Xem Nhiều 3/2023 #️ Tất Tần Tật Những Đồ Mang Đi Sinh Mẹ Cần Chuẩn Bị # Top 7 Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tất Tần Tật Những Đồ Mang Đi Sinh Mẹ Cần Chuẩn Bị # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tất Tần Tật Những Đồ Mang Đi Sinh Mẹ Cần Chuẩn Bị mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khi nào nên bắt đầu chuẩn bị đồ đi sinh?

Câu trả lời là càng sớm càng tốt!

Trước lúc đi sinh, mẹ sẽ có rất nhiều việc cần làm. Vậy nên chuẩn bị đồ đi sinh từ sớm rất quan trọng để mẹ không lúng túng và sắm đầy đủ đồ nhất khi sắp vượt cạn. Những đồ mang đi sinh cần sắp xếp sớm từ khoảng tuần 34, phòng khi em bé ra đời trước dự kiến.

Các mẹ thường bắt đầu đi mua sắm đồ đi sinh từ tam cá nguyệt thứ hai. Tới khoảng tháng thứ 8, 9 mẹ nên dành thời gian để sắp xếp dần đồ đạc. Vì gần những ngày sinh nở, bụng mẹ cũng to dần và cơ thể nặng nề hơn. Lúc này ngồi tỉ mẩn xếp đồ là hợp lý nhất đó!

Một danh sách các đồ dùng cần thiết, mẹ có thể tải về và in ra để tiện hơn trong việc chuẩn bị nha!

Tham khảo ngay Combo bỉm tặng set Vượt cạn gần 800k đầy đủ các sản phẩm an toàn cho con yêu sắp chào đời mẹ nhé!

Quần áo cho mẹ mới sinh

Bệnh viện sẽ phát cho mỗi mẹ áo để mặc, nhưng nếu ở viện lâu hơn để chờ sinh thì mẹ có thể tự chuẩn bị. Ngoài ra, vào mùa hè nắng nóng, mẹ có thể ra nhiều mồ hôi, cần thay đồ nhiều. 

Tiêu chí hàng đầu cho những bộ quần áo đi sinh là rộng rãi, chất cotton thoáng mát:

Tất (khoảng 6 đôi, hoặc hơn)

Áo ngực dành riêng cho bé ti (4-5 chiếc)

Quần lót mặc 1 lần dành riêng cho mẹ mới sinh

Đồ bịt tai

Mũ, khăn quàng cổ: giúp mẹ tránh gió khi xuất viện

Dép đi trong nhà: giúp mẹ thoải mái đi lại hơn trong lúc chuyển dạ hoặc phục hồi sau sinh. 

Điện thoại, máy tính bảng, dây sạc

Điện thoại, máy tính bảng giúp mẹ liên lạc với người nhà, hoặc giải trí khi chờ sinh. Mẹ có thể nghe nhạc thư giãn ở trong bệnh viện, nên mẹ nhớ mang cả tai nghe nha. Mamamy gợi ý nhà mình nên cho con nghe nhạc Mozart để tăng cường trí thông minh âm nhạc và khả năng bắt âm từ trong bụng đấy ạ. 

Đồ uống, đồ ăn nhẹ

Sữa chua

Ngũ cốc

Bánh mỳ kẹp

Bánh quy nguyên chất

Biết là mẹ vẫn luôn thèm nhiều món. Nhưng Mamamy khuyên mẹ không nên ăn đồ quá cay, quá đậm vị hoặc nhiều dầu mỡ nha. Tất cả vì sức khỏe của con yêu nha ạ!

Sách, báo, tạp chí, truyện

Mẹ có thể mang sách, báo, tạp chí hay truyện để đọc khi chờ chuyển dạ. Đây cũng là cách giúp các mẹ thoải mái tinh thần hơn.

Gợi ý mẹ mang theo cả những quyển sách chỉ mẹo làm mẹ, sinh con, chăm con. Như thế thì “một mũi tên trúng 2 con nhạn”, mẹ nhỉ?

Ví dụ như những quyển sách sau đây mẹ có thể tìm mua và đọc: 

Đếm ngược tới ngày gặp con yêu

Lần đầu làm mẹ

Con sẽ là một em bé hạnh phúc

Phương pháp giáo dục con của người Do Thái

Thậm chí, các bà mẹ Do Thái còn chơi Sudoku, giải toán,… trước giai đoạn gần sinh con đấy ạ! Bí quyết giúp bé thông minh của dân tộc thông minh nhất thế giới. Tại sao mẹ không thử?

Những đồ mang đi sinh dành cho bé

Bên cạnh đồ của mẹ, chuẩn bị đồ cho bé cũng quan trọng và háo hức không kém phải không mẹ? Đồ của bé nên gồm:

Quần áo cho trẻ sơ sinh

Quần áo sơ sinh

Mũ thóp, bao tay, bao chân

Đồ dùng cho bé

Những đồ mang đi sinh dành cho chồng, người nhà

Chồng hoặc người thân cũng nên chuẩn bị những thứ sau để luôn trong trạng thái chủ động, không lúng túng khi mẹ chuyển dạ và sinh.

Tiền

Tiền để chi trả cho những khoản như viện phí, ăn uống. Số tiền chuẩn bị tuỳ thuộc vào kinh tế mỗi nhà và bệnh viện nơi mẹ sinh. Bệnh viện quốc tế thường có mức chi phí cao hơn.

Điện thoại, sạc

Điện thoại để giữ liên lạc, nhất là số điện thoại bác sĩ, phòng trường hợp cần thiết thì chồng hoặc người nhà có thể chủ động liên lạc. 

Đồ dùng cá nhân

Gồm có: Đồ dùng vệ sinh cá nhân, trang phục thoải mái, sách/tạp chí, đồ ăn nhẹ. Đặc biệt, gia đình mình cần đem theo nước rửa tay khô và khẩu trang khi tới bệnh viện.

Giỏ đồ đi sinh mùa hè cần những gì?

Mùa hè thời tiết rất nóng bức. Mẹ nên chuẩn bị quần áo đi sinh thoải mái, chất liệu thoáng mát như cotton. Vì việc đổ mồ hôi có thể khiến bé bị nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn và viêm phế quản. Đặc biệt chú ý lúc nào cũng cần 1 bình nước to bên cạnh để tránh mất nước mẹ nha. 

Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh mùa đông thế nào?

Thời tiết mùa đông lạnh và có thể kèm theo mưa phùn, mẹ lưu ý chọn những bộ quần áo lót bông, vải dày dặn để cả mẹ và bé mặc. Mẹ hãy mang thêm nhiều quần áo hơn cho con, mặc nhiều lớp sẽ ấm hơn là mặc một áo dày. Mẹ nên mua quần áo cổ cao, có gấu bo vào tay chân để tránh gió lùa, chuẩn bị thêm áo len nữa thì càng tốt!

Một số lưu ý khi chuẩn bị đồ mang đi sinh

Quần áo của bé nên giặt sau khi mua về, phơi khô. Không nên giặt chung với quần áo người lớn. Nên sử dụng nước giặt xả dành riêng cho trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn cho da bé.

Ngoài ra, mẹ cũng không nên mang quá nhiều tiền mặt vào viện. Có thể để chồng/ người thân mang theo.

Tham khảo ngay Combo bỉm tặng set Vượt cạn gần 800k đầy đủ các sản phẩm an toàn cho con yêu sắp chào đời mẹ nhé!

Chuẩn Bị Đồ Đi Sinh Cần Những Gì?

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chuẩn bị đồ đi sinh là một trong những việc quan trọng ở cuối thai kỳ. Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé đầy đủ sẽ giúp cả bố lẫn mẹ kịp thời và chủ động khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ. Vậy danh sách chuẩn bị đồ đi sinh gồm những gì?

1. Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ

Danh sách chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ gồm có:

Áo quần: Thông thường mẹ sẽ có trang phục dành cho thai phụ được cung cấp bởi bệnh viện, tuy nhiên cũng cần chuẩn bị thêm từ 1 – 2 bộ áo quần để phòng và mặc lúc xuất viện.

Áo khoác, khăn choàng, tất chân, mũ trùm: Các mẹ sinh vào mùa lạnh nên chuẩn bị thêm tất chân và mũ trùm để giữ ấm cơ thể hoặc khi thân nhiệt giảm trong và sau khi sinh.

Băng vệ sinh: Chuẩn bị đồ đi sinh đừng quên băng vệ sinh dùng cho mẹ sau sinh, đặc biệt là những mẹ sinh mổ có thể cần dùng nhiều hơn. Mẹ nên chuẩn bị 3 túi băng vệ sinh.

Miếng lót chống thấm: 5 miếng lót chống thấm, loại dùng cho bệnh nhân phẫu thuật.

Quần lót giấy: 7 – 10 cái là cần thiết và vừa đủ đối với cả mẹ sinh thường và sinh mổ.

Vật dụng vệ sinh cá nhân khác: Khăn tắm, sữa tắm, dầu gội, dung dịch vệ sinh phụ khoa, lược, bàn chải – kem đánh răng, nước súc miệng.

Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ đầy đủ sẽ đảm bảo vệ sinh cá nhân cho mẹ được thuận tiện sau khi sinh, giúp phòng chống viêm nhiễm, đặc biệt là những mẹ sinh mổ.

2. Chuẩn bị đồ đi sinh cho bé

Danh sách chuẩn bị đồ đi sinh cho bé gồm có:

Áo quần trẻ sơ sinh: 5 – 7 bộ.

Mũ trùm, tất tay và tất chân: 3 – 5 cái, đôi mỗi loại.

Khăn quấn trẻ: 2 – 3 khăn mềm để quấn và giữ ấm trẻ.

Khăn sữa: 10 cái để lau trẻ khi cần, đặc biệt là sau khi tắm.

Khăn tắm cho trẻ: 3 – 5 cái khăn xô dùng để tắm và lau cho trẻ khi tắm.

Gối, mền dành cho trẻ.

Miếng lót, tã vải, tã giấy sơ sinh: 1 túi hoặc 15 – 30 cái, có thể cần dùng nhiều hơn trong những ngày đầu sau sinh (do trẻ đi phân su).

Miếng lót chống thấm: Chuẩn bị đồ đi sinh cho bé mẹ đừng quên miếng lót chống thấm loại dành riêng cho bé để giúp vệ sinh cá nhân, thay tã cho bé dễ dàng. Mẹ nên chuẩn bị 10 miếng.

Vật dụng vệ sinh cá nhân khác dành cho trẻ: Khăn ướt, nước muối sinh lý, tăm bông, rơ lưỡi, kem chống hăm, bông y tế.

Máy hút sữa, bình sữa, nước và dụng cụ rửa bình sữa: Mẹ nên chuẩn bị và mang theo phòng trường hợp mẹ sinh mổ chưa thể cho trẻ bú trực tiếp.

Bố mẹ cần chuẩn bị đồ đi sinh cho bé đầy đủ và sẵn sàng trước thời gian dự sinh 1 tháng để chủ động và kịp thời khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ đột ngột.

3. Bố cần chuẩn bị đồ đi sinh như thế nào?

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang tiếp tục triển khai dịch vụ thai sản trọn gói, dịch vụ này ra đời như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ từ việc chăm sóc, theo dõi, khám toàn diện, siêu âm xét nghiệm và tư vấn sức khỏe cho bà bầu như thế nào để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ bầu có thể yên tâm, thoải mái nghỉ dưỡng trong suốt thai kỳ, không phải lo lắng về việc lỡ hẹn đi khám và đặt lịch khám. Đặc biệt, các gói thai sản còn đi kèm với nhiều chương trình quà tặng, lớp học tiền sản miễn phí. Khi đi sinh mẹ bầu cũng không cần chuẩn bị quá nhiều đồ đạc vì Vinmec đã chuẩn bị sẵn đồ dùng thiết yếu cho mẹ và con trong quá trình sinh đẻ và dưỡng sức tại bệnh viện.

Hiện nay, để nâng cao chất lượng dịch vụ, Vinmec còn trang bị hệ thống máy siêu âm, trang thiết bị y tế hiện đại. Theo đó, quy trình thăm khám, chẩn đoán bệnh tại Vinmec đều được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn và được đào tạo bài bản nên sẽ sớm phát hiện các vấn đề và bệnh lý sản khoa, các dị tật thai nhi từ sớm (nếu có) để có hướng thăm khám và điều trị kịp thời ngay sau khi trẻ ra đời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Tất Tần Tật Về Phù Chân Mẹ Bầu Cần Biết

Phù chân là hiện tượng thường gặp khi mang thai

Nguyên nhân gây phù chân khi mang thai

Có thai bị phù chân hay các mẹ thường gọi là “xuống máu chân” là hiện tượng thường gặp ở các bà bầu khi bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị phù chân:

Lượng máu cung cấp về tim bị giảm thiểu: Càng về cuối thai nhi sẽ lớn làm áp lực trong ổ bụng tăng lên, chèn ép vào ổ bụng và khiến các các tĩnh mạch vùng chậu tăng từ đó máu khó chảy về tim thuận lợi.

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất lượng máu và chất lỏng nhiều hơn 50% so với bình thường nhằm giúp nuôi dưỡng thai nhi. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị phù chân sớm.

Nguyên nhân nữa khiến cho mẹ bầu bị phù chân sớm đó là giảm hoạt động bơm máu của cơ vùng chân như: các mẹ bầu phải đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian làm việc lâu dài, thói quen mang giày cao gót của phụ nữ.

Mang giày cao gót khi mang thai khiến cho mẹ bầu bị phù chân sớm

Sự sụt giảm hàm lượng kali trong chế độ ăn uống (Kali giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể. Do khối lượng máu tăng thêm 50% khi mang thai nên cơ thể cũng cần tăng chất điện giải, giữ cân bằng các hóa chất trong hàm lượng chất lỏng tăng thêm).

Đa số các bà bầu phù nề đều gặp hiện tượng chân to hơn bình thường rất nhiều trong quá trình mang thai đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường.

Bí quyết giảm phù chân khi mang thai các mẹ cần nhớ

Tuyệt đối tránh đồ ăn mặn: Mẹ bầu càng ăn mặn, cơ thể càng tích trữ nhiều nước hơn, dẫn đến tình trạng phù chân khi mang thai càng thêm nghiêm trọng. Khi bị sưng phù bạn nên lựa chọn những thức ăn dễ tiêu, không ăn thức ăn đầy hơi, hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp khiến lưu thông máu kém sẽ làm tăng phù nề.

Uống nhiều nước: Uống nhiều nước nói chung và nhất là nước lúa mạch nói riêng, bởi đây là loại nước có tác dụng lợi tiểu, vì thế có thể giảm phù nề ở đôi bàn chân. Nước cũng là phương pháp tự nhiên giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể tránh phù nề. Mẹ bầu bị phù chân sớm nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Nên nhớ tránh các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ có hại cho thai nhi mà còn khiến chứng phù nề nặng thêm.

Ngâm chân bằng nước nóng; Càng về cuối thai kỳ đôi chân sẽ thường xuyên bị mỏi và đau hơn. Trước khi đi ngủ mẹ bầu nên đổ nước ấm vào bồn ngâm chân sau đó thêm 1 chút gừng và muối vào. Ngâm chân khoảng 15-20 phút sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương, sưng phù.

Ngâm chân bằng nước nóng rất tốt cho mẹ bầu bị phù chân sớm

Mang giày thoải mái: Không nên mang giày, dép quá chật vì chính những đôi giày, dép sẽ là nguyên nhân phát sinh chứng phù chân. Bạn nên tìm mua cho mình loại giày phù hợp với kích thước chân và độ cao vừa phải ở khoảng 1-3 cm. Những khi có điều kiện như ngồi trong phòng làm việc hay ở nhà thì nên để chân được thư giãn bằng cách cởi giày, dép ra mà thay bằng dép mềm đi trong nhà.

Để cho đôi chân được nghỉ ngơi: Ngoài ra, để không bị phù chân, mẹ bầu nên để chân được nghỉ ngơi ngay khi có thể và tránh đứng trong một thời gian dài. Khi ngồi, cần chắc chắn là cả cơ thể và bụng bầu ở tư thế thoải mái, ngay ngắn. Có thể kê chân lên gối hoặc một cái bục.

Ngoại trừ việc gây khó chịu, phù chân khi mang thai sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ nên hết sức lưu ý. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường đi kèm với triệu chứng sưng phù, mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay để có thể kịp thời điều trị.

Tất Tần Tật Những Điều Bà Bầu Cần Biết Khi Bị Thủy Đậu Trong 3 Tháng Đầu

Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là một bệnh lý do virus Varicella zoster virus (VZV) gây ra. Bệnh hay gặp ở trẻ em. Thông thường đối với một người thể trạng bình thường thì bệnh không gây nhiều nguy hại, nhưng đối với bà bầu thì nguy cơ gây biến chứng của thủy đậu cao hơn. Vì vậy việc phòng tránh cũng như xử trí tốt khi bị thủy đậu trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng.

Triệu chứng chính của bệnh thủy đậu thường thấy là nổi mụn nước và sốt

Triệu chứng chính của bệnh thủy đậu bao gồm phát ban ngứa, nổi mụn nước và sốt. Những triệu chứng này xuất hiện khoảng 2 tuần sau khi bà bầu bị nhiễm virus VZV gây thủy đậu.

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm như thế nào trong 3 tháng đầu?

Bệnh thủy đậu gây ảnh hưởng trong cả lúc mang thai và sau khi em bé ra đời. Tuỳ vào thời gian bị bệnh của bà bầu mà có thể gây nên nhiều ảnh hưởng khác nhau. Bà bầu bị thủy đậu trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ dễ gây biến chứng nguy hiểm nhất vì lúc này là giai đoạn đầu hình thành nên các cơ quan bộ phận của thai nhi. Nếu virus xâm nhập và gây hại trong giai đoạn này sẽ gây cản trở việc hình thành, phân chia và phát triển bình thường của thai nhi, dễ gây ra các dị dạng, dị tật như làm hỏng da, mắt, chân, tay, não, bàng quang hoặc ruột của em bé.

Tỷ lệ trẻ sinh ra bị ảnh hưởng do có mẹ nhiễm thủy đậu là khá lớn, nhưng cũng có nhiều trường hợp trẻ được sinh ra khỏe mạnh và phát triển bình thường. Có một số khuyết tật bẩm sinh (nếu có) ở trẻ thường gặp là động kinh, mù, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.

Những điều bà bầu cần làm khi bị thủy đậu?

Lời khuyên tốt nhất cho bà bầu là đến bác sĩ ngay khi có các triệu chứng của thủy đậu (sốt, nổi bọng nước, ngứa, phát ban,…) để được thăm khám, làm xét nghiệm, từ đó được chẩn đoán đúng và điều trị đúng mà đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Bà bầu cần đi khám để xác định chính xác tình trạng bệnh

Nếu bị thủy đậu trong lúc mang thai, thông thường, các bà bầu sẽ được chỉ định một loại thuốc kháng virus an toàn và hiệu quả là acyclovir để giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh. Loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt các bệnh nhiễm trùng do virus và khá an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên khi dùng thuốc này có thể gây viêm phổi cho người mẹ nếu mắc trong những tháng cuối thai kỳ. Vì vậy nên lưu ý là nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu viêm phổi nào, bà bầu cần được nhập viện ngay và điều trị với lượng thuốc chống virus cao hơn thông qua đường truyền tĩnh mạch.

Nếu trẻ mới sinh cũng bị thủy đậu lây từ mẹ, bác sĩ sẽ điều trị thủy đậu cho bé ngay từ lúc bé vừa sinh ra bằng thuốc có kháng thể thủy đậu. Kháng thể là các tế bào trong cơ thể chống lại virus VZV khi chúng xâm nhập vào cơ thể trẻ. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa bệnh thủy đậu ở bé hoặc làm cho nó bớt nguy hiểm. Nếu bé vẫn bị thủy đậu sau khi được điều trị, bác sĩ sẽ dùng đến thuốc kháng virus như acyclovir cho người lớn nhưng với liều lượng thấp hơn.

Cách phòng tránh thuỷ đậu cho bà bầu

Khi đã trả lời được câu hỏi bà bầu bị thủy đậu phải làm sao thì các mẹ cần tìm hiểu các cách phòng tránh thủy đậu. Đầu tiên, bà bầu nên làm xét nghiệm máu để xác định xem cơ thể đã có kháng thể miễn dịch với bệnh thủy đậu hay chưa. Nếu chưa có, bà bầu cần được tiêm vacxin để phòng ngừa. Tốt nhất là đợi 1 tháng sau khi tiêm vacxin rồi mới mang thai.

Bà bầu nên làm xét nghiệm máu

Nếu đã mang thai mà chưa kịp tiêm vacxin hoặc chưa bị thủy đậu trước đó thì không nên tiêm vacxin thủy đậu cho đến khi sinh con. Trong suốt thời kỳ mang bầu, bà bầu cần tránh tiếp xúc với bất cứ ai bị thủy đậu hoặc bệnh zona (2 bệnh này do 2 chủng virus cùng họ gây ra, có thể sinh miễn dịch giống nhau).

Bạn đang xem bài viết Tất Tần Tật Những Đồ Mang Đi Sinh Mẹ Cần Chuẩn Bị trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!