Xem Nhiều 3/2023 #️ Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Về Tiêm Vắc # Top 9 Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Xem Nhiều 3/2023 # Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Về Tiêm Vắc # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Về Tiêm Vắc mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phụ nữ khi mang thai cần được ưu tiên tiêm phòng cúm để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Tuy nhiên việc tiêm vắc-xin cúm khi mang thai vẫn chưa được mẹ bầu chú trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn cùng tham khảo ngay những chia sẻ của

Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu

Tiêm vắc-xin cúm khi mang thai quan trọng như thế nào?

Bệnh cúm không chỉ biểu hiện cảm lạnh thông thường, mà nó còn xảy ra đột ngột kèm theo nhiều triệu chứng khác như sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, ho và đau họng. Một số biến chứng mà Cúm gây ra có thể đe dọa đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thời kỳ mang thai. Chính vì vậy, tiêm vắc-xin cúm khi mang thai là việc cần làm đối với những ai đang sắp sửa làm mẹ.

Tại sao mang thai làm tăng nguy cơ biến chứng do cúm?

Trong giai đoạn mang thai, hệ thống miễn dịch thường xuất hiện nhiều thay đổi khác nhau. Mặc dù đây là sinh lý bình thường của cơ thể nhưng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng do cúm.

Bên cạnh đó, bạn cũng có nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ cao hơn khi bị cúm, chẳng hạn như chuyển dạ sớm và sinh non. Khả năng cao mẹ bầu phải nhập viện điều trị nếu bị cúm trong khi mang thai. Lúc đó, nguy cơ tử vong do cúm cũng tăng cao. Để hạn chế tình trạng này, chị em nên đến các trung tâm y tế để được tiêm vắc xin cúm khi mang thai.

Nên tiêm vắc-xin cúm cho mẹ bầu vào tháng thứ mấy?

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC khuyến khích tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, bao gồm cả phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, nên tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm. Tiêm vắc xin cúm khi mang thai tốt nhất nên thực hiện sớm trước khi vào mùa cúm (từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau) và ngay khi nguồn vắc xin đã có sẵn.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tiêm ngừa cúm bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Nếu bạn không được tiêm phòng sớm trước mùa cúm, bạn vẫn có thể tiêm ngừa trong và sau mùa dịch. Trong trường hợp đang mắc phải một bệnh lý khác làm tăng thêm nguy cơ xảy ra biến chứng cúm, chẳng hạn như bệnh hen suyễn hoặc bệnh tim, mẹ bầu nên cân nhắc tiêm vắc-xin cúm trước khi mùa dịch bắt đầu.

Tiêm vắc xin cúm khi mang thai có giúp ích cho thai nhi?

Việc tiêm vắc-xin cúm cho bà bầu sẽ có thể bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi, đồng thời, em bé sau khi sinh ra không thể chủng ngừa cúm cho đến 6 tháng tuổi nên nếu trong quá trình mang bầu, mẹ được tiêm vắc-xin cúm thì sẽ truyền sang thai nhi, bảo vệ em bé cho đến khi trẻ có thể chủng ngừa cúm lần đầu tiên khi được 6 tháng tuổi.

Với một số loại vắc-xin, các kháng thể được tạo ra vẫn giữ được hoạt động trong nhiều năm, tuy nhiên các loại virus gây bệnh cúm có thể thay đổi qua từng năm khác nhau. Do đó, vắc-xin phòng cúm sẽ không có tác dụng trong năm sau đó.

Tiêm vắc xin cúm khi mang thai có tác dụng phụ không?

Hầu hết các tác dụng phụ của vắc-xin cúm là rất nhẹ, có thể kể đến như đau cánh tay hoặc sốt nhẹ, và thường biến mất chỉ trong một hoặc hai ngày. Rất hiếm khi gặp tác dụng phụ hoặc phản ứng nghiêm trọng.

Nên làm gì nếu bị cúm khi đang mang thai?

Trong trường hợp đang mang thai, vừa mới mang thai nhưng nghi ngờ mắc bệnh cúm, bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để được bác sĩ sản khoa thăm khám và có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt.

Một số triệu chứng cúm thường là:

+ Sốt hoặc thấy nóng trong người

+ Cảm thấy ớn lạnh

+ Nhức mỏi cơ thể

+ Đau đầu

+ Mệt mỏi

+ Ho hoặc đau họng

+ Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

Thuốc kháng virus cần phải được kê đơn sau khi thăm khám đầy đủ. Thuốc có hiệu quả nhất trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng cúm. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc vẫn còn kéo dài tới 4 – 5 ngày sau khi có biểu hiện cúm. Một loại thuốc chống virus không chữa khỏi bệnh cúm, nhưng có thể rút ngắn thời gian xảy ra triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của nó.

Các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm phòng vắc-xin

0291.390.8888

Những Điều Cần Biết Về Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu

Trong thai kỳ, sức đề kháng của người phụ nữ yếu hơn bình thường, theo đó nguy cơ nhiễm bệnh cũng sẽ tăng lên, đe dọa sức khỏe của mẹ bầu và an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Do vậy, tiêm phòng trước khi mang thai là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất giúp bảo vệ mẹ và bé yêu tránh khỏi những hiểm họa rình rập trước tình hình dịch bệnh ngày một tăng cao.

Sởi – Quai bị – Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. Bệnh gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm nếu thai phụ mắc phải trong thời gian mang thai:

Sởi: Phụ nữ mang thai mắc sởi có thể có nguy cơ bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm, gây ra các bệnh như viêm phổi, viêm đường tiết niệu…, ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho thai nhi, khiến thai bị suy, đe dọa nguy cơ sảy thai, sinh non, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.

Quai bị: Mặc dù không gây vô sinh như ở nam giới nhưng quai bị lại ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai lưu, bệnh đặc biệt nguy hiểm khi mẹ bầu mắc phải trong tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 3.

Rubella: Mẹ bầu nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ gây dị tật thai nhi và sảy thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt, hệ thần kinh, xương, tim…).

Sởi – Quai bị – Rubella tuy là bệnh nguy hiểm nhưng đã có thể ngừa được bằng vắc xin. Hiện nay, đã có vắc xin kết hợp giúp phòng cùng lúc 3 bệnh Sởi – Quai bị – Rubella là MMR II (Mỹ) và MMR (Ấn Độ).

* Lịch tiêm ngừa Sởi – Quai bị – Rubella được khuyến cáo: Tiêm 1 mũi trước khi có thai ít nhất là 1- 3 tháng, không được tiêm khi biết mình đã mang thai.

Phụ nữ mang thai nhiễm thủy đậu trong 3 tháng đầu có nguy cơ sảy thai rất lớn. Thủy đậu có thể lây nhiễm từ mẹ sang con và gây bệnh thủy đậu bẩm sinh. Tỷ lệ lây thủy đậu từ mẹ sang con trong 3 tháng đầu thai kỳ là 0.4%. Trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm thủy đậu từ mẹ sau khi chào đời từ 24 – 48%, trong số đó có nguy cơ tử vong.

Nếu trước đây chưa từng tiêm vắc xin thủy đậu hoặc chưa từng bị thủy đậu, mẹ bầu nên tiêm vắc xin này trước khi có thai ít nhất 1 tháng. Hiện nay, VNVC đang có 2 loại vắc xin ngừa thủy đậu: Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc).

* Lịch tiêm phòng được khuyến cáo: Tiêm 2 mũi trước khi có thai ít nhất là 1-3 tháng, không được tiêm khi biết mình đã mang thai.

Bà bầu là đối tượng rất dễ bị tổn thương khi mắc cúm do hệ miễn dịch bị suy giảm. Cúm khi tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm phổi và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Trong trường hợp nặng nhất, cúm có thể gây dị tật bẩm sinh thai nhi, bé nhẹ cân hoặc sinh non. Vắc xin ngừa cúm hiện nay có 3 loại: Influvac 0.5ml (Hà Lan), CG Flu 0.5ml (Hàn Quốc) và Vaxigrip 0,5ml (Pháp).

* Lịch tiêm phòng được khuyến cáo: Tiêm 1 mũi vắc xin cúm mỗi năm một lần, có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào nhưng tốt nhất bà bầu nên tránh tiêm trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể, gây xơ gan, ung thư gan cho người mắc phải. Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B sẽ có khả năng cao lây lan cho bé. Vì vậy, trước khi mang thai, phụ nữ nên chủ động xét nghiệm và tiêm vắc xin ngừa viêm gan B (nếu chưa có kháng thể) để bảo vệ cho cả mẹ và con. Có 2 loại vắc xin ngừa viêm gan B cho người lớn bao gồm: Engerix B 1ml (Bỉ) và Euvax B 1ml (Hàn Quốc).

Lịch tiêm phòng được khuyến cáo:

Lần tiêm đầu tiên

Mũi 2 cách mũi 1: 1 tháng

Mũi 3 cách mũi 1: 6 tháng

Trong thời gian mang thai, bà bầu được chỉ định tiêm ngừa vắc xin uốn ván. Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính, có tỷ lệ tử vong cao do độc tố trực khuẩn Clostridium tetan. Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trẻ sơ sinh mắc uốn ván rốn có tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Do vậy, tiêm vắc xin phòng uốn ván cho bà bầu là việc làm cực kỳ quan trọng. Vắc xin sẽ giúp bảo vệ thai kỳ của chị em tránh được tác nhân gây hại bên ngoài, nhất là khi chuyển dạ có thể ngăn chặn trực khuẩn uốn ván tấn công cả mẹ và con.

Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, thường tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ;

Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1 và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng;

Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau;

Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau;

Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau;

Nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cũng có thể tiêm vắc xin cúm, vắc xin ngừa viêm gan B, tuy nhiên, tốt nhất 2 vắc xin này nên được chủ động tiêm ngừa trước khi có thai.

Video đề xuất:

VNVC luôn có đủ vắc xin cho bà bầu

Là hệ thống tiêm chủng cao cấp tại Việt Nam, VNVC luôn nỗ lực cung cấp đầy đủ các loại vắc xin dành cho bà bầu với dịch vụ tận tình, chu đáo. Các bà bầu sẽ không còn lo lắng về tình trạng hết vắc xin hoặc chờ đợi xếp hàng dài để đăng ký. Tại VNVC, bà bầu sẽ được thụ hưởng những dịch vụ tiện nghi bao gồm phòng chờ thoáng mát, rộng rãi, máy lạnh 4 chiều mát mẻ, wifi, nước uống miễn phí, đội ngũ nhân viên chăm sóc tận tình sẵn sàng hỗ trợ mẹ bầu trong mọi hoàn cảnh.

Ngoài ra, VNVC còn cung cấp Gói vắc xin dành cho phụ nữ chuẩn bị trước mang thai với các loại vắc xin được nhập khẩu từ nước ngoài của các hãng sản xuất uy tín, nổi tiếng trên thế giới, đảm bảo quyền lợi cho mẹ bầu ngay cả trong thời điểm vắc xin khan hiếm.

Thanh Hằng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Những Điều Mẹ Bầu Cần Phải Biết Khi Đưa Con Đi Tiêm Phòng

Tiêm phòng cho bé yêu là điều bà mẹ nào cũng đã từng phải trải qua. Tuy nhiên ít mẹ biết những điều chú ý quan trọng sau khi đưa con đi tiêm chủng.

Tiêm phòng là biện pháp để phòng bệnh cho bé. Điều này có nghĩa rằng bác sĩ sẽ tiêm vào cơ thể bé một loại virut bệnh đã được làm suy yếu nhằm kích thích các loại kháng thể hoạt động nhằm bài trừ virut và bảo vệ cơ thể.

Thuống tiêm phòng gọi là vac-xin. Đây chính là chế phẩm sản xuất từ vi sinh vật đã chết hoặc được làm yếu đi nên khi tiêm vào cơ thể vac-xin không có khả năng gây bệnh mà chỉ với mục đích cuối cùng là tăng cường hệ thống miễn dịch nhằm bảo vệ cơ thể.

Trẻ em nên thực hiện tiêm chủng từ rất nhỏ, nhưng phải tùy vào tình trạng sức khỏe, lứa tuổi thậm chí là cả điều kiện môi trường để sử dụng loại vac-xin cho phù hợp.

– Không để bé trong tình trạng qua no hoặc quá đói. Khi để bé no quá có thể dẫn đến tình trạng trớ ọc sữa, đồ ăn trong khi nếu bé tiêm lúc đói thì dễ gây hạ đường huyết rất nguy hiểm.

– Mặc quần áo cho bé thoải mái dễ chịu, đảm bảo nhân viên y tế sẽ dễ dàng thao tác tiêm phòng. Tránh trường hợp quần áo bó chặt vào vết tiêm.

– Giữ ấm cho bé suốt thời gian đưa bé đi tiêm, đặc biệt khi trời mùa đông lạnh, gió lùa cơ thể bé sẽ dễ bị nhiễm lạnh. Nếu trời mưa phùn, gió bấc bố mẹ nhớ để bé mặc áo mưa và bế con cẩn thận không để nước mưa vào người.

– Chuẩn bị sổ tiêm chủng của bé để cho bác sĩ xem để biết bé đang tiêm phòng đến mũi nào.

– Vệ sinh thân thể trẻ để tránh gây nhiễm trùng vết tiêm

– Nếu bé có những biểu hiện về sức khỏe như ốm, sốt, quấy khóc, viêm phế quản hay tiền sử về dị ứng thuốc, thức ăn, ho hen hay các loại bệnh khác, các mẹ nên nói rõ với bác sĩ trước khi bắt đầu tiêm chủng cho bé.

– Giữ bé đúng tư thế trong khi tiêm,cha mẹ hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Để giảm đau cho các bé nhỏ, sơ sinh, các mẹ có thể dùng nước đường hoặc cho con bú trực tiếp ngay khi tiêm xong. Một vài bậc phụ huynh thường xuyên nói chuyện, ca hát nhằm đánh lạc hướng sự tập trung của trẻ để con dễ dàng quên đi cảm giác sợ hãi, đau khi tiêm.

– Chú ý rằng mỗi lần chỉ tiêm một mũi bởi nếu tiêm nhiều mũi vac-xin khác nhau vào cơ thể cùng một lúc sẽ khiến cơ thể bé phản ứng gây nguy hiểm tính mạng. Mỗi lượt tiêm cách nhau khoảng 4 tuần.

– Để bé ngồi lại từ 15 tới 30 phút để nhân viên y tế theo dõi nếu trẻ có bất cứ các triệu chứng dị ứng hay phản ứng phụ nào không

– Để tránh đau hoặc sưng tấy, khi về nhà cha mẹ có thể chườm mát vào chỗ tiêm cho bé (không được chườm nóng)

– Sau khi tiêm cha mẹ cũng cần phải chú ý đến các loại thực phẩm bé ăn. Bạn có thể tham khảo bài sau để biết thêm chi tiết về chế độ dinh dưỡng của con: Sau khi tiêm cho con ăn gì thì tốt?

– Khi về nhà, cha mẹ cũng cần theo dõi những biểu hiện cơ thể của bé như bé có quấy khóc, sốt, dị ứng, mẩm đỏ, đi ngoài… Nếu có bất kỳ những triệu chứng trên, các mẹ cần liên hệ với nhân viên y tế nơi tiêm phòng để được tư vấn.

– Thông thường, sau khi tiêm bé sẽ một vài những phản ứng như sốt nhẹ dưới 38,5 kéo dài từ 1 đến 2 ngày là hết. Nếu bé số cao tới 39 độ hãy dùng thuốc hạ sốt đút hậu môn để giúp bé hạ sốt.

– Nếu sau khi tiêm bé sốt cao quá 2 ngày, thậm chí có trường hợp bị co giật, chân lạnh, tím tái, khó thở thì bố mẹ cần phải đứa bé lập tức tới bệnh viện

Chú ý : Nếu tới thời điểm cần tiêm, bé có triệu chứng sốt, mắc bệnh viêm nhiễm thì sẽ hoãn tiêm.

Việc tiêm phòng không đươc cho là an toàn 100 %. Tuy nhiên, các mẹ cần nắm rõ những điều trên trước khi đưa bé đi tiêm phòng để đảm bảo con khỏe, mẹ yên tâm.

Từ khóa được tìm kiếm:

khi đưa bé đi tim phòng mẹ bé cần chuẩn bị những gì

lam gi de be ngon giac suot dem

những chú ý khi tiêm phòng trẻ sơ sinh

tiem phong o chan cho tre em

xem tiêm vac xin cho me bau dua dau

Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Về Đau Xương Chậu Khi Mang Thai

Đau xương chậu là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai khiến không ít bà bầu bị đau đớn và khó chịu. Những thật ra tình trạng đau xương chậu sẽ được cải thiện nếu như biết cách điều trị hiệu quả. Vậy nguyên nhân và cách điều trị đau xương chậu khi mang thai như thế nào?

1. Vì sao mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai:

Hiện tượng đau xương chậu khi mang thai là đau ở phía trước hoặc phía sau xương chậu và có thể đau lan ra khu vực xung quanh như hông, đùi…. mà không phải do nguyên nhân bệnh lý nào khác gây ra. Khi mang thai, cơ thể sản xuất một loại hormone có tên là relaxin khiến các dây chằng vùng chậu mềm và giãn ra. Đây là một quá trình sinh lý bình thường, là sự chuẩn bị của cơ thể cho quá trình chuyển dạ sau này. Tuy nhiên, nó lại làm cho các khớp ở khung chậu mất ổn định, chuyển động không đồng đều. Thêm vào đó, thai nhi lớn dần trong tử cung, cùng với sự thay đổi tử thế đi đứng cũng càng tăng thêm áp lực lên khung chậu và gây ra hiện tượng đau xương chậu khi mang thai. Áp lực và cảm giác khó chịu ở vùng xương chậy là “tác dụng phụ” thông thường của việc mang thai. Ngoài ra, điều này còn tùy thuộc vào vị trí cũng như tư thế và cả cân nặng của thai nhi nữa. Để thích nghi với sự phát triển của thai nhi, tử cung của mẹ cần phải lớn theo. Chính vì vậy mà tử cung sẽ cần “không gian riêng” rộng hơn để ở. Điều này sẽ làm gia tăng áp lực lên vùng xương chậu. Ngoài ra, đây chằng vùng xương chậu cũng sẽ phải giãn căng ra khi mang thai nên thai phụ sẽ càng thấy đau xương chậu hơn.

2. Đau xương chậu khi mang thai có hại cho thai nhi không?

Hiện tượng đau xương chậy khi mang thai dù gây nhiều đau đớn cho mẹ bầu nhưng hoàn toàn không gây hại cho thai nhi. Mức độ đau có thể từ nhẹ cho tới nghiêm trọng nhưng có thể điều trị được ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, can thiệp điều trị sớm mẹ bầu sẽ có kết quả tốt hơn. Triệu chứng đau xương chậu khi mang thai ba tháng đầu biểu hiện ở: – Đau ở khu vực mu, đau lưng, đau hông, đau khu vực giữa hai chân, đau sâu trong đùi hoặc đau đầu gối. – Khó cử động hoặc có tiếng kêu khi vận động ở khu vực khung chậu. – Đau nặng lên khi vận động, ví dụ như: Đi lại trên bề mặt không bằng phẳng, hoặc phải đi quãng đường dài. Hai đầu gối chuyển động tách xa nhau, như khi lên hoặc xuống ô tô. Đứng trên một chân, như khi leo cầu thang, thay mặc quần áo. Thay đổi tư thế khi nằm. – Đau nặng lên về đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Mẹ bầu có thể rất đau nếu phải tỉnh dậy đi vệ sinh giữa đêm. Những trường hợp mẹ bầu dễ bị đau xương chậu khi mang thai hơn so bao gồm: – Người đã từng đau xương chậu trước khi mang thai. – Người từng có chấn thương xương chậu. – Lần mang thai trước đã bị đau xương chậu. – Có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, thừa cân/béo phì trước khi mang thai. – Mắc hội chứng tăng động khớp.

3. Giảm triệu chứng đau xương chậu khi mang thai như thế nào?

Đau xương chậy khi mang thai hoàn toàn có thể điều trị được và mẹ nên điều trị càng sớm càng tốt. Các biện pháp điều trị đau xương chậu khi mang thai có hiệu quả bao gồm vật lý trị liệu, thể dục liệu pháp, châm cứu, sử dụng đai hỗ trợ…. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp mẹ bầu đạt được kết quả tốt hơn.

Bạn đang xem bài viết Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Về Tiêm Vắc trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!