Cập nhật thông tin chi tiết về Sữa Aptamil Chứa Côn Trùng Tại Trung Quốc: Cục Atvstp Lên Tiếng mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thời gian gần đây, dư luận trong nước, đặc biệt là các bậc phụ huynh rất hoang mang trước thông tin sữa Aptamil có chứa côn trùng. Được biết, đây là loại sữa được nhập khẩu từ Anh.
Theo đó, hộp sữa bị phát hiện có côn trùng được một người đàn ông Trung Quốc phát hiện ra. Người đàn ông này đã mua 4 hộp sữa theo một chương trình giảm giá và đã sử dụng hết 2 hộp, đến hộp thứ 3 thì phát hiện ra có côn trùng vẫn còn sống ở trong hộp sữa.
Thông tin trên đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của người dân Trung Quốc và phía nhà sản xuất cho rằng côn trùng có thể vào trong sữa sau khi mở nắp và quy trình sản xuất của nhà máy đảm bảo 100%.
Ngay sau khi thông tin trên được các báo Trung Quốc đưa tin và được báo chí Việt Nam đăng tải lại, các bậc phụ huynh Việt Nam tỏ ra rất hoang mang và lo lắng. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết máy sản xuất Aptamil khẳng định có thể đảm bảo 100% không có côn trùng xuất hiện trong sữa bột. Có thể, trong vụ việc này, côn trùng đã chui vào sau khi mở hộp.
Phát hiện vật thể lạ ngọ nguậy trong hộp sữa Aptamil tại Trung Quốc (Ảnh: Sina)
Đồng thời, Cục ATTP cũng cho biết, hiện nay trên các trang thông tin chính thức của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm Trung Quốc chưa đưa tin về vụ việc này. Cục An toàn thực phẩm sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin về vụ việc nói trên.
Trước đó, thông tin sữa Aptamil nhập khẩu từ Anh được cho là chứa hàm lượng nhôm cao cũng đã khiến nhiều người tiêu dùng trong nước lo lắng. Cục ATVSTP sau khi tiến hành lấy mẫu, kiểm nghiệm hàm lượng nhôm đối với các sản phẩm sữa này đã công bố kết quả cho thấy hàm lượng nhôm trong sản phẩm dao động từ 3,0 – 3,44 mg/kg, đây là ngưỡng an toàn đối với trẻ nhỏ.
“Căn cứ theo kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và lượng ăn vào của trẻ, chúng tôi đã ước tính lượng nhôm phơi nhiễm tối đa có thể có đối với trẻ nhỏ khi sử dụng hoàn toàn sản phẩm dinh dưỡng (0,49 – 0,56mg/kg thể trọng/tuần) là thấp hơn so với ngưỡng an toàn của JECFA nêu trên”, đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết.
Được biết, sữa Aptamil nhập khẩu là nhãn hiệu được rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Trong đó, các sản phẩm sữa xách tay chiếm một thị phần không nhỏ. Các chuyên gia khuyến cáo các bậc phụ huynh nên lựa chọn các sản phẩm nhập khẩu chính ngạch để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Nguồn: eva
Xác Minh Thông Tin Vụ Sữa Aptamil Trung Quốc Có Côn Trùng
Theo thông tin mới nhất, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm ( ATVSTP) cho biết, trên một số phương tiện thông tin của Trung Quốc có đưa tin về việc một người dân ở Thanh Đảo, Trung Quốc đã phát hiện vật thể lạ động đậy có trong hộp sữa bột nhập khẩu nhãn hiệu Aptamil. Theo người này, hộp sữa này được mua trong đợt giảm giá tại một siêu thị của địa phương.
Tuy nhiên, phía nhà máy sản xuất Aptamil khẳng định: có thể đảm bảo 100% không có côn trùng xuất hiện trong sữa bột. Côn trùng có thể đã chui vào sau khi mở hộp. “Hiện nay, trên các trang thông tin chính thức của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm Trung Quốc chưa có thông tin về vụ việc này. Cục An toàn thực phẩm sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin về vụ việc nói trên”, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nói.
Côn trùng bò trong hộp sữa. (Nguồn: chúng tôi
Trước đó, trang Sina của Trung Quốc đưa tin một người dân ở Thanh Đảo đã phát hiện vật thể lạ trong hộp sữa bột, kinh hoàng hơn là vật thể lạ này còn động đậy.
Anh Chu cho biết anh thường xuyên mua sữa nhập khẩu cho con nhưng cách đây không lâu anh ta phát hiện loại sữa này được bày bán trong một siêu thị ở Thanh Đảo và nhân tiện có đợt giảm giá nên Chu đã mua vài hộp.
Anh Chu nói: “Tôi mua 4 hộp vì khi đó họ có chương trình mua 3 tặng 1. Em bé đã uống hết hai hộp và không có chuyện gì xảy ra nhưng khi uống đến hộp thứ ba thì phát hiện một con côn trùng sống đang bò bên trong.”
Ban đầu, anh Chu nghĩ mình hoa mắt nhưng không ngờ khi dùng muỗng đảo sữa, lại phát hiện thêm một con còn sống nữa. Hai con côn trùng này to khoảng 5mm.
Anh nói với phóng viên: “Những hộp sữa được đóng gói cẩn thận nhưng lớp giấy bạc bên trong lại khác những hộp trước. Khi xé lớp giấy này, lớp giấy bạc lót vỏ hộp cũng bong theo.”
Sữa Aptamil nhập khẩu là nhãn hiệu được rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Trong đó, các sản phẩm sữa xách tay chiếm một thị phần không nhỏ. Các chuyên gia khuyến cáo, các bậc phụ huynh nên lựa chọn các sản phẩm nhập khẩu chính ngạch để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Mai Anh (Tổng hợp theo VietQ, Vietnam+)
Chi Phí Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền Cho Sản Phẩm Tại Trung Quốc
Với dân số đông nhất thế giới gần 1.5 tỷ người, Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu được nhiều doanh nghiệp hướng tới. Và Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Đặc biệt, là đất nước láng giềng có nền văn hóa tương tự Trung Quốc, với điều kiện thuận lợi như vậy thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường kinh doanh sang quốc gia có nhiều tiềm năng này.
Và lúc này các vấn đề về bảo hộ thương hiệu cũng như chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền cho sản phẩm tại Trung Quốc được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Cách thức đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm tại Trung Quốc
Trước khi xác định được chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền cho sản phẩm tại Trung Quốc, trước hết doanh nghiệp phải nghiên cứu kĩ các quy định sở hữu trí tuệ về bảo hộ thương hiệu tại đây.
Tương tự như Việt Nam, Trung Quốc cũng có các quy định sở hữu trí tuệ về thương hiệu cũng như cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cấp văn bằng bảo hộ. Cụ thể Luật Nhãn hiệu Trung Quốc được sửa đổi gần đây nhất là vào năm 2014. Cơ quan được quy định có thẩm quyền về vấn đề này là Cục nhãn hiệu Trung Quốc (CMTO).
Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu thì phải sử dụng dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ để chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký nộp tại Cục nhãn hiệu.
Sau đó, đơn đăng ký của doanh nghiệp cũng sẽ xét nghiệm qua các giai đoạn:
Thẩm định hình thức: trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;
Thẩm định nội dung: tối đa 09 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ. Công bố đơn: Nhãn hiệu sẽ được xuất bản trên Tạp chí nhãn hiệu. Trong vòng 03 tháng kể từ ngày xuất bản, những người khác có thể nộp đơn phản đối đơn đăng ký của bạn.
Nếu không có sự phản đối, khiếu nại nào thì Cục sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong vòng 01 tháng sau đó.
Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền cho sản phẩm tại Trung Quốc
Theo các quy định về nhãn hiệu của pháp luật Trung Quốc thì doanh nghiệp muốn bảo hộ thương hiệu thì sẽ phải nộp các khoản chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền như sau:
Phí nộp đơn đăng ký cơ bản với một nhóm hàng hóa, dịch vụ gồm 10 sản phẩm là 180 USD, trường hợp tăng thêm 1 hàng hóa, dịch vụ trong một nhóm sẽ phải nộp thêm 15 USD;
Phí cấp văn bằng bảo hộ là 70 USD;
Phí gia hạn văn bằng bảo hộ là 500 USD;
Các phí khác trường hợp có tranh chấp về quyền với thương hiệu khi công bố đơn.
Ngoài các khoản phí nhà nước nếu trên thì doanh nghiệp cũng sẽ phải chi một khoản phí dịch vụ khi sử dụng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Trên đây là một số thông tin mà Phan Law cung cấp đến bạn về việc bảo hộ thương hiệu cũng như chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền cho sản phẩm tại Trung Quốc.
Vì là đăng ký thương hiệu ra nước ngoài nên chắc chắn thủ tục đăng ký sẽ phức tạp hơn nhiều so với trong nước. Do đó, nếu có vấn đề thắc mắc cần tư vấn vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhé.
Vinamilk Lên Tiếng Về Nguồn Nguyên Liệu Sữa
(NTD) – Để sản xuất các sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng, ngoài việc sử dụng các nguyên liệu trong nước, Vinamilk còn nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin về hoạt động nhập khẩu nguyên liệu của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Phản ứng trước thông tin này, ông Phan Minh Tiên – Giám đốc Điều hành Vinamilk đã lên tiếng về nguồn nguyên liệu sữa của Vinamilk.
Ông Tiên nói trong thông cáo báo chí phát đi mới đây rằng, để sản xuất các sản phẩm sữa bột (trẻ em và người lớn) và bột dinh dưỡng, ngoài việc sử dụng các nguyên liệu trong nước, Vinamilk đồng thời thực hiện việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Trước đó, một số thông tin trên mạng xã hội cho rằng Vinamilk nhập hàng trăm tấn sữa bột mỗi năm để chế tạo sữa nước, cụ thể là sữa tươi. Ngoài ra, nghi vấn việc Vinamilk nhập sữa bột từ Trung Quốc cũng được đặt ra.
Phản bác thông tin trên, ông Tiên cho biết, nguyên liệu sữa được Vinamilk nhập khẩu để sản xuất sữa bột đều có xuất xứ, nguồn gốc 100% từ các nước Mỹ, Úc, New Zealand, EU và Nhật Bản. Đối với các sản phẩm sữa bột, Vinamilk đang đứng đầu thị trường trong nước ở ngành hàng sữa bột trẻ em. Công ty cũng xuất khẩu sản phẩm đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, sữa bột trẻ em là một trong những sản phẩm thế mạnh.
Trong nước, Vinamilk đang đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu để phục vụ sản xuất các sản phẩm sữa tươi. Vinamilk đang sở hữu 12 trang trại bò sữa, hợp tác và ký hợp đồng trực tiếp với gần 6.000 hộ chăn nuôi bò sữa, quản lý gần 130.000 con bò với sản lượng sữa tươi nguyên liệu bình quân từ 950 tấn – 1.000 tấn/ngày.
Tất cả các sản phẩm sữa tươi của Vinamilk đều được sản xuất từ 100% sữa tươi nguyên liệu, đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2017 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành.
Bên cạnh đó, sản phẩm sữa tươi – nhãn hiệu “VINAMILK 100%” hiện đang đứng đầu về sản lượng và doanh số bán ra trong phân khúc sữa tươi, ngành hàng sữa nước tại Việt Nam.
Vinamilk hiện là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa hàng đầu tại Việt Nam. Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng gồm sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua, sữa đặc, kem, phô mai…
Theo công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen, về sản lượng tiêu thụ, thị phần của Vinamilk đã tăng lên mức 61,3% vào cuối quý 3/2019 (từ 61% vào cuối năm 2018 và 59,1% vào cuối quý 3/2018). Đối với thị phần theo doanh thu, Công ty Chứng khoán SSI ước tính, Vinamilk hiện chiếm 54,2% thị phần, vượt xa các đối thủ khác như: Nutifood (12,1%), TH True Milk (9%), Mộc Châu (2,7%) và IDP (1,3%).
Hoàng Yến
Bạn đang xem bài viết Sữa Aptamil Chứa Côn Trùng Tại Trung Quốc: Cục Atvstp Lên Tiếng trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!