Xem Nhiều 3/2023 #️ Tiểu Đường Thai Kỳ : Mẹ Bầu Chủ Quan Con Dễ Bị Chết Lưu # Top 3 Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tiểu Đường Thai Kỳ : Mẹ Bầu Chủ Quan Con Dễ Bị Chết Lưu # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tiểu Đường Thai Kỳ : Mẹ Bầu Chủ Quan Con Dễ Bị Chết Lưu mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

4039

Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm cho thai nhi, mẹ nên hết sức cẩn thận

Nhiều mẹ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, do chủ quan mà để con bị chết lưu. Mặc dù đã cảnh báo nhiều lần từ bác sĩ, trường hợp thai nhi chết lưu do mẹ bị tiểu đường thai kỳ vẫn diễn ra hằng năm. Mẹ nên hết sức cẩn thận, theo dõi thai kỳ thường xuyên để bé cưng được chào đời khỏe mạnh. Nhiều trường hợp, người mẹ khi đã quyết định sinh mổ ngay từ đầu, đều có quan niệm rằng đã sinh mổ thì ăn cho thật nhiều chất bổ, tẩm bổ cho em bé nặng ký để sinh con ra cho tròn trịa, bụ bẫm. Tuy nhiên nếu mẹ và con cùng tăng cân nhanh trong thời gian mang thai, dẫn đến nhiều nguy cơ, trong đó em bé có thể bị béo phì, tiểu đường và trường hợp xấu nhất là thai chết lưu hoặc chết ngay sau khi lọt lòng mẹ được vài giờ.

Mất con vì mẹ quá tẩm bổ TS-BS Nguyễn Hoài Nam (Giảng viên Đại học Y Dược TPHCM) kể: Một sản phụ vào phòng khám, chị mang thai đến tháng thứ sáu: một đứa con trai. Nhìn chung chị không có vẻ gì là bệnh tật cả, chỉ có cân nặng tăng quá nhanh, trong 3 tháng đã tăng hơn 15 kg và chị than phiền với chúng tôi: Tại sao nước tiểu bị kiến bu? Kết quả thử nghiệm cho thấy chị bị tiểu đường, và con chị đang có dấu hiện nguy hiểm, và chúng tôi phải đưa ra biện pháp can thiệp để cứu đứa bé. Không may mắn như sản phụ trên, trường hợp chị Nguyễn Thị Thanh ở Hà Nội khi mang bầu đứa con thứ 3, do quá tẩm bổ, chị đã mất con khi ngày sinh cận kề. Trước đó, chị Thanh đã sinh được hai cô con gái. Nhưng do gia đình mong muốn sinh thêm một đứa bé trai, nên khi hai con gái đã lớn, vợ chồng chị quyết định để bầu lần nữa. Chị Thanh tâm sự để sinh được đứa con lần này, vợ chồng chị đã rất khó khăn, con cầu, con cúng nên chị cẩn thận giữ gìn. Suốt thời gian mang thai, chị Thanh không làm việc gì, nghỉ hẳn ở nhà để dưỡng thai. Ngày nào, chồng chị cũng mua những đồ ăn thức uống giàu chất bổ mang về cho vợ. Nhất là khi biết đó là con trai, nhà chị nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Vì thế, thai kỳ chị Thanh tăng cân nhanh chóng. Từ 53 kg chị tăng lên hơn 70 kg. Chị đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và thấy con to nên càng thích. Chị xác định sinh mổ nên ăn thật nhiều để cho con to và khỏe. Nhưng đến tháng thứ 8 của thai kỳ. Chị Thanh bắt đầu mệt mỏi hơn, chán ăn và đi tiểu rất nhiều lần/ngày. Chị đi khám bác sĩ cho biết chị bị tiểu đường thai kỳ nặng khi đường huyết lúc đói đã lên tới 12 mmol/l. Bác sĩ khuyên chị Thanh phải nhập viện theo dõi. Tuy nhiên, được 3 ngày chị lại xin về nhà vì ở viện chật chội, mùi khai từ nhà vệ sinh khiến chị không ngủ. Chị Thanh kiêng ăn hơn nhưng đường huyết trong máu vẫn cao. Được 5 ngày, chị Thanh thấy bỗng dưng thai không còn đạp trong bụng. Nửa đêm vợ chồng chị vào bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ siêu âm thấy không còn tim thai. Bác sĩ chẩn đoán thai chết lưu phải kích thích đẻ để chị đẻ tự nhiên. Mất con vì chủ quan tiểu đường thai kỳ, chị Thanh ân hận vô cùng. Có lúc, chị tự trách mình đã hại con. Chồng chị cũng sinh ra chán nản vì vợ chồng chị khao khát có được mụn con trai. Đến ngày con sắp bồng bế trên tay thì lại chết lưu vì mẹ tẩm bổ quá kỹ. Trường hợp của gia đình chị Hoàng Hồng Ngát ở tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình còn đau xót hơn. Chị Ngát sinh được bé gái bụ bẫm nặng 4,2 kg bằng phương pháp sinh mổ. Khi sinh ra, bé khỏe mạnh khóc to nhưng chỉ vài tiếng sau người bé tím tái và đưa lên cấp cứu nhưng không qua được vì bé bị hạ đường huyết sơ sinh. Trước đó, chị Ngát bị tiểu đường thai kỳ nhưng vì muốn con to, thương con nên chị không chịu ổn định đường huyết. Lúc sinh ra, đứa trẻ bị hạ đường huyết cấp và tử vong. Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm cho thai nhi, mẹ nên hết sức cẩn thận Giáo sư Tạ Văn Bình – Nguyễn Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường mà chỉ xảy ra trong thai kỳ. Cũng giống như các hình thức khác của tiểu đường, tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường (glucose), nguồn nhiên liệu chính của cơ thể. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ như tiền sản giật, sảy thai, thai chết lưu, sinh non… Ngoài ra, tỷ lệ sinh mổ của những mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ cao hơn rất nhiều, do thai nhi có trọng lượng phần thân trên khá lớn. Những bé có mẹ bị tiểu đường khi mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh béo phì, hô hấp hay dễ bị hạ đường huyết cao hơn. Chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường trong thai kỳ có tầm quan trọng rất lớn với cả người mẹ và bào thai. Một khi phát hiện, chỉ cần tiết chế ăn uống hoặc sử dụng insulin, theo dõi kỹ tình trạng người mẹ cũng như sự phát triển bào thai trước khi sinh thì có thể làm giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và cho con. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ – Ăn sáng đầy đủ: Một bữa ăn sáng dinh dưỡng sẽ giúp bạn ổn định lượng đường huyết trong suốt buổi sáng. – Ăn nhiều chất xơ: Đa số những thực phẩm có nhiều chất xơ đều có lượng carbonhydrates thấp. Ngoài ra, chất xơ cũng giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn, hạn chế những triệu chứng tiêu hóa khó chịu thường xảy ra trong thai kỳ. – Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày: Thay vì chỉ có 3 bữa chính, mẹ bầu nên ăn từ 5-6 bữa mỗi ngày. Cách này giúp mẹ hạn chế lượng đường trong máu tăng cao bất ngờ. Đồng thời cũng tạo thời gian cho insulin có đủ thời gian để chuyển hóa năng lượng. – Cắt giảm những thực phấm chứa chất béo bão hòa: Mẹ bầu nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, các loại hạt… – Đừng bỏ bữa: Cắt bớt khẩu phần ăn hằng ngày không giúp bạn ổn định lượng đường trong máu. Thay vì vậy, mẹ bầu nên ăn một lượng thực phẩm vừa đủ trong mỗi bữa, đều đặn. Không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa. Mẹ có thể xen kẽ một hai món ăn nhẹ sau mỗi bữa. – Hạn chế những thực phẩm nhiều đường: Loại bỏ bánh ngọt, các loại thức uống có ga, nước ép trái cây, các loại chè… ra khỏi “tầm ngắm”. Đường trong những loại thực phẩm này sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu của mẹ. Nếu uống nước trái cây, mẹ nên pha loãng chúng với nước để hạn chế bớt lượng đường. – Cuối cùng, mẹ cần được theo dõi và điều trị bởi bác sĩ sản khoa nhiều kinh nghiệm.

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU BỤNG KHI MANG THAI MẸ BẦU CẦN LƯU Ý

12 ĐIỀU MẸ KIÊNG CỮ KHI MANG THAI

Nguồn bài viết: webtretho

Nên Ăn Gì Để Khỏe Mẹ, Tốt Con Khi Bị Tiểu Đường Thai Kỳ ?

Vì sao mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ?

Hormone insulin có nhiệm vụ chuyển hóa các thức ăn thành glucose hoặc đường. Sau đó glucose được sử dụng để tạo ra năng lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, khi mang thai, cơ chế hoạt động của insulin có sự thay đổi. Với các bà bầu khỏe mạnh, cơ thể sẽ tự đề kháng với insulin, giúp cho thai nhi có nhiều glucose hơn.

Có khá nhiều chị em khi mang thai mới bị tiểu đường thai kỳ và bệnh sẽ tự khỏi sau khi sinh nở. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chị em bị tiểu đường trước đó nhưng đến khi mang thai mới phát hiện thì nguy hiểm hơn nhiều.

Những lưu ý trong chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường

Như đã nói ở trên, rất nhiều thai phụ bị tiểu đường trong thời gian mang thai nhưng nhờ biết cách kiểm soát bệnh như có chế độ khoa học, tập luyện thế dục nên sau khi sinh nở, sức khỏe của sản phụ lại trở lại bình thường. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để giữ mức đường huyết ổn định.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, cần thực hiện tốt nguyên tắc dinh dưỡng như sau:

Hạn chế/không nên dùng thực phẩm qua chế biến hoặc bất kỳ thực phẩm nào chứa nhiều đường, tinh bột vì chúng sẽ làm phá vỡ sự cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.

Trong cơ thể người, thành phần chính tạo ra đường trong máu chính là Carbonhydrates. Carbonhydrates lại bao gồm carbonhydrates đơn và carbonhydrates đa.

Carbonhydrates đơn: Làm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng, khiến mẹ bầu ăn nhiều và ăn nhanh. Nó có mặt trong các loại thực phẩm như gạo trắng, khoai tây, bánh mì trắng, bánh kẹo, nước ngọt.

Carbonhydrates đa: Có tốc độ hấp thu đường khá chậm nên giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định. Thực phẩm thích hợp là bánh mỳ làm từ lúa mỳ nguyên hạt, cam, táo, lê, ngô, đậu. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này cũng chỉ chiếm 40-50 % trong thực đơn hàng ngày của thai phụ.

Vẫn đảm bảo bổ sung đủ chất đạm trong bữa ăn với một số thực phẩm như: ức gà, cá, trứng hoặc lòng trắng trứng gà nhưng chỉ 1 quả/tuần.

Ăn rau củ quả, trái cây tươi hàng ngày. Nên ăn các món rau luộc, rau củ hấp thay vì rau xào.

Hàm lượng các chất béo trong bữa ăn hàng ngày chỉ nên<= 30%.

Chú ý đến khẩu phần của từng bữa ăn, tránh ăn quá nhiều. Những mẹ bầu được chẩn đoán béo phì và mắc tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn 30 kcal/kg/ngày.

Ăn đúng giờ, tuyệt đối không bỏ bữa vì điều này có thể khiến lượng đường trong máu biến đổi bất thường và việc kiểm soát lại sẽ khó khăn hơn. Tốt nhất cứ 2 giờ/lần mẹ bầu cần ăn nhẹ.

Qúa trình điều trị tiểu đường thai kỳ phụ thuộc chủ yếu vào lượng đường trong máu của thai phụ. Đa số các trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường đều được kiểm soát thông qua chế độ ăn kiêng và thói quen tập thể dục. Một số trường hợp khác sẽ được điều trị bằng thuốc để giảm lượng đường trong máu. Do vậy, chị em bầu bí cần có kế hoạch tập thể dục đều đặn. Bạn cần dành 30 phút mỗi ngày để tập các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với phụ nữ mang thai như yoga, thiền, khiêu vũ, bơi, đi bộ…

Và bạn cũng đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ về bất cứ vấn đề nào bạn băn khoăn trong chế độ ăn như tiểu đường thai kỳ nên ăn gì hay việc luyện tập của mình có an toàn cho thai nhi không? Dù bị tiểu đường thai kỳ nhưng bạn vẫn có thể có thai kỳ an toàn, sinh con khỏe mạnh nếu biết cách chăm sóc bản thân và con yêu một cách khoa học.

Những Món Mẹ Nên Ăn Khi Bị Tiểu Đường Thai Kỳ

Người mẹ bị bệnh tiểu đường lúc mang thai cần hạn chế ăn các chất ngọt và các thức ăn tinh bột, nên ăn những loại thức ăn bổ âm giải nhiệt, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả để bớt háo khát và giảm lượng đường trong máu.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (Gestational Diabetes) là tình trạng tăng đường huyết trong thời gian mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh do cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin trong suốt quá trình thai kỳ giúp chuyển hóa thực phẩm ăn vào thành năng lượng. Nói cách khác, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể, làm cho đường huyết tăng, gây bất lợi cho cả mẹ và con. Lượng đường trong máu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.

Bệnh tiểu đường bình thường đã nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh, khi người phụ nữ mang thai bị tiểu đường thì mức độ nguy hiểm lại tăng lên nhiều lần. Cũng có thể mang thai mới xuất hiện tiểu đường, nhưng tất cả đều gọi là ” tiểu đường thai kỳ “.

Đông y cho rằng bệnh tiểu đường là bệnh tiêu khát, chủ yếu do cơ thể vốn âm hư, lại do ăn uống không điều độ, cuộc sống tinh thần hay căng thẳng, tình dục mệt mỏi, quá độ.

Tiểu đường khi mang thai chia làm 2 loại. Một loại có triệu chứng điển hình như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, nhưng trọng lượng lại giảm, thị lực giảm, đường máu cao. Loại khác là trường hợp không có triệu chứng, tức là tiểu đường dạng ẩn, trong gia đình có người có bị bệnh tiểu đường hoặc tiền sử sinh nở con to, dị dạng.

Một số món ăn dành cho người bị tiểu đường thai kỳ

Nguyên liệu: Bột sinh sơn dược 80g, hạt sen bỏ lõi 20g, đậu đỏ giã nhừ 15g, bột gạo nếp 500g.

Cách làm: Tất cả nguyên liệu trên đem trộn đều với nhau, sau đó vo thành từng viên nhỏ vừa ăn đem nấu canh.

Công dụng: Canh này dùng cho người bị tiểu đường lúc mang thai mà ăn uống không điều độ.

Nguyên liệu: Râu ngô 50g, nước 1,5 lít.

Cách làm: Râu ngô sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với 1,5 lít nước, đun cho đến khi nước cạn chỉ còn khoảng 700ml thì dừng. Chia 700ml nước râu ngô đã đun thành hai lần uống. Lưu ý, nên uống hết trong ngày, không để sang ngày tiếp theo.

Công dụng: Nước râu ngô dùng để chữa bệnh tiểu đường trong lúc mang thai, khát nhiều.

Nguyên liệu: Rễ lau tươi 30g, gạo tẻ 50g

Cách làm: Rễ lau rửa sạch, cho khoảng 1,5 lít nước sắc đến khi còn 1 lít nước thì dừng. Gạo tẻ vo sạch, cho vào nước rễ lau đã sắc để nấu cháo.

Công dụng: Cháo gạo, rễ lau dùng để chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, âm hư, miệng khát.

Nguyên liệu: Râu ngô 60g, thịt trai 200g, gia vị.

Cách làm: Thịt trai sơ chế sạch, râu ngô cũng đem rửa sạch. Cho cả thịt trai và râu ngô vào nồi cùng nấu, thêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Công dụng: Giúp chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, miệng khát.

Nguyên liệu: Mướp 150g, đậu phụ 100g, dầu lạc, muối vừa đủ.

Cách làm: Mướp gọt vỏ, rửa sạch. Cho dầu lạc vào chảo, khi dầu nóng thì cho mướp vào xào, lửa bật to. Khi mướp vừa chín tới thì cho đậu phụ và chút muối vào, tiếp tục xào đến khi chín. Nên ăn mỗi ngày một lần để đạt được kết quả mong muốn.

Nguyên liệu: Bí xanh 100g, lá khoai lang 50g, gia vị.

Cách làm: Lá khoai lang và bí xanh rửa sạch, thái vụn. Đun sôi một lượng nước vừa đủ ăn, cho lá khoai lang và bí xanh đã thái vụn vào nấu chín, thêm nếm gia vị cho vừa.

Nguyên liệu: Cải xanh 300g, nấm hương 100g, gia vị.

Cách làm: Rửa sạch 100g nấm hương, cắt bỏ cuống, ngâm nước muối loãng. Sau đó, rửa sạch 300g cải xanh, xắt khúc rồi bỏ nấm vào xào trước, gần chín nấm thì cho rau cải vào, xào tiếp, nêm muối, bột ngọt vừa ăn.

Nguyên liệu: Vịt 1 con, sa sâm 50g, ngọc trúc 50g,gia vị.

Cách làm: Vịt làm sạch, cho cùng sa sâm, ngọc trúc, thêm nước hầm chín, bỏ bã thuốc, thêm gia vị.

Công dụng: Dùng cho các trường hợp âm hư, miệng khô khát nước, táo bón, bệnh đái tháo đường.

Bệnh tiểu đường khi mang thai rất nguy hiểm, không chỉ với thai nhi mà còn cả với người mẹ. Vì vậy, cần được chẩn đoán và chữa trị sớm. Nhất là trong trường hợp trạng thái chứng bệnh không rõ ràng, cần hỏi tỉ mỉ tiền sử bệnh để giúp chẩn đoán. Mấu chốt của việc chữa trị tiểu đường thai kỳ là khống chế và điều chỉnh chế độ ăn uống để lượng đường trong máu không tiếp tục tăng cao quá, tránh trường hợp có thể dẫn đến sẩy thai, hôn mê do lượng đường huyết tăng cao. Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần dùng đến ăn uống để chữa trị, nhưng khi tiểu đường thai kỳ nặng và có những biến chứng thì cần dùng thêm thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Dùng món ăn để chữa trị chỉ là phụ trợ,do sự hấp thu của mỗi người mẹ là khác nhau nên tác dụng của các món ăn cũng sẽ khác nhau, tốt nhất các mẹ nên thăm khám và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ.

Một số lời khuyên dành cho mẹ bầu để tránh tiểu đường khi mang thai

Trước khi mang bầu mẹ nên hỏi người thân trong gia đình xem có ai đã và đang bị tiểu đường hay không, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp để không mắc phải.

Nên lập một kế hoạch ăn uống hàng ngày. Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa.

Từ tuần thứ 24 đến 28, mẹ nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm tiểu đường, lắng nghe lời khuyên của bác sĩ.

Hãy ăn các loại thực phẩm có chứa crôm, ít chất béo.

Nếu bị tiểu đường thai kỳ, bạn nên kiêng các loại bánh ngọt, thức uống có ga, nước ép trái cây, trà sữa, nước cam, các loại chè… Hãy loại chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày vì đường trong những loại thực phẩm này sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu của bạn.

695 views

Mẹ Bầu Bị Tiểu Đường Thai Kỳ Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì?

Đối với các mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Để có một thai kỳ khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều mẹ không thể bỏ qua. Vậy thì mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì?

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường trong thời gian mang thai:

– Thừa cân, béo phì.

– Tiền sử gia đình: có người bị đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.

– Tiền sử sinh con ≥ 4000g.

– Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.

– Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.

– Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.

– Chủng tộc: châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.

– Hội chứng buồng trứng đa nang.

Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3-7% tổng số phụ nữ mang thai, có nhiều nguy cơ cho người mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.

2. Tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì?

Tránh các thực phẩm có thể làm tăng lượng đường trong máu là điều cần thiết khi một người đang theo chế độ ăn kiêng tiểu đường thai kỳ

Lượng đường trong máu tăng lên khi mọi người ăn thực phẩm có đường. Đặc biệt là những loại được tinh chế và chế biến. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc chế độ đồ ngọt càng nhiều càng tốt.

Thực phẩm có nhiều đường cần tránh bao gồm:

+ Các loại bánh kẹo ngọt

+ Nước ép trái cây có thêm đường

+ Thực phẩm nướng: bánh rán, bánh ngọt,….

+ Sữa và trái cây có chứa đường tự nhiên và có thể uống ở mức độ vừa phải.

Một số thực phẩm nhìn bề ngoài thì có vẻ không chứa nhiều tinh bột và đường, nhưng thực ra không phải vậy thậm chí chúng còn chứa rất nhiều đường và tinh bột không tốt cho sức khỏe bao gồm: thức ăn nhanh, đồ ăn dầu mỡ, đồ uống có cồn,….

Cũng như với chế độ ăn cho bà bầu bình thường, mẹ nên sử dụng các chất béo không bão hòa, chẳng hạn như dầu hướng dương hoặc ô liu để nấu ăn và trộn salad. Khi chế biến thực phẩm nên hấp, luộc, nướng thay vì chiên và xào.

Mẹ cũng có thể ăn nhẹ với các loại hạt, giàu chất béo không bão hòa, thay vì sô cô la sữa. Hạn chế chất béo từ động vật thay bằng cá, đặc biệt là cá hồi rất tốt cho thai nhi.

Thức ăn chứa nhiều tinh bột bao gồm bánh mì trắng, cơm trắng, mì trắng, phở, bún. Đây đều là những thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày nhưng phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ luôn được bác sĩ khuyến cáo không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn. Hãy chia khẩu phần ăn thành 4 phần trong đó 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau củ. Lượng tinh bột cho mỗi phần khoảng 1/2 chén đến 2/3 chén cơm.

Da và nội tạng động vật: là những loại thực phẩm người bị bệnh tiểu đường thai kỳ cần tránh bởi chúng cung cấp quá nhiều chất béo gây tích tụ mỡ thừa và khó khăn trong quá trình kiểm soát lượng đường trong máu của người bệnh.

Sữa: có chứa chất béo mà những thành phần này làm giảm kháng insulin, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Có thể thay thế bằng sữa ít béo, không đường.

3. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì

Không có chế độ dinh dưỡng nào phù hợp cho tất cả các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Cách tốt nhất để biết bạn đang ăn đúng lượng carbohydrate và cân bằng thực phẩm trong bữa ăn hay không là chú ý đến phản ứng đường huyết của bạn sau khi ăn.

Đó là lý do tại sao điều quan trọng nhất đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là theo dõi mức đường huyết thường xuyên sau mỗi bữa ăn để bạn biết cơ thể bạn phản ứng với những loại thực phẩm nào, thực phẩm nào ăn vào bị tăng đường huyết, thực phẩm nào không. Và xem khẩu phần ăn như vậy đã hợp lý chưa, có bị tăng đường huyết nhiều không.

3.1. Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI)

Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp rất giàu chất xơ, là yếu tố quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất, bởi vì các thực phẩm có GI thấp sẽ ở lâu hơn trong cơ thể và không làm đường huyết tăng đột ngột.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp (< 56): Đa số các loại rau có lượng carbohydrates thấp nên không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Các loại đậu (đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng) hoặc một số loại trái cây tươi (táo, cam, lê, đào, nho, kiwi, chuối, mận), sữa và các chế phẩm từ sữa, mì nguyên hạt, yến mạch, bắp, khoai môn, gạo lứt… là nhóm thực phẩm ít làm tăng đường huyết.

Thực phẩm có GI trung bình (56 – 69): gồm các loại thực phẩm như nước cam, cháo gạo, khoai tây nấu chín,… Nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng đường huyết với tốc độ vừa phải.

Lựa chọn thực phẩm với chỉ số GI thấp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của mẹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể có bất kỳ loại thực phẩm có GI cao. Trộn các loại thực phẩm GI cao với các loại thực phẩm GI thấp có thể làm giảm tốc độ glucose vào máu.

3.2. Ăn nhiều thực phẩm có protein lành mạnh

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn nhiều thực phẩm nhiều nạc, giàu protein, chẳng hạn như:

3.3. Chọn chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa cũng là một phần của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh khi bị tiểu đường thai kỳ, các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa bao gồm:

Khi bị tiểu đường thai kỳ, sản phụ cần lên thực đơn một cách chi tiết cho từng nhóm thực phẩm và hãy xem kỹ nhãn dinh dưỡng trên mỗi sản phẩm trước khi bạn quyết định dùng nó. Tính toán hợp lý các chỉ số là bước đầu tiên để kiểm soát đường huyết cũng như duy trì sức khỏe suốt thai kỳ.

Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Thai sản trọn gói và chương trình khuyến mãi tháng tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.

Bạn đang xem bài viết Tiểu Đường Thai Kỳ : Mẹ Bầu Chủ Quan Con Dễ Bị Chết Lưu trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!