Sự tăng lượng dịch cơ thể khi mang thai: đây là cơ chế tuyệt vời của tạo hóa để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển an toàn của thai nhi trong cơ thể người mẹ. Sự tăng 50% lượng chất lỏng trong cơ thể trong suốt quá trình mang thai (lượng chất lỏng này chiếm 25% lượng tăng trọng lượng cơ thể lúc mang thai) giúp cơ thể người mẹ “mềm mại” hơn, và có khả năng dãn nở ra theo sự lớn dần của thai nhi. Tuy nhiên, với lượng dịch cơ thể tăng lên, trọng lượng cơ thể tăng lên và cơ thể dãn nở ra nhiều hơn nên tạo áp lực (trong đó có trọng lực và lực dãn nở) gây chèn ép các mạch máu làm máu khó lưu thông về tim gây ra hiện tượng phù, nhất là ở các vị trí ở xa tim nhất như tay, chân.
Do lượng chất lỏng tăng lên nên để tạo môi trường đẳng trương cho các tế bào thì cơ thể cần thêm nhu cầu các chất điện giải, chủ yếu là kali. Sự bổ sung thiếu hụt các chất điện giải (nhiều Natri mà lại thiếu Kali) cũng là nguyên nhân gây phù nặng hơn.
Ngoài ra, một số thói quen khác như đứng lâu, tư thế khi nằm, uống café hoặc bia rượu, ăn nhiều muối Natri… cũng làm nặng thêm tình trạng này.
Để đôi chân được nghỉ ngơi và thư giãn càng nhiều càng tốt: hạn chế đứng lâu, chọn mang loại dép mềm, đế thấp. Tránh mặc quần áo chật hay mang vớ chật.
Khi nằm ngủ nên nghiên sang bên trái để hạn chế tử cung chèn ép lên tĩnh mạch khung chậu.
Nên ngâm chân vào nước ấm khoảng 10-15 phút trước khi đi ngủ.
Ngâm chân vào nước ấm giúp mẹ bầu giảm phù chân
Tập thể dục đều đặn để giúp máu lưu thông tốt hơn, đặc biệt là tập yoga sẽ rất hiệu quả.
Ăn nhạt hơn, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây, đặc biệt là những loại có nhiều kali như cam, dưa hấu, chuối, rau chân vịt…
Có thể dùng bài thuốc dân gian: nấu râu ngô với nước để uống như trà trong ngày (lượng vừa phải để tránh lợi tiểu quá mức).
Không uống các đồ uống có cafein và các đồ uống có cồn.