Cập nhật thông tin chi tiết về Tiểu Đường Thai Kỳ Có Được Uống Sữa Bầu? mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi mang thai, sức khỏe của mẹ và thai nhi đều phải được chú trọng. Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ lại càng phải kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống và dinh dưỡng để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra. Sữa bầu là loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho thai phụ, nhưng tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không?
1. Hiểu về tiểu đường thai kỳ
Thai phụ trong quá trình mang thai thường không kiểm soát chế độ ăn uống của mình, tẩm bổ quá nhiều, dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Hiện nay, ở Việt Nam tình trạng thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ ngày càng nhiều.
+ Tiểu đường thai kỳ: là tình trạng thai phụ bị bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Đây là căn bệnh chỉ xảy ra ở thời kỳ mang thai, có thể khỏi sau khi sinh xong, nhưng nếu không được kiểm soát và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả thai phụ và thai nhi.
+ Nguy cơ mắc bệnh: Khi một người phụ nữ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai đầu thì nhiều khả năng sẽ mắc tiểu đường thai kỳ một lần nữa vào kỳ mang thai tiếp theo. Đồng thời, người phụ nữ đó sẽ có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn người bình thường.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và thai nhi
+ Đối với thai phụ: Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ thường có nguy cơ bị tiền sản giật (sản giật cao gấp 4 lần so với thai phụ bình thường), bị băng huyết sau sinh, nguy cơ sảy thai cao, thậm chí dẫn đến hiện tượng thai chết lưu muộn (thai chết lưu trên 32 tuần). Do thai nhi to nên tỉ lệ mổ thai sẽ cao hơn bình thường, dễ gây chấn thương cho thai phụ như gãy xương đòn, trật khớp…Những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới hệ tim mạch, hệ thần kinh.
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường trong máu ở tình trạng cao. Vì thế thai phụ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều trái cây, rau xanh, chế độ ăn ít đường. Thai phụ ít nhiều cũng sẽ băn khoăn liệu bị tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu trong khi hàm lượng đường rất cao? Người bị tiểu đường thai kỳ có nên uống sữa bầu? Uống loại sữa bầu nào là phù hợp với tình trạng bệnh của mình?
Dưới đây là một số lưu ý cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ:
– Không uống tùy tiện: Thai phụ nếu uống sữa bầu một cách tùy tiện thì nguy cơ tăng đường huyết, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
– Nhờ sự tư vấn của bác sĩ: Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ tiểu đường của thai phụ đó là cao hay thấp. Dựa vào đó để quyết định xem thai phụ đó bị tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không hay phải uống loại sữa bầu chuyên biệt phù hợp với mức độ bệnh của thai phụ.
– Chọn loại sữa phù hợp với sức khỏe của mình: Sữa dành riêng cho thai phụ bị tiểu đường là loại sữa không làm tăng lượng đường huyết quá mức. Cụ thể là loại sữa không đường và quan trọng hơn là sữa chứa hàm lượng carbohydrat thấp.
Khi chọn mua sữa bầu, các bà mẹ cũng nên lưu ý, tham khảo hàm lượng carbohydrat và lượng chất béo có ghi trong thành phần sữa được dán trên bề mặt hộp. Nếu thấy hàm lượng này thấp (chẳng hạn dung tích 100ml có 3,1 gram carbohydrat) thì có thể sử dụng được.
Trên thị trường, xuất hiện rất nhiều loại sữa dành riêng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, với những thai phụ bị tiểu đường thai kỳ loại sữa nào là loại sữa nên sử dụng? Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu mỗi ngày hay sử dụng như thế nào là hợp lý?
3.1 Chọn sữa có nguồn gốc từ thực vật
Sữa động vật thường được thay thế bằng sữa thực vật, rất tốt cho các thai phụ bị tiểu đường. Một ly sữa thực vật thông thường sẽ cung cấp cho cơ thể 131 calo, 10g đường và 0,5 g chất béo bão hòa.
Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa từ đậu nành?
– Cùng tìm hiểu những lợi ích từ sữa đậu nành mang lại + Bổ sung vitamin, protein, chất béo, canxi, sắt… tăng sức đề kháng cho cơ thể.
+ Cải thiện bệnh tiểu đường: Trong sữa đậu nành có chứa Cellulose thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa sự hấp thụ của đường, là thực phẩm nên sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường.
+ Chống lại biến chứng huyết áp cao: Trong sữa đậu nành có nhiều khoáng chất như Natri, Magie và Kali, giúp ổn định huyết áp của thai phụ.
+ Phòng chống biến chứng tim mạch: Trong sữa đậu nành có chứa nhiều khoáng chất giúp bảo vệ mạch máu, giảm hàm lượng Cholesterol trong máu, bổ sung dinh dưỡng cho tim mạch. Uống sữa đậu nành mỗi ngày giúp giảm tỉ lệ tái phát bệnh tim lên tới 50%, hỗ trợ phòng chống bệnh động mạch vành ở người tiểu đường_là một trong những biến chứng gây nguy hiểm tới người bệnh tiểu đường thai kỳ.
+ Giảm mỡ máu: Uống sữa đậu nành sẽ giúp phân giải mỡ thừa trong máu, làm giảm biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ.
– Lời khuyên với thai phụ uống sữa đậu nành
+ Đun sôi trước khi sử dụng: hạn chế nguyên nhân gây đau bụng, buồn nôn, đi ngoài.
+ Không sử dụng sữa đậu nành cùng trứng: gây khó tiêu, giảm dinh dưỡng trong cả trứng và sữa.
+ Không pha sữa đậu nành với đường đỏ: nên hạn chế uống ngọt. Mà trong đường đỏ còn chứa nhiều acid hữu cơ gây biến tính protein và những chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Khó khăn trong hấp thụ và tiêu hóa.
+ Không nên uống quá nhiều: nên sử dụng vừa đủ, không dùng quá 500ml mỗi ngày.
+ Không được giữ sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt: nhiệt độ ấm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh và làm hỏng sữa nhanh hơn bình thường.
+ Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng: sữa đậu nành chưa hẳn đã tốt cho tất cả mọi người nên cần hỏi bác sĩ điều trị trước khi sử dụng nhiều và thường xuyên.
3.2 Chọn loại sữa được tách kem, ít chất béo, các loại sữa không đường
Theo chuyên gia dinh dưỡng, tiểu đường thai kỳ nên uống sữa bầu không chứa quá nhiều chất béo bão hòa. Nên chọn loại sữa tách kem có 83 calo và 0,1g chất béo bão hòa thì sẽ an toàn hơn.
Mang lại nhiều lợi ích:
– Bổ sung lượng canxi dồi dào cho cơ thể
– Giúp cho thai phụ dễ đi sâu vào giấc ngủ
– Tác động tốt tới hệ tim mạch hơn các sản phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa khác.
3.3 Dựa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chọn loại sữa bầu chuyên biệt dành cho người tiểu đường thai kỳ
– Cân đối về đạm, bột đường, béo, khoảng 28 loại vitamin và khoáng chất.
– Dùng để bổ sung và thay thế cho các bữa ăn, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho thai phụ mà không ảnh hưởng tới lượng đường trong máu.
– Có thể uống thường xuyên, thay thế bữa ăn nhẹ, trước khi tập thể dục, uống sữa trước hoặc sau khi tập thể dục.
– Nên uống 1-3 ly mỗi ngày.
Với thai phụ bị tiểu đường, mức đường huyết sẽ lên xuống thất thường. Sữa bầu là loại thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể người mẹ và ảnh hưởng tốt tới thai nhi sau này, tuy nhiên người bị tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu một cách tùy tiện? Câu trả lời là “Không”. Nếu sử dụng tùy tiện các loại sữa bầu sẽ khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên tồi tệ hơn, lượng đường trong máu có nguy cơ tăng cao, gây những biến chứng bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được loại sữa bầu phù hợp với tình trạng bệnh tiểu đường thai kỳ của mình.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
Bạn đang xem bài viết: “Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu?” tại Chuyên mục: “Ăn uống & Vận động”.
https://kienthuctieuduong.vn/
Tiểu Đường Thai Kỳ Có Được Ăn Khoai Lang Không?
Những người bị tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không là điều khá nhiều phụ nữ mang thai băn khoăn. Khoai lang là món ăn bổ dưỡng cho người bình thường tuy nhiên người bị tiểu đường thai kỳ được ăn khoai lang không?
Mặc dù chỉ số đường huyết trong máu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. Nhưng cũng có thể phát triển thành tiểu đường tuýp 2 cho người mẹ. Chính vì thế, bà bầu cần chú ý theo dõi và kiểm soát lượng đường huyết.
1. Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ
Trong thực tế thì hầu như các mẹ bầu chỉ phát hiện bị tiểu đường thai kỳ khi được các bác sĩ kiểm tra nước tiểu hoặc lượng đường trong máu. Nhưng một số dấu hiệu mà bạn có thể nhận thấy rõ ở người bị tiểu đường thai kỳ đó là:
– Thường xuyên cảm thấy khát nước: Những trường hợp mẹ bầu đã uống đủ lượng nước được khuyến cáo trong ngày thế nhưng bạn vẫn thường xuyên thấy khát và phải thức nửa đêm để uống thêm nhiều nước. Đây là triệu chứng ban đầu của chứng tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng glucose trong máu gia tăng vượt quá mức khiến cho mẹ bầu phải “giải quyết nỗi buồn” thường xuyên hơn.
– Nhiễm nấm vùng kín: Phụ nữ mang thai bị nhiễm nấm nhưng không thể vệ sinh sạch sẽ bằng những loại thuốc hoặc kem xức chống khuẩn bình thường. Điều này sẽ là tác nhân khiến các loại nấm men cũng như vi khuẩn có thêm điều kiện sinh sôi nảy nở và nguy cơ dẫn tới nhiễm nấm âm đạo ở phụ nữ mang thai tăng cao.
– Sụt cân và luôn cảm thấy mệt mỏi: Nguyên nhân là do insulin trong cơ thể không được chuyển hóa hết glucose thành năng lượng khiến cho cơ thể thai phụ liên tục có cảm giác thèm ăn, đói bụng.
– Mắt bị mờ trong thời gian ngắn: Lượng glucose trong máu gia tăng đột ngột mà cơ thể phụ nữ mang thai vẫn chưa kịp thích nghi gây ra.
Tuyến tụy sẽ sản xuất chất Insulin. Sau khi ăn, các phân tử đường từ thực phẩm chảy vào máu, Insulin là chất có vai trò giúp chuyển glucose từ máu tới những tế bào trong cơ thể để dùng làm năng lượng.
Trong quá trình mang thai, nhau thai bao quanh bé phát triển và sản xuất cao 1 loạt các kích thích tố. Hầu hết tất cả chúng đều làm giảm tác động của insulin ở các mô, nâng cao đường trong máu. Khi em bé phát triển hơn thì nhau thai sản xuất nhiều kích thích tố hơn, do đó nó hạn chế các công dụng của insulin làm lượng đường trong máu tăng lên đến 1 mức độ nó có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển của bé. Chỉ số tiểu đường trong quá trình mang thai cho phép là 50 – 100 mg/dL.
Khi bị tiểu đường thai kỳ mà không thể kiểm soát thì lượng đường trong máu bị thừa sẽ làm cho thai nhi phát triển quá lớn, bé sinh ra. Nếu không kiểm soát khi bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường thừa trong máu sẽ khiến thai nhi phát triển quá lớn, bé sinh ra có thể nặng từ trên 4kg.
Để đề phòng ngừa các vấn đề xảy ra cho bé, các bác sĩ phải theo dõi và điều trị để kiểm soát được lượng đường huyết. Thường lượng đường trong máu của thai phụ sẽ tăng cao hơn trước khi sinh em bé.
Con của các bà mẹ bị tiểu đường trong quá trình mang thai không bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên vì vấn đề sức khỏe cần cho các bé thường xuyên đi khám và được xét nghiệm sau khi sinh cho tới khi lượng đường huyết ổn định và tiếp tục đều đặn trong 24 tiếng đầu tiên.
4. Bà bầu tiểu đường thai kỳ ăn gì thì tốt?
Bà bầu tiểu đường thai kỳ nên hạn chế chất ngọt và tinh bột là nguyên tắc ăn uống cho những phụ nữ mang thai bị tiểu đường. Do toàn cơ thể họ đều thuộc loại âm hư nên cần ăn những thực phẩm bổ âm giải nhiệt như là mộc nhĩ trắng, bách hợp…
Tiểu đường thai kỳ ăn gì? Các loại thức ăn có chỉ số glucose máu thấp (chậm glucose) như: khoai, cơm, mỳ luộc, rau xanh như mướp đắng, bí xanh, hoa quả thì nên ăn táo, bưởi, thanh long, nước râu ngô và vẫn cần ăn đủ calo, đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và cho thai phát triển (1.500 – 1.800Kcal/ngày).
Ăn vẫn phải chia làm nhiều bữa nhỏ, 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Nhưng, phải hạn chế thức ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, không nên dùng đường hoá học và cần cung cấp đủ protein.
Việc bổ sung thêm sắt, vitamin D, canxi là điều cần thiết. Nếu phụ nữ mang thai đang điều trị ngoại trú bằng insulin nhưng đường huyết không ổn định thì cần phải đưa vào điều trị nội trú trước và sau khi đẻ.
5. Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?
Khoai lang là một thức ăn có vị ngọt cũng như tinh bột, thế nên khoai lang thường bị các mẹ loại khỏi thực đơn của mình.
Chính vì thế mà ngược với suy nghĩ của các mẹ, nếu biết cách sử dụng khoai lang, nó còn có tác dụng giúp kiểm soát và ngăn ngừa tăng đường huyết.
Khoai lang không chứa chất béo, cholesterol có khả năng ngăn ngừa quá trình chuyển hóa đường trong thức ăn thành mỡ cũng như chất béo trong cơ thể. Việc ăn khoai lang còn giúp máu được lọc sạch; kiểm soát nhịp tim; xương cốt được cải thiện nhờ iron và calci; giúp tăng cường thị lực,…
6. Lợi ích của khoai lang với bà bầu
Đặc biệt khoai lang lại cực kỳ tốt cho phụ nữ mang thai bởi là nguồn cung cấp tinh bột, vitamin B1, C, chất xơ, các axit amin quan trọng đối với cơ thể cũng như nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, magie, natri, kali, canxi,… Chính vì thế, khi mẹ bầu ăn khoai lang thường xuyên mỗi ngày là cách giúp cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho toàn cơ thể.
Bên cạnh đó, khoai lang còn giúp phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu bởi có hàm lượng chất xơ cao, các axit amin, nhờ đó nó sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa, giải độc, giúp nhuận tràng.
7. Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn khoai lang như thế nào?
Cách tiêu thụ cũng như chế biến khoai lang sẽ ảnh hưởng lớn tới chỉ số đường huyết của thai phụ. Nếu ăn khoai lang không đúng cách sẽ gây khó khăn cho chị em bị tiểu đường thai kỳ.
– Nếu như mẹ bầu bị tiểu đường vậy không nên ăn khoai lang luộc hoặc hấp mà hãy ăn khoai nướng, chiên cả vỏ bằng một lượng vừa phải.
– Nên ăn vào buổi trưa vì sau khi ăn, canxi bên trong khoai lang cần 4 – 5 tiếng mới hấp thụ vào cơ thể và ánh sáng mặt trời buổi chiều cũng giúp hấp thụ canxi.
– Ăn khoai lang vừa phải, theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp mang lại những điều tốt nhất cho các bà bầu khi bị bệnh mà không gây tăng lượng đường trong máu.
– Không nên ăn khoai lang với dưa chua hoặc củ cải muối.
– Không ăn khoai lang sống.
https://kienthuctieuduong.vn/
Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của người mẹ sẽ có sự suy giảm đáng kể. Nếu không biết cách bảo vệ sức khỏe mẹ bầu rất dễ bị mắc nhiều loại bệnh. Trong khi đó, căn bệnh tiểu đường lại là nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây nên dị tật cho trẻ. Bạn nên nắm rõ tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang và cách ăn như thế nào để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
Bạn đang xem bài viết: “Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?” tại Chuyên mục: “Ăn uống & Vận động”.
Mẹ Có Nên Uống Sữa Bầu Trong Ba Tháng Đầu Thời Kì Mang Thai Không?
Ngày nay khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất của con người ngày càng được cải thiện thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe lại càng nâng cao. Đặc biệt đối với với bà bầu đang mang thai thì việc chú trọng sức khỏe lại càng đặt lên hàng đầu. Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu cần được cung cấp dưỡng chất thiết yếu cao nhất, để tạo điều kiện cho quá trình hình thành và phát triển thai nhi khỏe mạnh. Vậy mẹ thực sự nên uống sữa bầu trong 3 tháng đầu không ?
Mẹ có nên uống sữa bầu trong ba tháng đầu thời kì mang thai không?
Đây là câu hỏi gây mang lại khá nhiều ý kiến trái chiều cho bản thân các mẹ khi bắt đầu quá trình mang thai con. Hi vọng bài viết dưới đây có thể hỗ trợ phần nào cho các mẹ giải đáp các thắc mắc ấy và lựa chọn cho bản thân và bé phương án phù hợp.
1/ Tại sao khi mang thai mẹ nên uống sữa bầu?
Nhiều người cho rằng khi mang thai chỉ cần ăn uống đầy đủ bữa, cố gắng nạp các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng vào cơ thể là có thể đảm bảo đủ chất cho con. Nhưng có lẽ đây là một quan điểm chưa thực sự đúng.
Vì bản thân nhiều bà bầu trong quá trình mang thai sợ tăng cân quá nhanh mà giới hạn khẩu phần ăn, giới hạn chất dinh dưỡng vào người; lại có những mẹ bầu hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm rất kém hay có những người vì nôn, nghén nghiêm trọng mà gặp khó khăn trong việc dung nạp các dưỡng chất vào người.
Chính vì thế việc sử dụng song song sữa bà bầu và chú ý dinh dưỡng thực phẩm trong khẩu phần ăn mỗi ngày là hoàn toàn cần thiết. Trong sữa bầu cho mẹ 3 tháng đầu có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, bao gồm DHA, canxi, sắt, vitamin nhóm B, vitamin D,…Tùy thương hiệu, xuất xứ, loại sữa, mà mỗi sản phẩm sẽ có tác dụng, mùi vị khác nhau.
Những dưỡng chất này cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mẹ, hỗ trợ xương, chống loãng xương, xơ cứng động mạch, nguy cơ ngất xỉu hay tai biến mạch máu não. Đồng thời nó cung cấp các dưỡng chất hình thành và phát triển thai nhi, xây dựng hệ thống xương, răng, tạo máu, nuôi dưỡng các bộ phận cơ thể bé phát triển.
2/ Mẹ có nên uống sữa bầu trong ba tháng đầu không?
Nên hay không nên sử dụng sữa bầu ba tháng là câu hỏi thường trực với các mẹ bầu. Theo nhiều người, trong 3 tháng đầu chúng ta chưa cần sử dụng vội sữa bầu 3 tháng, bởi giai đoạn này em bé chưa phát triển mạnh, không cần bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng.
Nhưng theo nghiên cứu từ các bác sỹ hay các chuyên gia về dinh dưỡng thì việc uống sữa cho bà bầu 3 tháng đầu là vô cùng tốt. Bởi vì các bé luôn cần dưỡng chất thiết yếu để hình thành và phát triển. Các dưỡng chất này chưa chắc mẹ có thể đáp ứng đầy đủ thông qua thực đơn hàng ngày.
Thậm chí theo các chuyên gia, nếu bạn đã có tinh thần hoặc dấu hiệu mang thai có thể uống sữa bà bầu trước 2-3 tháng với liều lượng vừa đủ để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, sẵn sàng tạo môi trường hoàn thiện đón bé.
3/ Gợi ý các loại sữa cho bầu 3 tháng
Nhiều thương hiệu nước ngoài như Abbott, Mead Johnson, hay các đại diện từ Nhật, Newzeland, Hà Lan, Việt Nam đã tung ra rất nhiều sản phẩm chất lượng nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất tới mẹ bầu Việt.
Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể bổ sung một số chế phẩm từ sữa khác. Như sữa chua, sữa tách béo, sữa nguyên kem,…để tăng cường thêm các dưỡng chất tự nhiên. Tùy khả năng kinh tế và khẩu vị bản thân, những người đang có kế hoạch mang thai cần chuẩn bị và tìm hiểu kỹ lưỡng về các dòng sữa bầu phù hợp cho mình.
Một số sản phẩm đáng chú ý hiện này trên thị trường Việt Nam cho các mẹ bầu tham khảo như:
·Sữa Morinaga của Nhật
·Sữa Meiji Mama của Nhật
·Sữa Nutifood Nuti IQ Mum Gold của Việt Nam
·Sữa Similac IQ Mom của Mỹ
·Sữa bầu Anmum Materna của New Zealand
·Sữa XO của Hàn Quốc
·Dielac Mama Gold của Việt Nam
·Sữa Friso Gold Mum của Hà Lan
·Sữa EnfaMama Mama A+ của Mỹ
Các loại sữa trên đều cung cấp đầy đủ vitamin và các loại khoáng chất cho cơ thể mẹ và hỗ trợ hình thành, nuôi dưỡng cho cơ thể bé.
Tuy nhiên với mỗi loại sẽ có các công thức pha chế khác nhau hoặc hàm lượng khác nhau, nên mẹ cần chú ý lựa chọn sản phẩm phù hợp với cơ thể cũng như hương vị phù hợp với khẩu vị của bản thân. Để trong suốt quá trình sử dụng sữa bầu 3 tháng mẹ có thể hoàn toàn yên tâm và tận hưởng.
4/ Uống sữa cho bà bầu ba tháng đầu như nào là tốt
Trong các sản phẩm sữa bột dành cho bà bầu, hàm lượng dinh dưỡng đều rất cao. Đặc biệt là thành phần DHA, Axit folic – giúp hoàn thiện khả năng về trí não, thần kinh của thai nhi và trẻ sơ sinh sau khi chào đời bú sữa mẹ. Hơn nữa, các khoáng chất như canxi, magie, sắt,…đều có chức năng giúp mẹ bầu phòng ngừa những bệnh lý thường gặp khi mang thai
Thế nên, cơ thể phụ nữ mang thai cần bổ sung thật nhiều các thành phần dinh dưỡng này, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Có như vậy, mới tạo nền tảng sức khỏe vững chắc cho hơn 9 tháng nuôi dưỡng bé yêu trong bụng, và “vượt cạn” thành công.
Theo đó, trong giai đoạn tam cá nguyệt, mẹ bầu nên bổ sung sữa bột khoảng 2 ly mỗi ngày. Để pha 1 ly sữa, dùng 4 muỗng bột gạt ngang với khoảng 180ml nước ấm. Mẹ có thể uống sữa vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Tuy nhiên, lưu ý không nên uống trước bữa ăn chính, và tối trước khi đi ngủ, vì sẽ gây cảm giác no khó ngủ, khó hấp thụ các món ăn dinh dưỡng khác.
Mua sữa bầu cho mẹ ở đâu uy tín
Ngày nay trên thị trường xuất hiện tràn lan các loại sữa bầu dành cho mẹ trong từng chu kỳ mang thai riêng. Tuy nhiên việc xuất hiện quá nhiều không chỉ gây hoang mang cho các mẹ khi lựa chọn sản phẩm phù hợp để sử dụng mà còn dễ dàng gặp phải các sản phẩm nhái, sản phẩm chất lượng xấu.
Với mục đích sử dụng sữa để hỗ trợ bé hình thành và phát triển, nếu dùng sản phẩm kém chất lượng sẽ gây nguy hại cho cả mẹ và bé.
Vì vậy bà bầu nên lựa chọn cân nhắc cho bé uống sữa bầu trong 3 tháng đầu loại sữa phù hợp với thể trạng và khẩu vị của bản thân và mua hàng tại những cơ sở uy tín, tin cậy và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các bạn có thể tham khảo mua sản phẩm tại chúng tôi với giá cả cạnh tranh và chất lượng đảm bảo.
Bà Bầu Có Dùng Được Mỹ Phẩm
Bà bầu có dùng được mỹ phẩm? Làm đẹp là nhu cầu tất yếu của phụ nữ, cho dù ở hoàn cảnh nào. Người phụ nữ trong giai đoạn chuẩn bị làm mẹ càng cần làm đẹp cho chính mình, bởi đó là một phần không thể thiếu của sức khỏe. Sự gia tăng đột biến của nội tiết tố trong thai kì ảnh hưởng đến hầu hết bộ phận trong cơ thể bạn, bao gồm cả làn da, với hàng loạt các vấn đề có thể nảy sinh như da bị nhờn, khô, thâm nám, rạn nứt hay nổi các gân máu trên mặt v.v… Do đó, để có được làn da mịn màng, khỏe mạnh, bạn cần phải thay đổi thói quen chăm sóc da của mình.
Thông thường, mẹ bầu được khuyến khích sử dụng các loại kem chống nắng, kem dưỡng ẩm để ngăn ngừa vết rạn và các đốm nám trên da. Tuy nhiên, loại bỏ mối bận tâm về các vết thâm nám, sần hay rạn da bằng những chế độ chăm sóc da khác có thể được khuyến cáo không nên áp dụng cho phụ nữ có thai do nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bằng cách tham khảo những lưu ý về chăm sóc da sau đây, bạn có thể yên tâm dưỡng da tốt hơn khi bầu bí, đồng thời vẫn đảm bảo sự an toàn cho bé yêu.
Sử dụng mỹ phẩm trang điểm không gây mụn và tắc lỗ chân lông.
Sử dụng sữa tắm và sữa rửa mặt tẩy rửa nhẹ hàng ngày.
Đảm bảo làn da của bạn luôn đủ độ ẩm, tránh tắm nước quá nóng.
Nếu da vùng bụng bị khô và ngứa hãy massage bằng dầu dừa.
Sử dụng thuốc mỡ (được bác sĩ chỉ định) và kem dưỡng ẩm đặc biệt cho núm vú thay vì các sản phẩm dưỡng ẩm thông thường.
Nếu bạn trang điểm hãy sử dụng kem nền chứa hydrat và dưỡng ẩm nhẹ.
Luôn ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Với phấn nền: NÊN HẠN CHẾ TỐI ĐA
Cần hiểu rằng trong giai đoạn mang thai, làn da của bạn trở nên rất nhạy cảm, da sẽ tiết nhiều dầu hơn, dễ mẫn cảm hơn và điều này cũng đồng nghĩa rằng bạn dễ có nguy cơ dị ứng da. Chính vì thế nếu thường xuyên dùng phấn trang điểm trong giai đoạn này các lỗ chân lông sẽ có nguy cơ bị bít lại, tắc nghẽn, tăng nguy cơ hình thành mụn trứng cá.
– Trang điểm mắt
Thay vì dùng kỹ thuật trang điểm mắt phức tạp trong giai đoạn này, bạn nên chọn chì đen kẻ mắt để tạo điểm nhấn cho đôi mắt.
– Dùng nước hoa mùi tự nhiên
Tốt nhất trong thời điểm mang thai không nên sử dụng nước hoa nặng mùi bởi nó chứa nhiều thành phần hóa học.
– Bôi kem trị rạn
Một trong những nguyên tắc cần ghi nhớ để làm mờ và khắc phục tình trạng rạn da là bạn nên kết hợp thoa kem cùng với những liệu pháp mátxa. Trước khi mua kem chống rạn da, bạn phải tìm hiểu thành phần của kem và tùy thuộc loại rạn mình đang bị mắc phải.
– Thoa son bóng lên trên son môi
Để giữ cho đôi môi bền màu và màu son được tươi sáng, bạn nên dùng thêm son bóng dưỡng môi phủ trên lớp son màu khi môi bị khô. Cách trang điểm này cũng giúp cho bạn không phải thường xuyên thoa son môi lại nhiều lần.
– Chọn kem chống rạn
Sự tăng lên về trọng lượng cơ thể sẽ tiềm ẩn nguy cơ rạn da. Rạn da cũng là mối đe dọa với phần lớn phụ nữ mang thai, có đến hơn 90% chị em bị rạn da trong thời điểm này.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý với bạn rằng mong muốn để xóa sạch những vết rạn da bằng mỹ phẩm là điều khó khả thi. Mọi nỗ lực của bạn hay thậm chí là các chuyên gia chăm sóc sắc đẹp cũng chỉ dừng lại ở mức làm mờ những vết rạn này mà thôi.
– Cắt sửa móng
Phụ nữ mang thai có những thay đổi tiêu cực ảnh hưởng đến tóc, răng, xương. Đặc biệt bộ móng sẽ dễ có nguy cơ bị vỡ, xước hoặc mềm móng. Khi chọn sơn móng tay bạn nên chọn loại sơn móng tay có chứa thành phần canxi sẽ giúp móng cứng cáp hơn. Để ngăn ngừa tình trạng móng tay gãy vỡ, dùng nước muối biển để rửa móng thường xuyên.
– Cẩn trọng khi trị mụn và dùng mỹ phẩm
Thay vì uống thuốc để kiểm soát mụn trứng cá hoặc dưỡng da, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc chuyển sang các loại kem bôi, thuốc nước được chỉ định cho phụ nữ có thai.
Với những vết rạn đỏ, cần chọn loại kem có khả năng xâm nhập vào bên trong làn da. Đó là những loại kem chiết xuất từ lô hội (aloe vera), dầu dừa (cocoa butter), hạt nho (grape seed), vitamin E, collagen, pro-vitamin B5.
Những lưu ý quan trọng khác
– Các vết thâm nám trên da có thể sẽ trầm trọng hơn nếu mẹ bầu dùng mỹ phẩm chứa nhiều hương liệu, có chiết xuất từ đậu nành hoặc tinh dầu cam Bergamot. Tuy vậy, nếu chưa bị nám thì các loại mỹ phẩm chiết xuất từ đậu nành lại rất tốt cho da của bạn.
– Để giảm hấp thu các chất hóa học qua da và ngăn ngừa mụn trứng cá nặng hơn khi trang điểm, mẹ bầu nên chọn các loại mỹ phẩm có dán nhãn ” noncomedogenic ” hoặc chứa các thành phần khoáng chất.
Qua bài viết bà bầu có dùng được mỹ phẩm của chúng tôi đã giải đáp bớt đi phần nào thắc mắc của chị em, cảm ơn đã theo dõi bài viết, nếu có thắc mắc hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Tiểu Đường Thai Kỳ Có Được Uống Sữa Bầu? trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!