Top 15 # Mẹ Bầu Bị Giảm Cân 3 Tháng Cuối Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Bà Bầu Bị Cảm Cúm 3 Tháng Cuối

Vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, việc bà bầu bị cảm cúm sẽ không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như ở 3 tháng đầu hoặc giai đoạn giữa thai kỳ. Bởi lúc này, thai nhi đã hình thành và phát triển đến một mức độ nhất định. Tuy nhiên, việc bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối, kèm theo những biểu hiện sốt cao, cảm cúm kéo dài… lại là các dấu hiệu nguy hiểm và cần được quan tâm cụ thể.

Những điều cần biết khi bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối

1.Nguyên nhân khiến bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối thai kỳ

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối thai kỳ có thể do hệ miễn dịch trong suốt thời gian mang thai của người mẹ khá yếu. Do đó, các virus, vi khuẩn có hại trong môi trường có thể dễ dàng xâm nhập. Từ đó, bà bầu dễ dàng mắc phải các chứng cảm lạnh, cảm cúm, ho, sốt…

Bên cạnh đó, những chuyển biến của cơ thể trong giai đoạn cuối thai kỳ để chuẩn bị sinh nở cũng là điều kiện khiến các bà bầu dễ mắc phải cảm cúm.

2.Ảnh hưởng của cảm cúm đến bà bầu

Giai đoạn 3 tháng cuối này thai nhi đã được hình thành gần như toàn diện và khỏe mạnh. Nếu bà bầu bị cảm cúm, những triệu chứng thông thường có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bé và việc chăm sóc cơ thể tốt hơn sẽ giúp bà bầu lấy lại được sức khỏe nhanh chóng.

Tuy vậy nếu tình trạng cảm cúm đột ngột chuyển biến một cách bất thường, với những biểu hiện nghiêm trọng thì bà bầu nên lưu ý để tránh những nguy cơ biến chứng. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể kể đến như viêm phổi, sốt cao, sảy thai, sinh non…

3.Chữa trị cảm cúm cho bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ

Tuy bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối thai kỳ an toàn hơn các giai đoạn còn lại, song chúng ta vẫn nên hết sức thận trọng khi chữa trị cảm cúm. Ngay khi có những biểu hiện ban đầu, cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp.

Những liệu pháp nghỉ ngơi trong môi trường nhiệt độ ổn định cũng vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp bà bầu ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh hiệu quả hơn. Đối với những trường hợp có biểu hiện sốt nhẹ, hãy chườm mát tự nhiên để nhiệt độ cơ thể ổn định. Không dùng thuốc hạ sốt bởi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Mẹ bầu nên uống nhiều nước và các loại nước ép, sinh tố, bổ sung vitamin cho cơ thể thời kì cuối thai kỳ. Đặc biệt cảm cúm trong giai đoạn này cũng tăng khả năng mất nước nhiều hơn.

Tuyệt đối không sử dụng các biện pháp xông hơi hay giải cảm. Dù cho đây là liệu pháp tự nhiên, song như vậy nhiệt độ cơ thể sẽ càng tăng cao và không có khả năng giảm sốt. Nhiệt độ cơ thể người mẹ cao hơn 38 độ C, thai nhi sẽ có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh. Bên cạnh đó là các nguy cơ hạ huyết áp và giảm số lượng máu đang nuôi dưỡng thai nhi bên trong.

4.Phòng tránh cảm cúm ở bà bầu 3 tháng cuối

Việc phòng tránh nguy cơ bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối thai kỳ sẽ được ưu tiên nhiều hơn cả. Lưu ý một số biện pháp sau để phòng tránh hiệu quả hơn:

Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kẽm, sắt, các loại vitamin A, B, C, D, E… thông qua các thực phẩm an toàn từ thiên nhiên như rau củ, quả…

Luyện tập với những bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền… để tăng cường sức khỏe, tinh thần thoải mái…

Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, tăng khả năng lưu thông máu nuôi dưỡng thai nhi.

Súc miệng bằng nước muối loãng mỗi sáng và tối để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

Hạn chế tiếp xúc hoặc sống trong khu vực đang có dịch bệnh để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bất kỳ loại bệnh nào giai đoạn mang thai.

Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, ăn ngủ đủ giấc và khoa học.

Tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai 3 tháng là cách tốt nhất giúp mẹ ngăn chặn nguy cơ cảm cúm trong giai đoạn mang thai.

Tìm hiểu thêm những biện pháp phòng ngừa cảm cúm và tham khảo các loại thuốc an toàn mà bà bầu có thể sử dụng từ bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự sử dụng bất kì loại thuốc nào khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối tuy không gây nguy hiểm như giai đoạn ban đầu. Song gia đình và bản thân mẹ bầu cần có những biện pháp chăm sóc, kiêng cữ hợp lý. Tránh để bệnh phát triển và tác động vào bên trong thai nhi. Giữ gìn và phòng tránh các virus cúm xâm nhập chính là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ nhỏ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Nguyên Nhân Mẹ Bầu Bị Giảm Cân Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

I. Nguyên nhân khiến mẹ bầu giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu

3 tháng đầu là thời gian thai kỳ bắt đầu hình thành. Nội tiết tố của người phụ nữ thay đổi mạnh mẽ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nghén. Họ cực kỳ nhạy cảm với mùi thức ăn, các mùi lạ, thay đổi thói quen và thường xuyên nôn, ói, “ăn vào nôn ra”. Sau khoảng thời gian 3 tháng, người mẹ sẽ thấy tình trạng này được cải thiện hơn nhiều. Bởi vậy, thông thường, mẹ bầu không tăng cân vào giai đoạn này. Thậm chí rất nhiều người do không ăn uống được gì, người mệt mỏi còn bị sút cân.

Đây là quá trình phân chia các tế bào để hình thành các cơ quan trên cơ thể. Chính vì thế, lúc này, thai nhi chưa phát triển nhiều về cân nặng. Nếu chế độ dinh dưỡng tốt, mẹ bầu chỉ tăng khoảng 0.9 đến 2.3kg.

II. Mẹ bầu sút cân trong 3 tháng đầu có sao không?

Mẹ bầu luôn quan tâm đặc biệt đến cân nặng của mình. Chính vì thế, khi cân nặng của mình bị sút cân, nhiều mẹ bầu có tâm lý hoảng loạn, lo lắng đến sức khỏe của mình và sự phát triển của thai nhi. Thai nhi 3 tháng đầu được nuôi dưỡng trong noãn hoàng của mẹ. Chính vì thế, khi mẹ bị sút cân cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến cả mẹ  và bé.

Nếu đi khám đầy đủ, thai nhi phát triển đều và ổn định là được. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như thường xuyên đi kiểm tra, khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bạn không nên cơ thể bị tụt cân trầm trọng, kiệt quệ. Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều!

III. Nguyên tắc dinh dưỡng trong quá trình mang thai 3 tháng đầu

Những nguyên tắc dinh dưỡng vô cùng quan trọng và cần thiết giúp mẹ bầu không bị giảm cân khi mang thai. Bạn cần phải tuân thủ đúng đúng các nguyên tắc đó để thai nhi phát triển một cách tốt nhất và sức khỏe của mẹ cũng không bị ảnh hưởng gì.

1. Điều chỉnh và định hướng lại chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng của bà bầu khác hẳn so với chế độ của người bình thường. Phụ nữ khi mang thai có nhu cầu nạp nhiều chất đạm, các loại vitamin, khoáng chất, sắt và đặc biệt là canxi. Bởi vậy, bạn cần phải điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn của mình để phù hợp với chế độ dinh dưỡng cho người mang thai.

Trong 3 tháng đầu, bạn không nhất thiết phải ăn nhiều nếu bạn đang sở hữu một cân nặng lý tưởng của mẹ bầu. Trong trường hợp bạn đang bị hụt cân, bạn cần phải đặt mục tiêu để phấn đấu tăng cân, để thai nhi phát triển tốt nhất.

2. Tuyệt đối không được ăn kiêng khi mang thai

Nhiều mẹ bầu thấy số cân của mình tăng lên vòn vọt thì hoảng loạn, lo lắng mình không còn giữ được vóc dáng như hồi còn là xuân thì. Thế nhưng, tăng cân khi mang thai là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, đứa trẻ sinh ra mới khỏe mạnh, đủ cân.

Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu ăn kiêng, hàm lượng canxi, sắt, vitamin và các chất thiết yếu cần thiết khác không được bổ sung một cách đầy đủ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì thế, bạn tuyệt đối không được ăn kiêng khi mang thai. Nếu phải ăn uống quá “kham khổ”, mẹ bầu bị sút cân hay không tăng cân, bạn đều phải xem xét lại và đi khám bác sĩ để kịp thời phát hiện các vấn đề.

3. Ăn liên tục và chia thành nhiều bữa

Phụ nữ mang thai không nhất thiết chỉ ăn 3 bữa chính. Bạn có thể chia nhỏ thành  5 – 6 bữa một ngày. Điều này chất dinh dưỡng được tiêu hóa và cơ thể mẹ hấp thu tốt nhất. Mặt khác, sự phát triển của thai nhi sẽ khiến cho dạ dày bị chèn ép. Từ đó, việc ăn uống cũng cần phải được chú trọng và khoa học hơn nhiều.

IV. Tổng kết

Giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nhưng nếu tình trạng này còn tiếp diễn ở những tháng sau đó, mẹ bầu cần phải xem xét lại và khắc phục ngay. Phụ nữ trong thời gian thai kỳ cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe và chế độ dinh dưỡng để cả mẹ và con đều khỏe.

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ ĐƯỢC CÁC CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG TƯ VẤN CHO BẠN CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG ĐỂ TRÁNH GIẢM CÂN TRONG 3 THÁNG ĐẦU KHI MANG THAI

Đáp: Có Nên Giảm Cân Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối?

I. Có nên giảm cân khi mang thai 3 tháng cuối?

Theo quan niệm của nhiều mẹ bầu Việt Nam thì tăng cân trong suốt thời gian mang thai là một dấu hiệu tốt. Bởi điều này có nghĩa là thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, quan niệm này không hoàn toàn chính xác.

Trên thực tế, có nhiều người phụ nữ khi mang thai tăng cân rất nhiều, thế nhưng khi sinh thì em bé rất nhỏ và thậm chí còn không khỏe mạnh. Nguyên nhân là các chất dinh dưỡng không được em bé hấp thu, mà chỉ tập trung vào cơ thể của người mẹ. Do đó tăng cân khoa học khi mang thai là chủ yếu tập trung vào cho thai nhi, chứ không phải cho bà mẹ.

Đặc biệt, trong 3 tháng cuối của thai kỳ, là thời điểm nước rút của sự phát triển thai nhi, các bà mẹ nên có chế độ ăn uống cùng sinh hoạt phù hợp, nhằm giúp tập trung các chất dinh dưỡng vào cho con. Bên cạnh đó, nhiều bác sĩ khuyên rằng bà mẹ trong 3 tháng cuối mang thai nên có chế độ giảm cân khoa học. Nguyên nhân chủ yếu là để giúp cho quá trình sinh nở được dễ dàng hơn, cũng như để em bé khi sinh ra khỏe mạnh và giúp cơ thể không bị béo phì sau khi sinh.

II. Cách giảm cân khi mang thai 3 tháng cuối an toàn và hiệu quả

Trong 3 tháng cuối mang thai, phương pháp giảm cân khoa học an toàn và hiệu quả chủ yếu được các mẹ bầu áp dụng là thông qua ăn uống. Bên cạnh đó, có một số bà mẹ cũng lựa chọn phương pháp tập luyện yoga nhẹ nhàng để giảm cân.

1. Thực đơn ăn uống giảm cân/giữ cân không tăng trong 3 tháng cuối thai kỳ

Việc giảm cân khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ, bạn cần lưu ý nguyên tắc dinh dưỡng như sau:

Không cần thiết phải ăn quá nhiều, chỉ cần ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

Lượng calo vừa đủ mỗi ngày trung bình khoảng 1.950 calo.

Những nhóm thực phẩm mà bạn nên ăn chủ yếu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần giàu đạm, chất béo lành mạnh, nhiều vitamin và khoáng chất, giàu chất xơ. Các thực phẩm có nhiều axit béo, omega-3 và choline là cần thiết.

Bạn cần bổ sung nhiều canxi, các chế phẩm an toàn, đã qua tiệt trùng từ sữa.

Uống đủ nước mỗi ngày, lượng nước cần thiết là từ 1,5 – 2l nước.

Tuyệt đối không bỏ bữa hay nhịn đói, ăn kiêng quá mức.

Nên ăn cách 4 giờ một lần, khẩu phần nhỏ, đủ dưỡng chất.

Mẹ bầu nên hạn chế đồ ăn cay, nóng, nhiều gia vị, thức ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ.

Không nên ăn quá mặn để tránh cho cơ thể không bị tích nước, sưng phù.

Tránh ăn ngọt, tinh bột quá nhiều.

Không nên uống nước đá, không ăn các thức ăn có tính hàn, như đu đủ xanh, lô hội, nhãn, …

Không dùng các thức ăn chế biến sẵn, có chứa phụ gia và chất bảo quản.

2. Tập yoga để giảm cân trong 3 tháng cuối thai kỳ

Nếu bạn muốn tập yoga để giảm cân trong 3 tháng cuối thai kỳ thì nên cẩn thận vì khi đó bụng bầu đã khá lớn. Bạn cũng không nên di chuyển hay vận động quá mạnh, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Các mẹ bầu nên thực hiện các tư thế đứng có sự hỗ trợ của ghế, dây đai bảo vệ, bóng cao su.

Bà bầu cần tránh những động tác yêu cầu phải xoắn vặn cơ thể quá nhiều, nhất là phần eo và phần lưng. Bạn không nên cuộn tròn cơ thể, không nên nhay hay đưa đầu gối cao hơn xương chậu. Và tốt nhất bạn không nên tập luyện quá lâu, mỗi ngày chỉ nên luyện từ 30 – 45 phút.

III. Những lưu ý khi giảm cân trong 3 tháng cuối thai kỳ

Dù bạn muốn giảm cân như thế nào trong 3 tháng cuối thai kỳ thì bạn cần phải lưu ý một điểm quan trọng như sau: Phải đến gặp và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi làm.

Các bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên chi tiết nhất về việc có nên giảm cân trong 3 tháng cuối mang thai hay không. Bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng cơ thể của mình và em bé có khỏe mạnh hay không. Quan trọng hơn, các bác sĩ sẽ đưa ra các tư vấn ăn uống và tập luyện như thế nào để giảm cân an toàn, hiệu quả khi mang thai.

Một điều nữa mà các mẹ bầu nên chú ý là cần giữ cho đầu óc thả lỏng và không nên suy nghĩ quá nhiều. Căng thẳng và hay lo nghĩ sẽ dễ khiến bạn bị stress, có thể ảnh hưởng đến thai nhi, lẫn sức khỏe của bạn và còn dễ khiến bạn bị tăng cân không lành mạnh.

IV. Tổng kết

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ ĐƯỢC CÁC CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIẢI PHÁP GIỮ DÁNG TRONG 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ

3+ Cách Giảm Cân Sau Sinh 2 Tháng Cho Mẹ Bầu

Thực tế, để xác định được thời điểm thích hợp cho chị em phụ nữ sau sinh giảm cân thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, mẹ bầu cần hiểu rõ được tình trạng sức khỏe, thể chất của mình. Thấu hiểu được trạng thái tâm sinh lý hiện tại. Điều đặc biệt, cách thức sinh nở cũng quyết định đến việc bạn nên giảm cân sớm hay muộn.

Ông bà ta thường có suy nghĩ rằng “sinh thường tốt hơn sinh mổ”. Thực tế điều này hoàn toàn đúng khi áp dụng trong giảm cân. Với những bà mẹ sinh thường, sau 2 tháng mẹ đã có thể giảm mỡ bụng và điều dưỡng sức khỏe của mình. Lúc này tinh thần sức khỏe của mẹ đã ổn định đủ sức để giảm cân. Nhất là vùng bụng sau 9 tháng 10 ngày biến đổi, co giãn, lúc này chính là quãng định hình để trở lại trạng thái ban đầu.

Riêng đối với các mẹ sinh mổ, các bác sĩ khuyên tốt nhất nên giảm cân sau sinh 5 – 6 tháng. Bởi cơ thể mẹ sau mổ sẽ yếu hơn, bị tổn thương, nhiễm trùng dễ dàng nếu bạn không chăm sóc kỹ càng.

Dù bất cứ trường hợp nào, việc giảm cân sau sinh 2 tháng là điều cần thiết mà chị em nên quan tâm, lên kế hoạch. Hãy bắt đầu giảm cân từ chế độ dinh dưỡng của mình. Vận động với những bài yoga nhẹ nhàng, hỗ trợ hiệu quả hơn quá trình giảm mỡ bụng, tút tát nhan sắc của bạn.

2. Những vấn đề cơ thể mẹ thường gặp sau sinh cần giảm cân

Da rạn, chảy xệ ở vùng bụng: Vị trí chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất sau quá trình mang thai. Vùng bụng bị dãn, hiện tượng rạn bụng xảy ra từ tháng thứ 5. Dần dần nghiêm trọng hơn. Sau khi sinh, da chảy sệ, gây suy giảm nhan sắc của mẹ.

Da mụn, dầu nhờn: Nội tiết tố biến đổi, cơ địa bên trong có sự thay đổi. Điều này dẫn tới da mặt của mẹ bầu bị nổi mụn, dầu nhờn hơn.

Tăng cân nhanh chóng: Mang thai đồng nghĩa cơ thể bạn phải ăn vì 2 người. Chính vì vậy, tăng cân là điều hiển nhiên ở các mẹ bầu. Sau khi sinh, cơ thể mẹ thường có kích thước quá cỡ, vì vậy việc giảm cân là quan trọng để lấy lại thân hình săn chắc.

3. 3+ Cách giảm cân sau sinh 2 tháng an toàn, hiệu quả mẹ cần biết.

3.1. . Chế độ ăn uống giảm cân sau sinh 2 tháng khoa học

Một điều để cho cơ thể mẹ săn chắc lại chính là bổ sung protein. Mẹ cần ăn đủ các loại thịt, cá, sữa và các thực phẩm từ sữa như phô mai,.. Để nuôi em bé mới sinh. Đồng thời đừng quên cân bằng cơ thể với các loại trái cây tươi, rau xanh. Không chỉ bữa chính, mẹ có thể chia ra nhiều bữa phụ, đảm bảo cho cơ thể có quãng thời gian nghỉ ngơi và hấp thụ đủ dưỡng chất.

Các loại rau xanh không chỉ có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, mà nó còn chứa nhiều chất xơ, ít calo. Điều này hỗ trợ hiệu quả quá trình giảm cân của mẹ. Tăng sức đàn hồi cho da, giúp bạn sở hữu làn da mềm mại, căng tràn sức sống hơn.

Loại thực phẩm được xem là “kẻ thù” của quá trình giảm cân chính là đồ chiên dầu mỡ. Đặc biệt với các mẹ sau sinh, thức ăn nhiều dầu mỡ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Thay vào đó, thực phẩm luộc, hấp được ưa chuộng trên bàn ăn của các mẹ sau sinh.

Mẹ sau sinh hai tháng đồng nghĩa phải nuôi con nhỏ. Không chỉ 3 bữa chính, các mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để cung cấp chế độ dinh dưỡng cân đối hơn.

Trong chế độ giảm cân sau sinh 2 tháng của mẹ bầu, bạn nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Không loại bỏ hoàn toàn nhưng nên phân phối phù hợp trong các bữa ăn để đảm bảo đủ sữa cho con trẻ.

3.2. Giảm cân sau sinh với những nguyên liệu tự nhiên

Nước gừng kết hợp với mật ong:

Với khả năng đánh tan mỡ của mình, việc uống nước gừng chính là giải pháp hoàn hảo để giảm cân ở phụ nữ. Đặc biệt, kết hợp với mật ong sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ cho mẹ.

Sinh tố trái cây giàu vitamin C

Xoài, thơm,.. là những loại trái cây giàu vitamin, hỗ trợ hiệu quả quá trình giảm cân. Giàu vitamin C giúp loại bỏ các độc tố trong cơ thể, bảo vệ bạn an toàn và khỏe mạnh hơn.

3.3. Giảm cân sau sinh với những bài tập thể dục phù hợp

Yoga: Những phương thức thiền, bài yoga nhẹ nhàng không chỉ giúp bạn giảm cân mà còn là giải pháp điều trị tinh thần, sảng khoái, an tâm hơn.

Đi bộ: Những bước chân nhịp nhàng, chậm rãi chính là giải pháp tuyệt vời cho việc giảm cân sau sinh 2 tháng. Vừa đi bạn có thể thưởng thức không khí xung quanh tinh tế nhất.

Bài tập aerobic hoặc cardio để đốt cháy calo và loại bỏ lượng mỡ dư thừa trong cơ thể

4. Những lưu ý các mẹ cần biết khi giảm cân sau sinh 2 tháng

Giảm cân sau sinh 2 tháng là điều tốt cho các mẹ bầu. Tuy nhiên, khi có kế hoạch bạn cần xác định được tình trạng sức khỏe của mình, từ đó có những giải pháp giảm cân phù hợp.

– Lựa chọn thực phẩm mỗi bữa ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng.

– Cần chú trọng sức khỏe của mẹ và bé, không vì quá giảm cân mà bỏ bữa hoặc thực hiện những biện pháp không phù hợp.

– Lựa chọn cách giảm cân phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.