Xem Nhiều 3/2023 #️ Mẹ Cần Lưu Ý Những Gì? # Top 12 Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Xem Nhiều 3/2023 # Mẹ Cần Lưu Ý Những Gì? # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Cần Lưu Ý Những Gì? mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Út Em chào các mẹ.

Như vậy là mẹ vừa trải qua tháng thứ năm của thai kỳ rồi, chúc mừng mẹ đã bước sang tháng thứ 6.

A. Những thay đổi về thể chất khi mang thai tháng thứ 6

Những ngày đầu khi mang thai tháng thứ 6, các mẹ có thể phân biệt được những bộ phận khác nhau của thai nhi thông qua thành bụng.

Các mẹ cũng sẽ nhận thấy những chuyển động của thai nhi và có thể đánh giá được đâu là thời gian ngủ, thời gian thức của bé. Lịch trình này của thai nhi cũng nên được theo dõi tiếp vì có thể bé sẽ giữ thói quen đó sau khi sinh ra.

Cân nặng của các mẹ bầu trong những tháng cuối này tương đối ổn định. Thực tế, bước vào giai đoạn nửa sau này là thời kỳ các mẹ đã đạt được sự tăng cân tối đa khi mang thai.

Mỗi mẹ chỉ cần tăng 0,5kg mỗi tuần trong tháng này. Đến cuối tháng mang thai thứ 6, các mẹ sẽ có cảm nhận rõ ràng hơn về cân nặng, đặc biệt là tiếp tục thấy nặng nề ở vùng xung quanh ngực cũng như bầu vú.

Lúc này, tử cung đủ nặng và tạo áp lực lên các mạch máu, khiến các mẹ bị đau lưng nếu nằm ngửa. Điểm đáy của tử cung đã phát triển lên phía trên, cao hơn rốn.

Những triệu chứng của bệnh trĩ, ngứa bụng, hay quên và nhiều biểu hiện khác vẫn tiếp tục xuất hiện và các mẹ sẽ cảm thấy vụng về hơn trong sinh hoạt hàng ngày của mình vì cơ thể đang quá to và cồng kềnh.

Khi mang thai tháng thứ 6, các mẹ bắt đầu thấy sự hiện diện của các cơn co thắt Braxton Hicks. Nó giống như tử cung bị căng ra một chút như lúc chuẩn bị sinh. Những cơn co thắt này sẽ thường xuyên hơn nhất là giai đoạn càng về cuối này. Các mẹ sẽ thấy đau giống như bị khâu và di chuyển dần dần hai bên bụng trong suốt cơn đau vì nó bị gây ra bởi sự co kéo của dây chằng gắn liền với tử cung. Những cơn đau này có thể biến mất trong khoảng thời gian sau nhưng cũng có thể tiếp diễn trong suốt thời gian mang thai đó.

Thời gian mang thai tháng thứ 6 và những tháng sau đó, các mẹ có thể thấy đau nhức ở chân và bàn chân do sự tăng trọng lượng của cơ thể. Hiện tượng chuột rút ở chân, ợ nóng, đau lưng sẽ phổ biến hơn. Tử cung ngày càng to ra chèn vào bàng quang khiến các mẹ đi tiểu nhiều hơn.

Tình trạng tăng lưu thông, tuần hoàn máu khiến cho khuôn mặt của các mẹ trông hồng hào và khỏe mạnh hơn. Những vết rạn da màu hồng sẽ hình thành trên da của các mẹ vì sự căng da từ bên trong. Nhưng các mẹ không nên lo lắng quá bởi vì những vết đó sẽ mất dần sau khi sinh.

B. Đếm những cú đạp của thai nhi

Việc theo dõi và đếm những cú đạp của thai nhi bắt đầu từ khi mang thai tháng thứ 6 luôn được mọi người khuyến khích các mẹ thực hiện vì đó là cách để chắc chắn thai nhi vẫn ổn định.

Mỗi ngày, hãy ghi lại khoảng thời gian thai nhi đạp, xoay mình hoặc tạo ra tiếng động được 10 lần. Thông thường, các mẹ sẽ cảm nhận thấy ít nhất 10 chuyển động trong vòng 2 tiếng đồng hồ nhưng cũng có thể thấy nhiều hành động của thai nhi hơn trong thời gian ngắn hơn. Một cách tính khác là theo dõi thời gian thai nhi được 3 chuyển động. Trung bình, các mẹ sẽ cảm nhận được ít nhất 3 lần máy thai trong nửa giờ đồng hồ.

Các mẹ sẽ dần nhận ra được biểu đồ thai máy bao gồm thời gian và số lần thai chuyển động. Nếu thấy những gì mình theo dõi bị lệch quá nhiều so với thông thường thì nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra.

C. Thăm khám sức khỏe trong khi mang thai tháng thứ 6

Khám thai tháng thứ 6 cũng không có gì khác so với tháng trước. Các bác sĩ sẽ vẫn kiểm tra những vấn đề sau đây:

Cân nặng

Huyết áp

Nước tiểu

Nhịp tim thai nhi

Kích cỡ và hình dạng của tử cung

Vị trí của thai nhi

Sưng chân hoặc mắt cá chân, đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng đau đầu, thay đổi tầm nhìn, đau bụng vì đó có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp thai kỳ

Tìm hiểu trước sản phẩm chăm sóc mẹ sau sinh của Út Em Shop, gồm rượu gừng nghệ hạ thổ (180K / lít) và túi muối thảo dược (170K / túi) có tác dụng giảm mỡ bụng, cải thiện vòng eo sau khi sinh em bé. Ngoài ra, dùng lau người hoặc pha nước tắm sau sinh để chống lạnh, phòng bệnh hậu sản.

– Hotline tư vấn mua hàng:

0968.458.405

0985.502.031

0945.920.087

xem fanpage:

xem fanpage:

Rượu Muối

(PS) – Có thể mẹ quan tâm:

D. Xét nghiệm trong khi mang thai tháng thứ 6

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, những mẹ mang thai trong giai đoạn 24-28 tuần thì nên làm xét nghiệm về chứng tiểu đường thai kỳ. Nếu bác sĩ theo dõi các mẹ thấy có nguy cơ bị tiểu đường khi mang thai, họ sẽ yêu cầu các mẹ xét nghiệm từ sớm khi thai nhi mới được 13 tuần.

Trong xét nghiệm này, các mẹ buộc phải uống một cốc nước có nhiều đường glucozơ và sau đó một tiếng, bác sĩ sẽ lấy một ít máu làm mẫu để kiểm tra. Nếu kết quả cho thấy có xu hướng bị tiểu đường, các mẹ sẽ phải làm xét nghiệm sàng lọc lần thứ 2.

E. Những điều đáng lo ngại trong thời gian mang thai tháng thứ 6

Tháng này, các mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu của việc sinh non để tìm sự giúp đỡ nếu cần thiết. Những triệu chứng đó là:

Xuất hiện nhiều hơn 5 cơn co thắt trong một giờ

Chảy máu âm đạo

Sưng phần mặt hoặc tay

Đi tiểu buốt

Nhói đau trong dạ dày hoặc đau dai dẳng

Nôn liên tục hoặc nguy cấp

Đau lưng dưới âm ỉ

Dịch âm đạo ra nhiều, đột ngột

Có áp lực tác động lên khung chậu

F. Sức khỏe và làm đẹp cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6

Đến tháng thứ 6, thai nhi đã dần hoàn thiện tương tự bé sơ sinh, các bộ phận thêm cứng cáp hơn và thực hiện được những động tác thai máy như các mẹ đã biết. Vì vậy, việc bổ sung dưỡng chất luôn là điều cần thiết. Bên cạnh đó, các mẹ được khuyên là nên bắt đầu những bài tập cơ chậu như bài tập Kegel để chuẩn bị dần cho giai đoạn sinh nở đón bé chào đời.

Về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 6, ngoài những dưỡng chất chung cần thiết trong cả quá trình mang thai gồm axit folic, sắt, vitamin, canxi…các mẹ cần chú ý nhiều hơn đến vitamin A. Vì ở tháng mang thai thứ 6, mắt các mẹ thường bị khô và suy giảm thị lực nên việc tăng cường những thực phẩm hoặc viên uống giàu vitamin A là điều vô cùng quan trọng. Hơn nữa, nó cũng giúp bé giảm tình trạng bị hen suyễn sau khi sinh.

Những vết rạn da bắt đầu làm cho các mẹ trở nên tự ti, lo lắng. Mặc dù không thể xóa bỏ hoàn toàn những vết này do thai nhi ngày càng phát triển lớn hơn, làm da bị căng hơn nhưng các mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm làm tăng độ đàn hồi cho da và làm mềm da hơn như dầu dừa, dầu oliu…

(Theo Aboutkidshealth – Phạm Thị Thủy dịch và tổng hơp – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Mẹ Bầu Sắp Sinh Cần Lưu Ý Những Gì ?

Lười vận động

Nhiều mẹ bầu đến tháng cuối chuẩn bị sinh do cơ thể nặng nề mà lười vận động, di chuyển suốt ngày nằm trên giường nghỉ nghơi. Tuy nhiên, thực tế việc vận động nhẹ nhàng trước khi sinh giúp mẹ bầu lâm bồn dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần tránh những vận động mạnh gây tổn hại đến thai nhi là được. Một số động tác thể dục nhẹ nhàng, đi bộ… hoàn toàn tốt cho mẹ bầu.

Lo sợ

Phần lớn mẹ bầu lần đầu sinh đẻ do thiếu những kiến thức về sinh đẻ, nên có tâm lý sợ hãi ở những mức độ khác nhau. Sự lo lắng sợ hãi của thai phụ sẽ thông qua hệ thần kinh trung ương ức chế tử cung co thắt, dẫn đến quá trình sinh bị kéo dài ra, thậm chí còn dẫn đến khó sinh và sau khi sinh xong tử cung co lại không toàn vẹn, chảy máu liên tục.

Tâm trạng căng thẳng còn kích thích hưng phấn thần kinh giao cảm, huyết áp tăng lên làm cho thai nhi có thể bị thiếu ô xy. Tốt nhất mẹ bầu nên giữ cho mình một tâm trạng thật thoải mái, tươi vui trước… “giờ G” để quá trình vượt cạn được an toàn và khỏe mạnh.

Tự kích thích đầu ti

Tháng cuối của thai kì, bạn đã rất to, lưng ưỡn ra, gánh nặng đè lên đôi chân và sống lưng, hai vú căng phồng sẵn sàng tiết sữa, gây căng tức. Tuy nhiên bạn có thể xoa nhẹ bầu vú cho đỡ căng tức chứ không nên kích thích đầu ti vì có thể dẫn đến co bóp tử cung gây sinh non.

Thụt rửa âm đạo

Nên tránh bơm rửa sâu trong âm đạo vì có thể gây thuyên tắc hơi trong động mạch, hay gây tổn thương xuất huyết cho cổ tử cung, âm đạo đang trong tình trạng sung huyết.

Quan hệ vợ chồng

Ăn đồ tái sống

Việc không được ăn đồ tái sống cần thực hiện suốt trong thời gian mang thainhưng ở tháng cuối của thai kì mẹ vẫn cần thực hiện nghiêm ngặt điều này. Trong giai đoạn này thai nhi đã hình thành đầy đủ các bộ phận nên việc ăn uống cũng dễ dãi hơn. Nếu mẹ ăn đồ tái sống rất dễ nhiễm khuẩn vì chúng có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

Di chuyển xa

Trong tháng thứ 9 , em bé sẽ chào đời bất cứ lúc nào. Để tránh những tình huống không mong đợi như sinh con trên đường đến bệnh viện, đẻ rơi… mẹ bầu nên hạn chế những chuyến đi xa. Những cuộc hành trình dài còn có thể khiến mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Để bụng đói trước giờ sinh

Khi sinh đẻ sẽ tiêu hao rất nhiều sức lực. Vì vậy sản phụ trước khi sinh cần ăn cho no, ăn đủ chất. Lúc này, người nhà nên nghĩ cách để thai phụ ănnhững món có nhiều dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, cấm kỵ việc không ăn uống gì mà đã vào phòng sinh.

NHỮNG ĐIỀU BỐ NÊN HIỂU ĐỂ CHĂM SÓC MẸ BẦU TỐT HƠN 7 MẸO HAY HẾT ỐM NGHÉN KHI MANG THAI

Mang Thai 3 Tháng Đầu Cần Lưu Ý Những Gì?

Thử thai là việc làm rất quan trọng

Mang bầu 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Thử thau là việc làm đầu tiên để bạn chắc chắn rằng mình đã có tin vui.

Nếu sau 1, 2 lần trễ kinh hay kinh không xuất hiện thì việc bạn cần làm ngay lúc này là chuẩn bị que thử thai. Hoặc bạn có thể đến các cơ sở khám thai gần nhất để thăm khám xem có đúng là mình đã mang thai hay không.

Lưu ý đến các cột mốc siêu âm thai

Một trong những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu đặc biệt quan trọng là các cột mốc siêu âm thai. Theo đó, bà bầu cần thường xuyên đi khám thai để tiện theo dõi tình hình phát triển của thai nhi.

Các bác sĩ luôn khuyến cáo trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, bà bầu không được bỏ qua 2 cột mốc siêu âm sau:

Tuần mang thai thứ 6: đây là khoảng thời gian tim thai đã bắt đầu hình thành. Lúc này bạn nên đến gặp bác sĩ và trực tiếp siêu âm, xác nhận xem thai kỳ của bạn có phát triển toàn diện và khỏe mạnh hay không.

Tuần mang thai thứ 12: đây là thời điểm các bác sĩ có thể tìm hiểu, phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi. Ví dụ như các triệu chứng: bệnh down, di dạng tứ chi, thoái vị…

Những khó mẹ bầu thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu

Bà bầu luôn cảm thấy mệt mỏi

Đây là điều hoàn toàn bình thường khi mang thai 3 tháng đầu. Trong khoảng thời gian này, cảm giác ốm nghén, buồn nôn sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

Do đó, bạn không nên lo lắng quá. Bởi lẽ những thay đổi liên tục trong cơ thể mà bạn đang chịu đựng chứng tỏ rằng thai nhi phát triển bình thường.

Tâm trạng vui, buồn thất thường

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Vào thời gian này, tâm trạng của bà bầu cũng thay đổi nhiều. Vài phút trước, bạn có thể đang vui cười, nhưng vài phút sau tâm trạng đã trở nên bực bội, khó chịu? Đây là chuyện hoàn toàn bình thường.

Làm thế nào để hạn chế tình trạng đi vệ sinh quá nhiều? Cách tốt nhất là bà bầu nên hạn chế sử dụng những thức uống có caffein. Ngoài ra, trước khi đi ngủ mẹ bầu không nên uống quá nhiều nước để hạn chế tình trạng buồn đi vệ sinh vào ban đêm.

Những việc nên làm khi mang thai 3 tháng đầu

Tham khảo cẩm nang mang thai 3 tháng đầu dưới dây sẽ bảo vệ toàn diện cả sức khỏe và thể chất của mẹ bầu và thai nhi:

Thường xuyên đi bộ và di chuyển nhẹ nhàng. Như vậy cả mẹ và thai nhi sẽ có cảm giác thoải mái hơn.

Tham gia một lớp học yoga: Việc tập yoga rất tốt cho mẹ bầu. Nếu không có thể tham gia một lớp tập yoga tại nhà, mẹ có thể tập trực tiếp tại nhà. Tập yoga có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, dồi dào khí oxy, tăng cường oxy hóa cho bào thai….

Ăn nhiều trứng và cải bó xôi: đây là 2 loại thực phẩm được các bác sỹ khuyên nên ăn thường xuyên trong khoảng thời gian mang thai 3 tháng đầu. Bởi trong 2 thực phẩm này có chứa Choline. Đây là chất quan trọng trong việc hình thành các dây thần kinh ghi nhớ, học tập ở bào thai. Ngoài ra, bên trong cải bó xôi và trứng cũng có vitamin A, C và Olate, canxi, sắt… rất tốt cho mẹ bầu.

Nghỉ ngơi: Khi mang thai 3 tháng đầu cơ thể của mẹ sẽ rất mệt. Một phần vì nghén, kém ăn và mất sức. Phần khác do sự thay đổi hooc môn ở trong cơ thể. Vì thế, mẹ cần có một giấc ngủ trọn vẹn. Ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng sẽ giúp cho bé có một khởi đầu hoàn hảo hơn.

Làm thế nào để “đối phó” với những cơn ốm nghén?

Ốm nghén luôn là “nỗi ám ảnh” kinh hoàng trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Để khắc phục, đối với với những con nghén, bạn nên ghi nhớ như sau:

Không nên bỏ ăn, nên chia nhỏ thành những bữa ăn phụ trong ngày. Đừng vì nghén đồ ăn mà bỏ bữa là không nên. Bởi việc duy trì ăn uống sẽ giữ ổn định được lượng đường trong máu giai đoạn bầu 3 tháng đầu.

Hạn chế những đồ ăn quá béo. Bởi những đồ ăn này sẽ ở trong dạ dày lâu. Đồng thời nó cũng làm gia tăng cơn buồn nôn nhiều hơn.

Khi có cảm giác buồn nôn hãy uống một cốc trà gừng nóng hoặc nhấm nháp vài lát gừng tươi. Gừng tươi có tác dụng dập tắt các cơn buồn nôn rất hiệu quả

Một số điều nên tránh khi mang thai 3 tháng đầu

Thực phẩm: trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu nên tránh các loại thực phẩm gây nguy hiểm cao cho cả mẹ và thai nhi như: trứng sống, gan, đu đủ xanh, caffein….

Tránh tiếp xúc hoặc ngửi trực tiếp mùi sơn. Bởi sơn có chứa nhiều hợp/hoạt chất độc tính, dễ hấp thụ vào cơ thể của mẹ.

Mang giày cao gót: giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ rất nhạy cảm. Mang giày cao gót dễ gây té, sẩy thai… Vì thế, mẹ hãy chọn những loại giày đế thấp và thoải mái nhất.

Tắm hoặc xông hơi nước quá nóng: việc này làm tăng khả năng dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Đồng thời đây cũng là nơi tiềm ẩn những bệnh nhiễm trùng của mẹ nếu nước không được sạch.

Đứng/ngồi quá lâu: Mang bầu 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Hãy hạn chế việc đứng hoặc ngồi quá nhiều. Bởi nó sẽ gây ra triệu chứng sưng phù nề ở chân cho mẹ. Trong trường hợp bắt buộc công việc phải đứng hoặc ngồi nhiều, mẹ nên đi lại thường xuyên hơn.

Tiêm Phòng Cho Mẹ Bầu Có Gì Cần Lưu Ý?

Song hành với chế độ dinh dưỡng khoa học và nghỉ ngơi hợp lý thì việc tiêm phòng cho mẹ bầu cũng là việc làm khá quan trong cần được thực hiện trước khi mang thai, giúp cho mẹ bầu và bé luôn được bảo vệ an toàn khỏi tất cả các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hạn chế được những nguy cơ bị dị tật về thai nhi. Với những thông tin chia sẻ đưới dây về việc tiêm phòng cho mẹ bầu của gia đình FaGoMom để các mẹ bầu cùng nắm bắt.

1. Lịch tiêm phòng cho mẹ bầu trước khi mang thai

Trong suốt thời gian mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ luôn yếu hơn bình thường, và theo đó về khả năng bị nhiễm bệnh cũng sẽ tăng cao hơn. Bởi vậy, việc nắm bắt được lịch trình tiêm phòng cho mẹ bầu trước khi mang thai là việc làm hết sức đơn giản và hiệu quả nhất giúp cho việc mẹ và bé yếu luôn tránh khỏi các nguy cơ về bệnh tật đang ngày càng rình rập.

Uống elevit trước khi mang thai như thế nào cho đúng Hãy cẩn thận khi tiêm vacxin chuẩn bị mang thai

a – Lịch tiêm phòng cho mẹ bầu với các mũi như: Sởi – quai bị – rubella

Đây chính là 3 căn bệnh truyền nhiễm có mức độ cấp tính, và phổ biến nhất do virus gây ra, và bệnh này cũng gây ra khá nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm trong suốt thời kỳ như: bị dị tật thai nhi, sinh con non,… Bởi vậy, việc tiêm phòng với tất cả các bệnh này trước khi mang thai là việc làm cực kỳ quan trọng với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

+ Bệnh sởi: Với phụ nữ mang thai nếu bị mắc bệnh sởi thì có khả năng sẽ bị bội nhiễm hệ miễn dịch suy giảm, và từ đó gây ra các bệnh khác như: viêm phổi, viêm đường tiết niệu,… khiến cho mẹ bầu có các nguy cơ bị sẩy thai, sinh con non khá nguy hiểm.

+ Bệnh quai bị: Có thể sẽ gây ra các dị tật về bẩm sinh, sinh con non và thai chết lưu, các bệnh đặc biệt nguy hiểm nếu không may mẹ bầu mắc phải trong giai đoạn dầu và cuối thai kỳ.

+ Bệnh Rubella: Mẹ bầu bị nhiễm rubella trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên có nguy cơ bị dị tật thai nhi và gây ra tình trạng bị sẩy thai.

Hiện nay, đã có các loại vắc-xin kết hợp với việc giúp cho chị em phụ nữ dề phòng cùng lúc tới 3 căn bệnh sởi – quai bị – rubella là: MMR II (của Mỹ), MMR (của Ấn Độ). Chị em phụ nữ sẽ tiêm trước 1 mũi khi có ý định mang thai ít nhất 1-3 tháng, và tuyệt đối không được tiêm trong thời kỳ mang thai.

b – Tiêm phòng thủy đậu cho mẹ bầu lần 1:

Đối với phụ nữ mang thai khi bị nhiễm thủy đậu trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ có nguy cơ bị sẩy thai khá cao, với tỷ lệ lây bệnh thủy đậu từ mẹ sang bào thai trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ chiếm 0,4%. Trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ bị nhiễm thủy đậu từ mẹ ngay sau khi chào dời chiếm từ 24-48%, trong số đó sẽ có nguy cơ bị tử vong khá cao.

Trước đây mẹ bầu chưa từng tiêm vắc-xin thủy đậu hoặc chưa từng bị mắc bệnh thủy đậu, thì mẹ cần tiêm vắc-xin này ngay trước khi mang thai it nhất là 1 tháng. Hiện nay, ở nước ta đã có 2 loại vắc-xin thủy đậu chính là: Varivax (của Mỹ) và Varicella (của Hàn Quốc).

Với lịch tiêm thủy đậu cho chị em như sau: tiêm 2 mũi trước khi mang thai ít nhất từ 1-3 tháng, và tuyệt đối không được tiêm khi đã mang thai.

Bà bầu thuộc vào đối tượng dễ bị mắc các bệnh cúm do hệ miễn dịch khi mang thai bị suy giảm. Với bệnh cúm nếu tiển triển nặng có thể sẽ dẫn tới bệnh viêm phổi và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác cho mẹ và bé trong suốt 3 tháng đầu.

Và thậm chí, cúm cũng có thể sẽ gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi, gây ra các tình trạng trẻ bị nhẹ cân hoặc chết lưu, sinh con non. Vắc-xin ngừa cúm tại nước ta hiện nay có 3 loại: Influvac 0,5ml (của Hà Lan), CG Flu 0,5ml (của Hàn Quốc) và Vaxigrip 0,5ml (của Pháp).

Với lịch tiêm phòng cúm được khuyến cáo như sau: Tiêm 1 mũi vắc-xin cúm vào mỗi năm 1 lần, với bà bầu cần tiêm tiêm trước khi chuẩn bị mang thai, và tránh tiêm phòng cúm trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

d – Tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu:

Trong trường hợp mẹ bầu bị nhiễm virus viêm gan B thì sẽ có khả năng rất cao lây lan sang cho bé, bị viêm gan B nếu không chữa trị tận gốc sẽ chuyển thành bệnh ung thư gan. Bởi vậy, trước khi mang thai thì chị em phụ nữ cần chủ đọng xét nghiệm và tiến hành việc tiêm vắc-xin để phòng ngừa viêm gan B để bảo vệ cho cả mẹ và bé.

Hiện nay có 2 loại vắc-xin để phòng ngừa viêm gan B cho phụ nữ như: Engerix B 1ml (của Bỉ) và Euvax B 1ml (của Hàn Quốc). Lịch tiêm phòng được khuyến cái cho lần tiêm đầu tiên như sau:

– Mũi tiêm thứ 2 cách mũi 1: khoảng 1 tháng.

– Mũi tiêm thứ 3 cách mũi 1: khoảng 6 tháng.

2. Lịch tiêm phòng cho bà bầu trong thời gian mang thai

Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu cần được chỉ định tiêm vắc-xin để phòng ngừa bệnh uốn ván, và đây là việc làm đặc biệt quan trọng nhằm giúp bảo vệ cho thai kỳ của chị em phụ nữ, và đồng thời tránh khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài, đặc biệt trong quá trình chuyển dạ có thể ngăn chặn được ác tình trạng bị trực khuẩn uốn ván tấn công gây ra nguy hiểm cho cả mẹ và con.

a – Lịch tiêm phòng cho mẹ bầu lần 1:

+ Mũi 1: Tiêm sớm khi chị em có thai lần đầu hoặc phụ nữ đang trong tuổi sinh đẻ, thường tiêm vào giai đoạn thứ 3 tháng giữa thai kỳ.

+ Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau khi đã tiêm mũi thứ 1 và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng.

+ Mũi 3: ít nhất 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2 hoặc kỳ mang thai lần sau;

+ Mũi 4: ít nhất 1 năm sau khi mũi tiêm thứ 3 hoặc kỳ mang thai lần sau;

+ Mũi 5: ít nhất là 1 năm sau mũi tiêm thứ 4 hoặc kỳ mang thai lần sau;

Cần nhắc lại mũi tiêm thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã được trên 10 năm.

Với mẹ bầu tiêm uốn ván lần 2 cần phải dựa vào các khoảng cách về thời gian giữa lần mang thai lần đầu tiên và lân mang thai thứ 2 để có thể tiêm uốn ván cho mẹ bầu một cách thích hợp nhất và không gây ra nguy hiểm gì cho mẹ bầu cũng như thai nhi:

+ Với lần mang thai thứ 1 và lần thứ 2 của mẹ bầu cách xa nhau không quá 5 năm, và đồng thời người phụ nữ đã được tiêm đủ 2 liều uốn ván ở làn mang thai đầu thì cần tiêm thêm 1 liều uốn ván ngay khi mang thai lần 2 với thai nhi đủ 24 tuần.

+ Với trường hợp giữa 2 lần mang thai của mẹ bầu cách xa nhau hơn 5 năm hoặc mẹ bầu chỉ được tiêm phòng với 1 liều uốn ván trước đó thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thêm cho 2 liều uốn ván vào thời gian 2 mũi tiêm uốn ván trong lần tiêm thứ 2 tương tự với lần tiêm uốn ván cho mẹ bầu trong lần đầu khi mang thai.

+ Cũng tương tự như thế, với lần tiêm phòng thứ 3 sẽ được tính như tiêm phòng lần 2 ở trên, nhưng với các sản phụ cũng cần phải chú ý nếu đã tiêm phòng đầy đủ 5 mũi uốn ván trước đó trong lần mang thai lần 1 và 2 thì khi mang thai lần 3 nếu mà mũi tiêm cuối cùng trước đó đã cách dưới 10 năm thì cũng không cần phải tiêm mũi nhắc lại ngay bây giờ nữa.

Và ngược lại, nếu thời gian tiêm chủng này đã qua 10 năm thì sản phụ cần phải tiêm nhắc lại thêm 2 mũi. Còn nếu trong vòng 2 lần mang thai trước, mẹ bầu đã tiêm đủ 2 mũi uốn ván và cách nhau không quá 10 năm thì ở lần mang thai này mẹ bầu cần tiêm uốn bắt bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ.

3. Những lưu ý về lịch tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu

Với lịch tiêm phòng cho mẹ bầu lần 1, 2, 3 đều căn cứ vào tuổi thai, với số lần mang thai và tuân thủ tuyệt đối về chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Bởi vậy, sản phụ cần phải đi khám thường xuyên để nhận được các lời khuyên hữu ích nhất từ phía bác sĩ.

Khi đã tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu, thì các chị em phụ nữ có thể sẽ gặp phải các biểu hiện như: viêm, sưng đau, bị dị ứng tại chỗ,…. Và các dấu hiện đặc trưng sẽ tự động biến mất trong vòng từ 3-4 ngày mà mẹ bầu không cần phải uống thuốc. Bởi những biểu hiện này sẽ thoáng qua không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi nên các chị em phụ nữ không phải lo lắng về tình trạng này.

Và ngoài ra, trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu cũng có thể tiến hành việc tiêm vắc-xin để phòng cúm và vắc-xin phòng ngừa bệnh viêm van B. Nhưng, chị em phụ nữ cũng cần chủ động tiêm phòng ngừa 2 loại vắc-xin này từ trước khi có thai.

Việc tiêm phòng ngừa cho mẹ bầu chính là một tỏng những biện pháp tối ứu nhất hiện nay trong việc ngăn chặn về các nguy cơ mắc phải các căn bệnh nhiễm trùng. Mẹ bầu cần phải đi khám, tuân thủ theo đúng các lịch trình tiêm phòng cho mẹ bầu do các bác sĩ chuyên khoa đã chỉ định để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé.

Bạn đang xem bài viết Mẹ Cần Lưu Ý Những Gì? trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!