Sở dĩ bà bầu không được ngồi xổm khi mang thai là bởi việc ngồi xổm sẽ mang lại những tác hại như sau:
Ngồi xổm có thể khiến tĩnh mạch của mẹ bầu bị suy giãn, phù nề
Mặc dù ngồi xổm không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến tĩnh mạch của bà bầu bị suy giãn, nghiêm trọng hơn là có thể gây phù nề.
Nguyên nhân là khi ngồi xổm, cơ thể dưới và cột sống của bà bầu sẽ phải chịu một áp lực vô cùng nặng nề (ngay khi mang thai đã phải chịu áp lực này). Với áp lực quá mạnh và quá lâu, các mạch máu sẽ bị ùn tắc, ảnh hưởng đến việc lưu thông, gây nên tình trạng tắc nghẽn mạch máu và phù nề.
Gia tăng áp lực bàng quang khi ngồi xổm
Khi mang thai, bàng quang của mẹ bầu đã phải chịu một áp lực không nhỏ và sẽ càng tồi tệ hơn nếu như họ ngồi xồm. Việc bàng quang bị gia tăng áp lực khi ngồi xổm có thể khiến bà bầu bị đau đớn ở bụng dưới và khó chịu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chất cuộc sống hằng ngày của bạn.
Ngồi xổm khiến bà bầu mất trọng tâm và có thể bị ngã
Khi bụng to lên, bà bầu sẽ rất dễ bị mất trọng tâm đặc biệt là khi ngồi xổm. Điều này có thể khiến bà bầu bị ngã nên rất nguy hiểm đối với thai nhi và sức khỏe của mẹ.
Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không?
Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Câu trả lời là có nếu như bạn ngồi xổm thường xuyên khi đi vệ sinh. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi, mẹ bầu nên đi vệ sinh bằng bồn cầu dạng ngồi. Nếu không có bồn cầu dạng ngồi, khi đi vệ sinh bà bầu nên đi nhanh, tránh ngồi xổm quá lâu.
Bà bầu có thể ngồi xổm khi nào?
Mặc dù ngồi xổm không đúng cách sẽ gây ra những tác hại khá nghiêm trọng đối với mẹ bầu. Nhưng theo các chuyên gia, vào giai đoạn sắp sinh bà bầu nên ngồi xổm đúng tư thế để dễ sinh hơn.
Việc ngồi xổm đúng tư thế theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc hộ lý sẽ giúp xương chậu nở ra và ép lên tử cung để đẩy em bé ra ngoài, từ đó, mẹ sẽ dễ sinh hơn rất nhiều mà không phải tốn quá nhiều sức lực.
Nên ngồi trên ghế có độ cao vừa phải ( độ cao khoảng 40cm là phù hợp) khi ngồi phải thẳng lưng, vai hơi đẩy ra sau
Để hạn chế nhức mỏi và đau lưng, bạn nên trang bị một chiếc nệm êm để đặt ở chỗ đường cong của lưng khi ngồi, đây cũng chính là lý do giải thích vì sao bà bầu không được ngồi xổm
Bàn chân khi ngồi phải đảm bảo được đặt thoải mái, đôi chân đặt chạm sàn với góc 90 độ, trọng lượng cơ thể phải phân bố đều ở cả 2 bên hông
Nếu cần thiết phải xoay người khi ngồi, bạn tuyệt đối không được xoay phần thân trên mà hay xoay cả người hoặc đứng dậy, tốt nhất là ngồi trên ghế xoay
Không nên ngồi quá lâu (quá 30 phút), sau 30 phút hay đứng dậy di chuyển và vận động 1 lần để đảm bảo cho quá trình lưu thông máu
Khi đang ngồi mà đứng lên, bạn hãy đứng dậy bằng cách thẳng chân, không nên chồm người lên để đứng dậy vì như vậy sẽ rất nguy hiểm
Những tư thế ngồi đúng cách dành cho bà bầu
Trong quá trình mang thai, đặc biệt là mang thai giai đoạn sau mẹ bầu thường bị đau nhức khắp người, mệt mỏi và những triệu chứng nghiêm trọng khác. Để hạn chế những triệu chứng đó, bà bầu nên chọn cho mình những tư thế ngồi đúng. Những tư thế đó là:
Những tư thế bà bầu nên tránh
Ngồi vắt chéo chân, ngồi không tựa lưng, ngồi ngả về phía trước, nửa nằm nửa ngồi, nằm ngửa, ngồi buông thõng cả 2 vai…là những tư thế mà bà bầu nên tránh. Bởi những tư thế này có thể tạo áp lực lên bụng bầu, cột sống, gây đau đớn ở lưng và ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ.
Bên cạnh đó, trong quá trình tắm rửa, gội đầu, vệ sinh cơ thể, mẹ bầu nên chú ý không nên ngồi xổm bởi ngồi xổm cũng là tư thế gây hại cho cả mẹ và con. Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Vấn đề này đã được chúng tôi đề cập ở trên.
Khi tắm rửa, bà bầu không nên ngâm mình trong bồn nước quá lâu bởi điều này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập theo đường âm đạo, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi; không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, đặc biệt là không nên xông hơi bởi xông hơi có thể khiến các mẹ bị rạn da,….