Top 11 # Mẹ Bầu Giảm Cân Có Sao Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Mẹ Bầu Thức Khuya Có Sao Không? Mẹ Bầu Thức Khuya Có Hại Gì?

Thức khuya đúng là không tốt cho sức khỏe. Những nhiều mẹ bầu do làm việc hoặc mất ngủ mà vẫn có thói quen này. Vậy cụ thể bà bầu thức khuya có sao không? Thức khuya có gây nguy hiểm cho bà bầu không? Hãy tìm hiểu trong bài viết này để có ngay câu trả lời đúng nhất. Nhiều mẹ bầu lo lắng khi thiếu ngủ, thức khuya thì có thể gây sảy thai. Vì thế, tâm lý của các mẹ thức khuya thường vô cùng lo lắng. Thực tế thì việc thức khuya có nguy hiểm đến thế hay không? Gia Đình Là Vô Giá sẻ cùng các mẹ khám phá vấn đề này.

Bà bầu thức khuya có sao không? Mẹ bầu thức khuya có sao không?

Vì sao xuất hiện thói quen mẹ bầu thức khuya?

Việc thức khuya thường gặp ở các bà bầu không phải là ngẫu nhiên. Đây là hiện tượng rất phổ biến trong quá trình thai sản. Vì thế, không chỉ riêng bản thân mình gặp phải mà nhiều mẹ bầu cũng đang đối diện vấn đề này.Vậy lý do của việc mẹ bầu thức khuya là gì?

Bà bầu thức khuya có sao không? Có gây ảnh hưởng nhiều không? Có khiến sảy thai không? Nếu mẹ bầu nào ngủ dưới 6 tiếng thì đúng là sẽ rất mệt mỏi và kiệt sức, đồng thời làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu thức khuya có sao không? Nếu các mẹ duy trì thói quen thức khuya trong thời gian dài thì không những cơ thể bị suy kiệt, mệt mỏi mà ngay cả thai nhi cũng bị ảnh hưởng. Các bé sinh ra thường nhẹ cân, kém phát triển và chậm tiếp thu ý kiến. Bà bầu thức khuya có sao không? Nếu mà các mẹ thức khuya thì bé sẽ hay quấy lắm đó. Vì từ khi trong bụng mẹ bé đã quen với việc đồng hồ sinh học bị đảo lộn và điều đó trở nên thói quen không tốt chút nào.

Bà bầu thức khuya nên làm gì để thay đổi theo hướng tích cực?

Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày

Điều cơ bản nhất là ngủ đủ giấc. Mẹ bầu cần ngủ đủ để có sức khỏe cho con. Khi ngủ đủ thì máu được sản sinh tốt, cơ thể khỏe mạnh không suy kiệt và có sức lực để hoạt động mỗi ngày. Nhưng các mẹ nên ngủ sớm buổi tối chứ không ngủ cả ngày vì điều này không tốt.

Lưu ý: Bà bầu không nên thức đêm và ngủ nhiều vào ban ngày.

Áp dụng thời gian biểu ổn định mỗi ngày

Tinh thần luôn cần thoải mái

Duy trì thói quen ngủ trưa

Cần nghỉ ngơi, thư giãn trước khi ngủ

Không dùng điện thoại khi sắp đi ngủ

Nên đi bộ thể dục vào sáng sớm

Chọn tư thế nằm thoải mái để dễ ngủ

Không uống sữa trước khi ngủ

Không uống nhiều nước buổi tối

Mẹ bầu thức khuya nên ăn gì để dễ ngủ hơn?

Tóm lại, bài viết đã trả lời chính xác bà bầu thức khuya có sao không hay bà bầu thức khuya có tốt không? Các mẹ nên nhìn nhận tác hại của bà bầu thức khuya mà đưa ra cách xử lý để con luôn khỏe mạnh nhất. Ngoài những kiến thức hữu ích nói trên, bà bầu ngủ muộn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như có thêm được lời khuyên hữu ích để có một giấc ngủ tuyệt vời.

Mẹ Bầu Thừa Cân Có Nên Giảm Cân Khi Mang Thai?

Nếu mẹ bầu đang thừa cân hoặc béo phì dựa trên chỉ số BMI thì điều quan trọng là cần phải kiểm soát được cân nặng, đặc biệt vào phần dinh dưỡng cho mẹ bầu thừa cân.

Khi nào mẹ bầu rơi vào tình trạng thừa cân?

Chỉ số BMI sẽ dùng chiều cao và cân nặng đểw xác định xem liệu cân nặng của mẹ có đang ở mức độ phù hợp. Đối với phụ nữ mang thai, chỉ số BMI sẽ được tính vào lúc trước thai kỳ. Chỉ số BIM theo tiêu chuẩn quốc tế là:

Dưới 18.5 ⇒ mẹ bị thiếu cân

18.5 đến 24.9 ⇒ bình thường

25 đến 29.9 ⇒ mẹ bị thừa cân

30 đến 39.9 ⇒ béo phì

Đối với phụ nữ mang thai, chỉ số BMI sẽ được tính vào lúc trước thai kỳ

Những nguy cơ mẹ bầu thừa cân có thể gặp phải

Nguy cơ với thai nhi

Mẹ bầu thừa cân có nên giảm cân khi mang thai?

Không nên có gắp giảm cân/ ép cân khi mang thai dù mẹ có rơi vào trường hợp thừa cân/ béo phì. nên. Chế độ ăn kiêng lúc này sẽ gây hại không nhỏ đến thai nhi. Thay vào đó mẹ nên tập trung vào việc ăn uống điều độ để giữ không tăng cân thêm. Dinh dưỡng đúng cách có thể giúp mẹ giảm cân chút ít mà không ảnh hưởng đến thai nhi.

Mẹ bầu thừa cân không nên Không nên có gắp giảm cân/ ép cân khi mang thai

Những điều cần biết về dinh dưỡng cho mẹ bầu thừa cân

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu thừa cân sẽ bao gồm hai phần chính cần lưu ý đó là: thực phẩm bổ sung với khẩu phần ăn. Chế độ ăn phù hợp cho các mẹ khi mang thai bao gồm:

Tránh chế độ “bữa ăn hai người”, có nghĩa là nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai chỉ tăng vào tam cá nguyệt thứ ba, bạn sẽ được tư vấn kỹ hơn với bác sĩ vì điều này phụ thuộc vào mỗi cá nhân.

Hãy ăn những món giàu tinh bột vào mỗi bữa ăn như: cơm, khoai tây, khoai lang, mỳ ý, bánh mì.

Ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ như: yến mạch, các loại đậu, ngũ cốc, các loại hạt, trái cây và rau củ cũng như là gạo với ngũ cốc nguyên cám.

Ăn ít nhất năm bữa mỗi ngày, đa dạng thực đơn với cách loại rau củ quả khác nhau, thay cho việc tiêu thụ các thực phẩm nhiều béo và giàu calo.

Thực hiện chế độ ăn ít béo

Hạn chế hết mức các loại thực phẩm như đồ chiên, nước ngọt và các loại thực phẩm giàu béo và đường.

Luôn luôn ăn bữa sáng

Để ý kỹ lượng thức ăn mẹ tiêu thụ và số lần ăn trong ngày

Ngoài dinh dưỡng mẹ cũng nên chú ý việc vận động trong thai kỳ. Nếu mẹ không có thói quen tập thể dục trước khi mang thai thì đừng vội tập những bài có cường độ mạnh. Bắt đầu với các bài tập dài 15 phút liên tục và lặp lại 3 lần trong 1 tuần. Tăng dần thời gian tập lên ít nhất 4 lần tập 30 phút mỗi tuần.

Sinh viên Y khoa Đỗ Trần Hoàng Minh Khoa Y – ĐHQG – chúng tôi

Mẹ Bầu Bị Viêm Gan B Có Sao Không?

Virus Viêm gan B (HBV) là một trong những virus nguy hiểm, đặc biệt với những phụ nữ đang mang thai vì có nguy cơ cao lây truyền từ mẹ sang con, Bởi vậy, những phụ nữ bị viêm gan B khi mang bầu thường lo lắng rằng liệu nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi cũng như sức khỏe của em bé sau này.

Bị viêm gan B khi mang thai có nguy cơ lây truyền cho con

Viêm gan B là một trong những loại bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, tỷ lệ lây truyền còn tùy vào từng trường hợp và từng giai đoạn của thai kỳ. Nếu mẹ bầu bị viêm gan B trong quá trình mang thai mà không được điều trị thuốc ức chế virus, HBV từ mẹ sẽ được chuyển qua bé với tỷ lệ 10% – 20%. Con số này có thể sẽ tăng lên tới 80% – 90% nếu phụ nữ mang thai mắc viêm gan B trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Tác hại của virus viêm gan B đối với mẹ bầu là mối quan tâm của nhiều người

Nếu người mẹ bị viêm gan B từ trước khi mang thai mà không hề hay biết nên không có biện pháp ngăn ngừa lây truyền trong và sau khi sinh, thì trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao, lên đến khoảng 90%. Trong số này sẽ có khoảng 50% trẻ có nguy cơ bị viêm gan mạn tính và có thể phát triển thành suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan khi trưởng thành.

Khi mẹ bầu bị viêm gan B từ trước nhưng đã điều trị bệnh ở mức độ ổn định, virus dưới ngưỡng hoạt động thì thai nhi hầu như không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ. Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B từ trước khi mang thai mà chưa điều trị hoặc chữa không dứt điểm khiến tình trạng bệnh trở nặng vào cuối thai kỳ ( HBV hoạt động mạnh) thì thai nhi cũng có nguy cơ rất cao bị nhiễm bệnh từ mẹ.

Mẹ mang bầu bị nhiễm viêm gan B ảnh hưởng gì đến sự phát triển thai nhi?

Không có những ghi nhận về việc Virus viêm gan B gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi vì loại virus này sống hầu hết trong máu và dịch sinh dục của mẹ và không truyền qua đường nhau thai như những loại virus rubella hay cảm cúm. Bà mẹ mang virus viêm gan B thì thai nhi vẫn phát triển bình thường, không bị dị tật thai nhi.

Virus viêm gan B ít ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ mang bầu bị viêm gan B ở 3 tháng cuối thai kỳ thì sẽ có nguy cơ sinh non.

Nếu trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B sẽ có nguy cơ cao, lên đến 90% trở thành người mang mầm bệnh và có thể truyền virus cho người khác.

Triệu chứng và những ảnh hưởng của virus viêm gan B lên mẹ bầu

Mệt mỏi và xuất hiện những cơn đau bụng: Với những phụ nữ mang thai bị viêm gan B sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn so với những phụ nữ mang thai bình thường. Ngoài ra, một triệu chứng khác có thể gặp phải ở mẹ bầu bị nhiễm virus viêm gan B là tình trạng đau bụng xảy ra theo từng đợt, thi thoảng xuất hiện các cơn đau dữ dội.

Chán ăn: Đây cũng là một triệu chứng phổ biến ở hầu hết bệnh nhân viêm gan B. Đối với mẹ bầu thì tình trạng này xuất hiện rõ rệt hơn nên cần lưu ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.

Vàng da: Một triệu chứng đáng lưu tâm khác là hiện tượng da chuyển sang màu vàng, cho thấy bệnh đang ở trong giai đoạn nguy hiểm. Do vậy, phụ nữ mang thai cần tới các cơ sở ý tế tin cậy để thăm khám và có phương pháp điều trị tốt cho cả mẹ và bé.

Làm gì khi bà bầu bị viêm gan B?

Dù là bị nhiễm trước hay trong thời gian mang thai, mẹ bầu cũng cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa với đầy đủ thông tin như: bị bệnh từ bao giờ, đã được điều trị chưa, quá trình điều trị như thế nào, thời gian uống thuốc, trong gia đình có ai bị xơ gan hay ung thư gan hay không… để bác sĩ theo dõi tình hình bệnh của mẹ, đồng thời đưa ra những biện pháp xử trí kịp thời và thích hợp.

Trong thời gian mang bầu, mẹ cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì viêm gan B sẽ khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi nên cần nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc và lao động căng thẳng hay áp lực cao.

Với những trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm virus viêm gan B, trong vòng một vài giờ sau sinh, bé sẽ được tiêm liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên và một mũi globulin miễn dịch viêm gan B (HBIg). Hai liều tiếp theo của vắc-xin viêm gan B sẽ được tiêm cho bé trong vòng 6 tháng kế tiếp. Sau khi hoàn thành loạt chủng ngừa nói trên, bé sẽ được xét nghiệm để kiểm tra virus viêm gan B.

Mẹ bầu bị nhiễm viêm gan B nên tham khảo ý kiến bác sĩ

Có thể thấy tác hại của viêm gan B là rất lớn, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đứa bé khi chào đời cũng như cả quá trình phát triển sau này. Do vậy, cách phòng ngừa tốt nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên chủ động tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B từ sớm và kiểm tra kỹ xét nghiệm tìm virus viêm gan B trước khi có ý định sinh con.

Nữ Hộ Sinh Khuyên Mẹ Mang Bầu Có Nên Giảm Cân?

Chia sẻ:

Nữ hộ sinh hướng dẫn mẹ cách giảm cân hiệu quả an toàn trong thời kỳ mang thai mà vẫn không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như dinh dưỡng thai nhi.

Mẹ bầu có nên giảm cân khi đang mang thai?

Theo các bác sỹ tại Bệnh viện phụ sản TW có tới hơn 30% phụ nữ tăng cân quá mức khi đang mang thai

Mẹ bầu thừa cân trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sẩy thai, chết lưu hoặc sinh non

Béo phì có thể dẫn đến hiện tượng cao huyết áp, tiểu đường, hoặc tiền sản giật cho phụ nữ

Mẹ bầu béo phì dễ khiến em bé dị tật bẩm sinh và khó khăn khi siêu âm, chẩn đoán.

Tăng nguy cơ máu đông, nhiễm trùng, khó gây mê khi sinh nở

Giảm cân sau sinh sẽ rất vất vả nếu tăng cân quá nhiều trong thai kỳ

Việc tăng cân khi đang mang thai là điều không thể tránh khỏi để bảo vệ sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh, tử cung, nhau thai và nước ối. Lượng cân nặng này sẽ biến mất sau khi em bé chào đời. Các chuyên gia cũng kiến nghị mức tăng cân phù hợp với dáng vóc người phụ nữ Việt Nam là từ 10-14 kg. Đây là mức tăng cân tiêu chuẩn an toàn. Nhưng nếu bạn đang thừa cân, bạn chỉ nên tăng từ 7-7,5kg.

Bạn chỉ mang thai 1-2 lần trong đời nhưng việc giảm cân thì phải duy trì nó trong cả quãng thời gian trước và sau khi mang thai. Thay vì cố gắng giảm cân trong thai kỳ, bạn hãy sử dụng khoảng thời gian 9 tháng này để xây dựng các thói quen ăn uống lành mạnh cho bản thân để em bé khỏe mạnh, mẹ gọn gàng cả sau khi sinh.

1.Uống đủ nước

Uống nước đầy đủ không chỉ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru hơn mà đôi khi còn là biện pháp cứu cánh cho cơn đói làm phiền mẹ bầu, ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn.

2.Ăn sáng đủ chất

Đây tưởng như là một thói quen hiển nhiên nhưng có rất nhiều mẹ bầu bận rộn với công việc mà không thường xuyên ăn sáng. Bỏ bữa sẽ khiến mẹ và em bé không đủ năng lượng làm việc cả ngày dài sau 6-8 tiếng ngủ vào buổi tối. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, ủ rũ, ăn nhiều hơn vào bữa sau, dẫn đến nguy cơ tăng cân rất nhanh.

3.Ăn nhiều bữa nhưng không có nghĩa là tăng đồ ăn vặt

Hiện tượng buồn nôn, ốm nghén, khó tiêu hóa khi mang thai có thể làm cho bạn không thể tập trung vào ăn ba bữa chính như bình thường. Vì vậy, chị em nên chia nhỏ thành 5-7 bữa ăn. Việc này giúp bạn nạp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và con, đồng thời làm ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích mỡ thừa, bớt ốm nghén cho chị em.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ tăng số lượng đồ ăn vặt lên . Trong các thức ăn nhanh chứa rất nhiều đường, cholesterol làm cân nặng mẹ bầu tăng vù vù mà lại chẳng bổ sung được tí calo nào cho cơ thể. Thay vào đó, các mẹ có thể lưu ý uống các loại sinh tố hoa quả có nhiều chất dinh dưỡng để tốt cho em bé.

4.Tạo dựng thói quen ăn chậm nhai kỹ

Khi mang thai, cơ thể cần nạp 2500 calories/ngày. Do những thay đổi hocmon trong giai đoạn thai kỳ khiến phụ nữ có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy, chị em nên thay đổi thói quen ăn uống của mình. Thay vì ăn nhanh, vừa ăn vừa xem TV, bạn nên ngồi ăn ở nơi yên tĩnh, ăn những món mình yêu thích, ăn chậm nhai kỹ để dạ dày có cảm giác nhanh no. Thói quen này còn kiềm chế bạn ăn nhiều hơn, tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn.

5. Mẹ bầu bỏ ngay suy nghĩ ăn cho cả con

Tâm lý đám đông thường khiến mẹ bầu ăn nhiều gấp đôi vì tưởng là tốt cho cả con. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn nhiều chưa chắc đã là việc làm tốt cho thai nhi, vì trong từng giai đoạn mang thai, em bé sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau để phát triển. Mỗi lần một chút sẽ khiến cân nặng bạn tăng nhanh không ngờ đấy.

6.Duy trì thói quen luyện tập

Theo các nhà khoa học, duy trì thói quen tập luyện không chỉ giúp mẹ bầu ngủ ngon, giảm các triệu chứng ốm nghén khó chịu mà còn giúp mẹ bầu ngủ ngon và nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh.

Tập những bài tập luyện nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… thường xuyên giúp mẹ bầu tăng năng lượng, cải thiện hơi thở, tránh tăng cân quá nhanh.

Học chuyển đổi văn bằng 2 Trung cấp hộ sinh T7&CN tại đâu?

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở).Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

Nhà trường liên tục đào tạo các lớp chính quy, chuyển đổi văn bằng 2 Trung cấp nữ hộ sinh trong và ngoài giờ hành chính, T7 & CN (Theo Congluan)