Đa phần khi mang thai, việc thay đổi những hormone trong cơn thể dễ khiến ngoại hình lẫn tâm lý mẹ bầu thay đổi liên tục. Họ thường quan trọng hóa mọi vấn đề, và cũng có thể khóc to để gây sự chú ý của gia đình… Tất cả những điều này được gọi là chứng mẫn cảm trong thai kỳ.
Hồi có bầu, em ngày nào cũng khóc. Đơn giản như chồng đi làm về trễ tí cũng tủi thân khóc, nghĩ chồng hết thương mình rồi! Nhìn thấy bạn bè rủ mình đi du lịch nhưng ba mẹ chồng không cho đi cũng khóc vì thấy cái số mình nó nghiệt ngã… Nói chung là ví em như “mít ướt” cũng chẳng có gì sai các mẹ ạ. Nhiều lúc chuyện chẳng đâu ra đâu em cũng làm mình làm mẩy với chồng. Giờ nghĩ lại may mà chồng em hiền chứ không chắc ổng cũng bỏ nhà đi vì chịu không nổi em rồi. Sau này em mới hiểu là không chỉ riêng em trở nên khó hiểu như vậy khi mang thai đâu, còn rất nhiều mẹ bầu khác cũng có các biểu hiện tương tự. Em chia sẻ lên đây để các ông bố biết mà yêu thương vợ mình hơn nha.
Hầu hết phụ nữ ở giai đoạn bắt đầu mang thai, đa phần đều không thích ứng được những biến đổi của cơ thể và luôn quan trọng hóa mọi vấn đề. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng mẫn cảm thai kỳ như:
Thay đổi về cơ thể: Hầu hết các mẹ bầu đều phải trải qua cảm giác ốm nghén. Thời kì này sẽ khiến nhiều mẹ bầu mệt mỏi, stress. Chưa kể về việc từ nay phải đi chậm, nói khẽ, không còn thường xuyên đi giao lưu, gặp gỡ với bạn bè nữa cũng là nguyên nhân làm mẹ bầu thấy tủi thân. Đặc biệt đối với những mẹ bầu trước giờ đã quen mắt với hình ảnh nhan sắc lung linh của mình thì sự thay đổi của cơ thể trong thời gian mang thai khiến nhiều mẹ bầu mất tự tin hơn rất nhiều.
Thay đổi về tâm lý: Quá trình chuyển đổi tâm lý từ con gái sang vai trò làm mẹ cần một thời gian để thích ứng. Vậy nên các ông đừng bỏ rơi mẹ bầu trong thời gian này nha.
Mẹ bầu hay khóc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Theo các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh được sự liên hệ giữa mẹ và bé trong thời gian thai kỳ có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ, cụ thể:
Thai nhi chậm phát triển: Khi mẹ bầu khóc nhiều, tinh thần sẽ bị suy sụp, đa số mẹ bầu sẽ trở nên ù lì, lười vận động và tăng cân nhiều hơn. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, khiến con không nhận đủ dưỡng chất để phát triển, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển não bộ.
Tăng động: Khi mẹ bầu bị căng thẳng, cơ thể liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine, hai loại hoóc-môn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến tâm trạng mẹ bầu dễ trở nên bồn chồn, kích động. Theo các chuyên gia, hai loại hoóc-môn này có thể “lây” qua thai nhi thông qua nhau thai, khiến hệ thần của trẻ không được ổn định, và nguy cơ mắc chứng tăng động cũng cao hơn hẳn.
Chậm nói: Mẹ biết không, có tới 15% trẻ em có mẹ gặp vấn đề tâm lý trong thời gian mang thai gặp các vấn đề về khả năng ngôn ngữ, và biểu hiện thường gặp là chậm nói. Nguyên nhân là do trong giai đoạn trầm cảm, bầu thường có xu hướng “lơ là” chế độ dinh dưỡng, dẫn đến việc thai nhi không được bổ sung dinh dưỡng một cách đầy đủ.
Tự kỷ: Những mẹ bầu thường xuyên cáu gắt sẽ sinh con dễ nổi giận, mẹ bầu bi quan sẽ sinh bé tự ti, lạnh lùng và tích cách bé cưng cũng ít bộc lộ cảm xúc hơn…
Bệnh tim:Bé có mẹ căng thẳng nhiều khi mang thai cũng là những đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với những bé được sinh ra bởi những người mẹ vui vẻ, lạc quan khác.
Rối loạn giới tính: Bên cạnh những hậu quả trên thì nếu mẹ bầu thường xuyên căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra các hormone cortisol nhiều hơn và làm ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone giới tính cho em bé trong bụng.
Mẹ bầu khóc nhiều phải làm sao?
Mẹ bầu hay khóc là một phần bình thường của thai kỳ. Đôi khi, cố để không khóc còn khiến bạn có cảm giác tồi tệ hơn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy muốn khóc thì không cần ngần ngại. Hãy nhớ rằng, đây là một trong nhiều rắc rối tự nhiên của thai kỳ mà bạn phải đối mặt với nó. Nếu bạn cảm thấy chán nản, hãy thử đi tắm, xem tivi hay bất cứ điều gì khác khiến bạn thư giãn. Hiếm khi, khóc quá nhiều là dấu hiệu trầm cảm.
Thai kỳ là một trong những khoảng thời gian quan trọng và tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời người phụ nữ. Các bác sĩ chuyên khoa phụ sản cho rằng, đó là thời kì thay đổi tâm lí tự nhiên nên thai phụ dễ xúc động, dễ nhạy cảm, thậm chí khóc lóc. Tuy nhiên, những biến đổi tâm lí đó lại có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, đặc biệt khi thai nhi từ 7 tháng tuổi. Khi thai nhi được 7 tháng tuổi đã hiểu và nghe được âm thanh bên ngoài của mẹ nên khi mẹ bầu khóc lóc, buồn bã, thai nhi cũng bị ảnh hưởng. Sau sinh, các bé yêu sẽ phải đối mặt với nguy cơ tự kỉ cao, hay quấy khóc… Vậy nên các mẹ bầu hạn chế suy nghĩ, hay tự “gặm nhấm” nỗi buồn để rồi người bị chịu thiệt thòi nhiều nhất là thai nhi đấy nha.
Phương án trị liệu.
Nói chuyện với những người đã sinh con
Tâm lý mẹ bầu sắp sinh thường hay lo lắng và hồi hộp, để trấn an việc này, mẹ bầu hãy nói chuyện với những người có kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp mẹ bầu thấy rằng mang thai và sinh con là một điều cực kì lý thú trong cuộc đời người phụ nữ, vì vậy không có gì phải lo lắng cả.
Tìm một vài việc để làm
Dù biết rằng khi mang thai cơ thể người mẹ cần được nghỉ ngơi, tuy nhiên nếu toàn bộ thời gian của các mẹ đều dành cho việc dưỡng thai thì càng dễ sinh ra triệu chứng mẫn cảm. Nếu mẹ bầu suốt ngày chỉ ngồi một chỗ mà không làm việc gì thì lại càng quan trọng hóa các vấn đề tâm lý đang tồn tại trong cơ thể mà thôi.
Duy trì việc giao lưu với bên ngoài
Nhiều mẹ khi mang thai là cách ly với thế giới bên ngoài chỉ vì lý do sợ bị lây bệnh, hoặc thấy ngoại hình của mình không còn eo thon như xưa nữa nên không còn muốn ra khỏi nhà. Tuy nhiên việc làm này càng khiến tâm lý của mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi nhiều hơn.
Cách tốt nhất là hàng ngày, các mẹ nên ra ngoài đi dạo công viên, thỉnh thoảng có thể đi xe bus. Khả năng miễn dịch của cơ thể các mẹ hoàn toàn có thể thích ứng với môi trường như vậy.
Trò chuyện với chồng
.
ra vậy , mình dễ khóc hay suy nghĩ nhiều lắm.