Cập nhật thông tin chi tiết về Sữa Bầu Tốt Cho Mẹ Mang Thai 3 Tháng Đầu Thai Kỳ mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sữa công thức sẽ bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai phụ trong thai kỳ. Cung cấp năng lượng, giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, bổ sung canxi, các vi chất cần thiết như sắt, axit folic, vitamin, Omega-3, Omega-6, DHA, ARA, khoáng chất, Axit amin, vitamin B12…hỗ trợ tối đa quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên bên cạnh đó sữa hạt cũng là loại sữa bầu tốt cho mẹ vừa thanh đạm vừa thơm ngon, bổ dưỡng. Các tác dụng của sữa hạt đem lại:
Các loại hạt rất phong phú và có nhiều công thức sữa hạt khác nhau để mẹ bầu lựa chọn phù hợp với khẩu vị và sở thích của mình.
1. Công thức sữa bầu tốt cho mẹ tự làm tại nhà
Nguyên liệu: Cách thực hiên:
Yến mạch và hạnh nhân ngâm nước để qua đêm
Bóc vỏ hạnh nhân
Bỏ hạnh nhân, yến mạch vào máy xay cùng với nước
Xay đi khi tạo thành hỗn hợp nhuyễn mịn
Lọc bỏ bã bằng vải sạch hoặc rây mịn
Đổ sữa đã lọc vào chai, bảo quản tủ lạnh dùng 4 – 5 ngày
Sữa hạnh nhân mang đến vị ngọt tự nhiên cùng hàm lượng calo thấp và nhiều dưỡng chất tốt.
1.2. Sữa óc chó hạnh nhân đậu đen
Nguyên liệu: Cách thực hiện:
Hạt óc chó chứa nhiều Omega-3, Omega-6, giàu chất xơ, vitamin B tốt cho não bộ. Hạnh nhân là nguồn cung cấp dồi dào canxi, sắt, vitamin E…Đậu đen tốt cho tim mạch, huyêt áp, giàu chất xơ và chất chống oxy hóa.
1.3. Sữa hạt macca
Nguyên liệu: Cách thực hiện:
Đây là loại sữa bầu tốt cho mẹ giúp bổ sung sắt, axit folic, Omega-3, canxi, kali, vitamin…có tác dụng ngăn ngừa dị tật thai nhi, giúp trẻ thông minh hơn.
1.4. Sữa hạt sen khoai lang mật
Nguyên liệu: Cách thực hiện:
Hạt sen chứa nhiều canxi, sắt, phoostpho, mangan, kali, vitamin B, axit amin và các chất chống oxy hóa. Giúp điều trị chứng mất ngủ, ngăn ngừa tiêu chảy, kiểm soát huyêt áp, ngăn ngừa mệt mỏi, tốt cho thai nhi vì hàm lượng protein trong hạt sen rất cao.
1.5. Sữa hạt điều
Nguyên liệu: Cách thực hiện:
Sữa hạt điều chứa riboflavin, canxi, thiamin, niacin, phospho, carbohydrates, protein, chất béo. Là một trong những loại sữa bầu tốt cho mẹ: tốt cho sức khỏe tim mạch, tốt cho mắt, hỗ trợ đông máu vì nhiều vitamin K, kiểm soát lượng đường trong máu, tốt cho da và chống ung thư.
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì là tốt? Kiêng gì để bé khỏe mạnh?
Cách phân biệt sữa bột thật hay giả chuẩn nhất
Thời điểm nào mẹ bầu uống sữa là tốt nhất.
2. Khi nào thì mẹ nên uống sữa bầu công thức là tốt nhất
Theo các chuyên gia thì hầu hết các hệ cơ quan của thai nhi sẽ hình thành trong 12 tuần đầu của thai kỳ và sẽ phát triển, tăng trưởng nhanh đến tuần 20. Đây là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng cho sự phát triển thể chất và thần kinh của bé. Vì vậy việc bổ sung dưỡng chất từ sữa bầu trong giai đoạn này là điều hết sức cần thiết.
Công thức sữa Similac Mom IQ với 24 vitamin, khoáng chất cần thiết cùng với chất đạm, DHA, prebiotic, là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu. Các lợi ích của loại sữa này:
Giúp phát triển não bộ thai nhi
Giúp hấp thụ canxi tốt
Hàm lượng chất béo thấp, không gây thừa năng lượng.
Tăng cường sức đề kháng
Giúp tiêu hóa khỏe mạnh
Dinh dưỡng bổ sung hợp lý
2.2. Sữa bầu Meiji Mama của Nhật
Sữa bầu Meiji Mama chứa đến 25 dưỡng chất thiết yếu, trong đó có canxi, kẽm, sắt, photpho và các loại vitamin đặc biệt là vitamin K ( thường thiếu hụt trong sữa mẹ ). DHA, linolenic là thành phần quan trọng phát triển trí thông minh, não bộ và mắt cho thai nhi . Vị sữa thơm ngon, không béo ngậy, không quá ngọt là một trong những loại sữa bầu tốt cho mẹ được yêu thích nhất.
Công dụng của sữa dành cho me bầu:
2.3. Sữa Emfamama A+
Sữa Emfamama A+ với hệ dưỡng chất 360 Brain Plus là sự kết hợp đặc biệt các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển toàn diện và giúp đạt nhu cầu dinh dưỡng gia tăng trong suốt quá trình mang thai.
Hệ dưỡng chất 360 Brain Plus:
2.4. Sữa Morigana của Nhật
Sữa này được đánh giá cao trong các loại sữa bầu tốt cho mẹ thành phần chính của sữa gồm protein, chất xơ, canxi, sắt, magie, axit folic, calo, các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B12), vitamin A, vitamin D, vitamin C, vitamin E
Sữa Morinaga mang tới những công dụng tuyệt vời cho cả mẹ bầu và thai nhi:
Hiện tại sữa có ba vị khác nhau: vị hồng trà, vị trà xanh, vị cafe giúp bà bầu thay đổi khẩu vị.
2.5. Sữa bầu XO của tập đoàn Namyang Hàn Quốc
Sữa XO Mom là sản phẩm sử dụng sữa nguyên chất, được làm từ nguồn sữa tươi lấy tại nông trại không qua khâu lưu kho. Sản phẩm XO không đường, sữa nhạt nên mẹ có thể yên tâm khi bổ sung dinh dưỡng mà vẫn giữ được vóc dáng.
Thành phần dinh dưỡng nổi bật của sữa:
Tăng cường hàm lượng sắt tối ưu giúp phòng tránh tình trạng thiếu máu
Các dưỡng chất nucleotides, lactoferin, iron, kẽm, các vitamin nhóm A, B, D, E..giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Bổ sung chất xơ hòa tan FOS tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, chống táo bón.
Hàm lượng canxi, phospho, vitamin D, magie…hỗ trợ xây dựng, phát triển cấu trúc xương cho thai nhi, ngăn ngừa loãng xương cho mẹ.
DHA, các axit béo, taurin, axit alpha linolenic hỗ trợ phát triển não bộ thai nhi
Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các loại sữa bầu tốt cho mẹ và có thể giúp các bạn lựa chọn được những loại sữa phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình mang thai. Chúc mẹ và bé khỏe mạnh!
Những Loại Thực Phẩm Mẹ Bầu Tránh Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Và 3 Tháng Cuối Thai Kỳ
1. Phô mai tươi và phô mai loại mềm
Ăn phô mai mềm trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho con bởi phô mai làm bằng sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria, nó có thể dẫn tới sẩy thai, sinh non và tử vong. Tốt nhất bạn nên tránh các loại phô mai như: brie, camembert, feta, phô mai xanh, phô mai tươi – trừ các sản phẩm có ghi trên nhãn được tiệt trùng hoàn toàn. Để đảm bảo bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Bạn có thể muốn ăn những loại thịt tái như bít tết, phi lê, nhưng khi mang thai tất cả các loại thịt phải được nấu chín kỹ hoàn toàn. Thịt sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa toxoplasma và một số loại vi khuẩn khác.
Nước trái cây tươi có bán trong các nhà hàng, quán bar hoặc quán cóc vỉa hè có thể không được tiệt trùng để loại bỏ tất các các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả salmonella và ecoli. Phụ nữ có thai nên tự ép nước hoa quả ở nhà. Sử dụng nước ép đóng hộp có thời hạn rõ ràng cũng là lựa chọn an toàn hơn.
Nếu là fan của sushi thì bạn sẽ phải dừng ăn món này trong 9 tháng mang thai. Mặc dù hải sản có chứa nguồn protein dồi dào nhưng hải sản sống đồng thời cũng là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Bộ y tế Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín kỹ.
Bạn nên chú ý đến nguyên liệu làm bánh, đặc biệt là trứng sống. Nếu trong nguyên liệu làm bánh của bạn có trứng thì phải được nướng chín hoàn toàn và thử bánh khi chắc chắn nó đã chín. Vì trong trứng sống có thể chức 20.000 vi khuẩn salmonella.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên bỏ qua một số món bánh tráng miệng như mousse, tiramisu thường được làm từ nguyên liệu kem trứng – trứng đánh bông mà không qua nướng chín.
Một số loại salad có nước xốt từ trứng sống như trong món salad caesar, xốt Besarnaise, mayonnaise cũng không được khuyến khích… Phụ nữ mang thai nên lựa chọn các loại nước xốt đóng chai được làm từ trứng tiệt trùng.
Khi mang thai bạn đừng để mình phải tiếp xúc với thịt gia cầm sống, nó có chứa rất nhiều vi khuẩn. Nên lựa chọn gia cầm đã làm sạch và tiệt trùng hoàn toàn.
Cá kiếm, cá kình, cá thu… có chứa hàm lượng metyl thủ ngân. Kim loại này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai nên chọn cá có ít thủy ngân, như cá tra, cá hồi, cá ngừ trắng đóng hộp. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc bất kỳ chất bổ sung khác trong khi mang thai.
Không giống như nhiều mầm bệnh do thực phẩm khác, listeria có thể phát triển ở nhiệt độ trong tủ lạnh. Vì lý do này, phụ nữ mang thai nên tránh những loại thịt dễ bị hỏng và phải lưu trữ trong tủ lạnh như thịt nguội và xúc xích. Bạn có thể làm cho chúng an toàn hơn bằng cách nấu chín hấp hoặc nướng trước khi dùng.
Pate có thể được làm từ các loại thịt dễ bị hỏng vì vậy nó có thể chứa listeria. Giữ pate trong tủ lạnh sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn này nhưng sẽ không thể ngăn chặn nó hoàn toàn. Bởi vì phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị nhiễm listeria do đó nên tránh các loại thịt đông lạnh.
Nhiều người rất thích ăn buffet nhưng bạn phải cẩn trọng vì có thể các món ăn này đã được chế biến quá lâu. Đảm bảo sử dụng món ăn được chế biến trong vòng 2 giờ.
Nếu bạn đang mang thai, tốt nhất không nên uống sữa chưa được tiệt trùng vì nó có thể chưa vi khuẩn listeria. Chỉ mua sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn.
Mang thai không có nghĩa là không có thời gian để rửa sạch các loại rau củ quả trước khi dùng. Bạn phải chắc chắn rửa chúng kỹ dưới vòi nước chảy. Một số ký sinh trùng như toxoplasma có thể sống ký sinh trên trái cây, rau củ chưa rửa. Nó sẽ gây nguy hại cho thai nhi. Cắt bỏ bất kỳ phần rau củ nào bị thâm, nát vì các vi khuẩn có thể trú ngụ ở đó.
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm ví dụ như giá đỗ. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt trước khi mầm bắt đầu phát triển và các vi trùng này gần như không thể rửa sạch.
Trong khi mang thai, tốt nhất là bạn nên bỏ qua các món hải sản hun khói chưa qua chế biến. Vì những loại hải sản này thường được lưu trữ trong tủ lạnh và dễ bị vi khuẩn listeria xâm nhập. Nên nấu chín kỹ trước khi ăn.
Sò, ốc, hàu sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các bệnh do thủy sản gây ra. “Thủ phạm” bao gồm các ký sinh trùng và vi khuẩn thường không được tìm thấy trong hải sản nấu chín. Khi mang thai vẫn có thể ăn các loại động vật có vỏ nhưng phải nấu kỹ. Hàu, trai và hến phải nấu chín cho đến khi vỏ mở, nếu không mở thì bạn không nên dùng.
Những chứng minh hiện nay cho thấy rằng một lượng caffein vừa phải sẽ không có vấn đề gì khi mang thai. Nhưng nếu tỉ lệ này quá cao có thể làm tăng khả năng sẩy thai. Các bác sĩ chuyên môn khuyên phụ nữ có thai hoặc mong muốn có thai nên hạn chế caffein tối đa là 200mg mỗi ngày. Bạn cũng nên nhớ caffein có cả trong soda, trà, chocolate và nhiều đồ uống khác nữa.
Uống rượu nhiều trong khi mang thai có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi nên tránh tất các các loại rượu cũng như các đồ uống có cồn. Điều này bao gồm rượu vang, bia, rượu trứng…
Thức ăn lưu lại trong túi lâu sẽ khiến vi khuẩn nhân lên rất nhiều. Nếu mua thức ăn về nhà mà đặt trong túi bạn nên để vào tủ lạnh trước khi dùng khoảng 2 giờ.
Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Thai Kỳ
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu là vô cùng quan trọng. Bởi đây chính là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, là nền tảng để cơ thể mẹ sẵn sàng cho việc sinh đẻ.
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu
Protein:
Protein có nhiều trong thịt gà, thịt bò, cá, hải sản, hạt ngũ cốc, chuối, dừa, bông cải,… Mẹ bầu nên bổ sung chúng vô thực đơn mỗi ngày khoảng 70 gram Protein để thai nhi khỏe mạnh.
Nếu thiếu axit folic sẽ dễ khiến bé bị dị tật ở tim, chi, thoát vị não, thiểu năng, bệnh hở hàm ếch,…
Sữa, súp lơ, bơ, lòng đỏ trứng, khoai tây,rau chân vịt, cam, bưởi, .. là những thực phẩm chứa nhiều Axit Folic.
Canxi:
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu chắc chắn không thể thiếu canxi. Canxi giúp bé hình thành xương chắc khỏe, mẹ không bị loãng xương sau khi sinh.
Sữa là thức uống đầu tiên để bổ sung canxi. Tiếp đó là phô mai, tôm, cua, xương cá hồi đóng hộp, cá mòi, rau dền, cải xoog, bông cải xanh, hạnh nhân, nước cam,…
Sắt:
Mẹ bầu cần bổ sung sắt để không bị suy giảm miễn dịch, dễ mắc bệnh và mệt mỏi khi mang thai, thiếu máu sau sinh,… Sắt còn giúp thai nhi khỏe mạnh, không bị sinh non, còi cọc suy dinh dưỡng.
Hãy bổ sung sắt vào thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu bằng các thực phẩm như: bột yến mạch, các loại hạt, thịt bò, rau muống, bí ngô, nghêu, chuối, các loại rau có màu xanh đậm,…
Ăn uống đúng cách trong 3 tháng đầu thai kỳ
Bạn có thể chia bữa ăn thành nhiều phần trong ngày nếu bị ốm nghén nặng. Cố gắng ăn nhiều chất bổ dưỡng, giàu đạm và protein để bù lại lượng năng lượng bị hao hụt do ốm nghén. Bạn có thể ăn chút gừng để giảm ốm nghén hiệu quả.
Nếu bạn khỏe mạnh, không nên ăn quá nhiều đồ bổ để tăng cân quá nhiều. Bạn chỉ nên ăn ngày 3 bữa như bình thường, ăn vặt thêm nếu thấy cần thiết. Bạn chỉ ăn vừa phải để tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
Thực Đơn Cho Mẹ Bầu Bị Cảm Lạnh Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ
Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu?
Chế độ dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu mẹ hay bị cảm lạnh. Vì thế, bổ sung các nhóm thực phẩm và các món ăn tốt cho sức khỏe mẹ mang thai cũng như cung cấp đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển từng ngày là yếu tố tiên quyết.
Bà bầu 3 tháng đầu ăn gì tốt cho thai nhi?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu cần chú ý bổ sung những nhóm thực phẩm sau:
1. Beta carotene
Là tiền chất của vitamin A giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ beta carotene có vai trò rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Beta caroten chỉ xuất hiện trong thực vật nên mẹ bầu cần tích cực sử dụng rau có màu xanh đậm như: rau diếp cá, cả xoăn, củ cải, cải xoong hay những loại quả có màu vàng cà rốt, bí ngô, khoai lang, đu đủ. Đây là nhóm thực phẩm rất giàu beta carotene.
Mẹ bầu 3 tháng đầu cần bổ sung nhóm thực phẩm chứa beta carotene.
2. Kali
Mẹ bầu cần khoảng 4.700 mg kali/ngày. Đây là khoáng chất đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ, giúp duy trì sự cân bằng nước và điện giải trong cơ thể ở trạng thái tốt nhất. Ngoài ra yếu tố này cũng hỗ trợ sự hình thành và phát triển ống thần kinh ở thai nhi. Một số thực phẩm chứa nhiều khoáng chất này mẹ nên lưu ý để bổ sung đó là: khoai lang, cà chua, củ cải đường, măng tây.
3. Axit folic
Axit folic chính là chất giúp hoàn thành ống tủy sống của bào thai, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh. Giai đoạn mang thai phụ nữ cần lượng axit folic gấp 4 lần so với người bình thường khoảng 40 microgram axit folic/ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng thời điểm tốt nhất để bổ sung nhóm chất này chính là thời gian 3 tháng trước khi dự định có thai và giai đoạn 3 tháng đầu tiên thai kỳ. Axit folic có nhiều trong bông cải xanh, bắp cải, bí đao, nấm, rau xà lách…
4. Chất xơ
Mẹ bầu nên bổ sung chất xơ từ nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Không chỉ có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và giảm bớt tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai, bổ sung chất xơ đầy đủ sẽ giúp mẹ kiểm soát cân nặng, giảm tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ và các vấn đề về tim mạch. Mẹ bầu có thể lựa chọn bổ sung chất xơ trong các thực phẩm như: lúa mạch nguyên cám, hạnh nhân, chuối, bí đỏ, các loại rau xanh…
5. Vitamin C
Được ví như “hàng rào thép” chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại. Bổ sung đủ vitamin C giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, tránh xa các bệnh phổ biến: cảm cúm, cảm lạnh trong những lúc giao mùa hay thời tiết thay đổi. Chưa hết, việc bổ sung đủ vitamin C còn có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình hấp thu sắt và canxi giúp hình thành hệ xương và răng chắc khỏe dành cho bé. Mẹ bầu bị cảm lạnh nên ăn gì để tăng sức đề kháng thì vitamin C chính là một trong những câu trả lời giúp mẹ đánh bay cảm hiệu quả. Các loại trái cây tươi như: cam, chanh, quýt, bưởi, ổi… chứa nhiều vitamin C.
Vitamin C là “lá chắn” vững chắc giúp mẹ bầu tránh xa cảm lạnh.
6. Canxi
Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hệ thần kinh và góp phần giữ nhịp tim ổn định. Nếu không cung cấp đủ canxi trong thai kỳ, thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ điều này làm sức khỏe mẹ suy yếu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ chịu sự tấn công của vi khuẩn, virus ở giai đoạn mang thai. Hàm lượng canxi cần bổ sung cho mẹ khi mang thai là: 1200mg/ngày. Các nguồn thực phẩm giàu canxi là: sữa, sữa chua, phô mai, đậu hũ, trứng, tôm, cua, cá, ghẹ, hạnh nhân…
Thực đơn tham khảo cho mẹ bầu bị cảm lạnh
Dựa trên các nhóm thực phẩm cần bổ sung cho mẹ mang thai 3 tháng đầu đã nêu trên, ta có thể dễ dàng lên thực đơn hàng ngày cho mẹ bầu giúp tránh xa cảm cũng như bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cần thiết đảm bảo mẹ mẹ khỏe, con vui:
Một số thực đơn tham khảo dành cho mẹ bầu bị cảm lạnh 3 tháng đầu thai kỳ.
1. Mẫu thực đơn 1
Bữa sáng: Cháo gà tía tô nóng + 1 cốc sữa + 1 quả táo
Bữa phụ 1: Sữa chua + chuối
Bữa trưa: Cơm + Tôm rim + Súp lơ xào thịt bò + Canh thịt băm nấu chua + 1 ly nước cam.
Bữa phụ 2: Bánh bao + 1 cốc sữa
Bữa tối: Cơm + Thịt lợn rim + Thịt bò xào nấm rơm + Măng tây xào tỏi + Canh khoai mỡ thịt bằm
Bữa phụ 3: Sinh tố bơ
3. Mẫu thực đơn 2
Bữa sáng: Súp gà + 1 cốc sữa
Bữa phụ 1: Khoai lang luộc, khoai lang nướng
Bữa trưa: Cơm + Thịt gà kho gừng + Canh rau củ nấu thịt bò + Salad rau bó xôi
Bữa phụ 2: Bánh yến mạch + Ép cà rốt
Bữa tối: Cơm + Trứng luộc + Thịt bò xào cần tây + Canh đậu hũ nấu hẹ
Bữa phụ 3: 1 ly sữa hạt hạnh nhân + Chuối
3. Mẫu thực đơn 3
Bữa sáng: Cháo trứng yến mạch + 1 cốc sữa
Bữa phụ 1: Ngô + 1 cốc nước chanh với mật ong nóng
Bữa trưa: Cơm + Sườn non rim + Súp lơ xào cà rốt + Canh đậu nấu xương
Bữa phụ 2: Bánh quy + Ép ổi
Bữa tối: Cơm + Cá hồi kho tộ + Tim xào giá + Canh khoai tây nấu xương
Bữa phụ 3: Ngũ cốc + Sữa chua
4. Mẫu thực đơn 4
Bữa sáng: Xôi các loại đậu (đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh) + cốc sữa
Bữa phụ 1: Súp tôm thịt + ly nước gừng
Bữa trưa: Cơm + Cá chép kho + Thịt bò xào măng tây + Canh cải xoong thịt bằm + Ép bưởi
Bữa phụ 2: Bánh quy + Ép rau bina
Bữa tối: Cơm + Cá quả xào thì là + Sườn xào chua ngọt + Giò hầm bí đỏ
Bữa phụ 3: Sinh tố dâu tây
Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe và an vui!
Bạn đang xem bài viết Sữa Bầu Tốt Cho Mẹ Mang Thai 3 Tháng Đầu Thai Kỳ trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!