Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Vấn Đề Đăng Ký Bảo Hộ Bí Mật Kinh Doanh mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bí mật kinh doanh được hiểu là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Nó có một giá trị kinh tế nhất định bởi nó tạo cho người nắm giữ thông tin một lợi thế trước những đối thủ cạnh tranh. Khi chủ thể đi đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh thì bí mật kinh doanh đó phải thỏa mãn tính sáng tạo, tính hữu ích, tính bảo mật.
Để đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh cần thỏa tính sáng tạo ra sao?
Các thông tin của bí mật kinh doanh không phải là những hiểu biết thông thường hay không dễ dàng có được. Các thông tin này là thành quả của cả quá trình đầu tư tài chính của chủ sở hữu (như tiền bạc đầu tư cho các trang thiết bị cơ sở vật chất để phục vụ cho việc nghiên cứu, tiền bạc đầu tư cho việc thuê nghiên cứu, sáng tạo) hay là sự đúc rút của cả quá trình đầu tư trí tuệ (như chủ sở hữu đã dày công tìm tòi, phát hiện, nỗ lực nghiên cứu, thí nghiệm) hoặc là sự kết tụ của cả hoạt động đầu tư tài chính lẫn đầu tư trí tuệ.
Nếu một người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng thì sẽ không có được sự hiểu biết này, tức là không thể có được những thông tin trong bí mật kinh doanh.
Ví dụ: Công thức nấu ăn,…
Đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh cần thỏa tính hữu ích ra sao?
Những thông tin đó khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế nhất định so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
Ví dụ: Chủ thể nắm giữ thông tin tạo ra cho mình một lợi thế cạnh tranh về lợi nhuận và danh tiếng.
Đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh cần thỏa tính bảo mật ra sao?
Các thông tin khi đi đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh phải tồn tại trong tình trạng bí mật. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Các biện pháp bảo mật thường được chủ thể nắm giữ thông tin áp dụng như:
Biện pháp hạn chế việc biết được hoặc tiếp cận được thông tin: Biện pháp cất giữ thông tin (cất trong két sắt, cất giữ thông tin không theo trật tự vốn có của nó…). Biện pháp chống tiếp cận thông tin (mã hoá thông tin, mã truy cập thông tin…).
Biện pháp chống việc bộc lộ thông tin: Ký kết các dạng hợp đồng bảo mật, hợp đồng lao động trong đó quy định trách nhiệm của người được biết hoặc tiếp cận thông tin không được bộc lộ thông tin hoặc không được tìm cách biết được thông tin mà mình được tiếp cận.
Trên đây là những vấn đề khái quát về đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn về thì có thể liên hệ với chúng tôi.
Tìm Hiểu Các Vấn Đề Liên Quan Tới Danh Mục Đăng Ký Bảo Hộ Hiện Nay
Khi tiến hành đăng ký bảo hộ cho một nhãn hiệu, một trong những công việc cần làm là phân loại danh mục đăng ký bảo hộ. Điều này sẽ giúp xác định được phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đăng ký.
Theo quy định thì việc phân loại này phải được phân loại dựa trên bản phân loại hàng hóa, dịch vụ do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành. Bài viết dưới đây sẽ mang đến một vài thông tin chung để các chủ thể nhìn nhận rõ nét hơn về vấn đề này.
Danh mục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đang được dùng hiện này là loại nào?
Cục Sở hữu trí tuệ thông báo kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, việc phân loại các hàng hóa, dịch vụ khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được áp dụng theo bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2018. Bảng phân loại này được Cục Sở hữu trí tuệ dịch từ bản tiếng Anh do WIPO công bố.
Danh mục đăng ký bảo hộ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp số 356B do Cục Sở hữu trí tuệ công bố ngày 27 tháng 11 năm 2017, trên trang thông tin điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ (www.noip.gov.vn) và Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ (www.most.gov.vn).
Vai trò của danh mục đăng ký bảo hộ như thế nào?
Trong bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thì sẽ yêu cầu danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Mà việc phân loại này lại dựa vào Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ.
Giúp định hình được những đối tượng mà nhãn hiệu đăng ký để được bảo hộ. Phạm vi bảo hộ sẽ tùy theo số lượng mà doanh nghiệp đăng ký. Đồng thời, số lượng trong danh mục đăng ký cũng góp phần trong việc quyết định mức phí mà chủ sở hữu phải nộp cho cơ quan nhà nước trong quá trình tiến hành nộp đơn đăng ký.
Hậu quả không dùng danh mục đăng ký bảo hộ hiện hành là gì?
Nếu người nộp đơn không phân loại chính xác theo bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2018, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc phân loại lại trong quá trình xử lý đơn và người nộp đơn phải nộp bổ sung phí phân loại theo quy định.
Sau khi đọc bài viết tìm hiểu các vấn đề liên quan tới danh mục đăng ký bảo hộ hiện nay. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn về thì có thể liên hệ với chúng tôi.
Tìm Hiểu Phí Đăng Ký Bảo Hộ Quyền Tác Giả Năm 2022
Hiện nay, khung pháp lý cho việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Nhằm tạo ra cơ chế thúc đẩy hoạt động sáng tạo giúp mang lại cho xã hội ngày càng nhiều sản phẩm mới dựa trên tri thức.
Một trong những vấn đề đó là đăng ký quyền tác giả. Tuy nhiên, cách tính phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả ra sao? Lại là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc trước khi quyết định xem xét việc đăng ký hay không?
Thế nào là phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả?
Được hiểu là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức đăng ký quyền tác giả nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Nhằm tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền để được cấp văn bằng bảo hộ. Một trong những cách giúp bảo vệ quyền sở hữu của bạn tuyệt đối, tránh cách hành vi sao chép, ăn cắp bản quyền,…
Phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả năm 2019 là bao nhiêu?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chi phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả năm 2019 phụ thuộc vào loại tác phẩm muốn đăng ký bảo hộ. Cụ thể như sau:
Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả: 100.000 đồng/Giấy chứng nhận. Áp dụng đối với các loại hình tác phẩm:
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết)
Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác.
Tác phẩm báo chí.
Tác phẩm âm nhạc.
Tác phẩm nhiếp ảnh.
Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả: 300.000 đồng/Giấy chứng nhận. Áp dụng đối với các loại hình tác phẩm:
Tác phẩm kiến trúc.
Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả: 400.000 đồng/Giấy chứng nhận. Áp dụng đối với các loại hình tác phẩm:
Tác phẩm tạo hình.
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả: 500.000 đồng/Giấy chứng nhận. Áp dụng đối với các loại hình tác phẩm:
Tác phẩm điện ảnh.
Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.
Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính: 600.000 đồng/Giấy chứng nhận.
Cơ quan nào tiến hành thu phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả?
Theo quy định pháp luật, khi cá nhân, tổ chức đi đăng ký bản quyền thì sẽ phải nộp một khoản tiền được giải quyết đơn. Cụ thể là Cục Bản quyền tác giả (trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) là tổ chức thu phí.
Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn có thêm thông tin về tìm hiểu phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả năm 2019. Nếu cần thêm thông tin chi tiết hoặc có bất kỳ thắc mắc nào thì liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng để giải đáp cho bạn.
Tìm Hiểu Các Bước Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Hiện Hành
Thông thường có hai cách nói, đăng ký nhãn hiệu và đăng ký thương hiệu. Cách nói đăng ký nhãn hiệu là theo pháp lý, còn đăng ký thương hiệu là theo cách hiểu thông thường.
Nhãn hiệu là đối tượng được quy định trong pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành để chỉ dấu hiệu nhận biết (tên gọi, hình ảnh, logo,…); còn Thương hiệu là khái niệm marketing có nội hàm rộng hơn nhãn hiệu. Vậy, các bước đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hiện nay ra sao? Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc này của các bạn.
Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì?
Theo Luật sở hữu trí tuệ 2013, việc đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp chủ sở hữu xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu thông qua quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Điều này cho thấy, nhãn hiệu của bạn đã được nhà nước thừa nhận và bảo hộ cho quyền này của bạn.
Thông qua động thái này, quý vị có thể khai thác thương mại từ nhãn hiệu, yêu cầu chủ thể xâm phạm quyền dừng ngay hành vi xâm phạm,….
Các bước đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật là gì?
Sau khi cá nhân, tổ chức nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ. Cụ thể là tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Khi đó, Cục sẽ tiến hành xem xét đơn. Các bước đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được diễn ra như sau:
Bước 1: Thẩm định hình thức đơn
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).
Quy trình đăng ký nhãn hiệu theo pháp luật
Bước 2: Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 3: Thẩm định nội dung đơn
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 4: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Thời gian xem xét đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao lâu?
Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn.
Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
Thẩm định nội dung đơn: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Trên đây là những vấn đề khái quát về các bước đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật hiện hành. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn về thì có thể liên hệ với chúng tôi.
Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Vấn Đề Đăng Ký Bảo Hộ Bí Mật Kinh Doanh trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!