Top 11 # Mẹ Bầu Trị Táo Bón Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Mẹ Bầu Bị Táo Bón Điều Trị Thế Nào?

Bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì không?

Nhiều chị em phụ nữ có thắc mắc rằng táo bón có phải là dấu hiệu mang thai hay không? thế nhưng đáp án thì là không hoàn toàn. Táo bón có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh, chứ không phải là biểu hiện duy nhất của mang thai. Để xác định mình có mang thai hay không, mẹ nên dựa vào những yếu tố cơ bản khác.

Bà bầu bị táo bón có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi mang thai hormone thay đổi khiến cho việc đào thải chất cặn bã ra ngoài bị ảnh hưởng. Khi thai càng lớn thì tử cung càng bị chèn ép, áp lực lên khung xương chậu… nên gây ra tình trạng táo bón cho mẹ bầu.

Phụ nữ mệt mỏi, lười vận động và chế độ ăn uống ít nước, ít chất xơ, uống nhiều rượu bia… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nguyên nhân khác là do các viên uống sắt và canxi làm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Táo bón khi mang thai gây đau bụng

Bà bầu bị táo bón có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Việc táo bón làm thiếu hụt dinh dưỡng do chất thải đọng lại làm đầy bụng khó chịu khiến mẹ không muốn ăn. Việc táo bón khiến mẹ phải dùng cật lực khi đi vệ sinh sẽ khiến dễ sảy thai hơn. Những chất độc bị tích tụ lâu trong ruột sẽ hấp thụ vào máu và lan truyền khắp cơ thể khiến ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu bị táo bón nên uống thuốc gì?

Cách khắc phục táo bón cho bà bầu đầu tiên mà khi bị táo bón mà bà bầu nghĩ đến là uống thuốc. Thế nhưng việc sử dụng thuốc trong thai kỳ phải vô cùng cẩn thận, không được dùng thuốc nếu như chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Vậy bà bầu bị táo bón nên uống thuốc gì?

Bà bầu thường được bác sĩ kê các loại thuốc nhuận tràng khi bị táo bón. Thường là các thuốc nhuận tràng cơ học hay nhuận tràng thẩm thấu. Hạn chế sử dụng các thuốc nhuận tràng làm mềm phân, nhuận tràng làm trơn. Chống chỉ định với các thuốc nhuận tràng kích thích.

Thực ra các bác sĩ cũng không khuyến khích bà bầu dùng thuốc khi táo bón. Việc sử dụng thuốc nhuận tràng cũng có thể khiến bà bầu khỏi ít ngày rồi tiếp tục bị lại rồi dùng thuốc. Tốt nhất là hãy thay đổi lối sống cho phù hợp với chế độ lành mạnh và ăn uống tích cực, nhất là khi dùng thuốc rồi nếu không muốn bị táo bón lại. Nên uống nhiều nước khi sử dụng thuốc.

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt

Thuốc thụt là loại thuốc dùng để thụt hậu môn, thuốc nhận tràng ở dạng gel và dung dịch. Thuốc sẽ có sẵn đầu chuyên dụng để bơm sâu vào đại tràng để bôi trơn hậu môn, khiến đại tràng co thắt và đẩy phân ra ngoài.

Người táo bón thường dùng thuốc thụt và được xem là cứu cánh. Thế nhưng với bà bầu hoàn toàn khác. Khi mang thai không nên sử dụng thuốc thụt, nhất là khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ mà đã sử dụng thì vô cùng nguy hiểm.

Đây là loại thuốc có chứa một số chất độc hại gây nguy hiểm cho thai nhi. Việc tự ý sử dụng chúng sẽ khiến tăng nguy cơ sảy thai, thai dị tật… Thậm chí chúng sẽ khiến mất phản xạ rặn, niêm mạc hậu môn tổn thương hay chảy máu nếu lạm dụng.

Cách chữa táo bón dân gian cho bà bầu

Thực phẩm giàu chất xơ cho mẹ bầu điều trị táo bón

Đây cũng là cách khắc phục táo bón cho bà bầu mà nhiều mẹ rỉ tai nhau. Mẹ bầu có thể áp dụng chúng một cách dễ dàng:

Mướp

Chúng chứa nhiều axit amin để điều hòa cơ thể, hoạt động trao đổi chất, lưu thông máu, cả làm mát và chống táo bón hiệu quả… Mẹ có thể chế biến đồ ăn bình thường với mướp để chống táo bón

Vừng đen

Ưu điểm của vừng đen chính là giải độc, làm mát và thanh lọc cơ thể. Đây cũng là loại thực phẩm được khuyến khích để mẹ bầu giảm táo bón, trĩ hay cả suy thận. Món chè vừng đen ngon lành chắc chắn sẽ khiến mẹ yêu thích.

Cam

Chứa nhiều vitamin và chất xơ. Cam giúp mẹ bầu đẹp da, bổ sung nước, giảm mệt mỏi, cải thiện quá trình hấp thụ và giảm chứng bệnh táo bón.

Ngoài ra, mẹ nên uống đầy đủ nước hàng ngày, có thể sử dụng rau bina, chuối chín, thầu dầu, đu đủ chín, nước mận hay đào nhân…

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

7 Mẹo Hay Điều Trị Táo Bón Cho Mẹ Bầu

Mẹ bầu rất dễ mắc táo bón. Một phần có chế độ ăn uống giàu đạm, một phần khác là do sự thay đổi nội tiết tố thay đổi. Khi mang thai, các mẹ cực kỳ ngại sẽ phải dùng bất kỳ loại thuốc nào vì sợ những ảnh hưởng không tốt đến với em bé. Vì thế, cùng tìm hiểu ngay những mẹo hay giúp điều trị táo bón cho mẹ bầu được nhiều người áp dụng và thành công qua bài viết sau đây.

1.Tại sao mẹ bầu dễ bị táo bón?

Khoảng 04 trong số 10 phụ nữ mang thai bị táo bón ở các giai đoạn thai kỳ. Táo bón có thể bắt đầu trong ba tháng đầu của thai kỳ và có nhiều khả năng ảnh hưởng đến bạn khi quá trình mang thai của bạn tiến triển. Đến tam cá nguyệt thứ ba, gần một nửa số phụ nữ mang thai bị táo bón.

Phụ nữ mang thai có thể bị táo bón vì những lý do thường gặp như:

Không ăn đủ chất xơ – chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc.

Không uống đủ nước.

Không tập thể dục hoặc ít vận động. Đặc biệt nếu bạn làm những công việc văn phòng, ngồi nhiều.

Bên cạnh đó, khi bạn mang thai các hormone progesterone hoạt động mạnh làm chậm sự di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, sử dụng thuốc sắt hoặc bổ sung vitamin cho bà bầu có chứa sắt có thể khiến bạn bị táo bón.

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, kích thước và trọng lượng của thai nhi tăng lên, gây áp lực lên trực tràng, gây chậm quá trình đào thải phân cũng dễ dẫn đến táo bón.

2. Mẹo điều trị táo bón cho mẹ bầu

Uống một cốc nước ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đây là cách điều trị táo bón cho bà bầu vô cùng đơn giản. Sau một đêm dài, cơ thể cần cung cấp nước để “đánh thức” các cơ quan vị giác. Ngoài ra, nước ấm cũng dễ dàng làm sạch khoang miệng.

Mẹ duy trì thói quen này đều đặn mỗi ngày, kết hợp ăn các thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế sử dụng thực phẩm gây nóng trong tình trạng táo bón khi mang thai ở bà bầu sẽ thuyên giảm đáng kể.

Đây là 1 trong những mẹo trị táo bón cho bà bầu khá hay, hiệu quả, an toàn mẹ có thể thử áp dụng. Massage giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, mẹ dễ đi ngoài, vùng bụng dễ chịu hơn.

Cách thực hiện:

Đặt nhẹ bàn tay dưới vùng xương ức. Dùng các ngón tay, bàn tay nhẹ nhàng vuốt xuống dưới bụng dưới bằng một áp lực nhẹ.

Lặp lại động tác này trong khoảng 3 – 5 phút sẽ có hiệu quả và làm mỗi ngày, ngày massage từ 5 – 7 lần.

Duy trì một thời điểm đi ngoài cố định sẽ tạo có cơ thể một nhịp sinh học. Khi tới thời điểm đó, cơ thể sự tự khác biết đến giờ đi “nặn”, giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn. Bình thường “giờ đẹp” cho việc này chính là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Những ngày đầu sẽ hơi khó, bạn vẫn nên cố gắng tập thói quen ngồi bệ xí 5-10 phút. Sau vài ngày thì cơ thể sẽ dần quen với nhịp sinh học này. Một lợi ích khác của việc tạo thói quen đi ngoài vào giờ cố định sẽ giúp bạn chủ động được thời gian hơn, hạn chế các tình huống “gấp gáp” hoặc đôi khi nhịn vì không đúng thời điểm.

Thực phẩm nhiều chất xơ sẽ giúp điều trị táo bón hiệu quả. Chất xơ là một phần không thể thiểu trong khẩu phần ăn để điều trị táo bón cho mẹ bầu. Dù không được hấp thu nhưng chất xơ được mệnh danh là prebiotic – là tiền đề cho các vi sinh vật có lợi ở ruột sản sinh. Đồng thời giúp tạo khối, hút nước làm phân mềm, dễ tống xuất ra ngoài hơn.

Chất xơ có 2 loại là chất xơ hòa tan và không hoa tan. Mẹ nên chọn các loại rau củ chứa nhiều chất xơ hòa tan. Ví dụ như khoai lang, rau bina, rau mồng tơi, đu đủ,…

Các loại trái cây và nước ép trái cây có tác dụng chữa táo bón cho bà bầu khá hiệu quả. Do hàm lượng chất xơ và vitamin C trong các loại quả này lớn, có tác dụng bổ sung các khoáng chất, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn và bổ sung nước cho cơ thể.

Mẹ bầu có thể bổ sung các loại trái cây có tác dụng chữa táo bón cho bà bầu như: Lê, táo, bơ, kiwi, bưởi, cam, quýt, quả mọng… Bà bầu có thể ăn trực tiếp hoặc uống nước ép vào các bữa phụ, tráng miệng sau các bữa chính đều được.

Mẹ bầu càng về gần những ngày sinh nở thì càng cảm thấy nặng nề. Vì thế hay có xu hướng ngồi, nằm nhiều. Tuy nhiên, càng kém vận động thì càng dễ khiến hệ tiêu hóa ì ạch, khó tiêu. Do đó, mẹ hãy cố gắng đi lại nhiều hơn để giúp khí huyết lưu thông và hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn. Đặc biệt là sẽ cải thiện chứng táo bón rõ rệt hơn so với những người ít vận động.

Ăn Rau Diếp Ca Giúp Mẹ Bầu Trị Táo Bón Và Thông Sữa

v:* {behavior:url(#default#VML);} o:* {behavior:url(#default#VML);} w:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);}

Nhà chồng mình ở ngoại thành nên đất vườn rộng rãi, mẹ chồng mình gieo đủ các loại rau gia vị và ít cây thuốc nam để tiện lúc nào cần là có cái dùng ngay. Mình nhớ hồi mình mang bầu bé Bống tầm 5 tháng thì triệu chứng táo bón bắt đầu hành hạ mình đến khổ sở. Dù mình luôn tuân thủ đầy đủ chế độ ăn uống cho bà bầu, tích cực uống nhiều nước, ăn hoa quả mát nhưng “táo vẫn hoàn táo”.

Có một buổi tối, cả nhà đi vắng, chỉ còn hai mẹ con ở nhà, mình vào nhà vệ sinh đến nửa tiếng vẫn chưa ra, làm mẹ chồng phải chạy từ nhà trên xuống gọi cửa sợ con dâu gió máy làm sao. Đến lúc đi ra, mình vừa xấu hổ mà vẫn phải nói thật với mẹ chồng: ” Mẹ ơi! Con bị táo nặng quá mẹ ạ, cả tuần nay đến là khổ!”. Bà chỉ cười mỉm rồi trấn an mình luôn: “Không sao cả, phụ nữ mang bầu ai chả thế hả con, mai mẹ làm cho cốc “thuốc” uống vài lần là khỏi ngay”.

Lá diếp cá có tác dụng trị chứng nóng trong rất tốt đấy các mẹ ạ. (Hình minh họa)

Sau mình mới hiểu ra, vì chuẩn bị cho con dâu mang bầu uống nên bà làm rất cẩn thận. Lá diếp cá mọc trong vườn hái xong đem rửa sạch, nước cuối rửa thì cho ít muối vào ngâm. Sau đó vớt ra, chần qua nước sôi rồi đem giã nát lấy nước uống. Bà phân tích rằng, bụng dạ bà bầu yếu rồi, rau nhà mình đã thuộc diện rau sạch nhưng khi dùng vẫn phải đun chín, uống sôi. Được cái ở văn phòng làm việc của mình có sẵn lò vi sóng, mình chỉ đổ ra cốc rồi đặt vào lò làm ấm là có thể sử dụng an toàn. Nếu cẩn thận hơn nữa các mẹ có thể đun nóng để sử dụng, cách làm này có thể mất dưỡng chất hơn so với việc uống tươi nhưng thay vào đó lại an toàn cho mẹ và bé tránh giun sán.

Khác với nhiều người khi dùng lá diếp cá thì lại sợ mùi tanh, cần phải cho thêm ít đường hoặc vài hạt muối để dễ uống thì mình lại thấy lá diếp cá có vị chua khá dễ chịu. Chính vì thế, suốt năm ngày kiên trì dùng diếp cá, “bệnh táo” của mình đã biến mất.

Không chỉ trị táo bón, sau này, khi đẻ xong, chị bạn còn hướng dẫn mình cách chữa tắc tia sữa rất đơn giản với lá diếp cá. Hóa ra trong thành phần cây này có hơn 90% là nước nên có tính mát, vị chua, mùi tanh của nó cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Ngoài ra cây còn có một lượng lớn các vitamin như vitamin C, E, cholin và tinh dầu như cordalin có khả năng chống viêm rất tốt. Nếu phụ nữ sau khi sinh xong bị tắc tia sữa, bầu ngực bị căng tức chỉ cần dùng một nắm lá diếp cá, có thể thêm một nắm lá cải trời ( đây là loại rau dại mọc rất nhiều vào mùa xuân), giã nát 2 thứ lá , rồi đổ một bát nước sôi để nguội vào và lọc nước để uống. Các mẹ nhớ là nước giã rồi thì uống nóng để đảm bảo an toàn vệ sinh. Bã còn lại thì phải làm nóng, bỏ trong chiếc khăn dùng đắp lên bầu ngực. Làm như vậy liên tục khoảng 3 ngày là sữa thông, hết căng tức. Mẹ nào đã từng bị tắc tia sữa chắc cũng hiểu tình cảnh này của mình, nhưng nhờ diếp cá mà mình đã hết khỏi cảnh đau đớn, Bống thì được ti no nê sữa mẹ, bớt cáu gắt hẳn.

Lá diếp cá cũng trị rất tốt căn bệnh táo bón sau sinh cho các mẹ đấy, vì thế các mẹ bầu bí có thể tự trồng sẵn vài bồn cây diếp cá trước nhà, mình tin sau này các mẹ sẽ thấy tác dụng tuyệt vời của nó.

/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:”Calibri”,”sans-serif”; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:”Times New Roman”; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:”Times New Roman”; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

Bà Bầu Bị Táo Bón Phải Làm Sao Để Trị Hết?

Bà bầu bị táo bón phải làm sao để trị hết? Sự chèn ép của thai nhi lên hệ tiêu hóa khiến không ít bà bầu mắc chứng táo bón trong thai kỳ. Bà bầu khi bị táo bón hay lo lắng không biết có bị ảnh hưởng đến bản thân và thai nhi không?

Bà bầu bị táo bón phải làm sao để trị hết? Nguyên nhân bà bầu bị táo bón là gì?

Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng bị táo bón khi bầu bí. Việc ‘nạp’ quá nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng vào cơ thể cũng ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa gây chứng táo bón ở bà bầu.

Do sự phát triển của thai nhi: Sự phát triển của thai nhi sẽ khiến cho phụ nữ mang thai phải chịu đựng cảm giác bị chèn ép vùng xương chậu và bàng quang. Cộng thêm với việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu luyện tập là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón.

Bà bầu bị táo bón phải làm sao để trị hết? Tác hại của táo bón khi mang thai?

Cảm giác khó chịu vùng bụng này khiến mẹ cảm thấy chán ăn hay sợ ăn và dẫn tới lo lắng làm chứng táo bón kéo dài hơn. Cùng với đó là mệt mỏi, suy nhược cơ thể do thiếu dinh dưỡng.

Táo bón còn tích tụ độc tố trong ruột già và ảnh hưởng không chỉ là cơ thể mẹ mà còn ảnh hưởng đến cơ thể của thai nhi.

Bệnh táo bón dễ dẫn đến ung thư đại tràng nguy hiểm hay bệnh trĩ cho bà bầu.

Táo bón có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu nếu không được điều trị.

Bà bầu bị táo bón phải làm sao để trị hết? Mang thai bị táo bón có ảnh hưởng thai nhi không?

Bị táo bón khi mang thai, bà bầu đi vệ sinh phải dùng lực nên dễ sảy thai.

Hơn nữa, các chất độc (như phenol, amoniac, indol…trong chất thải) bị tích tụ lâu trong ruột, rồi bị hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.

Bà bầu bị táo bón phải làm sao để trị hết? Những cách cải thiện tình trạng táo bón ở bà bầu là gì?

Mẹ cũng cần tăng cường chất xơ trong thực đơn của mình hàng ngày. Bên cạnh đó mẹ cũng cần hạn chế đồ cay, nóng hay lạnh và không nên ăn 1 loại thực phẩm quá nhiều, nên ăn đa dạng.

Trong thực đơn của mẹ cũng nên giảm liều lượng canxi và sắt để cải thiện tình hình táo bón. Hãy sử dụng các thực phẩm có chứa dưỡng chất này thay vì dùng các viên bổ sung trong thai kỳ hoàn toàn.

Mẹ nên luyện tập thể dục thể thao đều đặn để đẩy lùi chứng táo bón. Mỗi ngày mẹ chỉ cần vận động khoảng 30 phút với các bộ môn phù hợp như đi bộ, yoga là đủ.