Xem Nhiều 6/2023 #️ Những Món Ăn Giúp Con Trở Thành “Siêu Mẫu Nhí” Ngay Từ Trong Bụng Mẹ # Top 6 Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Xem Nhiều 6/2023 # Những Món Ăn Giúp Con Trở Thành “Siêu Mẫu Nhí” Ngay Từ Trong Bụng Mẹ # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Món Ăn Giúp Con Trở Thành “Siêu Mẫu Nhí” Ngay Từ Trong Bụng Mẹ mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mẹ bầu ăn gì để con cao? Mẹ bầu ăn gì để con mũi cao? Mẹ bầu ăn gì để con thông minh? Đó là những mối quan tâm chung của rất nhiều bậc phụ huynh. Vì ai cũng muốn con mình phát triển tốt nhất ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Nhóm thực phẩm cần bổ sung trong giai đoạn thai kỳ nếu muốn con cao lớn khỏe mạnh

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, bác sĩ, chiều cao sau này của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ, nhất là trong giai đoạn thai kỳ.

Vì thế, để phát huy tối đa sự phát triển chiều cao của con, mẹ cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng càng sớm càng tốt, từ những tuần đầu tiên của thai nhi.

Thực phẩm giàu vitamin D

Nếu muốn “bảo bối” của mình sở hữu chiều cao lý tưởng, mẹ hãy bổ sung đầy đủ vitamin D. Chúng có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển xương, để bé cao lớn nhanh hơn.

Theo giai đoạn phát triển chiều cao của thai nhi thì việc bổ sung vitamin D cũng rất cần thiết trong những năm đầu sau sinh. Bé ăn nhiều dưỡng chất chứa vitamin D sẽ cao lớn nhanh hơn những bé khác.

Thực phẩm giàu canxi

Bé bắt đầu phát triển chiều cao ngay từ khi còn là một bào thai. Sự phát triển “chiều dài” của trẻ sẽ bắt đầu từ rất sớm, ngay từ những tuần đầu tiên. Trung bình mỗi tháng, trẻ sẽ tăng 5 – 6 cm. Chiều dài thai nhi sẽ đạt cao nhất ở giai đoạn trước tuần thứ 15 của thai kỳ.

Một trong những thực phẩm hàng đầu giải đáp thắc mắc “mẹ bầu ăn gì để con cao” là những thực phẩm chứa nhiều canxi. Nhu cầu canxi tăng lên còn tùy thuộc vào tuổi thai.

Thai càng lớn thì nhu cầu canxi càng cao vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển. Cụ thể trong ~2 – 3 tháng đầu nhu cầu canxi là 800mg. Nhưng 3 tháng giữa là 1.000mg, còn 3 tháng cuối và khi nuôi con bú sẽ là 1.500mg.

Mẹ bầu ăn gì để con cao – Chính là thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C thực sự cần thiết cho việc sản xuất collagen tốt cho mạch máu, sụn, cơ và xương thai nhi. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chữa lành các khiếm khuyết ở mô thai nhi.

Thực phẩm giàu sắt

Mang thai là thời gian cơ thể người mẹ cần bổ sung sắt nhiều nhất. Sắt giúp tạo ra nguồn máu để nuôi dưỡng thai nhi phát triển hoàn thiện, bao gồm cả chiều cao. Mẹ cũng nên bổ sung thêm vitamin chứa sắt ở tuần thai thứ 20 trở đi.

Axit folic cũng rất quan trọng

Axit folic đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hệ thần kinh, cũng như tủy sống của thai nhi. Do đó bổ sung thực phẩm giàu axit folic cũng rất tốt cho sự phát triển chiều cao của bé.

Bật mí mẹ bầu ăn gì để con cao ngay từ trong bụng mẹ

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Một ly sữa có thể cung cấp cho mẹ 300gr canxi và những khoáng tố như magie, phốt pho… Ngoài ra, những sản phẩm từ sữa như phomai, kem, sữa chua… cũng rất tốt cho việc phát triển xương của trẻ nhỏ để tăng chiều cao. Mẹ có thể mua sữa bầu tăng chiều cao cho thai nhi tại siêu thị, cửa hàng mẹ và bé…

Mẹ bầu ăn gì để con cao – Trứng là sự lựa chọn hoàn hảo

Trứng là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Bởi đây là nguồn thực phẩm giàu protein bậc nhất, giúp bé tái tạo xương và phát triển chiều cao.

Vitamin D trong trứng sẽ tham gia vào quá trình tổng hợp canxi và canxi hóa ở sụn sinh trưởng, điều hòa lượng canxi trong máu. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin D, trẻ có thể bị còi xương, chậm lớn.

Thịt gà

Thịt gà cũng rất giàu protein và hữu ích cho mẹ nếu muốn thai nhi sở hữu chiều cao lý tưởng hơn.

Thịt bò cũng là lựa chọn phù hợp

Cũng như trứng và thịt gà, thịt bò chứa nhiều protein. Nhiều nghiên cứu cho biết nếu mỗi ngày mẹ ăn khoảng 100gr thịt bò sẽ giúp cải thiện được chiều cao của trẻ.

Đậu nành và những sản phẩm từ đậu nành

Đây là nguồn cung cấp đạm thực vật rất tốt cho cơ thể trẻ nhỏ. Đậu nành sẽ giúp cải thiện số lượng các mô và tế bào, tăng trưởng chiều cao cho bé.

Mẹ nên ăn nhiều hải sản

Các loại hải sản có vỏ như tôm, hàu, sò, cua… có nhiều đạm và canxi nên chúng rất tốt cho sự phát triển của hệ xương trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, một số chất có trong hải sản sẽ giúp việc hấp thu canxi dễ dàng hơn.

Trái cây

Một trong những cách tăng chiều dài cho thai nhi mà mẹ nên áp dụng nữa đó là ăn nhiều trái cây. Đặc biệt là các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, vitamin E, chất xơ, folate ví dụ như kiwi, cam, chuối, nho…

Chúng có thể hỗ trợ cho quá trình tổng hợp, chuyển hóa các chất trong cơ thể tốt hơn và thai nhi dễ dàng hấp thu những dưỡng chất từ người mẹ để phát triển chiều cao, cân nặng.

Những Món Ăn Giúp Giải Cảm Nhanh Chóng Cho Bà Bầu

Cảm cúm tuy là một bệnh quen thuộc với nhiều người và không quá nguy hiểm nhưng lại là mối đe dọa lớn đối với các bà bầu, bởi virus cúm có thể gây kích thích tử cung dẫn đến hiện tượng sinh non hoặc sảy thai. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc tây y cũng cần có sự hướng dẫn rõ ràng, vì rất dễ gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Bị cảm khi mang thai nên hạn chế uống thuốc tây

Ăn gì giải cảm là một câu hỏi thiết thực khi bạn đang mang thai vì giải cảm bằng những món ăn hằng ngày có thể đem đến hiệu quả. Rất nhiều những thực phẩm quen thuộc khi kết hợp cùng nhau có thể mang công hiệu giải cảm không ngờ.

Ăn gì giải cảm cho bà bầu vừa nhanh chóng lại vừa an toàn?

1. Cháo trứng, hành và tía tô 

Cháo là món ăn dễ tiêu hóa và đặc biệt tốt cho các mẹ bầu bị cảm cúm. Hành lá có vị cay, tính bình, có tác dụng làm tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng… hành lá còn được sử dụng như một vị thuốc an thai hữu hiệu. Bên cạnh đó tía tô có tính ấm, chống động thai và giảm buồn nôn, đau họng khi trời lạnh. Trứng lại vô cùng giàu dinh dưỡng và cung cấp nhiều protein. 3 nguyên liệu này kết hợp lại có thể xem như một phương thuốc giải cảm vô cùng thần kì.

Cháo trứng, hành lá và tía tô rất tốt cho các bà bầu đang bị cảm

Món cháo này thực hiện cũng hết sức đơn giản, bạn chỉ cần nấu cháo trong khoảng 30 phút rồi cho trứng và hành lá, tía tô xắt nhỏ vào khuấy đều. Khi ăn món cháo này, bạn nên lưu ý ăn khi cháo nóng để cơ thể đổ mồ hôi, nhờ đó sẽ giúp những triệu chứng của bệnh cảm thuyên giảm nhanh chóng. 

2. Cháo gà

Món cháo thứ hai có tác dụng giải cảm mà bạn ít ngờ tới đó là cháo gà – món ăn quen thuộc với nhiều người. Cháo gà không chỉ giúp giải cảm mà còn có tác dụng kháng viêm, tiêu đờm và bồi bổ cơ thể.

Để thực hiện món cháo này, bạn chuẩn bị khoảng ½ con gà, 1 chén gạo tẻ, 50g hạt sen tươi, một ít hành lá. Gà làm sạch, luộc chín, vớt ra và xé thịt, xương tiếp tục cho vào nồi ninh lấy nước. Gạo và hạt sen thì cho vào nấu nhừ cùng với nước hầm xương gà, khi gần chín thì cho thịt gà và hành lá vào.

Ăn cháo gà thường xuyên trong từ 2-3 ngày sẽ giúp các mẹ bầu nhanh chóng lại năng lượng và xoa dịu được cơn cảm cúm.

Các mẹ bầu cũng nên lưu ý là nên chọn gà đã kiểm dịch chất lượng trước khi nấu và không nên tiếp xúc với thịt gà sống, có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

3. Uống nước kinh giới, tía tô

Theo đông y thì lá kinh giới có vị cay, ấm, có tác dụng thúc đẩy ra mồ hôi, giúp lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió rất hiệu nghiệm. Cùng với đó, kinh giới và tía tô đều là những thực phẩm dễ tìm và an toàn sử dụng.

Để thực hiện phương pháp này, các mẹ bầu chuẩn bị khoảng 15g lá kinh giới và 15g lá tía tô cùng với 2,5g cam thảo đun với khoảng 1 lít nước trong 15 phút.

Các mẹ bầu có thể uống nước thuốc này 2 lần mỗi ngày, sau bữa ăn khoảng 30 phút và thực hiện trong suốt quá trình bị cảm. 

4. Ăn nhiều trái cây giàu vitamin C

Vitamin C có thể coi như một “thần dược” chữa cảm, đặc biệt là với những người đang mang thai. Trong quá trình mang thai nhạy cảm có thể các mẹ bầu sẽ được khuyến cáo với rất nhiều loại thuốc, vì vậy trái cây là một lựa chọn an toàn mà hữu hiệu.

Những loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi hoặc ổi, kiwi, dâu… Những loại quả này các mẹ có thể ép nước uống hoặc ăn trực tiếp đều được, nhưng phải đảm bảo trái cây có nguồn gốc rõ ràng, an toàn.

Riêng với trường hợp quả đu đủ, tuy cũng là một loại quả giàu vitamin C nhưng nó lại không tốt cho các mẹ bầu, vì có thể kích thích co thắt tử cung. Trong thời gian mang thai thì các mẹ hạn chế ăn loại quả này.

5. Uống nước chanh pha mật ong

Chanh và mật ong là những thực phẩm hàng đầu cho người bị cảm cúm. Nước chanh pha mật ong có tác dụng giảm đau họng rất tốt.

Nước chanh pha mật ong giúp bệnh cảm được xua tan nhanh chóng

Bạn chỉ cần pha một ly nước chanh cùng với một ít mật ong và uống sau mỗi bữa ăn, mọi triệu chứng của cơn cảm sẽ được xoa dịu nhanh chóng.

6. Uống nước tỏi

Tỏi rất giàu chất chống oxy hóa và chất kháng sinh, giúp tăng cường sức đề kháng, chống viêm nhiễm, có thể coi như một phương thuốc thần kì cho những người đang bị cảm.

Các mẹ bầu chỉ cần giã nát 3-4 tép tỏi, hòa cùng với một cốc nước ấm rồi uống trực tiếp. Mùi vị của nước pha tỏi có thể hơi cay nồng một chút nhưng sẽ hỗ trợ giải cảm rất hữu hiệu.

Phòng tránh cảm cúm cho bà bầu

Để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa cảm cúm tìm đến, các mẹ bầu cũng cần phải thiết lập nhiều thói quen sau:

– Uống thật nhiều nước để làm loãng đờm và tăng cường thải độc tố.

– Súc miệng bằng nước muối mỗi tối để giảm đau họng.

– Tránh đi mưa và tiếp xúc với gió trực tiếp.

– Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người đang bị cảm cúm để loại bỏ nguy cơ bị truyền bệnh.

– Đề phòng ngạt mũi bằng cách kê cao gối khi ngủ, không để quạt rọi vào mặt và tra thuốc ngạt mũi.

Việc biết được ăn gì giải cảm và có những phương pháp phòng ngừa khoa học sẽ giúp các mẹ bầu hạn chế được tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, điều quan trọng hơn hết khi gặp phải những cơn cảm cúm bất ngờ là các mẹ phải sớm gặp bác sĩ để được kê thuốc, tránh trường hợp tự sử dụng thuốc vì có thể gây nguy hiểm với em bé trong bụng.

Quỳnh Như

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình, NXB Y học

Mẹ Bầu Ăn Gì Giúp Con Thông Minh?

Trong ba tháng đầu thai kỳ là thời gian vàng để phát triển trí não của bé. Các mẹ bầu cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều axit folic, một thành phần quan trọng hình thành ống thần kinh tủy sống, nơ ron và não của trẻ. Ngoài ra cần thêm DHA, Omega 3 rất tốt cho não và mắt. Axit folic giúp giảm rủi ro nguy cơ sứt môi, hở hàm ếch, nguy cơ sinh non, thai kém phát triển.

Axit folic, DHA, Omega 3 có nhiều trong các loại rau xanh lá màu đậm như bina (rau chân vịt, cải bó xôi), cải búp (cải xoăn), lá của củ cải trắng, cải bẹ xanh, rau diếp (cải xà lách).

Để trí não con phát triển tốt, bà bầu nên ăn nhiều trái bơ, trứng gà, đậu phộng, gan bò, đậu trắng, ngũ cốc, cà chua, chuối, đu đủ, dưa lưới. Các loại quả có múi như cam, bưởi, dâu, phúc bồn tử; các loại hạt như hạt hướng dương, hạt lanh, hạnh nhân… đều tốt cho bé. Ngoài ra nên ăn bắp, cần tây, cà rốt và các loại bí như bí ngòi, bí đỏ. Các loại cá như cá chép, cá trích, cá thu, cá hồi và tôm, cua, mực.

Những loại hạt cực tốt cho mẹ bầu giúp con thông minh, khoẻ mạnh

Trong các loại hạt dinh dưỡng thì có 11 loại hạt mẹ bầu nên ăn để con thông minh hơn. Các loại hạt này bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho bà bầu và thai nhi.

Những loại hạt này không những tốt cho bà bầu mà còn cung cấp chất dinh dưỡng giàu axit béo thiết yếu, vitamin B, protein và khoáng chất giúp thai nhi hình thành và phát triển toàn diện, đặc biệt là trí não của thai nhi. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng Thế Giới khuyên phụ nữ mang thai nên ăn các loại hạt thường xuyên hơn để giữ cân nặng vừa phải mà vẫn nạp đủ chất bởi không nạp quá nhiều calo.

Nghiên cứu tại Mỹ với 8.000 trẻ em tham gia cho thấy những bé có mẹ ăn loại thực phẩm thân thiện này trong thai kỳ giảm hẳn nguy cơ bị dị ứng. Các chuyên gia y khoa tại bệnh viện Boston, Mỹ, còn công bố thêm nghiên cứu 30% bé có mẹ ăn các loại hạt hằng ngày hoàn toàn không có nguy cơ đối mặt với chứng dị ứng.

Hạt chia

Loại hạt này có chứa hàm lượng cao các axit béo Omega-3 rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ khi còn trong bụng mẹ.

Hạt bí không chỉ tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi mà còn tốt cho thận, dạ dày, giúp nhuận tràng, cầm máu và nó cũng giúp mẹ bầu giảm bớt nguy cơ bị trầm cảm và cảm thấy thoải mái, đầu óc tỉnh táo, minh mẫn hơn.

Hạt hướng dương là loại hạt có hàm lượng protein lớn hơn so với các loại hạt khác mà nhiệt lượng tương đối thấp. Không những thế, hạt hướng dương còn chứa vitamin E và loại axit có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp mẹ bầu an thai và làm giảm nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, trong hạt hướng dương còn có nguyên tố sắt, kẽm, kali, magie giúp mẹ bầu đề phòng hiện tượng thiếu máu.

Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý đến chất lượng hạt hướng dương. Tuyệt đối không ăn hạt mốc, hạt ẩm hay tẩm ướp quá nhiều phụ gia.

Hạt dưa

Thành phần của hạt dưa có chứa protid, đây là chất đạm không thể thiếu cho thần kinh, cơ bắp, huyết dịch, nội tạng, xương khớp. Chất glucid trong hạt dưa là thành phần chính cấu tạo tế bào và thần kinh. Hạt dưa cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như lipid, vitamin B1, B2, E, PP, canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen… Chính vì thế, mẹ bầu nên ăn thêm hạt dưa để thai nhi được bổ sung thêm dưỡng chất và khỏe mạnh.

Hạt sen vốn là một loại hạt có nhiều công dụng và có lợi cho sức khỏe. Trong hạt sen chứa nhiều canxi, đạm, photpho có tác dụng an thần. Loại hạt này đặc biệt có lợi với các mẹ hay bị mất ngủ trong khi thai nghén.

Hạt đậu

Các loại hạt đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu ngự… là những thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé. Trong đậu có chứa nhiều protein, giàu canxi, kali, kẽm, vitamin B6, ma giê, folate và axit alpha – linolenic… đều là những chất cần thiết cho mẹ và bé.

Hạt mắc-ca có hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm chất béo, đường, protein, muối khoáng, vitamin B6, vitamin B1, canxi, sắt, phốt-pho… nên rất thích hợp để bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi, đặc biệt là có hiệu quả trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào não.

Hạt óc chó

Cũng như hạt mắc-ca, hạt óc chó có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sự phát triển của não bộ và hợp khẩu vị của rất nhiều người. Trong nhân hạt óc chó có các nguyên tố vi lượng không thể thiếu cho cơ thể con người như kẽm, mangan, crom.

Axit hữu cơ có trong hạt óc chó có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi.

Hàm lượng chất sắt dồi dào trong hạt thìa là giúp đáp ứng nhu cầu chất sắt của thai phụ. Ăn hạt thìa là còn rất có lợi cho sự phát triển xương của em bé.

Thành phần của hạt hạnh nhân bao gồm folate, axit folic và omega 3. Vì thế, loại hạt này là nguồn dinh dưỡng tốt cho bà mẹ mang thai, giúp bé thông minh hơn từ trong bụng mẹ. Ngoài ra, hạt hạnh nhân còn giàu magie giúp giảm nguy cơ sinh non và giúp hệ thống thần kinh của thai nhi phát triển hoàn hảo.

Cũng như những loại hạt trên, hạt dẻ cười chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Trong hạt dẻ cười chứa vitamin C giúp thai phụ giảm mệt mỏi và giảm stress. Hạt dẻ cười còn chứa các vitamin nhóm B như folacin, khoáng chất: canxi, sắt, phốt pho, man giê, man gan, đồng, kẽm, selen và nguồn kali dồi dào.

Hạt dẻ cười giàu axit béo đơn không bão hòa như axit oleic, có tác dụng làm giảm mức độ cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL) trong máu. Đồng thời, nó có khả năng duy trì mức độ lipid ổn định trong cơ thể bà bầu.

Hạt dẻ cười còn là nguồn tuyệt vời của các chất chống oxy hóa như caroten, vitamin E và các hợp chất polyphenolic, thúc đẩy khả năng miễn dịch của người mẹ.

Nhiều loại vitamin B phức tạp quan trọng như riboflavin, niacin, thiamin, axit pantothenic, vitamin B6 và folate nên hạt dẻ cười có thể hỗ trợ tối ưu phát triển thai nhi. Đồng thời, các chất này cũng cần thiết trong quá trình trao đổi chất, truyền dẫn thần kinh cũng như tổng hợp hồng cầu trong cơ thể người mẹ.

Sản Phụ Sinh Mổ Nên Kiêng Ăn Những Món Nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sau sinh mổ, cơ thể sản phụ rất yếu, cần được bồi bổ nhiều món ăn dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm để mau chóng hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, không phải món ăn nào sản phụ sinh mổ cũng có thể ăn được. Nhiều món ăn có thể gây kích ứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

1. Sản phụ sau sinh mổ kiêng ăn gì?

Thức ăn nhiều dầu mỡ: móng giò, da gà, da vịt, thịt mỡ, các loại đồ ăn chiên rán, xào nhiều dầu…

Các loại đồ ăn cay, nóng như: ớt, hạt tiêu, mù tạt…

Các loại đồ ăn, thức uống có tính kích thích như: cà phê, rượu, bia…

Các thực phẩm tái, sống như: gỏi, rau sống…

Các loại thức ăn gây dị ứng cho cơ thể

Một số sản phụ bị di chứng cao huyết áp cần hạn chế ăn muối

2. Sau sinh mổ sản phụ nên ăn gì?

Khoảng 6 giờ đầu sau khi sinh mổ, sản phụ chỉ nên uống nước lọc. Khi sản phụ có thể xì hơi hoặc đi đại tiện được thì mới nên ăn cháo loãng và tăng dần độ đặc của cháo.

Sau khi sinh mổ khoảng 3 – 4 ngày, sản phụ có thể ăn cơm. Chú ý, không ăn quá nhiều, không ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ. Nên uống thật nhiều nước và ăn nhiều hoa quả để tránh bị táo bón.

Chế độ dinh dưỡng của sản phụ sau sinh nói chung và sau sinh mổ nói riêng rất quan trọng, quyết định khả năng hồi phục sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Nên cho sản phụ ăn các loại thức ăn dễ tiêu như: trứng gà, thịt lợn, canh xương hầm, canh gà… Tăng cường các loại rau xanh trong bữa ăn hàng ngày.

Một bữa ăn phải bao gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết gồm protein, chất béo, tinh bột, đường, vitamin, chất khoáng, nước. Nên thay đổi đa dạng các món ăn hàng ngày để sản phụ không bị chán. Có thể chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn/ngày.

Một số món ăn tốt cho sản phụ sau sinh mổ như:

Đường đỏ: đường đỏ có tính ôn, ích khí, hoạt huyết, dễ tiêu hóa, giảm đau, lợi sữa. Sản phụ có thể kết hợp đường đỏ tạo thành nhiều món ăn hấp dẫn, vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng, rất tốt cho việc hồi phục sức khỏe, điều trị cao huyết áp và bị lạnh sau sinh.

Cá chép: cá chép không những có lợi cho phụ nữ có thai mà phụ nữ sau sinh cũng nên ăn cá chép mỗi tuần. Cá chép có chứa nhiều protid giúp thúc đẩy tử cung co bóp, đẩy máu dư ra ngoài, rút ngắn thời gian ra sản dịch.

Trứng gà: trứng gà là loại thực phẩm phổ biến, có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Trứng gà chứa nhiều protein cần thiết cho quá trình hồi phục sức khỏe của sản phụ. Ngoài ra, trứng gà còn chứa nhiều chất giúp vết thương mau lành, tăng tiết sữa cho sản phụ. Chú ý, không ăn quá nhiều trứng gà trong một bữa, có thể dẫn đến khó tiêu, đầy bụng.

Hoa quả: hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có khả năng ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, bổ sung các loại vitamin thiếu hụt trong cơ thể sản phụ. Nên ăn các loại hoa quả có vị ngọt, tính mát như: chuối, quýt, bưởi ngọt, nho, táo, lê…

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bạn đang xem bài viết Những Món Ăn Giúp Con Trở Thành “Siêu Mẫu Nhí” Ngay Từ Trong Bụng Mẹ trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!