Trong thời kỳ mang thai, nếu bà bầu thiếu sắt sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt thậm chí ngất xỉu. Mặc dù sắt rất quan trọng khi mang bầu nhưng khoảng 50% phụ nữ mang thai không có đủ khoáng chất quan trọng này.
Bị thiếu máu không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai phụ mà còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho bé sau này. Thiếu máu trong thai kỳ có thể gây nguy cơ sinh non và trẻ sinh nhẹ cân, bé có nguy cơ mắc phải các chứng bệnh khó trị như thiếu máu.
Chính vì vậy bạn cần bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất sắt để cơ thể luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Các loại rau ăn lá có màu xanh chứa thành phần sắt cao như: rau bina, cải xoăn, cần tây, rau ngót, cải xanh, cải xoong, rau bí. Bạn có thể chế biến các loại rau bằng nhiều cách như: làm salad trộn với dầu dấm thành phần lành tính, luộc, xào, nấu canh, nấu cà ri, thêm vào súp. Điều quan trọng là cần lựa chọn các loại rau ăn lá tươi sạch theo mùa, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Còn được gọi là cải bó xôi, với mỗi 85 gram rau bina có chứa 3.4 miligam sắt, cao hơn cả thịt bò khi so sánh cùng khối lượng, ngoài ra còn cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi khác như beta-carotene, folate, vitamin C và canxi. Rau bina rất dễ chế biến và hầu như phù hợp với khẩu vị ăn của tất cả mọi người. Chị em có thể xào loại rau này với thịt sẽ rất ngon miệng đấy.
Tập trung bổ sung vitamin C cho cơ thể thông qua các loại quả mọng như việt quất, nho, dâu tây, mâm xôi giúp khả năng hấp thu sắt tăng gấp 6 lần. Bản thân chúng cũng chứa hàm lượng sắt đáng kể. Vì vậy bạn có thể sử dụng chúng như một loại thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu một cách hữu hiệu. Bên cạnh đó, đây là những trái cây chứa nhiều chất xơ, nước, vitamin và khoáng chất cần thiết, trong khi đó lượng calo không cao.
Theo Đông y, nho giúp bổ khí, tăng cường thể lực và bổ máu. Nho chứa nhiều đường glucose, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin, amino axit… những chất này rất cần thiết để tăng cường sức khỏe và bổ sung máu cho cơ thể người già, phụ nữ mang thai, và những người thường xuyên mệt mỏi do thiếu máu.
Nhờ chứa sắt dễ hấp thụ và axit folic, vitamin B12, chuối trở thành loại quả hàng đầu dành cho những người thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt là các mẹ bầu. Ngoài ra trong loại quả này còn chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, điển hình là: các vitamin A, C, E, D, vitamin nhóm B và nhiều thành phần khác.
Nhờ vậy khi bổ sung một quả chuối mỗi ngày, mẹ bầu và thai nhi sẽ nhận được rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ăn chuối vào bữa sáng là sự lựa chọn hoàn hảo để điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chuối còn giúp chị em giảm triệu chứng táo bón hiệu quả.
Trong 100g khoai lang có 0.61mg sắt – hàm lượng không quá nổi trội nhưng vẫn là loại thực phẩm nhiều sắt cho mẹ bầu hữu hiệu bởi chúng dễ hấp thu, lại chứa nhiều dưỡng chất khác. Đặc biệt, ăn khoai lang còn giúp hạn chế cảm giác ốm nghén rất hiệu quả. Thai phụ bị rối loạn tiêu hóa cũng có thể sử dụng khoai lang bên cạnh sữa chua giúp tiêu hóa tốt và các loại men vi sinh bổ sung lợi khuẩn dành cho mẹ bầu để tăng cường hiệu quả.
Thành phần dinh dưỡng trong bí ngô khá đầy đủ, giá trị dinh dưỡng cũng khá cao. Hàm lượng vitamin C trong bí ngô non nhiều hơn trong bí ngô đã chín. Tuy nhiên, trong bí ngô chín thì hàm lượng canxi, sắt, carotene lại cao hơn trong bí ngô non, những chất dinh dưỡng này có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh hen suyễn. Ngoài ra, bí ngô giàu hàm lượng sắt và kẽm, kẽm trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp mẹ bầu tránh được bệnh thiếu máu.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, bí ngô giàu hàm lượng sắt và kẽm, kẽm trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp mẹ bầu tránh được bệnh thiếu máu.
Tỏi, quế, húng quế, húng tây, hương thảo thường được dùng như một loại gia vị giúp món ăn thêm phần thơm ngon hấp dẫn. Bên cạnh khả năng làm tăng hương vị, các loại rau gia vị này còn giúp điều hòa huyết áp, bổ sung sắt và một số vi chất quan trọng như kali, mangan, phot pho cho mẹ bầu trong thai kỳ.
Các loại hạt sấy khô như mắc ca, hạnh nhân, hướng dương, hạt bí, óc chó, hạt lanh… là nguồn chất sắt dồi dào để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Bạn nên ăn những loại hạt này thay cho đồ ăn vặt hàng ngày.
Mỗi chén ngũ cốc có bổ sung sắt dành cho mẹ bầu chứa tới 10mg thành phần này. Do đó mẹ bầu có thể sử dụng các loại ngũ cốc hương vị thơm ngon, đóng gói tiện lợi để ăn sáng, giải quyết những cơn đói bất chợt hoặc thêm vào bữa phụ giữa buổi để đảm bảo dinh dưỡng trong thai kỳ.
Trái cây sấy Trong thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể rất lớn. Tuy nhiên tình trạng ốm nghén lại ảnh hưởng rất nhiều tới tình trạng ăn uống trong các bữa chính. Vì vậy việc ăn vặt vừa là giải pháp bổ sung dinh dưỡng, năng lượng vừa hạn chế sự mệt mỏi trong giai đoạn này. Trong đó, trái cây sấy là loại thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu rất lý tưởng trong những bữa nhẹ này. Chỉ ¼ chén nho khô, cơ thể được cung cấp 0.78mg sắt, còn mơ thì chứa tới 0.6mg sắt.
Sắt từ thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ có được hấp thu tốt hơn so với sắt từ nguồn gốc thực vật. Vì vậy, các sản phụ ưu tiên ăn nhiều thịt, cá, trứng, vừa tăng thể lực cho mẹ và vừa cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Việc hấp thu chất sắt sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu các mẹ bầu đồng thời tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu vitamin C sau bữa ăn. Lúc này, nguồn trái cây tươi vùng nhiệt đới sẽ cho phép các sự lựa chọn đa dạng cho sản phụ. Đó là các loại hoa quả có tính chua như ổi, cam, quýt, bưởi, dâu, cà chua, kiwi, đu đủ, sơ ri… Nên ăn nguyên trái thay vì ép lấy nước, vì trái cây còn cung cấp lượng lớn chất xơ, giúp mẹ bầu đi đại tiện dễ dàng, phòng tránh táo bón.
Bên cạnh đó, việc cung cấp chất sắt sẽ gặp hạn chế nếu như sản phụ vô tình dùng chung với những chất làm ức chế hấp thu sắt. Đó là chấthay chất Cũng nên hạn chế dùng các sản phẩm từ sữa bởi các sản phẩm này ngăn chặn sự hấp thụ chất sắt từ thực phẩm, đặc biệt là đối với phụ nữ; nên dùng cách xa bữa ăn chính. Tương tự, chất caffeine cũng kìm hãm sự hấp thụ chất sắt từ thực phẩm; do đó, cũng không uống cà phê, coca hay nước ngọt có gas trong bữa ăn mà chỉ uống sau ăn 2 tiếng.