Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Lý Tưởng Cho Mẹ Bầu Giữ Dáng mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mẹ bầu ăn gì để không tăng cân mà vẫn bổ dưỡng?
Chủ đề bà bầu kiêng ăn gì để không bị béo luôn được các chị em chuẩn bị làm mẹ quan tâm, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì phụ nữ mang thai luôn cảm thấy đói nhanh hơn bình thường, thực đơn đa dạng mỗi ngày vừa giúp mẹ kiểm soát cân nặng, vừa hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết cho cả hai mẹ con.
Gợi ý cho mẹ lựa chọn nguyên liệu tối ưu:
Trái cây và rau xanh:
– Mẹ bầu cần ăn nhiều trái cây và rau xanh bởi vì chúng cung cấp lượng lớn vitamin và khoáng chất cũng như chất xơ giúp tiêu hoá và ngăn ngừa táo bón. Mỗi ngày nên ít nhất 5 phần trái cây và rau xanh được bổ sung vào chế độ ăn cho bà bầu, có thể là tươi, đông lạnh, đóng hộp, sấy khô hoặc nước ép. Và luôn luôn rửa sạch trái cây và rau xanh trước khi sử dụng.
– Riêng với rau xanh có thể nấu, hoặc ăn sống (nhưng phải rửa sạch) để có thể sử dụng hết các chất dinh dưỡng.
Các thực phẩm giàu tinh bột
– Nguồn cung cấp vitamin và chất xơ và không chứa nhiều calo, hiện diện trong bánh mì, khoai tây, ngũ cốc ăn sáng, khoai lang, bột ngũ cốc, yến mạch. Những thực phẩm này rất tốt cho sức khoẻ mẹ bầu.
Sữa trong hành trình mang thai
– Những món ngon từ sữa như: sữa, pho mát và sữa chua rất quan trọng trong giai đoạn mang thai, vì đây là nguồn cung cấp canxi và các chất dinh dưỡng cho con yêu.
– Đặc biệt, khi lựa chọn sản phẩm có hàm lượng chất béo thấp như: sữa tách kem, sữa chua ít béo, mỗi ngày các mẹ bầu có thể sử dụng 2 đến 3 khẩu phần sữa.
– Sữa công thức dành riêng cho mẹ bầu cũng rất quan trọng vì nó cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ cũng như đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi, chỉ với 2-3 ly một ngày trong suốt thai kỳ.
Mẹ bầu có cần kiêng hẳn đường và chất béo?
Nhằm phòng tránh các nguy cơ tăng cân hoặc sâu răng, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng nhỏ những thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao như: bơ, chocolate, dầu xào, nước sốt salad, bánh ngọt, nước uống có ga…
Tiêu thụ nhiều lượng chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, dẫn dến sự phát triển bệnh tim. Các thực phẩm nhiều chất béo bão hòa gồm có:
• Mỡ động vật
• Thịt qua chế biến, như là xúc xích hay bánh nhân thịt
• Bơ, mỡ, phomat…
• Kem tươi, kem…
• Bánh ngọt, bánh kem, bánh quy…
Tuy nhiên, một giải pháp cho mẹ bầu hảo ngọt đó là dùng đường ăn kiêng và cố gắng thay thế những thực phẩm có chất béo bão hoà bằng chất béo không bão hòa như omega-3 (có nhiều trong cá hồi, các loại hạt, các loại đậu, dầu hướng dương và dầu ô-liu…) để đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Gợi Ý Thực Đơn Cho Mẹ Bầu Giữ Dáng, Con Đủ Cân
1/ NGUYÊN TẮC khi xây dựng thực đơn cho mẹ bầu giữ dáng, con đủ cân
Nếu bà bầu thừa cân, cần đặc biệt lưu ý chế độ dinh dưỡng hợp lý. Muốn hạn chế không gia tăng cân nặng nhiều hơn nữa mẹ cần lưu ý:
Luôn ăn sáng đầy đủ
Đây là nguyên tắc ăn uống cần áp dụng cho tất cả mọi người chứ không riêng gì bà bầu. Bữa sáng quan trọng giúp cơ thể bù đắp lại năng lượng bị mất sau một đêm dài và tạo thêm nguồn năng lượng mới cho cả ngày dài.
Chia nhỏ bữa ăn, loại bỏ ăn vặt
Ăn chậm, nhai kỹ
Nhạt miệng và thường xuyên muốn ăn là tác động của việc thay đổi hormone khi mang thai. Mẹ nên tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế gánh nặng lên hệ tiêu hóa cũng như giúp hấp thu tối đa dinh dưỡng trong thức ăn, hạn chế cơn đói đến nhanh hơn.
Tập luyện nhẹ nhàng thường xuyên
Một số bộ môn như yoga, thiền, đi bộ,… đều rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đây cũng là phương pháp giúp bà bầu giảm được các triệu chứng mệt mỏi, mang lại giấc ngủ ngon và giữ gìn vóc dáng rất tốt.
2/ Cách dùng thực phẩm trong thai kỳ
#1. Tinh bột
Ưu tiên các thực phẩm sau đây vào bữa sáng: yến mạch, gạo lức, bánh mỳ nguyên cám, khoai lang.
Cơm trắng trong ngày ăn từ 2-3 bát.
#2. Thịt, trứng, sữa
Ưu tiên ăn các loại thịt như bò, gà, ăn thịt heo, thịt gia cầm vừa phải.
Các loại thịt ăn luân phiên, mỗi tuần ăn từ 2-3 bữa.
Sữa uống loại tách béo hoặc không đường, uống mỗi ngày sau bữa chính 2 tiếng.
Trứng ăn từ 3-4 quả/tuần.
#3. Hải sản
Ưu tiên ăn các loại cá, đặc biệt là cá chép, cá hồi, cá trích,…
Hạn chế các loại cá lớn như cá ngừ, cá thu lớn,… vì có khả năng bị nhiễm thủy ngân.
Cá có thể ăn 2-3 bữa/tuần hoặc nhiều hơn, chế biến theo các phương pháp như luộc, hấp, khi, nướng, nấu cháo, nấu canh,…
Các loại hải sản khác như cua, ốc, ghẹ, nghêu, sò, hến,… có thể ăn 2-3 lần/tháng.
#4. Các loại rau củ
Mọi bữa ăn luôn cần có rau xanh.
Nên ăn các loại rau có màu xanh đậm để bổ sung thêm acid folic tốt cho thai nhi.
Đa dạng thêm các loại rau củ khác như bí đỏ, cà rốt,… để tăng thêm nguồn vitamin có lợi.
#5. Các loại trái cây
Nên ăn các loại quả chứa nhiều vitamin C và chất xơ, tránh ăn các loại quả nhiều đường và năng lượng như sầu riêng, mít, vải, nhãn,…
Nên ăn hoa quả tươi hoặc nước ép, sinh tố tự làm, không nên uống các loại nước hoa quả đóng chai.
3/ Gợi ý thực đơn tham khảo trong ngày cho mẹ bầu giữ dáng, con khỏe
Bữa sáng:
2 lát bánh mì đen nguyên cám.
Trứng ốp la: 1-2 quả.
Salad rau sạch (tùy loại yêu thích)
1 quả táo.
Bữa phụ:
1 hũ sữa chua không đường
1 ly sữa tách béo.
Bữa trưa:
1 bát cơm.
Thịt heo luộc, ức gà phi lê hoặc thịt bò xào rau củ.
Canh rau mồng tơi nấu tôm hoặc thịt.
Rau luộc tùy loại.
Bữa xế:
Trái cây các loại.
Bữa chiều:
1 bát cơm.
Cá hồi hấp hoặc loại cá khác.
Rau luộc, canh.
Bữa phụ tối:
1 ly sữa tách béo dành cho bà bầu.
Thực Đơn Eatclean Với 10 Công Thức Làm Sữa Hạt Đẹp Da, Giữ Dáng
Sữa hạt dinh dưỡng là một món ăn vô cùng quen thuộc với chị em theo phong cách lành mạnh, “eatclean” và giữ gìn vóc dáng của mình.
Trong bài viết hôm nay, Minh Houseware sẽ bổ sung vào thực đợn Eatclean với 10 công thức làm sữa hạt đẹp da, giữ dáng cho chị em. Đảm bảo rằng, chỉ 1 ly sữa hạt vào buổi sáng, chị em đã có đầy đủ “ngũ cốc đẹp dáng” cho cơ thể mình.
1. Sữa hạt là gì?
Khác với sữa bò, sữa hạt là món ăn thực dưỡng được làm trực tiếp từ các loại hạt hạnh nhân, óc chó, macca,… có hàm lượng dưỡng chất vô cùng tuyệt vời. Món ăn này có thể sử dụng cho cả người ăn chay, bởi 100% các nguyên liệu tạo thành đều là các loại hạt cùng với nhóm các bé đậu, trái cây và một vài thực phẩm khô khác
2. Tại sao sữa hạt được ưa chuộng?
Sữa hạt có các lợi ích sức khỏe vô cùng tuyệt vời, đặc biệt cho chị em nào mong muốn giữ vóc dáng luôn thon thả, đẹp rạng ngời
➔ Giàu chất dinh dưỡng: Bao gồm cả tinh bột, chất xơ và protein. Sữa hạt có thể coi là một bữa ăn nhanh gọn khi bạn không có thời gian và bận rộn với công việc của mình. Ngoài ra, sữa thực dưỡng còn chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, chất béo không bão hòa cực tốt cho người tiểu đường, vitamin….
➔ Dễ uống, ngậy, ngon và cực dễ ghiền: Thay vì bạn phải chuẩn bị cả nắm hạt hay một suất ăn đầy đủ các chất thì chỉ với một ly sữa hạt, bạn đã có đầy đủ. Sữa hạt là món ăn tuyệt vời cho các bữa xế buồn mồm “không biết ăn gì” hoặc bữa sáng cùng một lát bánh mì nhỏ
➔ Đa dạng loại hạt, luôn tươi mới và an toàn: Với sữa hạt, bạn có thể kết hợp nhiều loại hạt khác nhau, thay đổi công thức mỗi tuần để cho ra mẻ sữa hạt thơm ngon, bổ dưỡng nhất. Ngoài ra, sữa hạt muốn luôn ngon thì chỉ nên giữ trong vòng 2-4 ngày trong tủ lạnh.
3. Một số lưu ý trước khi làm sữa hạt
Làm sữa hạt là việc không hề khó khăn, phức tạp
➔ Chọn hạt
: Hạt tươi mới, không nên đã qua sơ chế như rang hay tẩm ướp. Các hạt không được bị mốc hay để quá lâu ngày, chỉ cần dính 1 hạt như vậy là rất ảnh hưởng đến cả mẻ sữa đó
➔ Ngâm hạt: Tùy vào loại hạt, chị em sẽ ngâm với thời gian khác nhau. Khi ngâm hãy nhớ rằng, 2-4 tiếng bạn sẽ phải thay nước một lần, tránh ngâm 1 nước suốt 6-8 tiếng nha.
4. 02 cách làm sữa hạt phổ biến cho chị em
Hiện nay, nhiều chị em đã đổi sang sử dụng máy làm sữa hạt cực kỳ nhanh và tiện dụng, tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng tuyệt vời. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều người vẫn lựa chọn cách làm truyền thống để giữ trọn hương vị cho từng mẻ hạt.
a. Cách làm sữa hạt truyền thống, bạn cần gì
Một chiếc máy xay nhuyễn
Một chiếc nồi
Nguyên liệu làm sữa
Tùy vào các công thức thì đều có cách làm khác nhau. Nhưng với cách làm này, bạn có thể áp dụng với tất cả công thức sữa hạt.
Đầu tiên, bạn ngâm hạt sau khoảng 6-8 tiếng, sau đó bạn sẽ lọc hạt và bỏ vỏ hạt (các loại hạt có vỏ).
Bạn đổ hỗn hợp hạt vào máy xay rồi xay nhuyễn, lọc bã 2-3 lần cho sữa càng sánh mịn và không bị vón cục. Mẻ sữa được lọc càng sạch, sữa càng chất lượng.
Sau đấy, bạn cho lượng sữa vừa lọc lên nồi đun lửa nhỏ trong khoảng 15 phút. Và ta daaa, bạn đã có một mẻ sữa hạt thơm ngon và bổ dưỡng.
Tùy vào loại hạt, có thể nhiều công thức khi bạn đun hạt lên trước rồi xay sau hương vị sẽ đậm đà hơn.
b. Cách làm hiện đại – sử dụng máy làm sữa hạt
Ôi nhiều khi tôi phải thét lên rằng, “Tại sao chiếc máy này lại không có sớm hơn để tôi không mất vài tiếng đồng hồ để xay nhuyễn, lọc hạt rồi ngồi trông nồi đun nhỏ”
Đây được mệnh danh là chiếc máy “làm sữa hạt thần” dành cho chị em, đặc biệt là chị em nào đam mê sữa hạt uống cả tuần không chán. Với thiết bị bếp thông minh này, chị em chỉ cần làm đúng 3 bước
Mua máy làm sữa hạt, chị em thỏa thích sáng tạo mà chẳng lo tốn công, tốn sức
Bước 2: Đổ hỗn hợp hạt và ngũ cốc vào máy làm sữa hạt, chỉnh chế độ.
Bước 3: Lấy ra và thưởng thức. Thông thường, nhiều mẹ muốn uống sữa trong vắt không lợn cợn thì có thể lấy cái rây và chỉ cần đổ hỗn hợp qua rây đó 1 lần là xong. Còn như chị em thích sự ngậy, bùi thì cứ để vậy mà thưởng thức thôi
Tính ra, chị em chỉ mất công thay nước thôi còn các bước còn lại đã được máy phụ giúp hết rồi, quá tiện lợi phải không nào?
Với chị em đam mê sữa hạt, tôi khuyên rằng nên sở hữu 1 cái máy làm sữa hạt ở nhà, vừa tiện mà vừa nhanh gọn.
II. 10 công thức làm sữa hạt đẹp da, giữ dáng cho chị em
Vật dụng không thể thiếu: Máy xay sinh tố nhuyễn, rây lọc (hoặc túi lọc), nồi đun
1. Cách làm sữa hạt hạnh nhân
Cách làm sữa hạt hạnh nhân – thức uống bổ dưỡng cho cả nhà
Nguyên liệu:
120gr hạnh nhân thô
1 lít nước sôi để nguội
3-4 quả chà là đã tách hạt bên trong (tạo độ ngọt cho sữa, bạn có thể gia giảm tùy vào khẩu vị)
Cách làm:
Ngâm hạt hạnh nhân 8-12 tiếng, nhớ thay nước 2-3 lần cho hạt thêm ngon và ngậy
Bóc vỏ lụa sau khi xay hạt (nếu hạt còn vỏ bên ngoài)
Cho hạt vào máy xay nhuyễn rồi lọc sữa qua rây. Bạn nên lọc khoảng 2-3 lần để cho sữa mịn và không vón cục.
Nấu sữa (có thể nấu hoặc không). Nhiều bạn thích uống sữa không nấu và có thể thưởng thức ngay. Tuy nhiên, đối với mẹ cho con bú, trẻ em, người ốm thì nên đun lên 15 phút lửa nhỏ.
2. Công thức làm sữa hạt đậu xanh lá dứa ngon tuyệt cú mèo
Nguyên liệu:
300gr đậu xanh
Nửa thìa nhỏ muối
1 bó lá nếp (lá dứa)
¼ bát con đường trắng (có thể bỏ qua nếu bạn ăn kiêng)
Sữa tươi hoặc đá lạnh
Cách làm:
Đậu xanh đãi sạch, ngâm với nước muối khoảng 3-4 tiếng.
Rửa sạch đậu xanh sau khi ngâm và cả bó lá dứa (lá nếp)
Đổ đậu đã nấu và đường vào máy xay thật mịn, nếu thấy bị quá đặc thì có thể thêm nước vào. Xay đến khi nào thấy ổn thì cho vào nồi và đun cùng lá dứa.
Khuấy đều, đun khoảng 10-15 phút và thử xem độ ngọt đã vừa chưa. Khi đun xong thì cho ra bình và vớt lá nếp ra nha.
Khi thưởng thức, bạn có thể pha kèm với chút sữa tươi không đường để tăng thêm vị ngậy cho sữa hạt.
3. Sữa hạt sen kê vàng
Sữa làm từ hạt kê luôn có nguồn dinh dưỡng tốt
Nguyên liệu:
50gr hạt sen tươi
50gr hạt kê nếp
1 lít nước lọc
Vài hạt muối
Cách làm:
Đun nhừ 1 nồi hạt sen, 1 nồi kê vàng. Khi đun kê nếp, nhớ rằng hãy khuấy đều tay tránh khê và cháy.
Sau khi đun, cho hỗn hợp 2 hạt vào máy xay nhuyễn và xay mịn. Xay xong đem đi rây lọc (hoặc túi lọc) khoảng 2-3 lần cho thật sánh.
Cho hỗn hợp mới xay vào nồi đun chừng 10-15 phút là có mẻ sữa thơm ngon, béo ngậy
4. Óc chó, hạnh nhân thức uống không thể thiếu trong thực đơn Eatclean
Nguyên liệu:
50gr hạnh nhân
50gr óc chó
1 lít nước sôi để nguội
3-4 quả chà là đã tách hạt bên trong (tạo độ ngọt cho sữa, bạn có thể gia giảm tùy vào khẩu vị)
Cách làm:
Ngâm hạt hạnh nhân và óc chó 8-12 tiếng, nhớ thay nước 2-3 lần cho hạt thêm ngon và ngậy. Nếu không thay nước, hỗn hợp hạt sẽ hỏng.
Bóc vỏ lụa sau khi xay hạt (nếu hạt còn vỏ bên ngoài)
Cho hạt vào máy xay nhuyễn rồi lọc sữa qua rây. Bạn nên lọc khoảng 2-3 lần để cho sữa mịn và không vón cục.
Nấu sữa (có thể nấu hoặc không). Nhiều bạn thích uống sữa không nấu và có thể thưởng thức ngay. Tuy nhiên, đối với mẹ cho con bú, trẻ em, người ốm thì nên đun lên 15 phút lửa nhỏ.
5. Sữa đậu nành mè đen
Đậu nành kết hợp mè đen là thức uống dinh dưỡng tốt cho cả gia đình
Nguyên liệu:
● 200gr đậu nành
● 30gr mè đen
● 1 lít nước sôi để nguội
● Một chút cỏ ngọt để tạo vị ngọt (nếu bạn nào không thích ngọt có thể bỏ qua bước này)
Cách làm:
● Ngâm đậu nành 4-5 tiếng cho mềm, rửa lại với nước và ráo sạch
● Mè đen rang lên cho thơm
● Cho hỗn hợp mè đen và đậu vào máy xay nhuyễn. Nhớ rằng cho thêm nước nha, xay cho tới khi thấy sánh mịn thì dừng lại
● Lọc qua rây/ túi lọc 2-3 lần tùy để sữa không bị cợn.
● Sau đó, đem hỗn hợp vừa xay lên nồi đun 5-10 phút, cho thêm chút cỏ ngọt tạo hương ngọt nhẹ nhàng. Tắt bếp, thưởng thức.
6. Công thức làm sữa hạt đậu đỏ hướng dương đơn giản
Nguyên liệu:
100gr đậu đỏ
20g hạt hướng dương (tách vỏ)
1 lít nước sôi để nguội
½ thìa cafe bột quế
Cách làm:
Ngâm đậu đỏ 12-14 tiếng, ngâm hướng dương 15-20 phút.
Xay nhuyễn hỗn hợp, lọc qua túi 2-3 lần lấy phần nước trong nhất.
Cho hỗn hợp xay xong lên nồi đun, cho chút bột quế vào đun lim dim 15 phút. Tránh để lửa to vì sữa dễ bị tách lớp.
7. Sữa yến mạch hạt điều- Bí quyết cho vòng eo thon thả
Nguyên liệu:
50gr yến mạch
50gr hạt điều
1 lít nước sôi để nguội
Một chút cỏ ngọt (nếu không thích uống ngọt thì có thể bỏ qua)
Cách làm:
Ngâm yến mạch trong 4h hoặc qua đêm, nhớ phủ lớp vải mỏng lên bát ngâm yến mạch
Cho yến mạch và hạt điều vào máy xay nhuyễn cùng 1 lít nước. Xay xong đem qua rây lọc 2-3 lần cho mịn và sánh hẳn, tránh lợn cợn khi uống
Đến đây, bạn có thể uống luôn nếu thích. Còn không, bạn đun lên với lửa nhỏ khoảng 15 phút để có mẻ sữa sánh và siêu ngậy
8. Sữa gạo lứt nếp cẩm
Nguyên liệu:
50gr gạo lứt
50gr gạo nếp cẩm
1 lít nước sôi để nguội
3-4 quả chà là đã tách hạt bên trong (tạo độ ngọt cho sữa, bạn có thể gia giảm tùy vào khẩu vị)
Cách làm:
Đãi sạch sạn và vỏ trấu trong gạo lứt và gạo nếp cẩm. Ngâm hai loại gạo trong tối thiểu 24h để gạo nảy mầm ngon nhất, nhớ thay nước mỗi 2-3 tiếng nha
Cho hỗn hợp gạo cũng 1 lít nước nấu nhừ cùng lửa nhỏ, khi thấy hạt gạo nở là được
Xay nhuyễn hỗn hợp vừa đun, xay mịn và lọc qua rây hoặc túi lọc 1-2 lần. Sau khi lọc, bạn đã có mẻ sữa thơm ngon, dinh dưỡng và sánh mịn
9. Sữa khoai môn hạt sen
Nguyên liệu:
500gr khoai môn
50gr hạt sen
1 lít nước sôi để nguội
Xửng hấp
Cách làm:
Khoai môn gọt sạch vỏ, cho vào xửng hấp để giữ được trọn vị ngọt của khoai
Hạt sen cho vào nồi đun, khi nước sôi thì đổ đi, thay nước khác và đun nhừ hạt sen
Cho hỗn hợp khoai môn và hạt sen vào máy xay, xay thật nhuyễn và mịn.
Bạn có thể lọc rây hoặc không, vì uống mà có chút lợn cợn của khoai và sen thì rất bùi và ngậy.
10. Sữa yến mạch mè đen
Nguyên liệu:
50gr yến mạch
50gr mè đen
1 lít nước sôi để nguội
Vài hạt muối
Cỏ ngọt (để tạo vị ngọt tự nhiên nếu bạn thích)
Cách làm:
Đãi sạch mè đen, ngâm trong nước pha muối tối thiểu 8 tiếng. Với yến mạch, bạn ngâm qua đêm trong tủ lạnh, đặt một chiếc khăn mỏng lên trên nơi đựng yến mạch
Cho hỗn hợp mè đen yến mạch vào máy xay nhuyễn, xay mịn rồi lọc rây 1-2 lần.
Sau khi có hỗn hợp xay, cho lên nồi đun lửa nhỏ 30-45 phút.
Kết thúc, bạn có một mẻ sữa thơm ngon, béo ngậy
Thỏa sức sáng tạo 101 công thức nấu sữa hạt cho riêng mình với máy máy xay sữa hạt cao cấp MEDION
Thực chất, bạn có thể tự kết hợp 2-5 loại hạt, ngũ cốc, đậu khác nhau để tạo ra món sữa hạt tuyệt vời nhất. Không nhất thiết phải theo một công thức cụ thể, chỉ cần nó hợp khẩu vị bạn là được.
Thử trải nghiệm ngay máy xay sữa hạt cao cấp MEDION ( Chi tiết sản phẩm
Với chiếc máy làm sữa hạt, chị em chỉ cần ngâm hạt, chọn hạt rồi đổ hỗn hợp vào máy, chờ là có mẻ sữa thơm ngon, bổ dưỡng cho mình và cả Gia đình rồi!
5
/
5
(
4
bình chọn
)
Bà Bầu Có Nên Nằm Ngửa Không? Tư Thế Ngủ Lý Tưởng Cho Mẹ Bầu
Trao đổi về vấn đề bà bầu có nên nằm ngửa không, chuyên gia y tế chia sẻ như sau:
Điều quan trọng nhất để tìm tư thế ngủ thích hợp khi mang thai là mẹ phải cảm thấy thoải mái khi ngủ và cả lúc thức dậy. Theo đó, bà bầu có nên nằm ngửa không cũng phụ thuộc từng thời điểm nhất định trong thai kỳ.
Đối với mẹ bầu mang thai 2 tháng đầu, lúc này mẹ có thể nằm mọi tư thế yêu thích như thời còn son rỗi vì bụng bầu mới phát triển, thai nhi còn nhỏ.
Đối với mẹ bầu mang thai từ tháng thứ 3, mẹ bắt đầu cảm thất thật khó có thể ngon giấc khi mà cổ tử cung đang dần lớn lên và bụng bầu ngày một to hơn. Lúc này, mẹ bầu phải tập thay đổi thói quen để nỗi lo về giấc ngủ không làm phiền niềm vui thai kỳ. Thời điểm này, bà bầu nên nằm ngửa không thì câu trả lời là không, mẹ nên chuyển sang tư thế nằm nghiêng sang phải hoặc sang trái sẽ có lợi hơn cho sự phát triển của trẻ.
Đặc biệt, từ tuần thứ 16 của thai kỳ trở đi, bà bầu có nên nằm ngửa không thì câu trả chắc chắn là không. Ở thời điểm này, việc nằm ngửa là tuyệt đối kiêng kỵ. Theo các chuyên gia, nếu mẹ nằm ngửa trọng lượng tử cung sẽ tạo áp lực lên các tĩnh mạch, khiến máu từ dưới cơ thể khó lưu thông đến tim. Nếu mẹ tiếp tục nằm trong thời gian dài có thể sẽ bị chóng mặt hoặc quay cuồng.
Một số tác hại của việc nằm ngửa trong thai kỳ đối với các mẹ bầu đó là:
Nằm ngửa khi ngủ trọng lượng của tử cung sẽ đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu lớn dẫn đến đau lưng, bệnh trĩ và suy tuần hoàn làm cho bạn khó chịu và có thể gây giảm tuần hoàn thai nhi.
Tử cung có thể chèn ép tĩnh mạch chủ dưới và làm cản trở sự lưu thông máu trở lại tĩnh mạch chủ, gây nên tình trạng hạ huyết áp của mẹ (khó chịu, chóng mặt) và giảm lượng máu đến nhau thai, gây chậm nhịp tim của thai nhi.
Nằm ngửa còn có thể gây tụt huyết áp, chóng mặt, tăng cân và có thể dẫn đến chứng ngừng thở trong lúc ngủ ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, các bà mẹ tương lai nên thay đổi thành tư thế sang nằm nghiêng bên trái.
Khi nằm ngửa để ngủ bụng sẽ đè lên ruột và các mạch máu lớn, gây ra nhiều vấn đề như: đau lưng, các vấn đề về đường hô hấp, các vấn đề về đường tiêu hóa, gây tình trạng huyết áp thấp. trĩ,…
Ảnh hưởng của việc mẹ bầu nằm ngửa đối với thai nhi
Bà bầu có nên nằm ngửa không thì câu trả lời là không. Bên cạnh những tác hại đối với mẹ bầu, việc mẹ nằm ngửa cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến con yêu ở trong bụng, cụ thể như sau:
Giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: có đến 80 – 90% mẹ bầu có tử cung ngả sang phải. Bởi vậy, mẹ bầu nếu thường xuyên nằm nghiêng quá nhiều sang phải hoặc nằm ngửa sẽ khiến oxy và chất dinh dưỡng khi vận chuyển đến thai nhi khó khăn hơn, nhất là vào giai đoạn cuối thai kỳ khi bụng bầu đã quá lớn.
Tê liệt tĩnh mạch chi dưới
Phụ nữ mang thai rất dễ bị căng hoặc tê liệt tĩnh mạch chi dưới và vùng ngoại âm do trong thời kỳ thai nghén, tĩnh mạch thường ở trạng thái gián nở. Bởi vậy, nếu trong khi ngủ, mẹ bầu hay nằm ngửa sẽ làm tăng cường áp lực của tử cung lên ống dẫn niệu ở vị trí cửa xương chậu và khi đó nguy cơ độ phù nề tăng lên rõ rệt.
Giảm lưu lượng máu
Áp lực từ tử cung lên tĩnh mạch khoang dưới sẽ tăng lên khi mẹ bầu nằm ngửa. Từ đó cản trở sự lưu thông máu xuống nửa thân dưới, dẫn đến giảm lượng máu đổ về tim, thường giảm một nửa so với tư thế nằm nghiêng ảnh hưởng nghiêm trọng quá trình phát triển của thai nhi.
Khiến cơ thể phù nề
Tình trạng phù nề do cơ thể thai phụ tích nước có thể xảy ra thường xuyên, nhất là đối với những mẹ bầu có thói quen nằm ngửa. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng sẽ dẫn tới cao huyết áp, hiện tượng phù nề toàn thân.
Do đó, bà bầu có nên nằm ngửa không thì câu trả lời là không, nhất là khi đang bị hiện tượng phù nề mẹ bầu tuyệt đối không nên nằm ngửa để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Những tư thế ngủ nên tránh khi mang thai
Bên cạnh tư thế nằm ngửa, chuyên gia y tế cũng đưa ra một số khuyến cáo về những tư thế khi nằm ngủ thuộc danh sách chống chỉ định trong thai kỳ nhằm mục đích ngăn chặn sự chèn ép tĩnh mạch chủ gây ra sự khó chịu ở người mẹ và có tác động đến khả năng oxy hóa tốt cho em bé đó là:
Tư thế nằm sấp: đặc biệt từ giai đoạn 3 tháng giữa trở đi
Tư thế ngồi nửa nằm
Tư thế nằm nghiêng về bên phải
Mách bạn tư thế ngủ lý tưởng tốt cho mẹ và thai nhi
Như vậy, bàu bầu có nên nằm ngửa không thì câu trả lời là không. Thay vào đó, mẹ bầu có thể tham khảo tư thế ngủ lý tưởng, tốt cho mẹ và bé.
Tư thế ngủ tốt là sự cảm nhận của từng người mẹ trong việc chọn tư thế nằm thích hợp cho thời gian nghỉ ngơi theo từng giai đoạn thay đổi về cơ thể của mẹ.
Các nhà khoa học, chuyên gia y tế đề đã chỉ ra rằng: tư thế ngủ nằm nghiêng sẽ là tư thế ngủ tốt nhất trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Nguyên do là bởi khi mẹ bầu nằm nghiêng sẽ giúp bạn thở tốt hơn và làm giảm áp lực lên tử cung. Tốt nhất, mẹ bầu nên nghiêng mình qua bên trái khi ngủ để giúp:
Tiếp thêm chất dinh dưỡng và máu đến nhau thai.
Giữ tử cung không đè lên gan. Nguyên do là bởi gan nằm bên phải bụng của bạn. Việc nằm nghiêng sang trái sẽ hạn chế tối đa gây ảnh hưởng đến chức năng gan.
Hỗ trợ làm giảm áp lực phía dưới chân và lưng dưới, tạo cảm giác thoải mái cho bà bầu.
Giúp mẹ bầu giảm phù chân ở những tháng cuối do phù chân sinh lý.
Giúp mẹ tránh được tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới làm giảm lượng máu về tim, gây giảm lưu lượng tim.
Ngoài ra, khi nằm ngủ liên tục ở một tư thế trong suốt một đêm sẽ không được thoải mái. Bởi vậy, mẹ bầu có thể thay đổi tư thế nằm thường xuyên, nghiêng bên này bên kia, tuy nhiên cần tập thói quen nghiêng trái nhiều hơn. đồng thời.
Những nguy cơ có thể xảy ra khi mẹ bầu mất ngủ
Như đã nêu ở trên, giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu trong thời kỳ thai nghén. Nếu mẹ bầu không may mất ngủ thì có thể sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sau:
Trẻ sinh ra dễ thiếu máu
Trẻ sinh ra chậm phát triển
Trẻ sinh ra hay quấy khóc
Các phương pháp hỗ trợ giấc ngủ cho mẹ bầu
Ban ngày bạn nên làm việc bình thường, kết hợp vận động tay chân nhiều hơn để đêm đến có thể ngủ ngon hơn.
Hãy tắm nước ấm vào buổi chiều tối.
Đọc sách trước khi ngủ giúp bạn thư giãn dễ ngủ. Ưu tiên chọn những loại sách mang tính giáo dục hoặc vui cười.
Tránh ăn quá no trước khi ngủ.
Tạo thói quen thức ngủ đúng giờ.
Tránh sử dụng các chất kích thích giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon hơn
Nên đi vệ sinh trước khi đi ngủ để đảm bảo được yên giấc.
Sử dụng những liệu pháp y học cổ truyền như xoa bóp, bấm huyệt, ngâm chân bằng nước ấm,…
Tránh những stress căng thẳng nên tìm người để giải tỏa
Chăn màn sạch sẽ, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè.
Tránh xem các phim, các chương trình dễ gây cao hứng trước khi đi ngủ.
Nếu mẹ bầu bị mất ngủ kéo dài và không khắc phục được bằng các biện pháp trên thì hãy đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn thích hợp.
Về tư thế ngủ, mẹ bầu cần lưu ý:
+ Sleeping Positions During Pregnancy https://www.whattoexpect.com/pregnancy/sleep-solutions/pregnancy-sleep-positions/#:~:text=Experts%20recommend%20pregnant%20women%20avoid,heart%20from%20your%20lower%20body. Truy cập ngày: 29/10/2020 + Pregnant women ‘should avoid sleeping on back in last trimester’ https://www.nhs.uk/news/pregnancy-and-child/pregnant-women-should-avoid-sleeping-back-last-trimester/ Truy cập ngày: 29/10/2020
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này hoặc đang gặp rắc rối với tình trạng sức khỏe sinh sản, bạn đọc có thể tìm đến đội ngũ bác sĩ chuyên khoa uy tín tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế bằng cách cấn VÀO ĐÂY hoặc liên hệ hotline (miễn phí, 24/7): (024) 38255599 – 083.66.33.399 để được tư vấn cụ thể và đặt lịch hẹn khám.
Ngày sửa: 19-11-2020
Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Lý Tưởng Cho Mẹ Bầu Giữ Dáng trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!