Xem Nhiều 3/2023 #️ Thói Quen Mẹ Bầu Cần Thay Đổi Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu # Top 10 Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Xem Nhiều 3/2023 # Thói Quen Mẹ Bầu Cần Thay Đổi Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thói Quen Mẹ Bầu Cần Thay Đổi Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

3 tháng đầu thai kỳ thường được xem là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Vậy, bé phát triển như thế nào trong thời gian này? Mẹ cần thay đổi thói quen gì để bé phát triển tốt nhất?

 

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ

 

Hệ thống thần kinh của bé đã bắt đầu phát triển từ tuần thứ 4 của thai kỳ. Đến tuần thứ 12, bé đã phát triển hầu hết các bộ phận trên cơ thể như chân, tay, mắt, mũi… Bé đã có thể cảm nhận mùi vị, đá, vươn người và thậm chí nấc dù mẹ rất khó cảm nhận những hoạt động này.

Mẹ bầu cần thay đổi thói quen gì trong 3 tháng đầu thai kỳ

 

Ngay khi nhận được tin vui, mẹ hãy bắt tay thay đổi thói quen sinh hoạt để đảm bảo bé yêu được cung cấp tối đa dưỡng chất và chất xúc tác để phát triển.

1. Ăn uống lành mạnh, đủ chất trong 3 tháng đầu thai kỳ

 

Bé đã phát triển vị giác ngay từ trong bụng mẹ, nghĩa là chế độ ăn uống của mẹ có thể ảnh hưởng đến khẩu vị của bé sau này. Để đảm bảo bé được cung cấp tối đa dưỡng chất, đồng thời xây dựng một “vị giác lành mạnh”, mẹ hãy:

Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như ngũ cốc nguyên hạt, trứng, sữa, các loại đậu, hạt, rau xanh và trái cây.

Uống nhiều nước, có thể uống bổ sung sữa dành cho mẹ và bé có chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu như DHA, choline, axit folic, canxi, chất xơ, protein, vitamin D, vitamin B12…

Tránh xa các loại thức ăn nhanh, đồ uống có cồn…

2. Tập luyện, vận động nhẹ nhàng khi mang thai 3 tháng đầu

 

Vận động giúp mẹ giảm đau lưng khi mang thai, giảm hiện tượng sưng phù, giúp mẹ và bé khỏe mạnh hơn. Bà bầu thường xuyên vận động cũng sẽ sinh nở dễ dàng hơn, giảm nguy cơ sinh non đến 50% và hồi phục nhanh hơn sau sinh.

Tranh thủ lúc bụng bầu còn nhỏ, bạn có thể tham gia các lớp yoga, aerobic… dành cho mẹ bầu. Ngoài ra, đi bộ cũng giúp máu huyết lưu thông, cải thiện tâm trạng rất tốt.

Dù là thói quen ăn uống hay vận động, những nỗ lực thay đổi nêu trên không chỉ tốt cho cả mẹ và bé mà còn đánh dấu một khởi đầu đầy phấn khởi cho hành trình mang thai, sinh con và nuôi dạy bé thật tuyệt vời phía trước.

Hãy tham gia Enfa A+ Smart Club để được chia sẻ kinh nghiệm và những lời khuyên hữu ích, đồng thời nhận thêm thông ưu đãi hấp dẫn!

Làm Quen Với Những Thay Đổi Về Tâm Lý Của Mẹ Bầu Khi Thai 3 Tháng Đầu

1. Những thay đổi về tâm lý của người mẹ trong 3 tháng đầu

– Háo hức với vai trò mới

Điều này đặc biệt đúng với những người mẹ mang thai lần đầu. Và đặc biệt hơn, đó là niềm hạnh phúc vỡ òa của những người mẹ hiếm muộn.

– Tâm trạng nặng nề khi biết mình mang thai

– Lo lắng với thai kỳ lần này

Khi có những niềm vui đầu tiên hay trải qua sự lo lắng, nặng nề trong những phút ban đầu thì có thể người mẹ sẽ lo lắng không biết làm sao để chăm sóc bé, chăm sóc mẹ trong giai đoạn mang thai

Hay với những trường hợp có thai ngoài dự tính; sẽ lo lắng không biết việc giữ thai có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay tới cuộc sống hàng ngày hay không?

– Nhạy cảm hơn đối với những lời nói và hay có cảm giác muốn khóc

Khi mang thai, trạng thái tinh thần của phụ nữ rất dễ bị thay đổi và nhiều khi còn căng thẳng hơn so với bình thường. Các mẹ sẽ dễ xúc động dù đó chỉ là những chuyện nhỏ. Đây là dấu hiệu khá rõ ràng cho biết người phụ nữ đang có sự thay đổi về trạng thái tâm lý và dấu hiệu rõ ràng của việc mang thai.

– Trở nên khó tính và hay cáu gắt

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu trở nên khó tính hơn hẳn và luôn cáu gắt với mọi người xung quanh. Nhiều lúc sự khó chịu này của mẹ không chỉ gây ảnh hưởng cho thành viên trong gia đình; mà có khi lại còn khiến đồng nghiệp trong cơ quan phát hoảng và xa lánh. Dễ dẫn tới trạng thái cô lập của mẹ bầu đối với những người xung quanh.

2. Gợi ý hướng giải quyết tâm lý cho mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

– Thông báo cho người thân việc mình có em bé

Còn đối với những người mẹ cảm thấy việc em bé đến với mình là không đúng lúc thì việc chia sẻ với những người mình tin tưởng, thân yên sẽ giúp mẹ giải tỏa bớt tâm lý lo lắng, có những chia sẻ để người mẹ có thể có lựa chọn đúng đắn cho riêng mình.

– Tâm sự để được chia sẻ

Hãy tâm sự những điều làm mẹ sợ hãi và lo lắng với người thân. Những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với thai nhi. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên chia sẻ những tâm sự vui, buồn của mình với người khác để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.

– Chăm sóc bản thân nhiều hơn:

Làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, không nên làm việc nặng và quá sức. Mẹ có thể đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên… Việc chăm sóc bản thân trong thời gian này cũng đồng nghĩa với việc mẹ đang chăm sóc bé yêu của mình.

– Nghỉ ngơi và thư giãn giúp mẹ bầu thoải mái tâm lý trong 3 tháng đầu:

Thai phụ nên nghe những bài hát nhẹ nhàng, đọc những cuốn sách thú vị… Đây là những hoạt động có lợi cho việc điều hòa cảm xúc, nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt hơn, thoải mái hơn.

15 Điều Mẹ Bầu Cần Tránh Trong 3 Tháng Đầu Mang Thai

15 Điều mẹ bầu cần tránh trong 3 tháng đầu mang thai

1, Không sơn móng tay

Trong một nghiên cứu chỉ ra rằng, hoa chất có tên phthalates trong sơn móng tay có thể ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của trẻ. Đặc biệt, sơn móng tay khá nồng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thời gian thai nghén. Đặc biệt là 3 tháng đầu

2, Không tẩy trắng răng

Những tháng đầu thai kỳ, nướu của mẹ bầu cực kỳ nhạy cảm. Do vậy, việc tẩy trắng răng sẽ dễ làm nướu bị tổn thương và không an toàn. Các mẹ bầu cần hạn chế các tác động không cần thiết đồng thời đến các địa điểm khám thai HCM uy tín, theo dõi tình hình phát triển của thai nhi qua các giai đoạn.

Đồ ăn tái, sống: các loại thực phẩm tái sống như thịt, cá, trứng, thức ăn để lạnh hay các loại thực phẩm chưa tiệt trùng như sữa, bơ có chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại. Ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ và bé.

Thức ăn có hàm lượng thủy ngân cao: có thể kể đến như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình… . Các thực phẩm chứa nhiều hàm lượng thủy ngân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trí óc thai nhi.

Các thực phẩm gây co thắt tử cung: Các thực phẩm như rau răm, rau ngót, dứa, nhãn chứa những chất gây co thắt tử cung. Ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi, nặng có thể dẫn đến sảy thai

Đồ uống chứa cồn: Các loại đồ uống có cồn, chứa caffein gây ra những tác động lớn đến sự phát triển bộ não của bé cũng như quá trình hoàn thiện các cơ quan. Không những vậy, nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ra các biến chứng: dị tật bẩm sinh, sảy thai

4, Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định từ bác sỹ

Các loại thuốc khi uống vào có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho sự phát triển của thai nhi. Ngay cả các loại thuốc hay dùng cho các bệnh thông thường. Các loại thuốc bổ với thành phần tự nhiên đi chăng nữa không có nghĩa là an toàn cho phụ nữ mang thai.

Nếu trong trường hợp bị bệnh, hãy liên hệ với các địa điểm khám tim thai HCM tin cậy để nhận tư vấn từ các chuyên gia trong lĩnh vực.

5, Không quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu

3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm, các bố mẹ cần hết sức cẩn thận. Thai nhi lúc này còn chưa ổn định, việc quan hệ có thể dẫn đến động thai, thậm chí là sảy thai. Sau 3 tháng khi thai ổn định, mẹ bầu sức khỏe tốt thì có thể quan hệ trong thời gian thai kỳ. Chỉ cần kiêng 1 tuần cuối cùng.

6, Không hoạt động mạnh

Trong những tháng đầu tuần hoàn máu chưa ổn định, các mẹ bầu cần hạn chế các công việc nặng, mất sức. Mang vác, leo trèo, gập người, đứng quá lâu hay mang giày cao gót…. đều hạn chế

7, Không hút thuốc lá

Thuốc lá chứa chất nicotine và nhiều chất độc hại khác. Việc hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động đều ảnh hưởng rất lớn đối với mẹ và bé. Thuốc lá có thể làm giảm trọng lượng của bé khi sinh, gây ra các dị tật bẩm sinh, các bệnh về đường hô hấp, tăng khả năng sinh non.

8, Tránh căng thẳng và làm việc quá sức

Thời gian làm việc giảm xuống, hạn chế tối đa việc căng thẳng trong công việc, không thức quá khuya để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Đặc biệt đối với các mẹ thiếu máu, hay thiếu sắt, cao huyết áp… cần thăm khám tim thai HCM định kỳ để nhận được các chỉ dẫn từ chuyên gia trong ngành.

9, Cẩn thận khi tắm bồn tắm, xông hơi, massage

Trong 3 tháng đầu, bào thai rất nhạy cảm với nhiệt độ cơ thể mẹ. Hoạt động tắm bồn hay xông hơi trong thời gian dài như vậy có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

10, Không đến những nơi đông người

Hạn chế đến những nơi đông người, vì nơi đây là nơi dễ lây nhiễm và phát sinh những vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe. Mang thai là thời kỳ hệ miễn dịch của mẹ giảm mạnh.

11, Không nên tiếp xúc với mèo khi mang thai

Thực tế chỉ ra rằng không phải phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc với mèo mà là phân mèo. Vì trong phân mèo chứa khuẩn toxoplasmosis. Khuẩn này có thể truyền qua tay vào đường miệng và ảnh hưởng đến thai nhi.

12, Cẩn thận với môi trường xung quanh

Các chất độc hại cho thai nhi như chì, hóa chất, chụp X-quang, thuốc sâu…. Trong trường hợp bất khả kháng, mẹ bầu cần đảm bảo không gian thông thoáng và mang đồ bảo hộ đầy đủ.

13, Không giam gia các trò chơi cảm giác mạnh

Các trò chơi cảm giác mạnh có thể làm mẹ bầu xúc động mạnh, buồn nôn chóng mặt. Ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nếu nặng có thể gây sảy thai.

14, Tránh các bài tập thể dục gây mất sức

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu chỉ nên duy trì các bài tập nhẹ nhàng, thiền, yoga điều hòa hơi thở. Không tham gia các bài tập mất sức.

Mẹ Bầu Bị Cảm Nên Uống Gì Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu?

Ảnh hưởng của cúm đối với mẹ và thai nhi

Virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi, chỉ là tùy vào mức độ và thể trạng của mẹ mà có những tác động, ảnh hưởng khác nhau. Khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai nếu bị cúm nặng, tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể gây ra tình trạng sứt môi, đục thủy tinh thể, nặng hơn có thể bị lưu và gây sảy thai.

Tuy nhiên, các thai phụ cũng không nên quá lo lắng, tạo thêm áp lực cho bản thân. Cần bình tĩnh tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp và nên thường xuyên đi khám thai đều đặn để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu nên uống gì để tránh cảm cúm

Nước gừng đường đỏ

Khi có dấu hiệu cảm lạnh, cảm cúm, mẹ bầu nên uống một cốc gừng đường đỏ nóng sau đó nghỉ ngơi sẽ thấy người dễ chịu hơn. Bởi gừng lành tính, có tác dụng làm ấm cơ thể, làm sạch các chất độc, virus, vi khuẩn và cải thiện lưu thông máu cho mẹ bầu. Ngoài ra, gừng còn giúp giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai.

Chanh mật ong

Chanh và mật ong là 2 nguyên liệu dễ mua, dễ tìm thấy ở các căn bếp của mọi nhà. Chỉ cần pha 2 thìa cà phê cốt chanh và 2 thìa canh mật ong vào một cốc nước ấm, uống khi nước còn ấm sẽ xoa dịu cổ họng hiệu quả, đẩy lùi cơn ho cho mẹ. Ngoài ra, mẹ bầu có thể chưng 1 quả tắc (quất) với mật ong hoặc đường phèn, chưng đến khi tắc chín mềm rồi mang ra ăn sẽ có tác dụng giải cảm rất tốt.

Bạc hà có vị cay nhẹ, mát, thơm không chỉ là hương vị được sử dụng trong nhiều loại kẹo, bánh mà còn là vị thuốc đông y có tác dụng giải cảm rất tốt. Kết hợp bạc hà khô, tỏi, hương nhu và hạt mùi khô với một liều lượng ngang nhau, đem sắc lấy nước uống có thể giúp bạn vượt qua cơn cảm cúm một cách dễ dàng. Nếu cảm cúm có kèm theo sốt nóng (rét), nhức đầu, sổ mũi thì chúng ta có thể bào chế bài thuốc chữa cảm cúm như sau:

Bài thuốc:

Bạc hà khô 5g, hoa cúc vàng khô 10g, kinh giới khô 5g, kim ngân khô 15g, cho các nguyên liệu trên vào nồi cùng 3 bát nước sắc đến khi còn 1 bát nước. Chia 2 lần uống trong ngày, uống liên tục trong 3 trong liên tiếp và uống trước khi ăn để có hiệu quả tốt nhất. Lưu ý: Cách này chống chỉ định cho người cao huyết áp nên khi áp dụng mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bạc hà có tác dụng giải cảm cho mẹ khi mang thai 3 tháng đầu.

Cỏ mần trầu hay còn có tên gọi khác là ngưu cân thảo, cỏ chỉ tía thường mọc dại ở các bờ ruộng, ven đường hay bãi hoang. Cỏ mần trầu có vị ngọt, tính mát rất tốt đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Đặc biệt, mần trầu có một tác dụng thần kì trong việc chữa cảm cúm cho người bệnh.

Bài thuốc:

Đối với người cảm nhẹ chỉ cần cỏ mần trầu khô, cam thảo, kim ngân sắc thành thuốc và uống 1 lần thì bệnh cảm cúm đơn giản sẽ khỏi.

Nếu bị sốt, nhức đầu thì mẹ sắc uống từ 2-3 lần là khỏi dứt điểm.

Cỏ mần trầu – Thảo dược quý với nhiều tác dụng trị cảm.

Cam thảo đất

Cam thảo đất xuất hiện nhiều trong các bài thuốc nam có tác dụng điều trị ho và viêm họng và chữa cảm cúm rất tốt.

Bài thuốc: Lá bạc hà, kinh giới, lá tre, kim ngân và cam thảo đất đem sắc lên rồi uống nguội, uống từ 2 đến 3 ngày là bệnh sẽ được điều trị dứt điểm. Hoặc đập dập cam thảo tươi, lấy nước cốt hòa cùng mật ong và uống dần trong vài ngày.

Mùi tàu, ngải cứu, cúc tần và gừng tươi

Đều là những loại gia vị rất quen thuộc đối với các mẹ bầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kết hợp chúng có thể tạo thành 1 bài thuốc có tác dụng giải cảm và ra mồ hôi hiệu quả.

Công dụng ít ai ngờ của mùi tàu, ngải cứu, cúc tần trong việc giải cảm cho mẹ bầu. Bài thuốc:

Mùi tàu, ngải cứu, cúc tần và gừng tươi theo tỷ lệ 4:2:2:1, thái nhỏ, bỏ vào nồi cùng 400ml nước, sắc cho đến khi còn khoảng 100ml. Uống khi còn nóng theo liều lượng 2 lần/ngày, xong bạn đắp chăn cho ra mồ hôi rồi dùng khăn khô lau người sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Bạn đang xem bài viết Thói Quen Mẹ Bầu Cần Thay Đổi Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!