Top 13 # Mẹ Bầu Bị Thừa Sắt Có Sao Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Mẹ Bầu Bị Viêm Gan B Có Sao Không?

Virus Viêm gan B (HBV) là một trong những virus nguy hiểm, đặc biệt với những phụ nữ đang mang thai vì có nguy cơ cao lây truyền từ mẹ sang con, Bởi vậy, những phụ nữ bị viêm gan B khi mang bầu thường lo lắng rằng liệu nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi cũng như sức khỏe của em bé sau này.

Bị viêm gan B khi mang thai có nguy cơ lây truyền cho con

Viêm gan B là một trong những loại bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, tỷ lệ lây truyền còn tùy vào từng trường hợp và từng giai đoạn của thai kỳ. Nếu mẹ bầu bị viêm gan B trong quá trình mang thai mà không được điều trị thuốc ức chế virus, HBV từ mẹ sẽ được chuyển qua bé với tỷ lệ 10% – 20%. Con số này có thể sẽ tăng lên tới 80% – 90% nếu phụ nữ mang thai mắc viêm gan B trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Tác hại của virus viêm gan B đối với mẹ bầu là mối quan tâm của nhiều người

Nếu người mẹ bị viêm gan B từ trước khi mang thai mà không hề hay biết nên không có biện pháp ngăn ngừa lây truyền trong và sau khi sinh, thì trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao, lên đến khoảng 90%. Trong số này sẽ có khoảng 50% trẻ có nguy cơ bị viêm gan mạn tính và có thể phát triển thành suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan khi trưởng thành.

Khi mẹ bầu bị viêm gan B từ trước nhưng đã điều trị bệnh ở mức độ ổn định, virus dưới ngưỡng hoạt động thì thai nhi hầu như không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ. Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B từ trước khi mang thai mà chưa điều trị hoặc chữa không dứt điểm khiến tình trạng bệnh trở nặng vào cuối thai kỳ ( HBV hoạt động mạnh) thì thai nhi cũng có nguy cơ rất cao bị nhiễm bệnh từ mẹ.

Mẹ mang bầu bị nhiễm viêm gan B ảnh hưởng gì đến sự phát triển thai nhi?

Không có những ghi nhận về việc Virus viêm gan B gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi vì loại virus này sống hầu hết trong máu và dịch sinh dục của mẹ và không truyền qua đường nhau thai như những loại virus rubella hay cảm cúm. Bà mẹ mang virus viêm gan B thì thai nhi vẫn phát triển bình thường, không bị dị tật thai nhi.

Virus viêm gan B ít ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ mang bầu bị viêm gan B ở 3 tháng cuối thai kỳ thì sẽ có nguy cơ sinh non.

Nếu trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B sẽ có nguy cơ cao, lên đến 90% trở thành người mang mầm bệnh và có thể truyền virus cho người khác.

Triệu chứng và những ảnh hưởng của virus viêm gan B lên mẹ bầu

Mệt mỏi và xuất hiện những cơn đau bụng: Với những phụ nữ mang thai bị viêm gan B sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn so với những phụ nữ mang thai bình thường. Ngoài ra, một triệu chứng khác có thể gặp phải ở mẹ bầu bị nhiễm virus viêm gan B là tình trạng đau bụng xảy ra theo từng đợt, thi thoảng xuất hiện các cơn đau dữ dội.

Chán ăn: Đây cũng là một triệu chứng phổ biến ở hầu hết bệnh nhân viêm gan B. Đối với mẹ bầu thì tình trạng này xuất hiện rõ rệt hơn nên cần lưu ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.

Vàng da: Một triệu chứng đáng lưu tâm khác là hiện tượng da chuyển sang màu vàng, cho thấy bệnh đang ở trong giai đoạn nguy hiểm. Do vậy, phụ nữ mang thai cần tới các cơ sở ý tế tin cậy để thăm khám và có phương pháp điều trị tốt cho cả mẹ và bé.

Làm gì khi bà bầu bị viêm gan B?

Dù là bị nhiễm trước hay trong thời gian mang thai, mẹ bầu cũng cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa với đầy đủ thông tin như: bị bệnh từ bao giờ, đã được điều trị chưa, quá trình điều trị như thế nào, thời gian uống thuốc, trong gia đình có ai bị xơ gan hay ung thư gan hay không… để bác sĩ theo dõi tình hình bệnh của mẹ, đồng thời đưa ra những biện pháp xử trí kịp thời và thích hợp.

Trong thời gian mang bầu, mẹ cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì viêm gan B sẽ khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi nên cần nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc và lao động căng thẳng hay áp lực cao.

Với những trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm virus viêm gan B, trong vòng một vài giờ sau sinh, bé sẽ được tiêm liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên và một mũi globulin miễn dịch viêm gan B (HBIg). Hai liều tiếp theo của vắc-xin viêm gan B sẽ được tiêm cho bé trong vòng 6 tháng kế tiếp. Sau khi hoàn thành loạt chủng ngừa nói trên, bé sẽ được xét nghiệm để kiểm tra virus viêm gan B.

Mẹ bầu bị nhiễm viêm gan B nên tham khảo ý kiến bác sĩ

Có thể thấy tác hại của viêm gan B là rất lớn, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đứa bé khi chào đời cũng như cả quá trình phát triển sau này. Do vậy, cách phòng ngừa tốt nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên chủ động tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B từ sớm và kiểm tra kỹ xét nghiệm tìm virus viêm gan B trước khi có ý định sinh con.

Bà Bầu Mẹ Bầu Bị Tiêu Chảy Có Sao Không

– Mẹ bầu bị tiêu chảy là chuyện “thường ngày ở huyện”, hầu như chị em nào khi có thai cũng gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống không đúng cách, không vệ sinh hoặc cũng có thể là do không hợp với loại sữa bầu đang uống, cũng có thể là do uống viên sắt bổ sung,…

Giai đoạn 3 tháng đầu khi mang thai rất dễ bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau

– Sức đề kháng của bà bầu thường là yếu hơn so với bình thường, cơ thể cũng nhạy cảm hơn hẳn vì vậy mà chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng. Không phải thích ăn gì là ăn, ăn nhiều mấy cũng được, và cũng có những loại thực phẩm không thích ăn nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi. Việc ăn uống cho đúng các, phù hợp là điều rất quan trọng để đảm bảo cho bà bầu không bị tiêu chảy.

– Thức ăn là nguyên nhân chính, ngoài ra còn có thể là do nguồn nước mà các mẹ bầu sử dụng đang bị ô nhiễm. Nhưng cũng có thể là do bổ sung những thực phẩm hoặc sữa có những chất mà cơ thể không dung nạp gây nên tình trạng tiêu chảy.Ví dụ như một số chị em khi mang thai lại dị ứng với sữa tươi, cứ uống vào là bị tiêu chảy. Hoặc có một số loại sữa bầu không phù hợp như chứa quá nhiều sắt cơ thể không dung nạp hết nên cũng gây nên tiêu chảy.

– Thường thì các mẹ bầu sẽ bỏ qua việc mình bị tiêu chảy vì nghĩ chỉ đơn giản là do ăn thứ gì đó không đảm bảo vệ sinh. Hơn nữa khi mang thai thì việc uống thuốc có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy mà không chị em nào lưu tâm đến vấn đề này, không đến bác sĩ khám thậm chí không điều trị, hoặc tự ý mua thuốc về uống. Việc này không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi.

– Nên đi khám ngay nếu bị tiêu chảy khi đang mang thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

– Các dấu hiệu thường gặp khi bị tiêu chảy như nôn, khát nước, lạnh, sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau bụng và đi cầu liên tục, phân lỏng có mùi chua, có khi chỉ đi ra toàn nước,… Tiêu chảy có thể kéo dài đến 10 ngày tùy từng trường hợp. Nếu như không điều trị kịp thời thì sẽ cực kỳ mệt mỏi, cơ thể mất nước và dần dần cơ thể sẽ mất sức đề kháng, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và bị các bệnh khác nữa.

– Nếu bị tiêu chảy ở giai đoạn cuối thai kỳ, kéo dài và kèm theo những triệu chứng như nôn liên tục, đi ngoài nhiều thì cần đến bệnh viện ngay vì giai đoạn cuối có thể sẽ dễ bị sinh non gây nguy hiểm. Ngoài ra thì khi mẹ bị tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi, có thể là chậm phát triển, suy dinh dưỡng,…

– Tuy nhiên khi bị tiêu chảy lúc có thai thì không nên tự ý mua thuốc về uống và điều trị tại nhà. Mặc khác các loại kháng sinh có thể sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy mà có thể áp dụng một số cách chữa trị dân gian thay vì tự ý mua thuốc uống.

+ Gừng chữa tiêu chảy: Đun 100 gr gừng với 5g chè khô cùng với 800 gr nước sôi lên và cạn lại cho đến khi còn khoảng 2/3. Cho thêm 15 gr dấm gạo vào rồi chia thành 3 lần uống trong ngày. Nếu áp dụng cách này thì sau 1 đến 2 liều sẽ khỏi tiêu chảy.

+Búp ổi: Tìm búp ổi sau đó rửa sạch rồi nhai với muối hạt, theo kinh nghiệm dân gian thì nam nhai 7 ngọn, nữ nhai 9 ngọn. Có thể sẽ cầm tiêu chảy ngay sau khi ăn, tuy nhiên cách này chỉ nên áp dụng với bệnh tiêu chảy nhẹ do bị lạnh bụng.

Nhai búp ổi non với muối sống có thể trị được tiêu chảy hiệu quả

+ Lá mơ và trứng gà: Lá mơ lông là loại lá được dân gian từ xưa nay dùng để trị kiết lỵ và tiêu chảy rất hiệu quả. Dùng 100 gr lá mơ đã rửa sạch thái nhỏ, cho vào bát cùng với một quả trứng, thêm vào chút muối (cho dễ ăn) sau đó trộn thật đều. Đem hỗn hợp này cho hấp cách thủy rồi ăn, mỗi ngày ăn từ 3 đến 4 lần và liên tục trong khoảng 3 ngày để ổn định đường ruột. Không nên chiên vì khi bị tiêu chảy cần kiêng chất béo.

– Ngoài ra khi bị tiêu chảy thì mẹ bầu nên uống nhiều nước để bù vào lượng nước mất. Nhưng tốt nhất vẫn nên uống dung dịch bù nước theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra nếu đang uống các loại sữa thì nên tạm dừng để theo dõi xem có phải nguyên nhân là do sữa hay không. Nếu là do loại sữa đang uống thì sau khi hết bị tiêu chảy nên đổi sang loại sữa khác không có thành phần lactose hoặc uống sữa đậu nành nguyên chất.

Mẹ Bầu Bị Sốt Dùng Thuốc Hạ Sốt Có Sao Không?

Có một điều mà các mẹ bầu thường hay được cảnh báo là đừng để bị sốt hoặc cảm cúm khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, vì nó có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu đã lỡ bị sốt, mẹ bầu có nên dùng thuốc hạ sốt hay không, và nếu dùng thì nên dùng loại thuốc hạ sốt nào?

Đầu tiên, các mẹ bầu cần tìm ra nguyên nhân gây sốt, bởi sự ảnh hưởng đến thai nhi khi bị sốt nặng nhẹ cũng tuỳ thuộc vào nguyên nhân mẹ bầu bị sốt và mức độ sốt nặng hay nhẹ.

Phụ nữ khi mang thai thường có sức đề kháng kém hơn người bình thường. Vì vậy, nhiều mẹ bầu trong quá trình thai kỳ rất hay mắc các bệnh như sốt, cảm cúm, ho, sổ mũi,…

Nguyên nhân và ảnh hưởng bà bầu bị sốt khi mang thai

Nguyên nhân

Sốt là một triệu trứng phổ biến trên lâm sàng và khó có thể nhận biết. Gọi là sốt khi thân nhiệt trên 37,5 độ C nếu cặp ở miệng hoặc nhiệt độ đo ở hậu môn trên 38 độ C.

Theo bác sĩ Đoàn Ngọc Minh, biểu hiện của sốt khi mang thai là nhiệt độ tăng cao hơn so với mức bình thường của cơ thể là 37 độ C. Đây có thể là nguyên nhân do mẹ bầu nhiễm khuẩn virus, kí sinh trùng,… xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa, đường máu, tiết niệu,…gây ra.

Ảnh hưởng

Ảnh hưởng của mẹ bầu bị sốt khi mang thai tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây ra sốt.

– Mẹ bầu bị sốt ở mức 37,5 độ C

“Mẹ bầu bị sốt cao hơn mức bình thường khoảng 0,5 độ C sẽ được xét vào mức nhẹ. Khi đó, có thể không gây ra hoặc ít gây ảnh hưởng đến thai nhi”, bác sĩ Ngọc Minh cho hay.

– Mẹ bầu bị mesốt ở mức trên 38 độ C

Nếu mẹ bầu sốt ở mức độ nặng trên 38 độ C và kéo dài thời gian sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé. Đặc biệt, sốt trên 38 độ C gây ra một số trường hợp nguy hiểm như dọa sảy thai, nhiễm khuẩn huyết thai kỳ, đẻ non, để lại dị tật cho trẻ,…

Điều trị sốt cho bà bầu

Bác sĩ Ngọc Minh cho hay: “3 tháng đầu mang thai là giai đoạn hình thành các cơ quan trên cơ thể của bé. Do vậy, bà bầu cần hạn chế sử dụng thuốc khi bị sốt hoặc xuất hiện bất cứ triệu chứng khác như nhức đầu, ho, sổ mũi,…Ngoài ra, các mẹ bầu cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi uống thuốc. Tốt nhất, nên có sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn về việc dùng thuốc”.

Sốt khi mang thai không chỉ bắt nguồn từ cúm, mẹ bầu có thể bị cúm bởi siêu virus gây cúm lây lan trong thời kỳ mang thai, nhiễm vi khuẩn do viêm gan siêu vi B, viêm màng ối, viêm nhau,… Vì thế, phụ nữ mang thai cần phải kiểm tra xét nghiệm để có phương pháp điều trị phù hợp.

Theo bác sĩ Ngọc Minh, một số loại thuốc điều trị triệu chứng của cúm như Relenza, Taminflu có khả năng gây ra khuyết tật ở trẻ mới sinh. Thuốc chứa thành phần hạ sốt như Ibuprofen, Aspirin có thể khiến mẹ bầu bị ra máu khi mang thai.

Nhiều mẹ bầu khi bị sốt thường sử dụng thảo dược, vị thuốc dân gian để điều trị cúm. Tuy nhiên, những phương pháp chữa bệnh đó có thể gây nên tác dụng phụ không đáng có, nhất là khi chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh.

Những cách hạ sốt an toàn cho mẹ bầu

– Mẹ bầu cần được ở trong môi trường thoáng mát.

– Nên cởi bớt y phục và dùng khăn ướt lau mát khắp người giúp tăng thải nhiệt qua da.

– Mở cửa phòng thông thoáng, không khí mát sẽ giúp mẹ bầu hạ sốt nhanh chóng. Tuy nhiên, cần tránh gió lùa ảnh hưởng tới sức khỏe.

– Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ cơ thể bà bầu.

– Dùng thuốc xịt mũi: Các loại thuốc xịt chứa kháng thể histamine sẽ giúp mẹ bầu dễ thở, hạ sốt nhanh hơn.

– Ăn uống đủ chất và nhiều dinh dưỡng như rau xanh, soup, hoa quả… Hạn chế thức ăn có nhiều dầu mỡ. Đặc biệt, mẹ bầu nên bổ sung tỏi và thực phẩm giàu vitamin C trong khẩu phần ăn để tăng cường hệ miễn dịch.

Theo Web Gia đình

Bà Bầu Dư Sắt Phải Làm Sao?

Nhận biết bà bầu thừa sắt qua các dấu hiệu: người dễ mệt mỏi căng thẳng, đi tiêu chảy hoặc đi ngoài ra máu và chóng mặt, buồn nôn bất thường. Khi có dấu hiệu thừa sắt mẹ bầu cần điều chỉnh lại việc bổ sung sắt& đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và khắc phục đúng cách.

3 dấu hiệu bà bầu dư sắt dễ nhận biết nhất

Nếu mẹ bầu phát hiện mình có những dấu hiệu sau, cần đến bệnh viện kiểm tra và thay đổi thực đơn dinh dưỡng để tiết chế lại lượng Sắt dư thừa có bên trong cơ thể:

Người mệt mỏi, dễ căng thẳng

Thừa Sắt bên trong cơ thể dễ dẫn tới gây mệt mỏi và đau nhức cho mẹ bầu, đồng thời từ đó khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và dễ bị căng thẳng, cáu gắt hơn.

Hay đi ngoài hoặc tiêu chảy, đi tiểu ra máu

Thừa sắt trong cơ thể cũng khiến hệ tiêu hoá của mẹ bầu bị ảnh hưởng, việc tiêu chảy, hay đi ngoài hoặc tiểu ra máu là một trong những dấu hiệu thường thấy nhất để xác định lượng sắt có trong cơ thể có vượt ngưỡng tiêu chuẩn hay không.

Chóng mặt, buồn nôn, đau bụng…

Ngoài ra, mẹ bầu cần cẩn thận khi lựa chọn thực đơn dinh dưỡng hoặc chọn cách bổ sung Sắt bằng viên bổ sung. Mọi thực phẩm chức năng như viên sắt bổ sung cần có sự chỉ định của bác sĩ sản khoa. Bên cạnh đó mẹ bầu cũng cần lưu ý đến những dấu hiệu thừa Sắt để kịp thời đi thăm khám và nhận sự chỉ định điều chỉnh từ bác sĩ.

Tuỳ theo mức độ dư thừa mà việc thừa sắt ở mẹ bầu gây ra những tác động không tốt tới sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Khi bị thừa Sắt trong cơ thể sẽ dễ khiến mẹ bầu gặp các chứng bệnh nguy hiểm như:

Thừa sắt dẫn đến viêm khớp

Những mẹ bầu bị thừa sắt trong thai kì thường bị viêm khớp do bị tổn thương bởi lượng Sắt có trong cơ thể. Lúc này lượng Sắt dư thường làm tổn thương các lớp bao phủ xương cũng như huỷ hoại các mô bên trong xương khớp, điều này dẫn đến việc mẹ bầu thường xuyên bị đau lưng hoặc nhức mỏi tay chân trong suốt thai kì.

Việc thừa Sắt bên trong cơ thể cũng khiến mẹ bầu dễ mắc chứng tiểu đường thai kì, do lượng Sắt thừa ở tuyến tuỵ gây ảnh hướng xấu trong quá trình cơ quan này hoạt động, khiến lượng insullin làm tăng lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường thai kì còn khiến trẻ sinh ra dễ bị vàng da, không hoàn thiện được hệ hô hấp và khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh non.

Ảnh hưởng tâm lý

Thừa Sắt quá nhiều trong cơ thể cũng gây ảnh hướng tới sức khoẻ tâm lý mẹ bầu, Sắt tồn đọng bên trong máu khiến cơ thể trở nên suy nhược, người uể oải, hay bị căng thẳng, chán ăn hoặc thay đổi tâm lý bất thường…

Nếu có các dấu hiệu buồn nôn, người trở nên xanh xao, tim đập nhanh bất thường, đau bụng và sốt…thì mẹ bầu cần được đưa đến bệnh viên ngay lập tức. Vì các triệu chứng trên là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đã nạp vượt quá lượng Sắt cần thiết vào trong cơ thể của mình.

Các bệnh về gan

Việc để lượng Sắt dư thừa quá nhiều bên trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ mắc chứng xơ gan hoặc ung thư gan. Ngoài ra mẹ bầu còn dễ bị sạm da do sắc tố bị thay đổi bởi lượng Sắt dư thừa quá nhiều và không thể chuyển hoá.

Đặc biệt, thừa Sắt trong thai kì còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến với thai nhi, khiến thai nhi phát triển khó khăn hơn do lượng Sắt tự do trong máu gia tăng và gây ảnh hưởng tới quá trình tạo máu. Điều này cũng khiến mẹ bầu dễ sinh non và khi sinh non thường gặp nhiều trường hợp nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.

Bà bầu thừa sắt phải làm sao?

Khi nghi ngờ bà bầu thừa sắt do xuất hiện một trong những dấu hiệu mà chúng tôi đã nhắc tới ở phần 1, gia đình cần đưa ngay bà bầu đến cơ sở y tế gần nhất để được các y bác sĩ thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.

từ khóa

bà bầu thừa sắt có sao không

bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối

bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy

bà bầu nên uống sắt và canxi đến khi nào

Bài viết Bà bầu dư sắt phải làm sao? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .