Top 5 # Tâm Lý Mẹ Bầu 3 Tháng Đầu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Tâm Lý Bà Bầu 3 Tháng Đầu Thai Kỳ: Buồn Vui Lẫn Lộn

Mỗi tam cá nguyệt trong thai kỳ, tâm lý bà mẹ tương lai lại trải qua trạng thái khác nhau. Đặc biệt, tâm lý bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ trải qua nhiều bất ổn rất cần chú ý.

Mẹ bầu kiểm chứng tâm lý trong 3 tháng đầu thai kỳ như sau

Tuần đầu mang thai: Hồi hộp, đôi khi ngờ vực, lo sợ, tình cảm lẫn lộn….Những người lần đầu làm mẹ, nhận lời vô số lời chúc mừng, sự chăm sóc của người thân bên cạnh sẽ mang đến hạnh phúc tột cùng. Đồng thời, cảm giác lo sợ cũng trộn lẫn vào niềm vui đó.

Ba tháng đầu do bị ốm nghén, nhiều bà bầu cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, cáu kỉnh và dễ quên. Mẹ bầu cũng nên chú yếu chế độ ăn, những kiêng kỵ trong giai đoạn này để bảo vệ thai nhi.

Trạng thái cảm xúc của mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất dường như được phóng đại. Khi vui thì cũng vui quá sức, khi buồn bã, tuyệt vọng cũng… chạm đỉnh. Có nhiều tình huống thông thường sẽ không đủ sức làm bạn bận lòng, nhưng trong thai kỳ sẽ làm bạn rơi nước mắt, chán nản, nổi giận với bản thân và gia đình.

Áp lực mang thai và viễn cảnh nuôi con đầu tiên làm mẹ bầu hoang mang. Nguy cơ sảy thai ở 3 tháng đầu tiên chiếm 20% so với các tam cá nguyệt khác. Chính vì vậy, tâm lý bà bầu 3 tháng đầu cũng vì thế mà hoang mang hơn.

Sự háo hức với vai trò mới

Giai đoạn đầu thai kỳ rât quan trọng. Tâm lý bà bầu sẽ thoải mái hơn khi cảm nhận được sự chia sẻ của người chồng, của cha mẹ và họ hàng xung quanh. Khi cân bằng được cảm xúc, mẹ bầu sẽ có cảm giác háo hức với bản năng làm mẹ.

Với người lần đầu tiên mang thai, bà bầu tập trung mọi quan tâm vào việc tìm hiểu thông tin về quá trình mang thai, chăm sóc thai nhi… Bạn luôn lắng nghe và tìm hiểu bé, bản năng làm mẹ phát triển tự nhiên.

Cuối ba tháng đầu thai kỳ, đứa bé trong bụng mẹ bắt đầu những cơn quẫy đạp nhẹ nhàng. Tâm lý bà bầu trong giai đoạn này đỡ áp lực hơn trước đó, khi có thể biết con khỏe mạnh và bắt đầu dấu hiệu sống. Quan hệ của mẹ và bé bắt đầu kết nối đặc biệt. Sự quan tâm và tình yêu thương dành cho thai nhi vực đỡ tinh thần người mẹ rất nhiều.

Lời khuyên dành cho thai phụ

Chăm sóc sức khỏe bản thân

Mẹ bầu nên chuẩn bị mọi thứ để chống đỡ với những khó chịu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bạn nên chuẩn bị thức ăn gần giường, ăn ngay khi vừa thức dậy để tránh bị nôn ọe, mệt mỏi. Đọc sách, nghe nhạc, đi dạo trong công viên, tập yoga nhẹ nhàng… Đó là những cách bạn tự chăm sóc bản thân, đồng thời chăm sóc cho con yêu trong bụng.

Tìm người tâm sự

Đừng tự mình suy nghĩ và giải quyết những lo lắng trong lòng. Tốt nhất, bạn nên chia sẻ với bố đứa bé cảm nghĩ của mình, nhận từ chồng sự chia sẻ, quan tâm. Điều này rất tốt cho tâm trạng của thai phụ.

Bạn đừng tự tạo bi kịch cho mình bằng những suy nghĩ tiêu cực, tưởng tượng điều xui rủi có thể xảy ra. Muốn làm được điều này, bà bầu hạn chế tìm đọc những bất hạnh khi sinh con đăng tải trên website, báo chí. Tìm đọc những câu chuyện nhẹ nhàng thư giãn, có nội dung tích cực sẽ giúp bà bầu cân bằng tâm lý.

Nụ cười và tâm lý thoải mái có tác dụng tích cực đến thai nhi trong bụng. Con có thể cảm nhận niềm vui, nỗi buồn của mẹ. Tâm lý vui vẻ tích cực của mẹ kích thích đại não hưng phấn, huyết áp, mạch đập, hít thở, dịch tiêu hóa ở trạng thái cân bằng, điều này vừa có lợi cho sức khỏe của mẹ, vừa cải thiện lượng máu đưa đến phôi thai, giúp thai nhi phát triển tốt.

Mang thai, sự thay đổi trong hoóc mon sẽ làm cho trạng thái tinh thần của người mẹ không ổn định, đặc biệt là tâm lý bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ. Thời kỳ này, các cơ quan trong cơ thể trẻ đang hình thành, tinh thần người mẹ không tốt sẽ dễ gây nên sự dị thường của thai nhi. Thai phụ nên ý thức được việc này để chủ động chọn cuộc sống thoải mái cho bản thân, giữ tinh thần lạc quan vui vẻ để thai nhi phát triển tốt hơn.

Làm Quen Với Những Thay Đổi Về Tâm Lý Của Mẹ Bầu Khi Thai 3 Tháng Đầu

1. Những thay đổi về tâm lý của người mẹ trong 3 tháng đầu

– Háo hức với vai trò mới

Điều này đặc biệt đúng với những người mẹ mang thai lần đầu. Và đặc biệt hơn, đó là niềm hạnh phúc vỡ òa của những người mẹ hiếm muộn.

– Tâm trạng nặng nề khi biết mình mang thai

– Lo lắng với thai kỳ lần này

Khi có những niềm vui đầu tiên hay trải qua sự lo lắng, nặng nề trong những phút ban đầu thì có thể người mẹ sẽ lo lắng không biết làm sao để chăm sóc bé, chăm sóc mẹ trong giai đoạn mang thai

Hay với những trường hợp có thai ngoài dự tính; sẽ lo lắng không biết việc giữ thai có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay tới cuộc sống hàng ngày hay không?

– Nhạy cảm hơn đối với những lời nói và hay có cảm giác muốn khóc

Khi mang thai, trạng thái tinh thần của phụ nữ rất dễ bị thay đổi và nhiều khi còn căng thẳng hơn so với bình thường. Các mẹ sẽ dễ xúc động dù đó chỉ là những chuyện nhỏ. Đây là dấu hiệu khá rõ ràng cho biết người phụ nữ đang có sự thay đổi về trạng thái tâm lý và dấu hiệu rõ ràng của việc mang thai.

– Trở nên khó tính và hay cáu gắt

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu trở nên khó tính hơn hẳn và luôn cáu gắt với mọi người xung quanh. Nhiều lúc sự khó chịu này của mẹ không chỉ gây ảnh hưởng cho thành viên trong gia đình; mà có khi lại còn khiến đồng nghiệp trong cơ quan phát hoảng và xa lánh. Dễ dẫn tới trạng thái cô lập của mẹ bầu đối với những người xung quanh.

2. Gợi ý hướng giải quyết tâm lý cho mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

– Thông báo cho người thân việc mình có em bé

Còn đối với những người mẹ cảm thấy việc em bé đến với mình là không đúng lúc thì việc chia sẻ với những người mình tin tưởng, thân yên sẽ giúp mẹ giải tỏa bớt tâm lý lo lắng, có những chia sẻ để người mẹ có thể có lựa chọn đúng đắn cho riêng mình.

– Tâm sự để được chia sẻ

Hãy tâm sự những điều làm mẹ sợ hãi và lo lắng với người thân. Những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với thai nhi. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên chia sẻ những tâm sự vui, buồn của mình với người khác để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.

– Chăm sóc bản thân nhiều hơn:

Làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, không nên làm việc nặng và quá sức. Mẹ có thể đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên… Việc chăm sóc bản thân trong thời gian này cũng đồng nghĩa với việc mẹ đang chăm sóc bé yêu của mình.

– Nghỉ ngơi và thư giãn giúp mẹ bầu thoải mái tâm lý trong 3 tháng đầu:

Thai phụ nên nghe những bài hát nhẹ nhàng, đọc những cuốn sách thú vị… Đây là những hoạt động có lợi cho việc điều hòa cảm xúc, nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt hơn, thoải mái hơn.

Những Lưu Ý Cho Mẹ Bầu 3 Tháng Đầu

Lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Thời gian cần được nâng lưu nhất trong thai kỳ

Biểu hiện rõ nét nhất của mang bầu thường là vào tuần thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ. Hãy đi khám bác sỹ để xác định chắc chắn. Nếu đã chắc chắn, bạn hãy lên kế hoạch ăn uống ngủ nghỉ hợp lý. Nên nhớ 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất của thai kỳ vì thai mới hình thành còn rất yếu, hãy lưu ý trong ăn uống và vận động để tránh động thai, sảy thai.

Điều gì đang xảy ra khi mang thai?

Thời gian mang thai được xác định là từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng và được quy định là từ tuần 1 đến 12 của thai kỳ. 3 tháng đầu này là thời gian thai nhi tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Đến tuần thứ 6 của thai kỳ thì phôi thai đã có kích thước to bằng hạt đậu rồi và trái tim bé nhỏ sẽ bắt đầu những nhịp đập đầu tiên. Đến khi kết thúc giai đoạn đầu tức là hết tháng thứ 3 thì các bộ phận, cơ quan của thai nhi bắt đầu được hình thành. Kích thước thai nhi đã to bằng quả táo và có thể nghe được tim thai qua ống nghe chuyên dụng.

Những thay đổi ở cơ thể của người mẹ

Khám thai trong 3 tháng đầu

Cách kiểm chứng đơn giản nhất là mình có thai hay không chính là dùng que thử thai, nếu hiện hai vạch thì có nghĩa là bạn đã mang thai. Tuy nhiên, chắc ăn nhất vẫn là lời khẳng định từ bác sỹ chuyên khoa rồi. Bác sỹ sẽ đưa ra các câu hỏi về tiền sử mắc bệnh của bạn, đồng thời khám tổng thể để xem bạn có mắc bệnh gì không và cũng sẽ đưa ra ngày dự sinh của bạn. 3 tháng đầu nên thăm khám định kỳ theo lịch khám của bác sỹ. Hãy nhớ đây là giai đoạn nhạy cảm, mọi thứ đều có thể xảy ra và việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp bạn yên tâm hơn.

Để 3 tháng đầu thật khỏe mạnh

Với những lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng đầuở phía trên, hi vọng các bà bầu sẽ có thêm nhiều kiến thức chăm sóc cho thai nhi của mình phát triển khỏe mạnh toàn diện thông minh hơn.

Học Cách Vượt Qua Nỗi Sợ Tâm Lý Cho Mẹ Bầu Tháng Thứ 9 Thai Kỳ

Trong thời gian mang thai tháng thứ 9, chắc hẳn không mẹ bầu nào có thể giữ được tâm lý bình ổn. Ngoài hàng trăm nỗi lo hiện lên khi bước vào phòng sinh, lại thêm sự “đeo bám” của các triệu chứng khó chịu tháng thứ 9. Tất cả khiến mẹ rơi vào trạng thái trầm cảm nghiêm trọng. Lời khuyên cho mẹ lúc này nên học cách chiến thắng nỗi sợ và chuẩn bị tâm lý đối mặt với chúng.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

Xem lại: Chăm sóc tâm lý toàn diện cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 8

Học cách vượt qua nỗi sợ về vấn đề sinh nở

Những mẹ bầu lần đầu làm mẹ đảm bảo dù có mạnh mẽ đến đâu cũng không thể bình tĩnh khi phải đối mặt với sứ mệnh sắp tới. Mỗi ngày tìm hiểu trên báo chí, sách vở, hơn hết là sự truyền miệng của những mẹ bầu trước về sự kinh khủng lúc sinh khiến mẹ cảm thấy áp lực vô cùng. Vậy nỗi sợ kinh điển của mẹ là gì?

Kinh hãi việc đau đẻ thật khủng khiếp

Mẹ phải đối mặt với cơn đau trong khoảng 16 đến 24h đồng hồ mới bắt đầu sinh. Tùy vào cơ địa mỗi người mà mức độ đau nhiều hay ít. Một số mẹ bầu bình thản với cơn đau đến lạ, không cảm nhận được dấu hiệu từ cơn đau đẻ. Mặt khác thì có trường hợp đau đến “chết đi sống lại”, la hét, lăn lộn vật vã.

Các bác sĩ sản khoa cho biết: “Ngày xưa các cụ cũng đau đẻ nhưng hầu hết không giống bây giờ. Những mẹ ngày trước đối mặt với cơn đau một cách tự nhiên và vượt qua một cách dễ dàng, thậm chí mỗi nhà còn sinh đến hơn chục người. Ngày nay do môi trường sống mới, mẹ bầu bây giờ điều kiện tốt hơn trước nên cảm thấy việc đau đẻ thật khủng khiếp. Có người còn ngất xỉu trước khi vào phòng sinh”.

Theo kết luận trên chắc mẹ cũng đã cảm nhận được sự kiên cường của các cụ ngày trước. Đau đẻ sẽ không khủng khiếp nếu mẹ bầu biết cách đối mặt với chúng. Chỉ cần mẹ bình tĩnh suy nghĩ đơn giản về trọng trách thiêng liêng này thì chắc chắn sẽ vượt qua thành công vượt mức mong đợi.

Ngày nay có rất nhiều cách để đánh bại nỗi sợ đau đẻ, mẹ có thể tham khảo để trang bị thêm kinh nghiệm cho mình:

Bỏ ngoài tai những lời nói tiêu cực

Điều làm tâm lý trở nên áp lực nhất chính là lời nói của người khác. Bởi thế, mẹ nên học cách bỏ ngoài tai những lời truyền miệng của người đi trước về những thứ tiêu cực khi sinh. Đừng quá cố gắng tin vào câu nói của người khác.

Có trường hợp họ sẽ phóng đại vấn đề, hơn thế làm nhiễu loạn thông tin khiến nguồn tin đưa vào không đáng tin cậy. Ngoài ra các phương tiện báo chí đôi khi cũng cho ra thông tin sai lệch, điều quan trọng nhất mẹ nên biết cách sàng lọc trước khi tiếp nhận.

Suy nghĩ tích cực hơn về trọng trách thiêng liêng

Song song đó, mẹ đừng ngồi một chỗ quá nhiều vì sẽ khiến những tư tưởng tiêu cực dần kéo đến. Hãy thử đốt thời gian vào những hoạt động có ích như nấu nướng, đi lại xung quanh, thêu thùa,… Những hành động này sẽ khiến mẹ trở nên bận rộn hơn, chẳng có thời gian mà suy nghĩ đến âu lo.

Tích cực thực hiện những bài vận động

Theo khảo sát của những mẹ bầu trước, việc thường xuyên áp dụng các bài massage, vận động thể thao giúp cho quá trình sinh nở trở nên thuận lợi. Mẹ không phải đối mặt quá lâu với cơn đau chuyển dạ, hơn nữa các cơn gò không làm mẹ phải mất sức quá nhiều.

Bởi thế thay vì dành thời gian lo sợ, mẹ hãy đứng dậy bắt tay luyện tập thể dục để quá trình “vượt cạn” thêm phần thuận lợi hơn.

Chuẩn bị trước tâm lý để đối phó với cơn đau

Tham gia các khóa học sinh nở

Ngày nay có rất nhiều lớp học thai sản được mở ra, nhằm giúp đỡ các mẹ bầu lần đầu làm mẹ học hỏi kinh nghiệm. Tại đây, các chuyên gia trình bày cho mẹ hiểu về cơ chế của cơn đau đẻ, cách rặn đẻ khoa học, làm thế nào để tránh mất sức trong khi chuyển dạ. Đăng ký cho mình khóa học sinh nở cũng là cách hay để mẹ có kiến thức, chuẩn bị tốt kỹ năng “vượt cạn” trong vài tuần nữa.

Những cơn đau đẻ kéo dài và không có hồi kết

Việc tốt nhất mẹ cần làm là “lơ” đi sự khó chịu của cơn gò đẻ, học cách thử thách chịu đựng của bản thân, vượt qua xem giới hạn chinh phục là ở mức nào. Nếu mẹ áp dụng cách này chẳng mấy chốc cơn đau đẻ sẽ “tự ái” và chẳng còn ở đó “làm phiền” mẹ nữa.

Biến chứng khi sinh làm mẹ bất an

Điều hiển nhiên, nếu mẹ cứ lo sợ về những rủi ro khi sinh nở thì cũng chẳng làm mọi việc tốt hơn. Biến chứng khi sinh là vấn đề mà mẹ bầu nào cũng phải chuẩn bị trước tâm lý đối mặt, hầu như tỉ lệ xảy ra rất thấp, do vậy mẹ đừng tạo áp lực cho chính bản thân.

Ngày nay với đội ngũ bác sĩ hiện đại, công nghệ thiết bị tiên tiến, các chuyên gia y tế sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành trọng trách. Đa số rủi ro đều được các bác sĩ hóa giải, những điều không may rất ít khả năng xảy ra. Bởi vậy mẹ cứ yên tâm đặt trọn sứ mệnh cho các chuyên gia, đừng quên chọn lựa nơi uy tín, đáng tin cậy để trao gửi niềm tin.

Học cách ổn định cảm xúc, giữ tâm lý bình ổn

Cuối thai kỳ lúc này mọi cảm xúc trở nên hoảng loạn hơn bao giờ hết, tuy nhiên mẹ cần phải bình tĩnh, lạc quan để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi.

Tăng tần suất thai giáo cùng con

Lúc trò chuyện mẹ cũng nên giới thiệu về nơi ở mới cho con nghe, kể về những điều tích cực, đáng yêu, đưa cho bé xem hình ảnh căn phòng mà mẹ đã thiết kế vô cùng xinh đẹp. Hành động này sẽ khiến bé ghi nhớ vào nhận thức, bé cảm thấy sự gần gũi của nơi ở mới, sau này khi chào đời không cảm thấy lạ lẫm.

Cuối tam cá nguyệt mẹ nên tăng tần suất thai giáo lên nhiều hơn, song song việc trò chuyện mẹ thay phiên đọc sách, cho bé nghe nhạc, chơi trò chơi cùng bé để thúc đẩy nhanh quá trình hoàn thiện ở trẻ.

Việc mẹ tạo thói quen này thường xuyên không những giúp trí não bé được hoạt động hiệu quả, mà còn khiến tâm trạng mẹ trở nên tích cực hơn, mẹ không phải tốn quá nhiều thời gian để chìm đắm trong lo âu, suy nghĩ.

Xme thêm: Thai giáo 3 tháng cuối: Bước ngoặt lớn cho sự chào đời của bé

Chia sẻ kinh nghiệm cùng những mẹ bầu khác

Cuối thai kỳ lúc này mẹ đã nghỉ thai sản, nếu suốt ngày quanh quẩn góc nhà chỉ khiến mẹ buồn chán. Mẹ hãy tự tạo niềm vui bằng cách họp mặt bạn bè, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cũng những mẹ bầu khác.

Bố nên đồng cảm với mẹ giúp tình cảm vợ chồng thêm phần khăng khít

Ngoài ra làm sao bảo đảm sức khỏe cho con, nuôi dạy con tốt, cũng là câu hỏi mà bố đắn đo mỗi đêm. Bởi thế lúc này hai vợ chồng cần khăng khít bên nhau, động viên vượt qua khó khăn. Hai vợ chồng tự tạo niềm vui bằng cách cùng nhau đi mua sắm đồ mới cho con, đi xem phim, ăn uống.

Bố có thể học hỏi kinh nghiệm chăm sóc vợ bầu từ những đồng nghiệp đi trước hoặc nhờ đến bố mẹ vợ. Hành động đó vừa có ích cho cuộc sống sau này, lại còn được ghi điểm trong mắt bố mẹ, ngại gì không thử bố nhỉ.

Chỉ còn ít tuần nữa thôi thành viên mới sẽ chào đời trong niềm hân hoan của cả gia đình. Bởi thế nhiệm vụ lúc này của mẹ là phải giữ cho sức khỏe thai kỳ thật tốt, tránh xa những lo âu, sợ hãi, hơn thế bố phải luôn đồng hành cùng mẹ ở giai đoạn này, vì sự chăm sóc của người chồng là liều thuốc tuyệt vời nhất mang đến cho mẹ bầu niềm hạnh phúc trọn vẹn.