Top 7 # Sữa Chua Probi Gây Ung Thư Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Sữa Đậu Nành Là Sát Thủ Gây Ung Thư Vú?

Sữa đậu nành là thực phẩm giàu protein đang được nhiều chị em phụ nữ ưa thích, tuy nhiên sữa đậu nành có thể gây ung thư vú?

Mới đây, giới truyền thông Trung Quốc đưa tin về một phụ nữ bị ung thư vú do sử dụng sữa đậu nành, bác sĩ Tôn Nhất Hồng, Chủ nhiệm khoa Xét nghiệm đặc biệt, Bệnh viện thành phố Ninh Ba, Trung Quốc, cảnh báo trên tờ Health rằng, uống sữa đậu nành tự xay tại nhà theo phương pháp thực dưỡng đang được đông đảo phụ nữ áp dụng, song tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có hại.

Đậu nành rất giàu estrogen thực vật. Đối với phụ nữ có lượng estrogen thấp, uống sữa đậu nành với một lượng vừa phải sẽ rất tốt cho cơ thể, nhưng ở chị em có lượng estrogen tương đối cao, nếu uống liên tục sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí gây ung thư.

Bà Lý 45 tuổi, là bệnh nhân của bác sĩ Hồng. Người phụ nữ này rất quan tâm đến phương pháp thực dưỡng nên tự chế biến sữa đậu nành và uống liên tục trong gần 3 năm. Khi thấy trong người có nhiều biểu hiện lạ, bà đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, phát hiện bị ung thư vú. Kết quả đo estrogen của bà cao gấp mấy lần so với người bình thường.

Bác sĩ Hồng nhìn nhận, con người hiện đại rất chú trọng ăn uống dưỡng sinh, mọi người đều biết ăn thực vật nguyên sinh là một trong những phương pháp thực dưỡng hiệu quả. Đặc biệt sữa đậu nành có chứa nhiều chất estrogen, rất tốt cho dưỡng sinh và tăng hấp thụ tiêu hóa.

Trong những ngày đông giá lạnh, uống một ly sữa đậu nành nóng vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể cảm thấy sảng khoái. Thế nhưng thứ nước uống ngon mát, bổ dưỡng này cũng như các thực phẩm khác, dùng nhiều sẽ vô cùng nguy hiểm. Như Khổng Tử nói “Vật cực tất phản”, tức là bất cứ thứ gì lạm dụng cũng gây ra tác dụng ngược lại.

Ngoài sữa đậu nành, bác sĩ còn phát hiện 5 thực phẩm chức năng tưởng là “thần dược” như sữa ong chúa, gelatin, thiết bì phong đẩu, sâm Tây Dương, bột đạm đều không thích hợp cho tất cả phụ nữ. “Bồi bổ cơ thể không hợp lý sẽ đem đến nhiều phiền phức, thậm chí còn gây ra hậu quả nghiêm trọng”, bác sĩ nói.

Trong khi đó, Giáo sư Nguyễn Bá Đức – Phó Chủ tịch Hội Phòng chống ung thư Việt Nam – Nguyên Giám đốc Bệnh viện K trung ương cho biết, thông tin trên không có cơ sở khoa học. Hiện nay, ung thư vú cũng giống như các ung thư khác còn chưa xác định nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia ung thư đều khuyến cáo 80% ung thư do yếu tố ngoại sinh, đó là môi trường, lối sống, ăn uống…

Tuổi càng cao thì nguy cơ ung thư vú càng tăng, cao nhất là ở tuổi 50-60. Nếu đã mắc ung thư vú một bên thì bên còn lại cũng có nguy cơ mắc cao.

Một số vấn đề về sức khỏe sinh sản: Có con muộn hay không đẻ, dậy thì sớm (trước tuổi 12), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi), dùng thuốc tránh thai hoặc dùng nội tiết thay thế kéo dài ở tuổi mãn kinh… đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Phụ nữ có đột biến gen BRCA nên được tầm soát ung thư vú thường xuyên hơn. Phụ nữ từ 20 tuổi, nên tự khám vú hằng tháng. Từ 25 tuổi, nên khám vú 2-3 lần/năm do nhân viên y tế thực hiện và chụp nhũ ảnh 1năm/lần.

Thực Hư Thông Tin “Sữa Công Thức Gây Ung Thư”

Thế nào là sữa công thức?

Sữa công thức còn được gọi với cái tên khác là sữa bột trẻ em hay Baby formula. Sản phẩm này được sản xuất để làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi. Vì có thành phần tương tự công thức hóa học của sữa mẹ do đó do đó sữa công thức có thể được sử dụng để thay thế một phần hoặc hoàn toàn cho sữa mẹ.

Sữa công thức có khác sữa bột?

Sữa công thức có khác sữa bột không là thắc mắc chung của nhiều người. Thực tế, theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa công thức là một dạng của sữa bột. Tuy nhiên, nếu sữa bột sử dụng cho nhiều đối tượng thì sữa công thức chỉ áp dụng cho từng đối tượng và có thêm hoặc bớt một số thành phần.

Hiện nay trên thị trường có 3 loại sữa công thức cơ bản gồm:

Sữa công thức pha sẵn: Cách sử dụng loại sữa công thức này vô cùng đơn giản, sau khi mở nắp bạn có thể sử dụng, không cần pha chế.

Sữa cô đặc và sữa công thức dạng bột: Để sử dụng bạn cần pha sữa theo tỷ lệ sữa và nước đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thực hư thông tin “Sữa công thức gây ung thư”

Gần đây trên mạng xã hội lan truyền thông tin “sữa công thức gây ung thư”. Điều này khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang, đặc biệt là các mẹ bỉm sữa. Theo đó, một số tờ báo tại Hong Kong cho biết, Hội đồng Người tiêu dùng Hong Kong kiểm tra và phát hiện 15 loại sữa bột công thức, trong đó có sản phẩm của các hãng nổi tiếng, có chứa 3-MCPD, 9 mẫu có chứa chất Glycidyl este có nguy cơ gây ung thư.

Thông tin này ngay sau đó đã được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội của Việt Nam và thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng.

Trong số 15 nhãn sữa mà Hội đồng Người tiêu dùng Hong Kong kiểm tra thì tất cả đều chứa 3-MCPD – chất được tạo ra trong quá trình tinh chế chất béo thực vật dưới nhiệt độ cao. Theo đó, nếu tiêu thụ vượt mức cho phép, 3-MCPD sẽ làm hỏng chức năng thận và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nam giới.

Đặc biệt, nếu sử dụng lâu dài, 3-MCPD tích tụ gây hại cho cơ thể. Nếu trẻ em uống sữa công thức theo lượng khuyến cáo ghi trên bao bì, em bé 1 tháng tuổi sẽ tiêu thụ khoảng 106 gram sữa công thức với lượng 3-MCPD vượt quá mức cho phép. Những trẻ chỉ nuôi bằng sữa công thức mà không có sữa mẹ nguy cơ càng cao hơn.

Trong số các sản phẩm sữa công thức mà Hội đồng Người thiêu dùng Hong Kong kiểm nghiệm có nhiều thương hiệu sữa nổi tiếng như Wyeth, Mead Johnson, Abbott, Meiji…

Để giải đáp những thắc mắc và nghi vấn của người tiêu dùng, Cục An toàn thực phẩm đã liên lạc với đầu mối Hệ thống các cơ quan an toàn thực phẩm quốc tế (INFOSAN) của Hong Kong và đã được cung cấp thông tin. Cụ thể, phía Hong Kong cho biết 3-MCPD và GE được tìm thấy trong 15 sản phẩm dinh dưỡng công thức là những chất sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm, hoặc có thể có trong một số thực phẩm.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) và các quốc gia như Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Singapore và châu Âu (EU) chưa đưa ra bất cứ tiêu chuẩn nào về 3-MCPD trong các sản phẩm dinh dưỡng công thức. Do đó, chưa có căn cứ nào có thể kết luận sữa công thức gây ung thư.

Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết sẽ tiếp tục với cơ quan quản lý của Hong Kong, các tổ chức quốc tế và các cơ quan quản lý của các quốc gia khác để cập nhật những thông tin mới nhất về các quy định đối với 3-MCPD có trong sữa công thức từ đó thông báo tới người tiêu dùng để lựa chọn được sản phẩm phù hợp, đảm bảo an toàn.

Nên chọn sữa công thức cho bé như thế nào?

Sự đa dạng của các sản phẩm sữa công thức trên thị trường giúp các bậc phụ huynh dễ dàng tìm kiếm cho bé loại sữa công thức phù hợp. Tuy nhiên, quan trọng nhất là bố mẹ cần biết phân biệt và lựa chọn đúng sản phẩm mà bé đang cần.

Để tránh những nhầm lẫn không đáng có đồng thời an tâm hơn với sản phẩm mình chọn, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Kiểm tra bao bì, nhãn hiệu sản phẩm để xác định hàng thật, tránh mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Kiểm tra kỹ hàm lượng một số thành phần của sữa công thức cho bé. Bao gồm: DHA, chất đạm, chất béo,…trên bao bì sản phẩm để đảm bảo bé không chỉ phát triển về cân nặng, chiều cao mà còn phát triển các trí não và tăng cường hệ miễn dịch. Đây là những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến nguồn dinh dưỡng trong những năm tháng đầu đời của bé.

Lựa chọn các sản phẩm sữa công thức sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ mang lại độ an toàn, tin cậy cao. Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên ưu tiên các sản phẩm đã được các tổ chức dinh dưỡng và an toàn thực phẩm công nhận về chất lượng, chỉ tiêu hàm lượng các chất dinh dưỡng, thành phần,…..

Trước khi chọn sữa công thức cho bé, mẹ cần tìm hiểu và xin ý kiến từ các bác sĩ dinh dưỡng để có các thông tin cần thiết từ đó lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Đặc biệt, nếu bé nhà bạn nhẹ cân, sinh non hay có vấn đề về đường tiêu hóa thì cần một công thức dinh dưỡng đặt biệt, mẹ phải chọn đúng sản phẩm để giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng và phát triển tốt nhất.

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thực hư thông tin “sữa công thức gây ung thư”. Tốt nhất, trước khi lựa chọn sữa cho bé nhà mình, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ đồng thời tham khảo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng để chọn được sản phẩm tốt nhất.

Trà Sữa Trân Châu Có Thể Chứa Chất Gây Ung Thư

Loại trà sữa trân châu Đài Loan mới đây bị giới chức y tế Đức và các nhà nghiên cứu cảnh báo có thể gây hại cho trẻ nhỏ và chứa chất gây ung thư. Cảnh báo trên được đưa ra khi các quốc gia châu Âu, đặc biệt là Đức, bắt đầu trở nên ưa chuông loại trà trân châu, còn gọi là trà bong bóng, hiện lan tràn ở các trung tâm đô thị và trở thành loại đồ uống tráng miệng yêu thích.

Sau khi phân tích các mẫu trân châu trong loại trà này, các nhà nghiên cứu đến từ bệnh viện đại học Aachen, phát hiện thấy các hạt trân châu có chứa các chất như styrene và acetophenone. Đây là những chất không được phép sử dụng trong các loại thực phẩm, AFP dẫn thông tin từ tờ The Local của Đức. Những mẫu trân châu trên được lấy từ một chuỗi cửa hàng ở Mönchengladbach, phía đông bắc Đức, và các hạt trân châu thì được làm ra ở Đài Loan.

Nghiên cứu trên được tiến hành sau khi Viện Đánh giá Rủi ro Liên bang Đức đưa ra cảnh báo hồi đầu tháng này cho rằng các hạt trân châu trong loại đồ uống có xuất xứ Đài Loan có thể khiến trẻ bị nghẹt thở. “Đặc biệt đối với trẻ từ 4 tuổi trở xuống, nguy cơ có vật thể lạ đi vào phổi rất có thể xảy ra”, bác sĩ Andreas Hensel nhận định. “Và đó chính xác là những gì có thể xảy ra khi hạt trân châu được uống qua ống hút”.

Trà sữa trân châu Đài Loan đồ uống được giới trẻ ưa thích

Chuỗi cửa hàng bán trà trân châu BoBoQ của một nhà sản xuất trà trân châu ở Đài Loan có hơn 100 đại lý tại Đức cho hay, công việc kinh doanh đã bị ảnh hưởng từ những thông tin chưa chính xác vừa qua. Ông Lai Ming Ching – Chủ sở hữu chuỗicửa hàng BoBoQ và Possmei ở Berlin (Đức) đã lên tiếng bác bỏ các thông tin thiếu chính xác hồi tháng 8.

Độc như trà sữa trân châu

(Dân trí) – Theo khuyến cáo của Bác sỹ Tăng Tinh, Chủ nhiệm khoa dinh dưỡng, bệnh viện Cảnh sát vũ trang tỉnh Quảng Đông, trà sữa trân châu ngon nhưng không bổ, thậm chí là không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là nam nữ thanh niên. Những cốc trà sữa màu sắc hấp dẫn không rõ nguồn gốc thực sự là những mối họa đối với thế hệ trẻ.

Trà sữa chỉ là tên gọi

Trên thực tế trà sữa mà chúng ta thường uống ở bên đường không chứasữa cũng không có trà. Những loại “trà sữa” này đa phần là kem béo pha lẫn với bột “trà” cùng với các chất phụ gia khác như hương liệu tinh dầu thơm, bột pha màu chế tác thành. Kem béo không phải là bột sữa hay sản phẩm từ sữa, đồng thời hàm lượng của chất tê-in và polyphenols ở trong trà đều rất thấp, sau khi pha xong thứ đồ uống này thì cơ bản đều không được gọi là trà.

“Sữa” ở trong trà sữa trân châu nếu so sánh với sữa thật thì thiếu canxi, các loại vitamin B và vitamin A, D; hàm lượng protein cũng rất thấp. Những chất dinh dưỡng có ở trong sữa thì trà sữa trân châu đều không có mà ngược lại trà sữa trân châu chứa đựng một lượng đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa (Trans Fatty Acids) lớn, những thành phần này đều rất không tốt cho sức khỏe.

Kem béo trong trà sữa có thành phần tiêu diệt “tinh binh”

Theo chuyên gia dinh dưỡng của trang mạng sức khỏe 863, axit béo chuyển hóa trong trà sữa có nguy hại lớn hơn cả mỡ động vật, nếu dung nạp quá nhiều chất béo chuyển hóa này sẽ gây ra xơ cứng động mạch, mỡ máu tăng cao…, từ đó dẫn đến chứng béo phì, các bệnh về tim mạch, làm giảm trí nhớ…

Thành phố New York (Mỹ) bắt đầu từ tháng 7/2010 nghiêm cấm các thực phẩm có chứa acid béo chuyển hóa bán và lưu thông trên thị trường. Chuyên gia khuyến cáo, acid béo chuyển hóa ở trong một cốc trà sữa nhiều nhất là 5g, nhưng trên thế giới đều công nhận, một ngày không nên dung nạp quá 2g acid béo chuyển hóa.

Thường xuyên uống trà sữa trân châu có chứa acid béo chuyển hóa thì chắc chắn sẽ tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Điều quan trọng nhất là trong trà sữa người ta dùng sử dụng một lượng kem béo lớn nhưng thành phần chủ yếu của kem là dầu thực vật hydro hóa, là một loại axit béo chuyển hóa.

Dung nạp nhiều axit béo chuyển hóa trong một thời gian dài sẽ gây ra các bệnh như tim mạch, ung thư và đặc biệt là các vấn đề về sinh sản.

Bởi thứ nhất, nó ảnh hưởng đến chất lượng của tinh binh, tế bào trứng, tăng thêm nguy cơ vô sinh ở nam giới và nguy cơ sinh trẻ bị dị tật bẩm sinh.

Thứ hai, axit béo chuyển hóa sẽ ảnh hưởng đến sự hợp thành của hormone giới tính, sự hợp thành của hormone giới tính gặp trở ngại sẽ dẫn đến kinh nguyệt không đều ở nữ giới và các chướng ngại về chức năng giới tính khác, tăng thêm tỉ lệ gây ra vô sinh.

Sự sinh trưởng và phát triển của tinh binh khá linh hoạt, chất axit béo chuyển hóa trong trà sữa có ảnh hưởng rất rõ rệt đối với nam giới trong một quãng thời gian ngắn, có thể ảnh hưởng đết sự linh hoạt của tinh binh của nam giới. Đối với nữ giới thì nó ảnh hưởng như 1 loại thuốc dược, tế bào trứng bị bức xạ trong một quá trình thời gian dài.

Ngoài ra, loại axit béo chuyển hóa này còn có trong những loại thực phẩm như bánh kem, bánh mỳ (đặc biệt là loại có bơ), bánh quy, snack, bánh ga tô bơ… Vì vậy, các cặp vợ chồng đang trong giai đoạn “ấp ủ” thai nghén thì nên hạn chế ăn những loại thực phẩm này.

Tinh trà gây tổn thương gan thận

Trà trong trà sữa trân châu thực ra là dùng tinh trà. Tinh trà không phải làtrà tự nhiên, là môt loại trà tinh chế tổng hợp thêm vào một ít bột màu mà thành. Khi uống không khác gì so với trà tự nhiên nhưng tinh trà lại thuộc thành phần chất tổng hợp hóa học, nếu dung nạp quá nhiều chất này vào cơ thể thì sẽ gây ra tổn thương cho gan thận.

Chuyên gia cho biết, nếu tinh trà trong trà sữa không vượt quá tiêu chuẩn, một người uống cũng không nhiều thì cơ bản là không có nguy hại gì lớn. Nhưng nếu thêm vào hàm lượng chất phụ gia vượt ngưỡng hoặc nếu uống quá nhiều và uống trong thời gian dài thì đều có khả năng gây ra tổn thương cho gan thận. Bởi vì tinh trà sau khi vào trong có thể thì đều phải qua gan và thận trao đổi bài biết, nhưng tinh trà lại là chất hóa học tổng hợp, nếu uống quá lượng chắc chắn sẽ tăng thêm gánh nặng cho gan và thận, thời gian tích tụ lâu dài tất yếu sẽ gây thương tổn cho chức năng của gan thận.

Hạt trân châu chứa nhiều nguyên tố độc hại

Theo chuyên gia phân tích, thành phần chủ yếu của hat trân châu đen chủ yếu là tinh bột lọc, đường cô đặc, hương liệu thực phẩm. Đường cô đặc là một loại chất phụ gia thực phẩm, nhưng hàm chứa nhiều nguyên tố độc hại như thủy ngân (Hg), chì (Pb) và thạch tín (As).

Chuyên gia đặc biệt khuyến cáo, ngoài thành phần độc có trong hạt trânchâu, nếu dùng không đúng cách còn có thể gây ra hóc chết người. Người lớn, trẻ con đều thích dùng ống hút để “truy bắt” những hạt trân châu đen tròn trơn bóng, sau đó thì hút vào trong miệng. Tuy nhiên, với đường kính khá lớn, yết hầu, cổ họng, khí quản của trẻ có thể không đủ độ rộng để những hạt này “trôi” đi thì rất nguy hiểm. Tỉnh Giang Tô của Trung Quốc đã từng xảy ra trường hợp không may đó là một bé trai bị tử vong vì hóc hạttrân châu.

Trà sữa trân châu có thể gây bệnh

Nguyên liệu ‘giá bèo’

Nguồn: TP/dantri/saigononllines/meo

Thực Hư Một Số Sữa Bột Nổi Tiếng Có Chất Gây Ung Thư

Ngày 17-8, Hội đồng Người tiêu dùng Hồng Kông (Trung Quốc) công bố kết quả nghiên cứu về an toàn và chất lượng dinh dưỡng trong các sản phẩm dinh dưỡng công thức trên trang thông tin điện tử của hội đồng.

Kết quả cho biết, đã phát hiện mười lăm mẫu sản phẩm dinh dưỡng công thức có chứa 3-Monochloropropane-1,2-diol (3-MCPD, loại hóa chất được cho là làm giảm chức năng thận hoặc khả năng sinh sản của bé trai khi trưởng thành), chín mẫu có chứa glycidyl este (GE, được cho là chất gây ung thư).

Trong số các loại sản phẩm dinh dưỡng công thức kiểm nghiệm có nhiều thương hiệu nổi tiếng như Abbott, Meiji, Wyeth, Mead Johnson…

Tuy nhiên, ngay tối cùng ngày, Trung tâm An toàn thực phẩm Hồng Kông đã lên tiếng giải thích trên trang mạng xã hội của mình rằng, dựa trên các giá trị tham chiếu của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc và Ủy ban Chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì tất cả các mẫu sữa bột này đều không chứa chất gây ung thư vượt quá mức tiêu chuẩn, và người dân có thể yên tâm cho con sử dụng loại sữa bột được khuyến cáo dành cho trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, những thông tin trên đã khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam lo lắng bởi rất nhiều bà mẹ đang sử dụng các dòng sản phẩm trên cho trẻ nhỏ.

Cục An toàn thực phẩm nói gì về sữa có thành phần gây ung thư

Trước tình hình này, Cục An toàn thực phẩm (VFA), Bộ Y tế, đã liên lạc với đầu mối Hệ thống các cơ quan an toàn thực phẩm quốc tế (INFOSAN) của Hong Kong, để làm rõ vấn đề.

Theo đó, phía đơn vị này cho biết 3-MCPD và GE được tìm thấy trong 15 sản phẩm dinh dưỡng công thức là những chất sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm, hoặc có thể có trong một số thực phẩm. Hiện tại, Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) và các quốc gia như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Singapore và châu Âu (EU) chưa đưa ra tiêu chuẩn về 3-MCPD trong các sản phẩm dinh dưỡng công thức.

Theo lượng ăn vào hàng tuần tạm thời chịu đựng được (PTWI) do Ủy ban hỗn hợp các chuyên gia FAO/WHO về phụ gia thực phẩm (JECFA) xây dựng đối với 3-MCPD, thì lượng 3-MCPD được phát hiện trong nghiên cứu của Hội đồng người tiêu dùng Hồng Kông đều thấp hơn PTWI khi sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn trên nhãn. Bên cạnh đó, theo VFA về quy định đối với GE, Codex, Mỹ, Canada, New Zealand và Singapore và Úc cũng không đặt ra tiêu chuẩn về GE trong các sản phẩm dinh dưỡng công thức.

Riêng EU có quy định giới hạn tối đa đối với GE trong sản phẩm dinh dưỡng công thức và tất cả GE được phát hiện trong các sản phẩm dinh dưỡng công thức trong báo cáo của Hội đồng người tiêu dùng Hồng Kông đều đạt tiêu chuẩn của EU.

Trao đổi về vấn đề này, TS Phan Thế Đồng, giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng, Trường đại học Hoa Sen, cho biết hiện tại chưa có khẳng định các chất 3-MCPD, GE gây ung thư cho con người. Theo đó, những nghiên cứu thử nghiệm trước đó chỉ dừng trên động vật cho thấy rủi ro gây suy giảm chức năng thận hoặc khả năng sinh sản, nên khuyến cáo không nên sử dụng khi hàm lượng vượt mức cho phép.

Ông cũng cho hay, thông thường các chất 3-MCPD, GE chỉ sinh ra khi trong thực phẩm có chất béo và axitclo, mà không sinh ra trong quá trình sản xuất sữa bột. Trong quá trình sản xuất sữa bột, người ta không sử dụng axitclo, vì vậy không sinh ra 3-MCPD. Đồng thời ở sản phẩm 100% sữa bột, hoàn toàn không có chất 3-MCPD nên cũng không có quy định về tiêu chuẩn 3-MCPD trong sữa bột.

Với việc nghi nhiễm 3-MCPD, TS Đồng cho rằng, trong quá trình chế biến sữa bột, người ta thường cho thêm các vi chất, chất dinh dưỡng tạo thành sữa bột công thức và có sử dụng thêm các nguyên liệu, thành phần, dụng cụ, thiết bị nào đó có thể bị nhiễm chất 3-MCPD, dẫn đến sữa bột bị nhiễm chất này. Còn chất GE được sinh ra khi chất béo ở nhiệt độ cao, nhiều nhất là trong tinh luyện, chế biến dầu ăn, có thể trong sữa sử dụng chất béo nhưng không được kiểm soát ở nhiệt độ cao nên sinh ra GE. Vì vậy, Liên minh châu Âu có quy định giới hạn hàm lượng GE trong sữa bột.

Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo: “Người tiêu dùng không nên quá hoang mang. Cần chờ thêm thông tin từ phía các hãng sữa đã công nhận kết quả kiểm tra trên chưa và công bố, thu hồi lô sản phẩm nào, vì thường chỉ có một lô nhiễm, còn những lô khác phải tiếp tục được phân tích, kiểm nghiệm có nhiễm hay không”.