Xem Nhiều 3/2023 #️ Những Mũi Tiêm Phòng Không Thể Thiếu Cho Các Mẹ Bầu Và Lịch Tiêm Cụ Thể # Top 12 Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Xem Nhiều 3/2023 # Những Mũi Tiêm Phòng Không Thể Thiếu Cho Các Mẹ Bầu Và Lịch Tiêm Cụ Thể # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Mũi Tiêm Phòng Không Thể Thiếu Cho Các Mẹ Bầu Và Lịch Tiêm Cụ Thể mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tiêm phòng vắc-xin cho bà mẹ mang thai là cách tốt nhất để giảm thiểu những rủi ro cho mẹ và thai nhi trong 9 tháng thai kỳ.

Khi mang thai sức đề kháng của người phụ nữ yếu hơn bình thường, do đó nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ tăng lên, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, tiêm phòng cho bà bầu là biện pháp đơn giản và hiệu quả giúp bảo vệ mẹ và bé yêu tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là trong giai đoạn tình hình dịch bệnh ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp như hiện nay.

Những vắc-xin cần tiêm trước khi mang thai

Vắc-xin kết hợp sởi – quai bị – Rubella: Cả ba bệnh này đều dễ lây qua đường hô hấp, trong quá trình mang thai, nếu mẹ mắc 1 trong 3 bệnh này sẽ ảnh hưởng lớn đến thai nhi, có nguy cơ khiến thai bị dị tật, suy dinh dưỡng thai, chết lưu hoặc sinh non… Vi rút Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng đáng tiếc khi trẻ được sinh ra.

Thủy đậu: Nếu trước đây mẹ chưa từng tiêm vắc-xin thủy đậu hoặc chưa từng mắc thủy đậu hay không có kháng thể chống thủy đậu thì nên tiêm vắc-xin phòng thủy đậu bởi đây cũng là căn bệnh nguy hiểm có khả năng khiến trẻ sinh ra bị thủy đậu bẩm sinh, bị dị tật đầu nhỏ, gồng cứng tay chân, bại não…

Viêm gan B: Viêm gan virut B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ gây xơ gan, viêm gan và có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Do đó để phòng bệnh cho trẻ cũng như bảo vệ sức khỏe của bản thân, các bà mẹ nên làm xét nghiệm viêm gan B, dựa vào đó bác sĩ sẽ tư vấn về việc tiêm phòng.

Cúm: Mẹ mắc cúm trong quá trình mang bầu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, có nguy cơ khiến con gặp dị tật, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối mang thai. Khi mẹ tiêm vắc-xin phòng cúm sẽ giúp giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc tim bẩm sinh hay dị tật sứt môi, hở hàm ếch. Vắc-xin phòng cúm thường có hiệu lực trong vòng 1 năm.

Bạch hầu – ho gà – uốn ván: Đây là loại vacxin phối hợp có thể giúp phòng những bệnh trên hiệu quả cho con. Số lượng tiêm là 1 lần duy nhất. Bạch hầu và ho gà là những căn bệnh có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp nên khả năng mắc phải trong quá trình mang bầu là rất cao. Uốn ván có thể gặp nếu chủ quan trước những vết thương, vì loại vi khuẩn này tồn tại rất bền vững trong môi trường tự nhiên.

Các mũi tiêm phòng cho bà bầu trong khi mang thai

Trước khi mang thai chị em cần thực hiện đầy đủ các mũi tiêm trên để chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ. Và trong khi mang thai, việc tiêm phòng cho mẹ bầu cũng vô cùng quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai cần được tiêm vắc-xin uốn ván để phòng uốn ván cho cả mẹ và con. Nếu đang mang thai lần đầu, trong 5 năm trở lại đây chưa từng tiêm vắc- xin uốn ván thì mẹ bầu sẽ phải tiêm 2 mũi, mũi đầu và mũi nhắc lại sau ít nhất 4 tuần và tối thiểu cách thời điểm dự sinh 1 tháng. Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo: Phụ nữ mang thai có thể tiêm vắc-xin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván vào tuần thai từ 27-35 tuần để phòng ho gà sớm cho trẻ sơ sinh nếu trước khi mang bầu chưa tiêm vắc-xin này.

Lịch tiêm phòng cụ thể

Thời gian tiêm phòng thích hợp nhất:

Trước khi mang thai

Mũi tiêm 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella): Tiêm phòng trong 3-6 tháng trước khi có thai, muộn nhất là trước khi có bầu 1- 3 tháng.

Tiêm phòng viêm gan B: Vắc-xin có thể tiêm vào trước hoặc trong khi mang thai. Tốt nhất là nên tiêm trước khi có thai để có sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe.

Cúm: Vắc-xin phòng cúm nên tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng và sau đó nên tiêm nhắc lại hàng năm.

Bạch hầu – ho gà – uốn ván: Tiêm 1 mũi duy nhất trong độ tuổi 4-64 tuổi.

Trong mang thai

Đối với mang thai lần đầu: Nên tiêm 2 mũi uốn ván trong quá trình mang bầu. Mũi đầu tiên có thể tiêm từ tuần 20 trở đi. Sau một tháng, tiêm nhắc lại mũi thứ 2. Tuy nhiên, cần đảm bảo mũi 2 phải được tiêm trước khi sinh ít nhất là 1 tháng.

Lần có thai sau: Chỉ tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván nếu lần có thai trước đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván.

Một số lưu ý khi tiêm phòng

Sau khi vắc-xin đã vào cơ thể có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn như sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau tại vị trí tiêm. Người mẹ có thể thực hiện các biện pháp như chườm khăn ấm, dùng khăn ấm lau người, bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin để giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu thời gian sốt quá lâu từ 3 đến 4 ngày, với các biểu hiện nặng như sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì thì nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

Nên đi tiêm phòng ở đâu?

Trung tâm y tế dự phòng hay các bệnh viện sản khoa, bệnh viện đa khoa, viện vệ sinh dịch tễ… đều có dịch vụ tiêm chủng. Những chị em ở các thành phố lớn nên đi tiêm tại các trung tâm y tế dự phòng của thành phố hoặc các bệnh viện lớn, các cơ sở uy tín được chứng nhận cấp phép bởi Bộ Y tế để đảm bảo chất lượng và an toàn.

Đỗ Hương

ad syt ad

Lịch Tiêm Phòng Uốn Ván Dành Cho Các Mẹ Bầu

Tất cả phụ nữ mang thai cần phải được chích ngừa vắc xin để phòng bệnh uốn ván cho cả mẹ và bé đã nằm trong quy định được ban hành bởi Bộ Y tế Việt Nam.

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt nguy hiểm đối với bà bầu và trẻ sơ sinh (95% trẻ sơ sinh mắc uốn ván bị tử vong). Do đó, tất cả phụ nữ mang thai cần phải được chích ngừa vắc xin để phòng bệnh uốn ván cho cả mẹ và bé đã nằm trong quy định được ban hành bởi Bộ Y tế Việt Nam.

Phụ nữ có thai tiêm phòng uốn ván khi nào?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tất cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ (có thai hoặc không có thai) đều cần được tiêm phòng uốn ván để tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và trẻ sơ sinh được bảo vệ trong trường hợp không may bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập.

Tổng số lần tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-35 tuổi) là 5 mũi, trong đó tiêm phòng uốn ván cho bà bầu lần đầu mang thai là 2 mũi cơ bản. Cụ thể, lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu vào các khoảng thời gian sau:

– Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ

– Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1 và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng

– Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau

– Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau

– Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau

Nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu?

Việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có thể thực hiện ở các địa điểm:

– Trung tâm Y tế dự phòng/Trạm Y tế các xã, phường, quận, huyện

– Các Bệnh viện sản/Bệnh viện đa khoa

– Các Trung tâm tiêm chủng

Để đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin, mẹ bầu nên lựa chọn các cơ sở uy tín, được chứng nhận của Bộ Y tế về tiêm chủng.

Với các bà bầu ở Hà Nội và TP. HCM hoặc các khu vực lân cận, có thể lựa chọn tiêm vắc xin phòng uốn ván tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn VNVC.

Giá tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Có nhiều loại vắc xin phòng ngừa uốn ván, bao gồm vắc xin đơn giá (vắc xin chỉ phòng 1 bệnh duy nhất) và các vắc xin kết hợp có chứa thành phần uốn ván. Với bà bầu, vắc xin được sử dụng thường là vắc xin đơn giá. Giá tiêm phòng cũng sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào loại vắc xin.

Những điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu

– Tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu, có thể gây buốt, phồng ở nơi tiêm hoặc sốt nhẹ sau khi về nhà. Theo các chuyên gia y tế, đây chỉ là một phản ứng hết sức bình thường khi vắc xin vào cơ thể, các mẹ bầu không nên quá lo lắng. Tình trạng này sẽ tự động khỏi sau một thời gian (3-4 ngày), không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

– 3 tháng đầu thai kỳ phụ nữ thường mệt mỏi và hay bị ốm nghén, vì vậy việc tiêm phòng uốn ván thường thực hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ. Và mũi 2 phải bảo đảm được tiêm trước khi sinh ít nhất một tháng.

– Trong một số trường hợp, các mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng vắc xin uốn ván như: bản thân bị các bệnh khớp, thận, cúm, mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non…

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Lịch Tiêm Phòng Cho Mẹ Bầu Trong Quá Trình Mang Thai

Lịch tiêm phòng cho mẹ bầu trong quá trình mang thai

Viêm gan B

Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được. Virus viêm gan B thường lây truyền thông qua máu như từ mẹ sang con, truyền máu không an toàn, quan hệ tình dục với người nhiễm viêm gan B… Trước khi tiêm phòng nên xét nghiệm máu để quyết định xem có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B hay không. Vắc xin gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng. Nếu không hoàn thành 3 mũi viêm gan B trước khi mang thai, vẫn có thể tiếp tục tiêm phòng khi mang thai.

Thủy đậu

Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở. Nếu đã tiêm phòng khi còn nhỏ, cần tiêm một mũi nhắc lại và cách thời gian trước khi chuẩn bị mang thai 3 tháng.

Trước khi mang bầu

Rubella

Muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu

Nếu mẹ bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu hoặc cuối của thai kì có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.

Viêm gan B

Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu

Mẹ bắc bệnh này có thể lây sang con. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan.

Thủy đậu

Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu

Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kì có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị tật hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu có thể thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.

Cúm

Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai

Mẹ mắc cúm trong 3 tháng đầu có thể khiến con bị dị tật.

Trong khi mang bầu

Uốn ván

Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng

Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Cúm

Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kì trùng với mùa cúm (từ tháng 10 đến hết tháng 2 năm sau)

Khi mắc cúm sé khiến bà bầu mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

Lịch tiêm phòng đầy đủ cho bà bầu Cúm

Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai. Cảm cúm thông thường sẽ không gây ra những biến chứng gì đặc biệt. Song khi mang thai, những cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật. Khi mắc cúm sẽ khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi.

Uốn ván

Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30. Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Ngoài những kiến thức nêu trên, chế độ dinh dưỡng luôn là quan trọng nhất, vì nó sẽ giúp tăng cường sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai. Do vậy, mẹ bầu cần lên cho mình một thực đơn dinh dưỡng phong phú với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm (chất bột, chất béo, dầu mỡ, vitamin và khoáng chất), đồng thời bổ sung thêm viên uống vitamin tổng hợp giúp tăng cường sự phát triển toàn diện của thai nhi. Các loại vitamin này khi sử dụng hàng ngày sẽ giúp bổ sung những loại vitamin thiếu hụt mà bữa ăn của mẹ không cung cấp đủ.

TPBVSK viên bổ sung PreIQ chứa DHA, EPA, các vitamin và khoáng chất cần thiết đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao cho phụ nữ dự định mang thai, trong quá trình mang thai và khi cho con bú giúp tăng cường sức khỏe.

Thanh toán khi nhận hàng

Lịch Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu Mang Thai. Bầu Lần Đầu Tiêm Uốn Ván Khi Nào?

Uốn ván là bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong cao, bắt nguồn từ một loại vi khuẩn tên gọi Clostridium tetani có trong đất, bụi bẩn hoặc chất thải động vật. Đây không phải là loại vi khuẩn thông thường vì có khả năng chịu nhiệt độ cao cũng như kháng nhiều loại thuốc, hóa chất nên không thể áp dụng các cách diệt khuẩn bình thường.

Vi khuẩn gây uốn ván xâm nhập trong lúc đẻ qua đường sinh dục gọi là uốn ván tử cung (Ảnh: Internet)

2. Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mang thai như thế nào?

Vì uốn ván là bệnh nguy hiểm nên mỗi người đặc biệt là sản phụ cần nắm rõ lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mang thai, mang thai lần đầu tiêm uốn ván khi nào, tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần đầu khi nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Tác dụng của việc tiêm phòng uốn ván hay mang thai lần đầu tiêm phòng uốn ván đó là tạo ra kháng thể bảo vệ mẹ và bé khi bị vi trùng, vi khuẩn xâm nhập.

Bà bầu tiêm uốn ván khi nào? (Ảnh: Internet)

mang thai lần đầu tiêm uốn ván khi nào hay tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần đầu khi nào, các mẹ đã có được lịch tiêm phòng như trên. Tuy nhiên đối với mẹ bầu mang thai lần 2, lần 3 trở lên thì cần càng phải chú ý kỹ càng hơn. Tốt nhất khi đi tiêm vắc xin uốn ván, mẹ nên chọn một cơ sở nhất định để tham khảo và kiểm tra lại lịch tiêm phòng trước đó.

Nếu lần mang thai đầu và lần mang thai thứ 2 cách nhau không quá 5 năm, người mẹ cũng đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần đầu thì cần tiêm 1 liều ngay sai khi thai đã đủ 24 tuần.

Đối với mẹ bầu mang thai lần 3, cần chú ý nếu đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván trước, mũi tiêm cuối cùng cách đây 10 năm thì không cần tiêm mũi nhắc lại và chỉ cần tiêm từ tuần thứ 20 của thai kỳ.

3. Lưu ý gì khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Cũng như các vắc xin thông thường khác, lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mang thai cần được lưu lại một cách cẩn thận. Hơn nữa trong quá trình tiêm uốn ván có thể sẽ xảy ra các phản ứng phụ, ví dụ như bị sốt sau khi tiêm. Đây là điều hết sức bình thường, mẹ bầu không cần quá lo lắng, lúc này là thời điểm hệ miễn dịch sẽ tự đưa ra kháng thể tức thời và duy trì khả năng ứng phó.

Nếu sau khi tiêm bị dị ứng hoặc sưng thì đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường (Ảnh: Internet)

[GIẢI ĐÁP] Dấu hiệu mang thai có đau bụng không? Có thai tuần đầu đau bụng không? Gợi ý cách giảm đau lưng khi mang thai [GIẢI ĐÁP] Bà bầu nên uống nước dừa từ tháng thứ mấy? Nên uống như thế nào thì tốt?

*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.

Bạn đang xem bài viết Những Mũi Tiêm Phòng Không Thể Thiếu Cho Các Mẹ Bầu Và Lịch Tiêm Cụ Thể trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!