Top 11 # Tại Sao Mẹ Bầu Lại Bị Phù Chân Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Mẹ Bầu Bị Phù Chân

Sự tăng lượng dịch cơ thể khi mang thai: đây là cơ chế tuyệt vời của tạo hóa để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển an toàn của thai nhi trong cơ thể người mẹ. Sự tăng 50% lượng chất lỏng trong cơ thể trong suốt quá trình mang thai (lượng chất lỏng này chiếm 25% lượng tăng trọng lượng cơ thể lúc mang thai) giúp cơ thể người mẹ “mềm mại” hơn, và có khả năng dãn nở ra theo sự lớn dần của thai nhi. Tuy nhiên, với lượng dịch cơ thể tăng lên, trọng lượng cơ thể tăng lên và cơ thể dãn nở ra nhiều hơn nên tạo áp lực (trong đó có trọng lực và lực dãn nở) gây chèn ép các mạch máu làm máu khó lưu thông về tim gây ra hiện tượng phù, nhất là ở các vị trí ở xa tim nhất như tay, chân.

Do lượng chất lỏng tăng lên nên để tạo môi trường đẳng trương cho các tế bào thì cơ thể cần thêm nhu cầu các chất điện giải, chủ yếu là kali. Sự bổ sung thiếu hụt các chất điện giải (nhiều Natri mà lại thiếu Kali) cũng là nguyên nhân gây phù nặng hơn.

Ngoài ra, một số thói quen khác như đứng lâu, tư thế khi nằm, uống café hoặc bia rượu, ăn nhiều muối Natri… cũng làm nặng thêm tình trạng này.

Để đôi chân được nghỉ ngơi và thư giãn càng nhiều càng tốt: hạn chế đứng lâu, chọn mang loại dép mềm, đế thấp. Tránh mặc quần áo chật hay mang vớ chật.

Khi nằm ngủ nên nghiên sang bên trái để hạn chế tử cung chèn ép lên tĩnh mạch khung chậu.

Nên ngâm chân vào nước ấm khoảng 10-15 phút trước khi đi ngủ.

Ngâm chân vào nước ấm giúp mẹ bầu giảm phù chân

Tập thể dục đều đặn để giúp máu lưu thông tốt hơn, đặc biệt là tập yoga sẽ rất hiệu quả.

Ăn nhạt hơn, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây, đặc biệt là những loại có nhiều kali như cam, dưa hấu, chuối, rau chân vịt…

Có thể dùng bài thuốc dân gian: nấu râu ngô với nước để uống như trà trong ngày (lượng vừa phải để tránh lợi tiểu quá mức).

Không uống các đồ uống có cafein và các đồ uống có cồn.

Nguyên Nhân Mẹ Bầu Bị Phù Chân Tháng Cuối

Phù chân khi mang thai là như thế nào?

Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở thai phụ, nó có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu, nhưng bệnh lý này khi mang thai tháng cuối sẽ phổ biến hơn trong thai kỳ do trọng lượng thai nhi ngày càng to, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông, gây phù nề. Bên cạnh đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật, một hội chứng cao huyết áp trong thai kỳ và rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời khi mang thai.

Mẹ bầu bị phù chân

Triệu chứng phù chân ở mẹ bầu

Thai phụ bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt, thậm chí kèm theo đau đầu, đau dữ dội vùng dưới xương sườn, rối loạn thị giác, sưng cả tay và mắt, mờ mắt, đau bụng thì đây là dấu hiệu báo nguy và nếu đến giai đoạn này, mẹ bầu lẫn thai nhi đang trong tình trạng khẩn cấp. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và có thể làm suy thai hoặc sinh non. Do đó mẹ bầu cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Vì sao bà bầu bị phù chân tháng cuối?

Nguyên nhân chính gây ra phù chân ở bà bầu là do:

Những thay đổi trong máu

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tự động đẩy mạnh khả năng sản xuất máu, làm cho lượng máu được tạo ra nhiều hơn bình thường tới 50%. Lượng máu bao gồm các dưỡng chất này được dùng để nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, nó cũng chính là nguyên nhân gây sưng phù cơ thể của thai phụ.

Sự thay đổi về trọng lượng cơ thể

Trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu thường tăng từ 8kg cho đến 20kg. Điều này sẽ tạo áp lực khá lớn nên đôi chân. Do đó, chân thường bị sưng.

Trọng lượng cơ thể tăng khiến mẹ bị phù chân

Giãn tĩnh mạch giai đoạn mang thai

Một số ảnh hưởng của thay đổi nội tiết tố thời kỳ mang thai, sử dụng đồ uống có cồn, rượu hoặc nhiệt độ môi trường nóng, ẩm nhiều cũng dẫn đến tình trạng, phù chân khi mang bầu.

Ngoài ra mặc đồ quá chật, làm những công việc quá với sức khỏe của mình khiêng vác nặng, chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực như tập tạ, đi giày cao gót. Những nguyên nhân này cũng có thể gây ra phù chân.

Ngoài ra, các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng dẫn đến tình trạng ho nhiều và dai dẳng.

Những cách giảm phù chân khi mang thai những tháng cuối

Hạn chế ăn mặn: Mẹ bầu càng ăn mặn, cơ thể càng tích trữ nhiều nước hơn, dẫn đến tình trạng phù chân khi mang thai càng thêm nghiêm trọng. Hơn nữa, việc ăn mặn cũng ảnh hưởng không tốt đến huyết áp, mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý.

Uống nước: Nước là phương pháp tự nhiên giúp các mẹ bầu đào thải hết các độc tố trong cơ thể mình ra ngoài. Uống đủ nước khi mang thai giúp các cơ quan chức năng trong cơ thể hoạt động hài hòa và nhịp nhàng hơn. Đồng thời cũng tránh được quá trình tích lũy chất lỏng gây phù.

Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như: đậu đỗ, các sản phẩm từ sữa, ăn nhiều rau xanh như cải bắp, rau ngót… và các loại hoa quả, trái cây. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm. Hạn chế thức ăn vặt.

Xây dựng thực đơn khoa học cho bà bầu bị phù chân

Hạn chế đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Khi ngồi không nên vắt chéo chân mà hãy duỗi thẳng chân để máu dễ dàng lưu thông.

Không nên đi giày cao gót. Mang giày phù hợp, giày quá chật cũng khiến máu bị dồn về phía chân nhiều hơn. Mẹ bầu nên chọn những đôi giày bệt rộng rãi và thoải mái

Vận động nhẹ nhàng bằng những bài tập tốt cho mẹ bầu như yoga, bơi lội, đi bộ… chúng sẽ giúp máu được lưu thông dễ dàng hơn.

Kê cao chân khi nằm: Cách này sẽ giúp giảm bớt lượng máu dồn xuống chân, hạn chế bớt tình trạng sưng phù. Khi ngồi, mẹ bầu cũng nhớ kê thêm ghế nhỏ dưới chân và thường xuyên nhúc nhích chân để không bị tê, mỏi.

Mang Thai Tháng Thứ 8 Bị Phù Chân Có Sao Không?

Theo các chuyên gia có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu khi mang thai tháng ths 8 bị hiện tượng phù chân. Một trong số các nguyên nhân khiến mẹ bầu tháng thứ 8 bị chứng phù chân là do sự phát sinh của hóc môn Relaxin. Theo khoa học thì hóc môn này khiến cho các dây chẳng ở chân của mẹ bầu trở nên lỏng lẻo và giãn ra. Càng về những tháng cuối, gần đến ngày sinh thì hóc môn này càng được tiết nhiều hơn, đây chính là nguyên nhân khiến bàn chân của mẹ lớn hơn so với thời kì ban đầu. Nếu bà bầu tháng thứ 8 bị phù chân do nguyên nhân này thì bạn không cần quá lo ngại. Chỉ cần khi sinh xong, chân của bạn sẽ nhanh chóng trở lại vị trí ban đầu. Bằng một vài thao tác mát xa đơn thuần bạn sẽ nhanh chóng lấy lại được đôi chân thon gọn nhỏ xinh.

2. Bị phù chân khi mang thai tháng thứ 8 ẩn chứ nhiều nguy hiểm

Việc sưng vù chân khi mang thai ở tháng thứ 8 là dấu hiệu sinh lý bình thường không đáng lo. Bạn cần nghỉ ngơi hợp lý để giúp các dấu hiệu sưng này giảm đi. Tuy nhiên, nếu các mẹ bầu để cho tình hình sưng này tiếp diễn và không có biện pháp kiêng khem thì rất dễ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Nó sẽ dân đến các hiện tượng biến chứng như đau chân kèm theo đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng.

Bị phù chân khi mang thai tháng thứ 8

Điều đáng lo ngại là nếu để tình trạng này diễn biến và không có biện pháp khắc phục thì khả năng bạn mắc chứng tiền sản giật là rất lớn.Theo khoa học thì tiền sản giật là một hội chứng của cao huyết áp trong thời kì mang thai. Nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe không tốt cho bà bầu như suy yếu hệ thống thần kinh cũng như không cung cấp đủ oxy cho thai nhi. Điều này cản trở sự phát triển của bão bộ bé.

Bà Bầu Bị Phù Chân Sớm Từ Tháng 4 Có Sao Không, Nguyên Nhân, Cách Trị

1. Bà bầu bị phù chân sớm có sao không?

1.1. Hiện tượng phù chân ở bà bầu là như thế nào?

Trong thời kỳ bầu bí, phù nề bàn chân là một hiện tượng sinh lý khá phổ biến xảy ra với hầu hết các chị em phụ nữ. Việc bàn chân sưng phù không chỉ gây khó khăn trong việc di chuyển, sinh hoạt của mẹ bầu mà còn có thể là dấu hiệu sớm của những mối nguy hại đến sức khỏe mà phụ nữ mang thai phải đối mặt.

Thông thường, đa phần mẹ bầu sẽ bắt đầu có hiện tượng phù chân ở tháng thứ 5 thai kỳ và càng trở nên nghiêm trọng vào ba tháng cuối. Trọng lượng cơ thể tăng nhanh tạo ra sức ép lên chân khiến bàn chân, mắt cá chân và cả bắp chân có thể bị phù. Tùy theo tình hình sức khỏe, cơ địa của mỗi thai phụ thì hiện tượng này có thể xảy ra ở sớm hoặc muộn hơn trong thời gian mang thai.

1.3. Nguyên nhân gây phù chân ở bà bầu

Có nhiều cách lý giải khác nhau cho câu hỏi tại sao bà bầu bị phù chân sớm và một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do khi mang thai, cơ thể người mẹ sản sinh ra rất nhiều hormone Relaxing. Đúng như tên gọi của nó, đây là một dạng hormone khiến các dây chằng trở nên mềm mại hơn và giãn ra, dẫn đến hiện tượng “chân voi” ở phụ nữ mang thai. Càng về cuối thai kỳ, loại hormone này càng được tạo ra nhiều hơn khiến chân mẹ bầu to hơn rõ rệt so với thời kỳ đầu.

Nguyên nhân thứ hai như đã nói ở trên là do sự lớn lên của thai nhi trong bụng mẹ. Khi bé ngày càng “tăng cân” thì áp lực đè nặng lên các tĩnh mạch vùng chậu cũng ngày càng lớn, khiến máu khó lưu thông và thoát dịch gây phù.

Ngoài ra, có một số thói quen thường ngày của bà bầu cũng có thể khiến chân dễ xảy ra hiện tượng sưng phù như mặc đồ chật, tập các môn thể thao nặng, ho nhiều hay mang vác những vật nặng…

1.4. Bà bầu bị phù chân sớm có sao không?

Nhiều người khá hoang mang khi bị phù chân sớm và thường thắc mắc bà bầu bị phù chân tháng thứ 4 của thai kỳ thì có sao không? Trên thực tế, phù nề là một hiện tượng sinh lý khá bình thường nên không cần quá lo lắng kể cả khi bà bầu bị phù chân sớm hơn thông thường. Mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi đủ là triệu chứng sẽ thuyên giảm.

Tuy nhiên, có một số dấu hiệu bất thường mà bạn cần lưu ý bởi nó có thể là lời cảnh báo cho chứng tiền sản giật – một trong 35 bệnh nguy hiểm khi mang thai có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tính mạng của bà bầu. Cụ thể, nếu tình trạng phù chân kéo dài lâu ngày đi kèm các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, thị giác thay đổi, đau bụng, tay và mặt cũng bắt đầu sưng… thì bạn cần đến khám ngay tại các cơ sở khám chữa thai sản uy tín để kịp thời chẩn đoán và chữa trị nếu có nguy cơ xảy ra tiền sản giật.

Đầu tiên, khi bà bầu bị phù chân sớm, cần phải theo dõi sát sao các triệu chứng của cơ thể để đảm bảo kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và điều trị sớm nhất có thể nếu chẳng may là các biến chứng nguy hiểm của thai kỳ.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau giúp thuyên giảm hiện tượng sưng phù chân như các thực phẩm có chứa nhiều protein như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu giàu dinh dưỡng… Hạn chế ăn mặn và các thực phẩm khó tiêu như khoai, hành tây, gạo nếp… để giúp việc lưu thông máu được dễ dàng hơn.