Top 10 # Mẹ Bầu Sau Khi Tiêm Uốn Ván Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Lịch Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu Mang Thai. Bầu Lần Đầu Tiêm Uốn Ván Khi Nào?

Uốn ván là bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong cao, bắt nguồn từ một loại vi khuẩn tên gọi Clostridium tetani có trong đất, bụi bẩn hoặc chất thải động vật. Đây không phải là loại vi khuẩn thông thường vì có khả năng chịu nhiệt độ cao cũng như kháng nhiều loại thuốc, hóa chất nên không thể áp dụng các cách diệt khuẩn bình thường.

Vi khuẩn gây uốn ván xâm nhập trong lúc đẻ qua đường sinh dục gọi là uốn ván tử cung (Ảnh: Internet)

2. Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mang thai như thế nào?

Vì uốn ván là bệnh nguy hiểm nên mỗi người đặc biệt là sản phụ cần nắm rõ lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mang thai, mang thai lần đầu tiêm uốn ván khi nào, tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần đầu khi nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Tác dụng của việc tiêm phòng uốn ván hay mang thai lần đầu tiêm phòng uốn ván đó là tạo ra kháng thể bảo vệ mẹ và bé khi bị vi trùng, vi khuẩn xâm nhập.

Bà bầu tiêm uốn ván khi nào? (Ảnh: Internet)

mang thai lần đầu tiêm uốn ván khi nào hay tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần đầu khi nào, các mẹ đã có được lịch tiêm phòng như trên. Tuy nhiên đối với mẹ bầu mang thai lần 2, lần 3 trở lên thì cần càng phải chú ý kỹ càng hơn. Tốt nhất khi đi tiêm vắc xin uốn ván, mẹ nên chọn một cơ sở nhất định để tham khảo và kiểm tra lại lịch tiêm phòng trước đó.

Nếu lần mang thai đầu và lần mang thai thứ 2 cách nhau không quá 5 năm, người mẹ cũng đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần đầu thì cần tiêm 1 liều ngay sai khi thai đã đủ 24 tuần.

Đối với mẹ bầu mang thai lần 3, cần chú ý nếu đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván trước, mũi tiêm cuối cùng cách đây 10 năm thì không cần tiêm mũi nhắc lại và chỉ cần tiêm từ tuần thứ 20 của thai kỳ.

3. Lưu ý gì khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Cũng như các vắc xin thông thường khác, lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mang thai cần được lưu lại một cách cẩn thận. Hơn nữa trong quá trình tiêm uốn ván có thể sẽ xảy ra các phản ứng phụ, ví dụ như bị sốt sau khi tiêm. Đây là điều hết sức bình thường, mẹ bầu không cần quá lo lắng, lúc này là thời điểm hệ miễn dịch sẽ tự đưa ra kháng thể tức thời và duy trì khả năng ứng phó.

Nếu sau khi tiêm bị dị ứng hoặc sưng thì đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường (Ảnh: Internet)

[GIẢI ĐÁP] Dấu hiệu mang thai có đau bụng không? Có thai tuần đầu đau bụng không? Gợi ý cách giảm đau lưng khi mang thai [GIẢI ĐÁP] Bà bầu nên uống nước dừa từ tháng thứ mấy? Nên uống như thế nào thì tốt?

*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.

Bầu Lần 2 Tiêm Phòng Uốn Ván Khi Nào?

Mang thai lần 2 cần tiêm phòng uốn ván 1 mũi ở tuần thứ 26 nếu mang thai lần 1 đã tiêm phòng, trường hợp mang thai lần 1 chưa tiêm phòng uốn ván thì cần tiêm phòng 2 mũi theo lịch như bên dưới.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu bao nhiêu tiền?

Tiêm phòng uốn ván có tác dụng giúp cho mẹ bầu khi sinh đẻ thì cả mẹ và con được bảo vệ không bị uốn ván, nhiễm trùng từ vết đẻ hay có sự can thiệp từ dao kéo do phẫu thuật. Khi bắt đầu tiêm ở tháng thứ 4, khi đó thai nhi đã phát triển đầy đủ các cơ quan và bảo vệ mẹ tránh những tác động từ bên ngoài như té ngã…

Mang thai lần 2 tiêm phòng uốn ván có cần thiết không?

Chắc hẳn mẹ bầu cũng đã phần nào biết được các tác hại nguy hiểm khôn cùng của vi trùng uốn ván nếu như chúng tấn công vào mẹ bầu và em bé trong lúc chuyển dạ. Chính loại vi trùng này có thể làm cho mẹ bầu bị uốn ván tử cung hoặc khiến cho trẻ bị nhiễm trùng rốn sơ sinh, bị rối loạn thần kinh thực vật, bị suy hô hấp, thậm chí là tử vong.

Cho nên, việc tiêm phòng uốn ván khi mang thai là cách tốt nhất để mẹ bầu tự bảo vệ chính mình và em bé khỏi sự xâm nhập của vi trùng uốn ván. Ngay cả khi mẹ đã tiêm đủ 2 mũi uốn ván trong lần mang thai đầu tiên thì mẹ vẫn cần tìm hiểu lịch tiêm mũi nhắc lại ở lần thứ 2 này. Cụ thể, lịch sẽ là như sau:

– Nếu thời điểm mẹ tiêm vacxine uốn ván trong lần mang thai đầu cách đây đã 4 hoặc 5 năm thì lần thứ 2 này mẹ nên tiêm một mũi ngừa uốn ván nữa. Mẹ nên tiêm khi bước vào tuần thứ 26 của thai kỳ.

– Với những mẹ bầu chưa được tiêm bất kỳ một mũi uốn ván nào ở thời điểm trước đây, ngay cả trong lần mang thai đầu thì mẹ bầu chỉ cần tiêm đủ 2 mũi. Mũi đầu tiên được tiêm khi mẹ mang bầu được 4 hoặc 5 tháng (tức tuần thai thứ 21, 22). Mũi thứ 2 mà mẹ tiêm là sau mũi đầu 1 tháng và tiêm trước ngày dự sinh tối thiểu 30 ngày.

– Những mẹ nào đã tiêm đủ 2 mũi uốn ván trong lần đầu mang thai nhưng lại không tiêm mũi nhắc lại sau khi sinh thì cũng cần tiêm bù mũi thứ 3 trong tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ. Đó chính là lí do vì sao mang thai lần 2 tiêm uốn ván mà mẹ bầu phải nhớ được.

– Với những mẹ bầu đã tiêm phòng uốn ván 1 hoặc tiêm 2 mũi trước đây (tính cả mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi mẹ còn nhỏ) thì cần tiêm thêm 1 mũi nhắc lại vào tháng thứ 4 hoặc là thứ 5 của thai kỳ.

– Với những mẹ bầu đã tiêm phòng từ 3 – 4 mũi uốn ván trước đó, mà có lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì cũng vẫn cần thêm 1 mũi tiêm nhắc lại vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

– Hay những mẹ đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván thì không cần thiết phải tiêm bổ sung nữa vì hiệu quả đã lên tới hơn 95%. Thế nhưng, nếu mũi tiêm cuối cùng đã trên 10 năm thì mẹ bầu hãy tiêm nhắc lại để đảm bảo vacxine phát huy tối đa hiệu quả tối đa của nó.

Lưu ý khi mẹ bầu đi tiêm phòng uốn ván

Khi đi tiêm phòng, mẹ cần lựa chọn cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân. Tốt nhất, mẹ nên tiêm tại cơ sở nơi mình cư trú hoặc lựa chọn một địa chỉ cố định để tiêm. Vì như vậy sẽ giúp cho mẹ quản lý tốt lịch tiêm của bé sau này.

Sau khi tiêm xong, mẹ cần ở lại nơi tiêm trong vòng 30 phút để theo dõi các phản ứng của vắc xin. Có thể mẹ sẽ thấy một vài tác dụng phụ như sốt nhẹ, đau nhức, sưng đỏ vết tiêm. Mẹ có thể chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm sưng đau. Tuy nhiên mẹ không được sử dụng thuốc giảm đau hay hạ sốt trước khi hỏi ý kiến bác sĩ. Trong trường hợp, mẹ thấy xuất hiện các triệu chứng như chân tay lạnh, tim đập nhanh, khó thở, da xanh thai, tiêu chảy thì cần đến ngay các bệnh viện để điều trị kịp thời tình trạng sốc phản vệ sau khi tiêm.

từ khóa

tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2

lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3

tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy

tiêm phòng uốn ván cho bà bầu bao nhiêu tiền

The post Bầu lần 2 tiêm phòng uốn ván khi nào? appeared first on .

5 Lưu Ý Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu

Khi mang thai, mẹ bầu không chỉ chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt mà còn nên theo dõi sát sao lịch tiêm phòng để hạn chế các căn bệnh cho mẹ và bé. Vậy, lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu gồm những gì, có tác dụng phụ không?

1. Có nên tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Bệnh uốn ván là căn bệnh dễ xảy ra ở phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và có tỷ lệ tử vong cao. Bà bầu mắc bệnh uốn ván do nhiễm vi khuẩn ván lúc sinh nở gây tử vong. Với trẻ nhỏ, vi khuẩn ván xâm nhập vào nơi cắt hoặc buộc dây rốn khiến trẻ bị nhiễm trùng, nhiều trường hợp suy hô hấp, ảnh hưởng nhịp tim, rối loạn thần kinh.

Vì thế, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần được tiêm phòng uốn ván để tạo ra kháng thể bảo vệ mẹ và bé khỏi vi khuẩn ván. Đây cũng được xem là mũi tiêm bắt buộc để trẻ không bị mắc uốn ván sau khi cắt dây rốn.

Các vacxin sử dụng tiêm phòng uốn ván cho bà bầu đều được đảm bảo an toàn nên hầu như không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ bầu bị dị ứng với thành phần sản xuất vacxin gây ra các phản ứng như sốt nhẹ, sưng đau tại vị trí tiêm, dị ứng… Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn an tâm vì đây đều là những biểu hiện bình thường và sẽ hết trong thời gian nhanh. Tuy nhiên, nếu việc cơ thể bị sốt cao, sưng viêm kéo dài thì mẹ cần tìm gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Bạn có thể lựa chọn dịch vụ thai sản trọn gói để được theo dõi xuyên suốt quá trình thai sản và phát hiện những bất thường.

3. Sau tiêm phòng uốn ván cho bà bầu bị sưng ngứa

Sau khi tiêm phòng uốn ván, một số trường hợp mẹ bầu gặp phải gồm mẩn đỏ, đau, sưng tấy, ngứa… khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn an tâm vì theo các bác sĩ đây chỉ là phản ứng phụ của vacxin uốn ván nói riêng và hầu hết các loại vacxin khác nói chung do thành phần vacxin thừa gây ra. Trường hợp này càng dễ xảy ra với các mẹ bầu có hệ miễn dịch không tốt hoặc cơ địa nhạy cảm dẫn đến đau, sưng ngứa. Triệu chứng này thường kéo dài 3-4 ngày và tự mất đi.

Để hạn chế các triệu chứng vết tiêm sưng đau, mẹ bầu có thể sử dụng túi chườm lạnh hoặc đá viên bọc khăn để ở nơi tiêm trong khoảng 30 giây, nhấc ra 5 giây lại tiếp tục chườm. Thời gian chườm 20 – 30 phút. Sau 24 giờ, mẹ bầu chườm nóng giúp tan vết sưng nhanh hơn. Một cách khác, mẹ bầu có thể xoa nhẹ bằng tay xung quanh vết tiêm 20 – 30 phút để máu lưu thông tốt hơn, giảm sưng tấy. Nên đăng ký bảo hiểm thai sản để hạn chế những rủi ro trong suốt quá trình mang thai.

4. Nên tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào

Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần đảm bảo tuân theo lịch giai đoạn mang thai hoặc lịch trung tâm y tế, không tự ý tiêm khi không có chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu có thể tìm hiểu thời gian tiêm phòng uốn ván cho bà bầu. Theo đó, thời điểm tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu mang thai lần đầu trước đó chưa từng tiêm phòng bệnh uốn ván, chưa tiêm đủ 3 mũi vacxin thành phần chứa uốn ván sẽ tiêm hai mũi. Trong đó mũi thứ nhất tiêm khi mẹ mang thai trên 20 tuần. Mũi 2 tiêm sau mũi đầu trên 30 ngày, trước sinh từ 30 ngày trở lên.

Đối với người đã tiêm phòng uốn ván và mang thai lần hai: nếu trước khi mang thai, bạn đã tiêm đủ 5 mũi phòng bệnh uốn ván và cách đây không quá 10 năm thì khi mang thai bạn không cần thiết tiêm phòng bệnh uốn ván. Nếu quá 10 năm, mẹ bầu cần tiêm lại 2 mũi nhắc lại. Với mẹ bầu đã tiêm 2 mũi thai kỳ trước thì thai kỳ sau chỉ cần tiêm 1 mũi nhắc lại ở tuần 20 trở đi (khoảng cách hai thai kỳ không quá 10 năm). Nếu khi thai phụ còn nhỏ được tiêm chủng mở rộng 3 mũi ho gà, uốn ván, bạch hầu thì khi mang thai tiêm thêm một mũi vào tuần 20 trở đi. Chi tiết về tiêm phòng có thể tìm hiểu lịch tiêm phòng cho bà bầu cũng như chi phí bao nhiêu để chủ động hơn.

5.1 Sử dụng rượu bia chất kích thích

Một trong những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là cần kiêng rượu bia, chất kích thích. Bởi sau khi tiêm phòng khoảng 2 tuần là lúc cơ thể tạo ra kháng thể, để vacxin đạt hiệu quả cao khi tiêm ngừa, mẹ bầu không nên dùng rượu bia, chất kích thích để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

5.2 Sử dụng tùy tiện thuốc hạ sốt

Sau khi tiêm phòng uốn ván, mẹ bầu có dấu hiệu bị sốt tuy nhiên cũng không được tự ý sử dụng thuốc hạ sốt khi không có chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng phòng uốn ván của vacxin.

Khi các triệu chứng sau tiêm như sưng đau, sốt, tiêm nhiễm vùng tiêm kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ bầu cần gặp bác sĩ để khám chữa và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời. Mẹ bầu nên lựa chọn gói dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói, chăm sóc toàn diện để bảo vệ sức khỏe và kịp thời khám chữa khi có những dấu hiệu bất thường.

Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu

Phụ nữ mang thai cần lưu ý tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, vì nếu chưa có kháng thể bảo vệ, mẹ có nguy cơ mắc bệnh rất cao cũng như nguy cơ về lây nhiễm cho con. Những câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là gì?

1. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có nguy hiểm không?

Trong thời gian mang thai, ngoài việc cần áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt khoa học thì việc tiêm các mũi vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi cũng rất quan trọng, đặc biệt là vắc xin phòng bệnh uốn ván.

Bệnh uốn ván (còn được gọi là phong đòn gánh) là chứng bệnh làm co giật, căng cứng cơ do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao (25 – 90%), đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Đối với mẹ bầu, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập trong lúc sinh nở theo đường sinh dục và gây uốn ván tử cung. Còn đối với trẻ, vi khuẩn xâm nhập tại vị trí cắt và buộc dây rốn, dẫn đến nhiễm trùng uốn ván rốn sơ sinh. Bệnh có thể khiến trẻ bị suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và tim ngừng đập.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đưa ra kết luận, vắc xin uốn ván hoàn toàn vô hại cho thai nhi. Chưa một nghiên cứu khoa học hay một trường hợp báo cáo y khoa nào ghi nhận vắc xin phòng ngừa uốn ván làm giảm trí nhớ.

Vắc xin phòng bệnh uốn ván an toàn cho bà bầu, tuy nhiên bà bầu cần phải được bác sĩ có chuyên môn khám sàng lọc trước khi tiêm và tuân thủ đúng phác đồ tiêm của từng loại vắc xin.

2. Bà bầu tiêm uốn ván có bị sốt không?

Sau khi tiêm phòng uốn ván, bà bầu có thể bị đau tay, sốt nhẹ… Đây là tác dụng phụ thông thường có thể gặp phải sau tiêm vắc xin, bạn không nên quá lo lắng. Nếu bị sốt cao trên 38,5o, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường nhưng thường trường hợp sốt cao rất ít và tình trạng này sẽ tự động khỏi sau một thời gian (3-4 ngày), không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

3. Bà bầu tiêm uốn ván về bị mệt phải làm sao?

Khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể thai phụ sẽ có nhiều thay đổi, dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Do đó, tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm.

Sau khi tiêm chủng, nếu sốt cao hoặc có các biểu hiện khó chịu, mệt mỏi nhiều, bà bầu nên:

Đến trung tâm tiêm chủng hoặc bệnh viện đã tiêm phòng để bác sĩ kiểm tra;

Bổ sung dinh dưỡng, ăn đủ chất;

Uống nhiều nước, có thể uống nước cam hoặc nước chanh để tăng sức đề kháng.

Nghỉ ngơi và theo dõi 24 giờ sau tiêm chủng.

Nếu mẹ bầu lần hai tiêm uốn ván thấy xuất hiện các triệu chứng như: chân tay lạnh, da xanh tái, tiêu chảy, tim đập nhanh, khó thở… cần khẩn trương đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh sốc phản vệ sau khi tiêm.

4. Chích ngừa uốn ván cho bà bầu bị sưng

Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, bà bầu có thể gặp phải trường hợp bắp tay bị sưng, mẩn đỏ, nổi cục cứng, đau khi sờ… Đây là phản ứng bình thường của cơ thể nên các mẹ không cần phải lo lắng. Thông thường, chỗ sưng tấy, đỏ, đau nhỏ sẽ kéo dài từ 6 – 8 tiếng hoặc kéo dài trong vòng 3 – 4 ngày.

Việc sưng đau sẽ tự khỏi, do đó bạn không cần sử dụng thuốc hay chườm đắp vào vị trí tiêm.

Một “thủ thuật” giúp các mẹ bớt sưng sau khi đi tiêm phòng là khi vừa tiêm xong mẹ xoa nhẹ nhàng xung quanh cho đều khoảng 20 – 30 phút để giúp máu lưu thông, hạn chế sưng tấy.

Trong trường hợp vết tiêm sưng to và kéo dài, đau rát, không có dấu hiệu thuyên giảm thì các mẹ nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

5. Bà bầu tiêm phòng uốn ván phải kiêng gì?

Sau khi tiêm vắc xin, cần có thời gian từ 2 đến 4 tuần để cơ thể tạo nên kháng thể. Do đó, để vacxin tiêm ngừa đạt hiệu quả cao, bà bầu nên tránh:

Không nên dùng rượu bia, các chất kích thích;

Hạn chế vận động mạnh;

Tránh làm tổn thương hoặc nhiễm trùng vết tiêm;

Tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ để bạn có được sự bảo vệ sức khoẻ tốt nhất.

6. Bà bầu bị ho, cảm, cúm có tiêm phòng uốn ván được không?

Nhìn chung, bà bầu không nên tiêm vắc xin trong trường hợp có các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn nên tiêm nếu lợi ích bảo vệ của vắc xin lớn hơn nhiều so với nguy cơ phản ứng sau tiêm.

Để tránh các phản ứng sau tiêm, bà bầu nên chọn các trung tâm tiêm chủng chất lượng, uy tín để tiêm chủng và cần được khám sàng lọc đầy đủ trước tiêm.

7. Đang mang thai 35 tuần tiêm uốn ván được không?

Tổng số mũi vắc xin phòng uốn ván bà bầu cần tiêm là 5 mũi.

Nếu chưa từng được tiêm vắc xin uốn ván trước đây, bà bầu cần hoàn thành 2 mũi tiêm trước khi sinh. Mũi 1 nên được tiến hành vào tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5 của thai kỳ (tránh 3 tháng đầu vì giai đoạn này thai phụ hay mệt do ốm nghén). Mũi thứ 2 tiêm sau mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.

Nếu sinh con lần 2 thì chỉ cần tiêm một mũi thứ vắc xin uốn ván (mũi uốn ván thứ 3) cách mũi 2 vắc xin uốn ván của lần mang thai trước ít nhất 6 tháng.

Sau khi 2 lần sinh, bà bầu cần tiêm nhắc 2 mũi để tạo miễn dịch uốn ván tốt nhất:

Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau

Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau