Có bầu là niềm hạnh phúc của rất nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang bầu, cơ thể người mẹ sẽ xảy ra khá nhiều sự thay đổi làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Trong đó có tình trạng rối loạn giấc ngủ. Vậy, bà bầu bị mất ngủ về đêm 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối phải làm sao?
Mẹ bầu hay bị mất ngủ về đêm do đâu?
Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở bà bầu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như sau:
Do tâm lý căng thẳng, lo âu: Khi phụ nữ mang thai, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone thai kỳ, có tên là progesterone. Loại hormone này sẽ khiến cho tâm lý mẹ bầu thay đổi. Họ sẽ trở nên nhạy cảm, lo lắng và rất dễ bị tức giận. Không chỉ vậy, đây là thời điểm mà mẹ bầu hay suy nghĩ nhiều nhất về sự phát triển cũng như tương lai của con sau này. Chính vì lẽ đó, mẹ bầu hay thao thức trằn trọc và khó có thể sớm chìm vào giấc ngủ
Do hệ tiêu hóa có vấn đề: Tình trạng trào ngược dạ dày diễn ra khá phổ biến ở những mẹ bầu đang mang thai ở những tháng cuối. Nguyên nhân là do lúc này thai nhi ngày càng lớn, càng gây sức ép lên dạ dày. Ngoài ra, khi phụ nữ mang thai, hệ tiêu hóa của họ cũng hoạt động kém đi. Điều này càng khiến cho phần thức ăn bị đọng lại trong dạ dày. Từ đó gây nên tình trạng ợ nóng, ợ hơi, khó tiêu và dẫn đến tình trạng bà bầu mất ngủ về đêm.
Do hệ hô hấp: Sự thay đổi hormone khi mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp ở người mẹ. Không chỉ thế, càng về giai đoạn sau, dạ con càng gây chèn ép đến cơ hoành. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu trở nên khó thở, cơ thể mệt mỏi và không thể ngủ sâu giấc.
Tiểu đêm nhiều lần: Trong thời gian mang thai, thận sẽ hoạt động tăng tần suất từ 30 % đến 50% so với mức bình thường. Từ đó khiến cho hàm lượng ure tăng cao và nước tiểu cũng sẽ được sản xuất ra nhiều hơn. Hơn thế nữa, khi thai nhi càng lớn, tử cung càng bị chèn ép lên bàng quang và kích thích nước tiểu. Điều này khiến cho chị em phụ nữ thường xuyên phải đi tiểu nhiều hơn 2 lần/đêm và gây ra tình trạng mất ngủ về đêm ở bà bầu, giấc ngủ bị gián đoạn, chập chờn.
Do bị chuột rút: Chuột rút hay xảy ra ở các bắp, đùi và nhanh chóng chuyển thành các cơn đau khi phụ nữ mang bầu. Tình trạng này thường lặp đi lặp lại ở những tháng cuối kỳ thai kỳ và khiến cho mẹ bầu luôn ở trong cảm giác khó chịu.
Bà bầu mất ngủ phải làm sao?
Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu
3 tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian mà mẹ bầu mệt mỏi nhất. Chính vì vậy, để có được giấc ngủ ngon và sâu, mẹ bầu nên thực hiện theo những mẹo sau:
Nên dành nhiều thời gian để ngủ và nghỉ ngơi.
Tăng cường uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất lỏng vào ban ngày, hạn chế vào buổi tối.
Để tránh những cơn buồn nôn do ốm nghén, bạn nên ăn một chút bánh quy và đồ ăn nhẹ. Đồng thời, chia khẩu phần ăn thành nhiều phần nhỏ trong ngày và luôn có thói quen ăn bánh quy mỗi khi buồn nôn.
Khi ngủ, bạn nên nghiêng về bên trái để máu có thể được lưu thông dễ dàng. Bạn có thể đặt thêm một chiếc gối nhỏ ở dưới bụng hoặc giữa phần 2 đầu gối để tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể.
Nên trang bị loại đèn vàng, có độ sáng dịu nhẹ trong phòng ngủ để mỗi khi thức dậy, bạn không bị chói mắt quá.
Nên đi ngủ vào một thời điểm nhất định trong đêm. Thói quen này sẽ tạo nên phản xạ tự nhiên và giúp cho cơ thể bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ ở các lần tiếp theo.
Uống trà mất ngủ phải làm sao? Những cách điều trị hiệu quả
Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa
Ở thời điểm này, sức khỏe của mẹ bầu dần đi vào ổn định hơn. Tuy nhiên, tình trạng khó ngủ vẫn có thể xảy ra nếu mẹ bầu thường xuyên bị ợ nóng, ợ hơi, ợ chua vào ban đêm. Mẹ bầu nên thực hiện theo những cách sau để duy trì giấc ngủ ngon:
Hạn chế tiêu thụ đồ ăn có nhiều dầu mỡ, sử dụng nhiều gia vị.
Mỗi khi ngủ, bạn nên dùng gối cao để tránh trường hợp axit dạ dày bị trào ngược lên vùng thực quản. Thêm vào đó, bạn nằm ngủ nghiêng sang một bên sao cho phần hông với đầu gối cong.
Trước khi đi ngủ, bạn không nên ăn quá nhiều để hạn chế tình trạng gặp phải ác mộng. Đồng thời, nếu tâm lý có nhiều bất ổn, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Ở 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu hay đi tiểu nhiều nhất. Thêm vào đó, tâm lý chuẩn bị cho việc sắp vượt cạn thường khiến cho mẹ thao thức, trằn trọc vào ban đêm. Mẹ bầu có thể làm theo những cách sau để nhanh chóng đi sâu vào giấc ngủ:
Tư thế ngủ tốt nhất là nghiêng sang bên trái. Tư thế này rất tốt cho tử cung, thai nhi. Đồng thời, nó cũng giúp cải thiện khả năng tuần hoàn và lưu thông máu hiệu quả.
Khi ngủ, mẹ bầu nên ôm thêm một chiếc gối ngủ để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Để tránh tình trạng bị chuột rút, bạn không nên sử dụng nước ngọt có ga.
Nếu nằm trằn trọc và mãi không thể ngủ được, bạn nên đọc báo hoặc xem tivi. Hoạt động này sẽ khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi và muốn ngủ trở lại.
Bà bầu mất ngủ nên ăn gì?
Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm sau trong chế độ ăn hàng ngày:
Tâm sen, củ sen: 2 bộ phận này của sen có tính hàn,vị đắng, có công dụng an thần, trị rối loạn giấc ngủ rất tốt. Đây là vị thuốc tự nhiên vừa an toàn lại rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Các loại thực phẩm dồi dào vitamin B6: Loại vitamin này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự chuyển hóa hoạt chất tryptophan thành chất serotonin. Nhờ cơ chế này mà cơ thể luôn ở trong trạng thái thư giãn, ổn định.
Pho mát: Hàm lượng canxi có trong pho mát giúp hỗ trợ tăng cường sản xuất melatonin – một chất quan trọng trong việc điều hòa, cân bằng giấc ngủ. Bạn nên ăn pho mát vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối bởi có thể khiến cho cơ thể dễ bị béo phì.
Thực phẩm giàu vitamin B1: Các loại thực phẩm này có vai trò quan trọng trong việc giúp mẹ bầu thuyên giảm căng thẳng, stress nhờ cơ chế điều hòa hệ thần kinh luôn ở trong trạng thái ổn định.
Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Câu trả lời là có. Bởi lẽ, bất cứ khi nào cơ thể người mẹ có sự thay đổi cũng đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé. Một số ảnh hưởng xấu đến thai nhi khi mẹ bầu liên tục bị rối loạn giấc ngủ có thể kể đến là:
Gây ra tình trạng thiếu máu ở trẻ: Khoảng thời gian từ 23 giờ đến 3 giờ sáng chính là thời điểm cơ thể người mẹ đang sản xuất ra hồng cầu. Nếu mẹ bầu hay mất ngủ vào khoảng thời gian này sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình lưu thông, tuần hoàn máu. Từ đó, thai nhi sẽ rất dễ bị thiếu máu và yếu ớt.
Trẻ chậm phát triển: Từ tuần thứ 24 trở đi, hệ thống não bộ cũng như các giác quan của trẻ đang dần đi vào sự ổn định. Nếu mẹ bầu không duy trì thói quen ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, hoạt động trao đổi chất ở cơ thể sẽ bị đảo lộn, nội tiết tố bị rối loạn và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải quyết vấn đề bà bầu bị mất ngủ về đêm 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối phải làm sao? Có thể nói, giai đoạn mang thai là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm đối với cả mẹ và bé. Chính vì vậy, mỗi mẹ bầu hãy biết cách chăm sóc bản thân ngay từ trong từng giấc ngủ để bé khi chào đời luôn được khỏe mạnh, phát triển bình thường.