Top 7 # Mẹ Bầu Bị Giảm Cân Tháng Cuối Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Nguyên Nhân Mẹ Bầu Bị Phù Chân Tháng Cuối

Phù chân khi mang thai là như thế nào?

Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở thai phụ, nó có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu, nhưng bệnh lý này khi mang thai tháng cuối sẽ phổ biến hơn trong thai kỳ do trọng lượng thai nhi ngày càng to, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông, gây phù nề. Bên cạnh đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật, một hội chứng cao huyết áp trong thai kỳ và rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời khi mang thai.

Mẹ bầu bị phù chân

Triệu chứng phù chân ở mẹ bầu

Thai phụ bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt, thậm chí kèm theo đau đầu, đau dữ dội vùng dưới xương sườn, rối loạn thị giác, sưng cả tay và mắt, mờ mắt, đau bụng thì đây là dấu hiệu báo nguy và nếu đến giai đoạn này, mẹ bầu lẫn thai nhi đang trong tình trạng khẩn cấp. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và có thể làm suy thai hoặc sinh non. Do đó mẹ bầu cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Vì sao bà bầu bị phù chân tháng cuối?

Nguyên nhân chính gây ra phù chân ở bà bầu là do:

Những thay đổi trong máu

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tự động đẩy mạnh khả năng sản xuất máu, làm cho lượng máu được tạo ra nhiều hơn bình thường tới 50%. Lượng máu bao gồm các dưỡng chất này được dùng để nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, nó cũng chính là nguyên nhân gây sưng phù cơ thể của thai phụ.

Sự thay đổi về trọng lượng cơ thể

Trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu thường tăng từ 8kg cho đến 20kg. Điều này sẽ tạo áp lực khá lớn nên đôi chân. Do đó, chân thường bị sưng.

Trọng lượng cơ thể tăng khiến mẹ bị phù chân

Giãn tĩnh mạch giai đoạn mang thai

Một số ảnh hưởng của thay đổi nội tiết tố thời kỳ mang thai, sử dụng đồ uống có cồn, rượu hoặc nhiệt độ môi trường nóng, ẩm nhiều cũng dẫn đến tình trạng, phù chân khi mang bầu.

Ngoài ra mặc đồ quá chật, làm những công việc quá với sức khỏe của mình khiêng vác nặng, chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực như tập tạ, đi giày cao gót. Những nguyên nhân này cũng có thể gây ra phù chân.

Ngoài ra, các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng dẫn đến tình trạng ho nhiều và dai dẳng.

Những cách giảm phù chân khi mang thai những tháng cuối

Hạn chế ăn mặn: Mẹ bầu càng ăn mặn, cơ thể càng tích trữ nhiều nước hơn, dẫn đến tình trạng phù chân khi mang thai càng thêm nghiêm trọng. Hơn nữa, việc ăn mặn cũng ảnh hưởng không tốt đến huyết áp, mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý.

Uống nước: Nước là phương pháp tự nhiên giúp các mẹ bầu đào thải hết các độc tố trong cơ thể mình ra ngoài. Uống đủ nước khi mang thai giúp các cơ quan chức năng trong cơ thể hoạt động hài hòa và nhịp nhàng hơn. Đồng thời cũng tránh được quá trình tích lũy chất lỏng gây phù.

Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như: đậu đỗ, các sản phẩm từ sữa, ăn nhiều rau xanh như cải bắp, rau ngót… và các loại hoa quả, trái cây. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm. Hạn chế thức ăn vặt.

Xây dựng thực đơn khoa học cho bà bầu bị phù chân

Hạn chế đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Khi ngồi không nên vắt chéo chân mà hãy duỗi thẳng chân để máu dễ dàng lưu thông.

Không nên đi giày cao gót. Mang giày phù hợp, giày quá chật cũng khiến máu bị dồn về phía chân nhiều hơn. Mẹ bầu nên chọn những đôi giày bệt rộng rãi và thoải mái

Vận động nhẹ nhàng bằng những bài tập tốt cho mẹ bầu như yoga, bơi lội, đi bộ… chúng sẽ giúp máu được lưu thông dễ dàng hơn.

Kê cao chân khi nằm: Cách này sẽ giúp giảm bớt lượng máu dồn xuống chân, hạn chế bớt tình trạng sưng phù. Khi ngồi, mẹ bầu cũng nhớ kê thêm ghế nhỏ dưới chân và thường xuyên nhúc nhích chân để không bị tê, mỏi.

Nguyên Nhân Mẹ Bầu Bị Giảm Cân Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

I. Nguyên nhân khiến mẹ bầu giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu

3 tháng đầu là thời gian thai kỳ bắt đầu hình thành. Nội tiết tố của người phụ nữ thay đổi mạnh mẽ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nghén. Họ cực kỳ nhạy cảm với mùi thức ăn, các mùi lạ, thay đổi thói quen và thường xuyên nôn, ói, “ăn vào nôn ra”. Sau khoảng thời gian 3 tháng, người mẹ sẽ thấy tình trạng này được cải thiện hơn nhiều. Bởi vậy, thông thường, mẹ bầu không tăng cân vào giai đoạn này. Thậm chí rất nhiều người do không ăn uống được gì, người mệt mỏi còn bị sút cân.

Đây là quá trình phân chia các tế bào để hình thành các cơ quan trên cơ thể. Chính vì thế, lúc này, thai nhi chưa phát triển nhiều về cân nặng. Nếu chế độ dinh dưỡng tốt, mẹ bầu chỉ tăng khoảng 0.9 đến 2.3kg.

II. Mẹ bầu sút cân trong 3 tháng đầu có sao không?

Mẹ bầu luôn quan tâm đặc biệt đến cân nặng của mình. Chính vì thế, khi cân nặng của mình bị sút cân, nhiều mẹ bầu có tâm lý hoảng loạn, lo lắng đến sức khỏe của mình và sự phát triển của thai nhi. Thai nhi 3 tháng đầu được nuôi dưỡng trong noãn hoàng của mẹ. Chính vì thế, khi mẹ bị sút cân cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến cả mẹ  và bé.

Nếu đi khám đầy đủ, thai nhi phát triển đều và ổn định là được. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như thường xuyên đi kiểm tra, khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bạn không nên cơ thể bị tụt cân trầm trọng, kiệt quệ. Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều!

III. Nguyên tắc dinh dưỡng trong quá trình mang thai 3 tháng đầu

Những nguyên tắc dinh dưỡng vô cùng quan trọng và cần thiết giúp mẹ bầu không bị giảm cân khi mang thai. Bạn cần phải tuân thủ đúng đúng các nguyên tắc đó để thai nhi phát triển một cách tốt nhất và sức khỏe của mẹ cũng không bị ảnh hưởng gì.

1. Điều chỉnh và định hướng lại chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng của bà bầu khác hẳn so với chế độ của người bình thường. Phụ nữ khi mang thai có nhu cầu nạp nhiều chất đạm, các loại vitamin, khoáng chất, sắt và đặc biệt là canxi. Bởi vậy, bạn cần phải điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn của mình để phù hợp với chế độ dinh dưỡng cho người mang thai.

Trong 3 tháng đầu, bạn không nhất thiết phải ăn nhiều nếu bạn đang sở hữu một cân nặng lý tưởng của mẹ bầu. Trong trường hợp bạn đang bị hụt cân, bạn cần phải đặt mục tiêu để phấn đấu tăng cân, để thai nhi phát triển tốt nhất.

2. Tuyệt đối không được ăn kiêng khi mang thai

Nhiều mẹ bầu thấy số cân của mình tăng lên vòn vọt thì hoảng loạn, lo lắng mình không còn giữ được vóc dáng như hồi còn là xuân thì. Thế nhưng, tăng cân khi mang thai là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, đứa trẻ sinh ra mới khỏe mạnh, đủ cân.

Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu ăn kiêng, hàm lượng canxi, sắt, vitamin và các chất thiết yếu cần thiết khác không được bổ sung một cách đầy đủ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì thế, bạn tuyệt đối không được ăn kiêng khi mang thai. Nếu phải ăn uống quá “kham khổ”, mẹ bầu bị sút cân hay không tăng cân, bạn đều phải xem xét lại và đi khám bác sĩ để kịp thời phát hiện các vấn đề.

3. Ăn liên tục và chia thành nhiều bữa

Phụ nữ mang thai không nhất thiết chỉ ăn 3 bữa chính. Bạn có thể chia nhỏ thành  5 – 6 bữa một ngày. Điều này chất dinh dưỡng được tiêu hóa và cơ thể mẹ hấp thu tốt nhất. Mặt khác, sự phát triển của thai nhi sẽ khiến cho dạ dày bị chèn ép. Từ đó, việc ăn uống cũng cần phải được chú trọng và khoa học hơn nhiều.

IV. Tổng kết

Giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nhưng nếu tình trạng này còn tiếp diễn ở những tháng sau đó, mẹ bầu cần phải xem xét lại và khắc phục ngay. Phụ nữ trong thời gian thai kỳ cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe và chế độ dinh dưỡng để cả mẹ và con đều khỏe.

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ ĐƯỢC CÁC CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG TƯ VẤN CHO BẠN CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG ĐỂ TRÁNH GIẢM CÂN TRONG 3 THÁNG ĐẦU KHI MANG THAI

Mẹ Bầu Ăn Gì Để Thai Nhi Tăng Cân Nhanh Tháng Cuối?

“Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?” là câu hỏi nhiều mẹ quan tâm. Đặc biệt với những bé có cân nặng thấp hơn so với chỉ số trung bình trong tháng thứ 5 trở đi của thai kỳ. Mẹ nên lựa chọn ăn những gì? Mẹ đọc bài viết dưới đây nhé!

Cân nặng thai nhi

Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng thứ 7 của thai kỳ?

Bắt đầu tháng thứ 7 của thai kỳ cũng là bắt đầu tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Càng gần đến ngày sinh, các mẹ cần chăm sóc sức khoẻ cho chính mình và bé tốt hơn.

Ở tháng thứ 7 thai kỳ, chế độ ăn uống của mẹ nên tập trung nhiều vào em bé. Để thai nhi phát triển đúng cách và khoẻ mạnh, các mẹ nên bổ sung khoảng 450 calo mỗi ngày.

Chìa khoá ở đây là ăn uống điều độ, đầy đủ chất sắt, protein, canxi, magie, chất xơ, axit folic và DHA. Tránh thực phẩm chứa nhiều muối, chất béo, đường. Hoặc tránh những thực phẩm chỉ cung cấp lượng calo rỗng mà không có lợi ích dinh dưỡng.

Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng thứ 8 của thai kỳ?

Ở giai đoạn này tử cung ngày một lớn hơn. Dạ dày chỉ còn có một không gian nhỏ hơn so với bình thường.. Do đó, các mẹ nên ăn thành các bữa nhỏ, cách nhau khoảng vài giờ, để không tạo áp lực cho dạ dày, Đây là cách để dạ dày có thời gian tiêu hoá thức ăn hơn. 

Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối của thai kỳ?

Trong bảng cân nặng thai nhi, em bé tăng cân nhanh chóng từ tam cá nguyệt thứ ba trở đi. Trong tháng cuối cùng của thai kỳ, các mẹ hãy tập trung vào chế độ ăn uống cân bằng và dinh dưỡng. Vì việc tăng cân của em bé cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ.

Đây là thời điểm phần ăn của các mẹ sẽ tăng lên. Ưu tiên những thực phẩm giàu chất xơ, canxi, sắt và trái cây giàu vitamin C và A. Tháng cuối của thai kỳ có thể khá mệt mỏi với nhiều mẹ. Hầu như các mẹ không muốn di chuyển nhiều. Tuy nhiên, đi bộ hai lần một ngày sẽ thực sự giúp cơ thể linh hoạt hơn.

Mẹ có thể ngừa táo bón và ợ nóng bằng cách ăn uống lành mạnh, chia thành từng bữa nhỏ. Tránh chất caffeine, đồ uống có cồn, có ga, pho mát mềm, thịt gia cầm chưa tiệt trùng, thực phẩm ngọt và chiên.

Mẹo đơn giản để tăng cân cho bé trong thai kỳ

Có chế độ ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng để tăng cân hợp lý khi mang thai

Uống vitamin thường xuyên.

Ăn các loại trái cây và các loại hạt khô

Đảm bảo dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Nếu khó ngủ, các mẹ có thể cân nhắc việc uống trà hoa cúc hoặc đọc sách trước khi ngủ

Giữ tinh thần thoải mái và tích cực

Hạn chế thực phẩm chiên rán

Tránh hút thuốc, uống rượu, caffeine, đồ uống và nước trái cây có chứa đường nhân tạo. Chúng đều có tác động tiêu cực đến sức khỏe của em bé

7 nhóm dinh dưỡng các mẹ cần bổ sung trong chế độ ăn uống

Protein

Protein rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé, đặc biệt là não của bé. 90 đến 100 gram protein nạc được khuyên dùng mỗi ngày cho mẹ bầu trong thai kỳ. Có nhiều thực phẩm chứa protein tốt cho sức khoẻ để các mẹ lựa chọn. Ví dụ: hạnh nhân, thịt gia cầm nạc, thịt bò nạc, cá ít thủy ngân, thực phẩm từ sữa. 

Carbohydrate

Các carbohydrate từ thực phẩm chứa calo rỗng như bánh ngọt, đồ ăn nhanh v.v … nên được giảm thiểu. Vì chúng có thể khiến bà bầu tăng cân không cần thiết. Chúng cũng cung cấp ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng cho mẹ hoặc bé. Thay vào đó, bổ sung thực phẩm chứa nhiều calo tốt như các loại đậu, ngũ cốc vào chế độ ăn uống. 

Canxi

Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai và cho con bú nên bổ sung 1000 mg canxi mỗi ngày. Bổ sung các nguồn canxi tốt như các sản phẩm từ sữa, rau lá xanh đậm, nước ép, ngũ cốc, hạnh nhân, vừng.

Axit folic

Vitamin các mẹ cần uống trước khi mang thai là axit folic – vitamin nhóm B. Axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh của não và cột sống cho bé. Theo nghiên cứu, khoảng 70 % các trường hợp dị tật ống thần kinh có thể tránh được nếu sử dụng theo đúng liều lượng axit folic và trong suốt thời gian mang thai.

Thực phẩm giàu axit folic bao gồm đậu thận, đậu lăng, rau lá xanh, các loại hạt, trái cây có múi.

Chất béo

Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa – không tốt cho sức khoẻ, nên được hạn chế trong thai kỳ. Thay vào đó, các mẹ có thể bổ sung các chất béo không bão hoà, lành mạnh như bơ, dầu ô liu, hạnh nhân. Chúng có lợi cho mẹ và em bé, giúp tăng trọng lượng thai nhi. 

Đường

Đường hoá học/ đường nhân tạo có những tác hại nhất định đối với sức khoẻ, đặc biệt với mẹ bầu. Tuy nhiên, các mẹ cũng không thể cắt bỏ hoàn toàn đường ra khỏi chế độ ăn uống được. Vì vậy, sử dụng đường tự nhiên trong trái cây là một lựa chọn hợp lý. 

Vitamin và các khoáng chất

Ví dụ, rau bina cung cấp sắt, vitamin E và B12 cho cơ thể. Trái cây theo mua cung cấp khoáng chất vi lượng tốt. Hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm. Khoảng 20 – 30 phút là đủ để mẹ duy trì mức vitamin D cần thiết. 

Nguồn tham khảo:

https://www.babycentre.co.uk/l25007449/healthy-foods-for-your-third-trimester-photos

Mẹ Bầu Ăn Gì Để Thai Nhi Tăng Cân Nhanh Trong Những Tháng Cuối

Thực phẩm giúp thai nhi tăng cân trong những tháng cuối

Là những người mẹ mong con, bạn luôn mong muốn trẻ trước khi chào đời được phát triển toàn diện trong bụng. Do đó, bạn nên ăn các thực phẩm nhiều hơn, đủ dưỡng chất hơn để đáp ứng đủ cho nhu cầu của cả bạn và bé.

Trứng, sữa, sữa chua và đậu phụ

Những thực phẩm được điểm mặt ở trên đều rất giàu protein – một dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ bổ sung dinh dưỡng thai kỳ. Protein được cung cấp đầy đủ là rất quan trọng, vai trò của chúng là giúp thai nhi phát triển tốt, đúng hướng. Đồng thời, duy trì được khối cơ, các mô của mẹ.

Trứng: một nguồn protein dồi dào không kém thịt, thích hợp trên những bà mẹ có chế độ ăn chay. Bên cạnh việc cung cấp protein tương đương với những thực phẩm khác, trứng còn đem đến hàm lượng vitamin A, D và khoáng chất thiết yếu như: Sắt. Các nguồn dinh dưỡng này cũng rất cần thiết và quan trọng cho thai nhi, giúp giữ và bảo vệ màng ối chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng dị tật bẩm sinh ở trẻ, tránh thiếu máu ở thai phụ.

Sữa: Một thức uống cung cấp lượng lớn protein chất lượng tốt mà các mẹ không nên bỏ lỡ. Và không chỉ dừng lại ở đó, trong sữa chứa khoáng chất vô cùng quan trọng và mật thiết trong quá trình phát triển của trẻ, đó là: Canxi. Uống sữa đều đặn mỗi ngày từ 200-500ml sẽ kích thích tăng trọng lượng thai nhi. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn sữa không đường sẽ rất có lợi cho mình trên phương diện tránh tăng cân sau sinh.

Sữa chua: Ngoài dạng sữa tươi lỏng thông thường thì bạn có thể thêm sữa chua vào thực đơn của mình hàng ngày. Sữa chua không chỉ cung cấp protein mà còn rất tốt cho đường ruột của bạn khi chứa những lợi khuẩn cho đường ruột.

Đậu phụ: Một thực phẩm rất dễ ăn với các bà bầu cũng như những ai có xu hướng ăn chay mà vẫn được nạp đủ protein.

Bông cải xanh, cải xoong, phomai

Những thực phẩm nói trên đứng trong “hàng ngũ” giàu canxi nên được “bỏ” vào thực đơn mỗi ngày cho bà bầu vì chúng không chỉ góp phần tăng cân cho trẻ mà còn hỗ trợ răng và xương của trẻ chắc khỏe hơn.

Các loại trái cây nói chung như: Chuối, dâu tây và những hoa quả có múi cung cấp cho cơ thể bạn lượng lớn vitamin C – một vitamin cần thiết cho nhau thai ổn định và vitamin C giúp cơ thể bạn hấp thu sắt tốt hơn từ những thực phẩm chứa sắt đã nạp vào cơ thể.

Đặc biệt, trong nhóm hoa quả có múi, cam giàu vitamin C và acid folic – Vitamin B9. Khi thiếu vitamin B9, có thể gây nên dị tật ống thần kinh. Mặt khác, cam cũng là một nguồn thực phẩm cung cấp Thiamin – vitamin B1, Kali và chứa hàm lượng chất xơ cao, kích thích nhu động ruột giúp mẹ bầu tránh bị táo bón.

Cá đem đến lợi ích dinh dưỡng vô tận cho sự phát triển về trí não cũng như toàn thể trạng trẻ bởi cá cung cấp chất béo dưới dạng acid béo omega – 3.

Các loại rau lá xanh

Những loại rau lá xanh rất giàu sắt và magie có ý nghĩa trong việc giúp xương dài, chắc khỏe và giúp tử cung tránh bị co thắt cũng như tình trạng chuột rút ở mẹ khi mang thai.

Cà rốt, khoai lang, bí ngô

Đây là nhóm củ, quả nên có trong bữa ăn của bạn. Đặc trưng của nhóm này là giàu các sắc tố Beta – caroten – một dạng tiền vitamin A. Một nhóm vitamin thiết yếu cho mắt sáng, sự phát triển ổn định của phổi và làn da khỏe mạnh, hồng hào ở trẻ.

Gạo lứt và ngũ cốc

Gạo lứt và ngũ cốc ngoài việc cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào còn bổ sung vào cơ thể những chất xơ, carbohydrate và các khoáng chất: Sắt, magie. Bạn hãy ăn chúng hàng ngày để tốt cho thai nhi và duy trì nguồn dinh dưỡng cân bằng cho cơ thể.

Theo dõi biểu đồ cân nặng của thai nhi

Việc theo dõi cân nặng của thai nhi theo từng tuần thai kỳ có ý nghĩa quan trọng, tiên quyết phương thức cũng như thời gian trẻ chào đời.

Cần tiến hành việc theo dõi cân nặng của trẻ để tránh biến chứng sinh non cũng như biết được quá trình phát triển bình thường của trẻ, nguồn dinh dưỡng từ mẹ trẻ có thể hấp thụ đủ hay không?. Ngoài ra, cần thực hiện các sàng lọc trước sinh để tránh mọi rủi ro khi sinh trẻ.

Tuần 28 của thai kỳ

Tuần thứ 29 của thai kỳ

Tuần 30

Tuần 31

Sự phát triển của trẻ gần như hoàn thiện hoàn toàn. Đây cũng là giai đoạn bạn bắt đầu chú trọng đến việc tăng cân cho bé.

Chiều cao: 41,1 cm

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35

Tuần 36

Tuần 37

Tuần 38

Tuần 39

Tuần 40

Biểu đồ theo dõi cân nặng của trẻ chỉ là hình thức đánh giá sơ bộ về quá trình trẻ hấp thu và tăng cân đều hay không. Bởi ngoài ra, trọng lượng, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Bài viết chia sẻ những kiến thức về dinh dưỡng cho mẹ bầu để con có thể tăng cân, khỏe mạnh trước khi ra đời.

Ngoài ra, để được cung cấp những kiến thức bổ ích khác về chế độ ăn, vận động…cho bà bầu để khi hạ sinh mẹ tròn con vuông, bạn có thể gọi vào hotline để nhận được những sự tư vấn tận tình của dược sĩ giàu chuyên môn.

Tài liệu tham khảo

1. 19 Foods to Help Baby Fetal Weight Gain During Pregnancy. Link: https://www.parentune.com/parent-blog/baby-gain-weight-foods-which-helps/2893

2. Foods That Will Increase Your Baby’s Weight During the Third Trimester. Link: https://www.in.pampers.com/pregnancy/healthy-pregnancy/article/diet-to-increase-baby-weight-in-third-trimester

3. Bà bầu cần ăn gì để thai nhi tăng cân tại AMA Medical Việt Nam: https://www.amaassn.org/ba-bau-an-gi-de-thai-nhi-tang-can-nhanh-trong-cac-thang-cuoi/