Cập nhật thông tin chi tiết về Thắc Mắc Thường Gặp Về Viêm Gan B, C Khi Mang Thai mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cố vấn nội dung: chúng tôi Bùi Hữu Hoàng
Nếu bị nhiễm virus viêm gan B, tôi có thể cho con bú sữa mẹ được không?
Tất cả phụ nữ dù bị nhiễm virus viêm gan B nên được khuyến khích cho con bú sữa mẹ. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ rất lớn. Nguy cơ em bé bị lây nhiễm virus viêm gan B qua bú sữa mẹ là rất thấp. Bên cạnh đó, nhờ được tiêm vaccine ngừa virus viêm gan B ngay từ khi sinh ra, nguy cơ đứa trẻ bị lây nhiễm HBV đã giảm đi đáng kể.
Nếu tôi mang thai và bị nhiễm virus viêm gan B, làm thế nào để bảo vệ con tôi khỏi mắc bệnh?
Nếu bạn nhiễm virus viêm gan B, sau khi sinh ra, con bạn cần được tiêm 1 liều Immunoglobulin chống virus viêm gan B (HBIG) cùng với 1 liều đầu tiên vaccine ngừa viêm gan B. Nếu hai thuốc này được thực hiện đúng cách trong vòng 12 giờ đầu sau khi sinh, con bạn sẽ được phòng ngừa khỏi virus viêm gan B (hiệu quả trong hơn 90% các trường hợp).
Sau đó, con bạn cần phải được chích cho đủ liều thứ 2 (tháng thứ 1) và liều thứ 3 (tháng thứ 6) vaccine ngừa viêm gan B.
Tuy nhiên:
Đối với người mẹ có AntiHBe dương tính thì việc chích vaccin ngừa virus viêm gan B (theo hướng dẫn như trên) thường là đủ, không nhất thiết phải truyền HBIG.
Đối với bà mẹ có HBeAg dương tính và HBV DNA định lượng cao thì hiệu quả của tiêm vaccin ngừa siêu vi B kết hợp với truyền HBIG (như trên) sẽ cho hiệu quả tốt hơn so với chỉ tiêm vaccin cho trẻ sơ sinh.
Tôi bị nhiễm virus viêm gan C và đang mang thai, liệu tôi có truyền virus viêm gan C cho con tôi không?
Virus viêm gan C (HCV) hiếm khi truyền từ phụ nữ mang thai sang cho con.Chỉ khoảng 4 trên 100 trẻ sơ sinh từ người mẹ nhiễm HCV bị nhiễm virus này (số liệu của CDC – Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kì). Tuy nhiên, nguy cơ sẽ tăng lên nếu người mẹ bị đồng nhiễm cả virus viêm gan B và HIV.
Điều trị viêm gan siêu vi C bằng thuốc Peg-interferon hoặc Interferon + Ribavirin xong, sau khi ngưng thuốc bao lâu thì có thể sinh con?
Đối với cả bệnh nhân nam và nữ, thời gian an toàn để bắt đầu sinh con là khoảng 6 tháng sau khi ngưng điều trị.
Vợ chồng đang điều trị vô sinh, dự kiến thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Nếu vợ/ hoặc chồng bị nhiễm virus viêm gan B hoặc C thì có thực hiện IVF được không?
Bệnh Viêm Gan B Khi Mang Thai Ở Mẹ Bầu
Câu trả lời là có. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi thì tốt nhất tất cả mẹ bầu đều nên làm xét nghiệm viêm gan B. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, đối với những mẹ bầu châu Á thì nguy cơ bị nhiễm viêm gan B thường cao hơn nên càng cần phải được làm xét nghiệm. Mẹ bầu nên nhờ các bác sĩ chuyên khoa tư vấn về việc thử máu, kiểm tra bệnh trong gian sớm nhất.
2. Mẹ bầu có nên tiêm phòng viêm gan B không?
Trong thời kỳ , nếu bạn không bị nhiễm bệnh viêm gan B thì tốt nhất là bạn nên chờ đến khi sinh con xong rồi mới tiêm phòng viêm gan B. Tuy nhiên, trường hợp nếu chồng của bạn bị nhiễm viêm gan B, hoặc là hàng ngày bạn phải làm việc trong môi trường dễ có nguy cơ nhiễm bệnh thì các bác sĩ chuyên khoa có thể trao đổi để tiêm phòng viêm gan B cho bạn ngay trong thai kỳ.
3. Bà bầu bị viêm gan B, thai nhi có bị ảnh hưởng gì không?
Bình thường nếu mẹ bầu bị viêm gan B thì thai nhi không ảnh hưởng (không gây dị tật cho thai) và hầu hết mẹ bầu bị viêm gan loại B đều không bị trở ngại đáng kể gì. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thai nhi thì các bác sĩ chuyên khoa phải biết chính xác bạn có bị nhiễm viêm gan loại B hay không để có thể theo dõi sát sao trong cả thời kỳ.
4. Nếu bà bầu bị viêm gan B thì em bé sau khi sinh ra có bị lây bệnh không?
Nếu bà bầu bị viêm gan B thì nguy cơ truyền siêu vi khuẩn viêm gan B cho con khi sinh là rất cao, cho dù bạn sinh thường hay là sinh mổ.
5. Tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con là bao nhiêu?
Có tới 90 – 95% mẹ bị nhiễm virut viêm gan B lây truyền sang con. Nghiêm trọng hơn là nếu như trẻ không được bác sĩ theo dõi và điều trị đúng thì sau khoảng 10 – 15 năm trẻ bị nhiễm virut viêm gan B sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.
6. Làm thế nào để bảo vệ bé khỏi bệnh viêm gan B?
Muốn phòng ngừa khả năng lây bệnh từ mẹ sang con thì bạn cần được điều trị bệnh ổn định trước khi mang thai, trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng vaccin viêm gan B và huyết thanh viêm gan B ngay khi sinh ra vài giờ.
7. Tại sao ngay khi sinh ra vài giờ bé cần được tiêm phòng viêm gan B?
Trong vòng 12 giờ đầu tiên sau sinh bé cần được tiêm phòng viêm gan B ngay. Bởi vì, nếu được tiêm phòng ngay thì sau này bé sẽ có hơn 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B. Ngược lại, nếu ngay khi sinh ra bé không được tiêm phòng đúng cách (hoặc là được tiêm phòng quá muộn) thì trong tương lai bé có thể bị mắc viêm gan B.
Lưu ý: Để phòng tránh bệnh viêm gan B cho trẻ hiệu quả nhất, các bậc phụ huynh cần nhớ khi trẻ được 1 tháng và 6 tháng tuổi thì nên cho trẻ đi tiêm phòng viêm gan B hai mũi tiếp theo.
Bình Luận
Giải Đáp Những Thắc Mắc Thường Gặp Về Sữa Pediasure
Thảo Nguyên , 01/09/2017 (1717 lượt xem)
1. Sữa Pediasure tại Việt Nam có mấy loại, chúng có gì khác nhau? Sữa Pediasure tại thị trường Việt Nam có hai loại, gồm sữa Pediasure Úc và sữa Pediasure Singapo. Hai loại này đều là các loại sữa dành cho trẻ em của thương hiệu Abbott, được sản xuất và cung cấp cho các thị trường khác nhau với cùng một tiêu chuẩn về dinh dưỡng cho bé, vì vậy giữa chúng hoàn toàn giống nhau, chỉ khác về nơi sản xuất mà thôi. Vì vậy, mẹ có thể chọn cho bé uống sữa Pediasure Úc hay của Singapo đều được.2. Uống sữa Pediasure có bị táo bón không? Sữa Pediasure cung cấp đầy đủ và cân đối các loại khoáng chất và vitamin cần thiết cho bé phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, sữa Pediasure còn được bổ sung các loại Probiotic và chất xơ FOS giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, hạn chế sự phát triển của hại khuẩn, mang đến cho bé một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nhờ đó thức ăn được tiêu hóa dễ hơn, bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, phân bé mềm và dễ đi vệ sinh. Vì vậy, khi cho bé uống sữa Pediasure, mẹ hoàn toàn yên tâm là bé không bị táo bón.
Giải đáp những thắc mắc thường gặp về sữa Pediasure úc
3. Tại sao một số bé khi uống sữa Pediasure lại trở nên biếng ăn? Sữa Pediasure là sữa dành cho bé biếng ăn, với hệ dưỡng chất tối ưu không chỉ cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng chobé mà còn giúp bé ăn ngon miệng hơn, nhanh chóng bắt kịp và tiếp tục đà tăng trưởng. Tuy nhiên thực tế có một số trường hợp bé uống sữa Pediasure lại biếng ăn, nguyên nhân là do sữa có rất nhiều chất, mẹ cho bé uống quá nhiều so với nhu cầu nên bé bị thừa chất, luôn trong tình trạng đầy bụng, khó tiêu, không có cảm giác đói bụng, thèm ăn, dẫn đến tình trạng biếng ăn. Để khắc phục tình trạng này, mẹ chỉ cần giảm lượng sữa cho bé xuống ít hơn là được.4. Có nên cho bé uống sữa Pediasure kéo dài? Sữa Pediasure là sữa cho trẻ biếng ăn nên giàu chất dinh dưỡng. Sản phẩm giúp bé hết biếng ăn và bắt kịp đà tăng trưởng sau một thời gian sử dụng. Khi bé đã đạt chuẩn về chiều cao, cân năng và có chỉ số phát triển đều đặn thì mẹ có thể nghĩ đến việc cho bé tạm ngừng uống sữa Pediasure, vì nếu tiếp tục uống có thể sẽ dẫn đến tình trạng béo phì, thừa cân không tốt cho bé.5. Bé đang bị rối loạn tiêu hóa có nên cho uống sữa Pediasure? Khi bé đang bị rối loạn tiêu hóa thì đầu tiên cần cho bé ngưng uống sữa và tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục phù hợp. Sau khi bé hoàn toàn khỏe mạnh thì mẹ có thể cho bé uống sữa Pediasure.6. Sữa Pediasure có giúp bé phát triển trí não không? Trong sữa Pediasure có chứa thành phần DHA, AA, Omega 3, Omega 6, Taurine, Choline…đều là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ, giúp bé tăng cường trí nhớ và khả năng học hỏi.
Giải đáp những thắc mắc thường gặp về sữa Pediasure
Phụ Nữ Khi Mang Thai Có Tiêm Phòng Viêm Gan B Được Không?
Phụ nữ khi mang thai có tiêm phòng viêm gan B được không?
Phụ nữ trước khi mang thai thường được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Tuy nhiên, nếu đã mang thai thì có tiêm được không là băn khoăn của nhiều mẹ.
Tại sao phụ nữ cần tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai?
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Ở nước ta, tỉ lệ người nhiễm viêm gan B chiếm đến 10-20% dân số. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây các biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan .
Virus viêm gan B lây truyền qua 3 con đường: máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Trong đó, đường lây truyền từ mẹ sang con khá phổ biến do tỷ lệ thai phụ ở Việt Nam mắc viêm gan siêu vi B khá cao, chiếm 10-15%. Với những trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ, có 50% số trẻ bị viêm gan mãn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.
Do đó, phụ nữ nên chủ động tiêm vắc xin phòng viêm gan B để bảo vệ cho cả mẹ và con không bị lây nhiễm virus HBV. Tốt nhất là nên tiêm trước khi mang thai để vắc xin có đủ thời gian tạo kháng thể phòng bệnh.
Mẹ được tiêm đủ liều và đúng lịch vắc xin phòng viêm gan B, con sinh ra sẽ được bảo vệ
Lịch tiêm phòng viêm gan B cho người lớn thường theo phác đồ:
Mũi 1: lần đầu đến tiêm
Mũi 2: một tháng sau mũi 1
Mũi 3: sáu tháng sau mũi 1
Nên tiêm nhắc lại 1 mũi sau 5-10 năm kể từ đợt tiêm trước đó
Mang thai có tiêm phòng viêm gan B được không?
Vắc xin phòng viêm gan B vẫn được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ trước khi mang thai để cơ thể kịp tạo kháng thể phòng bệnh cho bà bầu trong suốt giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó khiến các chị em không kịp chủng ngừa đủ 3 mũi, hoặc chưa được tiêm vắc xin ngừa viêm gan B trước khi mang thai, bà bầu vẫn hoàn toàn có thể tiêm phòng trong khi mang thai.
Qua các nghiên cứu, vắc xin phòng viêm gan B là vắc xin bất hoạt (không chứa vi khuẩn sống), được chứng minh là một trong những loại vắc xin an toàn nhất nên không ảnh hưởng đến thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ bầu.
Bạn đang xem bài viết Thắc Mắc Thường Gặp Về Viêm Gan B, C Khi Mang Thai trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!