không bão hòa, thay vì sô cô la sữa. Hạn chế chất béo từ động vật thay bằng cá, đặc biệt là cá hồi rất tốt cho thai nhi.

Tránh thực phẩm chứa đường và carb ẩn

Một số thực phẩm nhìn bề ngoài thì có vẻ không chứa nhiều tinh bột và đường, nhưng thực ra không phải vậy thậm chí chúng còn chứa rất nhiều đường và tinh bột không tốt cho sức khỏe bao gồm:

Thức ăn nhanh (fastfood)

Đồ uống có cồn. Dù sao bạn vẫn phải tránh uống chúng khi mang thai.

Đồ chiên dầu mỡ.

Trái cây khô: Tuy chứa chất xơ và dinh dưỡng nhưng lại có lượng đường tự nhiên khá nhiều, cần tránh.

Một số thực phẩm cần kiêng khác:

Sữa: có chứa chất béo mà những thành phần này làm giảm đề kháng isulin, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Có thể thay thế bằng sữa ít béo, không đường.

Da và nội tạng động vật: là những loại thực phẩm người bị bênh tiểu đường thai kỳ cần tránh bởi chúng cung cấp quá nhiều chất béo gây tích tụ mỡ thừa, khó khăn trong quá trình kiểm soát lượng đường trong máu của người bệnh.

Các cách khác để giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bao gồm:

Ăn ít và chia nhỏ bữa ăn, ăn 5-6 bữa một ngày để tránh.

Tránh ăn quá nhiều carb cùng một lúc.

Ăn nhiều carb phức tạp và có nhiều chất xơ.

Kết hợp carbs với protein hoặc chất béo lành mạnh.

Không bỏ bữa, đặc biệt bữa sáng.

Ăn một bữa sáng giàu chất xơ.

Sử dụng nhiều carbs từ trái cây và rau quả giàu chất xơ. Trái cây và rau quả nguyên chất cũng bổ sung chất xơ, nước và sử dụng nhiều sẽ giúp bạn cảm thấy no hơn với lượng calo ít hơn.

Hãy lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt (whole grain). Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn carbs tốt hơn so với ngũ cốc tinh chế. Các loại ngũ cốc tinh chế đã trải qua quá trình loại bỏ một số bộ phận của hạt, kèm theo đó cũng là loại bỏ một số chất dinh dưỡng và cả chất xơ.

Khi bổ sung từ sữa, hãy lưu ý chọn sữa ít béo, tách béo và không có đường.

Không nên thêm đường vào khẩu phần ăn của bạn, vì bạn biết rồi đấy, bạn đang cố gắng hạ mức đường huyết về ngưỡng an toàn mà lại đi thêm đường vào thức ăn, chẳng khác nào ” đổ thêm dầu vào lửa” cả.

Cuối cùng, có một loại siêu thực phẩm nên ưu tiên tiêu thụ dù là để nạp chất đạm, chất béo hay carb, đó chính là thực phẩm toàn phần, tức là những thực phẩm nằm ở trạng thái tự nhiên nhất, khi chưa được qua chế biến hoặc tinh chế trước khi chúng ta ăn bao gồm hoa quả, rau củ, ngũ cốc nguyên cám và các loại đậu; không có thịt hoặc rất ít thịt, các sản phẩm sữa, trứng cũng như thực phẩm tinh chế.

Có Thể Bạn Quan Tâm: có chữa được bệnh tiểu đường không, bệnh tiểu đường và những điều cần biết, đái tháo đường thai kỳ, tại sao đái tháo đường gây tăng huyết áp, tại sao đái tháo đường dẫn đến suy thận, bệnh mỡ máu có chữa khỏi được không, bệnh mỡ máu cao nên uống thuốc gì,