Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Và Ợ Nóng mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ợ nóng, ợ chua hay cảm giác đầy bụng và nóng rát sau xương ức là một trong những biểu hiện thường thấy của chứng khó tiêu xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai. Phụ nữ bị ợ nóng khi mang thai tháng đầu nên tiến hành điều chỉnh chế độ ăn và thói quen sinh hoạt để cảm thấy dễ chịu hơn.
1. Nhận biết dấu hiệu ợ nóng khi mang thai
Ợ nóng là biểu hiện của tình trạng khó tiêu và trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh thường cảm thấy đầy bụng, chướng bụng, muốn ợ hơi và cảm thấy dễ chịu sau đó. Triệu chứng ợ nóng ít khi xuất hiện đơn độc mà thường kèm theo các dấu hiệu khác như:
Cảm giác bỏng rát ở phía sau xương ức hoặc đau ngực râm ran;
Đầy bụng, khó chịu;
Ợ hơi nóng hoặc hơi có mùi chua;
Chán ăn;
Toàn thân mệt mỏi.
Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi ăn hoặc uống nhưng cũng có thể xuất hiện muộn sau ăn một khoảng thời gian. Phụ nữ có thể bị ợ nóng khi mang thai tháng đầu hoặc bất kỳ thời điểm nào trong suốt thai kỳ. Khoảng thời gian phổ biến nhất ghi nhận được là từ sau tuần thai thứ 27.
2. Nguyên nhân khiến phụ nữ bị ợ nóng khi mang thai
Triệu chứng ợ nóng xuất hiện trên lâm sàng khi axit trong dịch vị dạ dày kích thích niêm mạc dạ dày hoặc thực quản. Điều này thường xảy ra khi có sự tăng tiết dịch vị từ dạ dày. Đây cũng là cơ chế gây ra cảm giác đau và nóng rát.
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ gặp phải tình trạng ợ nóng do khó tiêu hơn những người khác. Một số lý do giải thích cho hiện tượng này bao gồm:
Sự biến thiên nồng độ hóc môn trong thai kỳ;
Sự lớn lên của thai nhi gây tăng áp lực trong ổ bụng và chèn ép lên dạ dày;
Cơ thắt tâm vị giãn. Đây là cơ nằm giữa dạ dày và thực quản và thường chỉ giãn ra khi thức ăn đi từ thực quản xuống dạ dày. Khi hoạt động co thắt của cơ này bị rối loạn, dịch vị từ dạ dày có thể trào ngược lên thực quản.
Một số yếu tố khác có vai trò làm tăng nguy cơ mắc phải chứng khó tiêu ở phụ nữ mang thai có thể kể đến là:
Tiền sử mắc viêm dạ dày hoặc chứng ợ hơi trước khi mang thai
Phụ nữ mang thai đang ở những tháng cuối của thai kỳ.
3. Một số biện pháp giúp giảm nhẹ chứng ợ nóng khi mang thai
Theo nhiều chuyên gia, các thay đổi trong chế độ ăn và thói quen sinh hoạt hằng ngày được đánh giá mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng ợ nóng khi mang thai, đặc biệt ở giai đoạn sớm.
3.1 Ăn uống khoa học
Chứng khó tiêu ợ nóng thường được ghi nhận xuất hiện khi ăn no. Vì thế, khi mang thai, các bà bầu nên ăn uống khoa học dù cho cảm giác thèm ăn có thể xuất hiện khá phổ biến trong thai kỳ.
3.2 Thay đổi thói quen ăn uống
Phụ nữ mang thai có thể kiểm soát được chứng ợ nóng nhờ vào việc thay đổi các thói quen ăn uống. Ăn nhiều bữa nhỏ được khuyến cáo là lựa chọn tốt trong trường hợp này thay vì những bữa ăn lớn với tần suất 3 lần/ ngày như trước khi mang thai. Phụ nữ mang thai nên ăn bữa tối trước thời điểm đi ngủ ít nhất 3 giờ. Hạn chế các loại thức uống có chứa cafein và tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc cay để làm giảm nhẹ triệu chứng.
3.3 Ngồi thẳng
Phụ nữ mang thai nên ngồi thẳng khi ăn để giúp giảm áp lực đè nặng lên dạ dày. Ngoài ra, giữ đầu và vai thẳng trong tư thế nằm ngủ cũng có tác dụng ngăn axit dạ dày trào ngược.
3.3 Bỏ hút thuốc lá
Hút thuốc trong khi mang thai không chỉ gây ra chứng ợ nóng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Những hóa chất chứa trong khói thuốc lá khiến cho cơ thắt tâm vị giãn ra bất thường và cho phép dịch axit dạ dày trào ngược một cách dễ dàng, còn gọi là chứng trào ngược dạ dày thực quản. Hút thuốc lá cũng có thể làm gây ra các kết cục xấu khác cho thai kỳ như sinh non trước 37 tuần, thai nhẹ cân, hội chứng chết đột ngột ở thai nhi (tên tiếng anh là sudden infant death syndrome – SIDS).
3.4 Hạn chế thức uống có cồn
Uống rượu và các loại thức uống có cồn khác là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng ợ nóng. Trong suốt thời gian mang thai, việc sử dụng rượu còn có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi. Phương pháp an toàn nhất là hoàn toàn không sử dụng rượu khi đang mang thai.
4. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Những người phụ nữ bị ợ nóng khi mang thai nên tìm đến gặp bác sĩ khi các triệu chứng không thuyên giảm sau khi thay đổi chế độ ăn và các thói quen sinh hoạt. Đây là gợi ý đến lúc cần phải dùng đến thuốc để kiểm soát triệu chứng.
Phụ nữ bị ợ nóng khi mang thai nên đi đến các cơ sở y tế khi gặp phải các dấu hiệu sau:
Nuốt khó;
Sụt cân, gầy yếu;
Đau bụng vùng thượng vị nặng nề hơn.
Bác sĩ điều trị sẽ hỏi về các khó chịu mà người bệnh gặp phải và thăm khám toàn thể, đặc biệt ở khu vực ngực hoặc dạ dày để tìm kiếm điểm đau. Tiền sử sử dụng thuốc kéo dài như các thuốc chống trầm cảm cũng cần được trao đổi giữa người bệnh và bác sĩ vì các loại thuốc này cũng có thể là nguyên nhân của chứng khó tiêu, ợ nóng.
Bác sĩ sẽ lựa chọn các thuốc thay thế không kích ứng dạ dày và đường tiêu hóa thay vì ngừng hẳn thuốc vì một số bệnh lý mãn tính cần được kiểm soát tốt bằng việc uống thuốc đều đặn, nhất là thời gian mang thai. Việc tự ý ngưng dùng thuốc vì sợ có hại cho thai nhi không được khuyến cáo trừ khi có sự tư vấn và chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
5. Tìm hiểu về các loại thuốc điều trị chứng khó tiêu ợ nóng
Thuốc điều trị chứng khó tiêu và ợ nóng được chỉ định ở những phụ nữ mang thai được phân loại thành:
Thuốc kháng toan: nhóm thuốc này có tác dụng chính nhằm trung hòa axit có trong dịch vị của dạ dày. Một số thuốc thuộc nhóm này là những thuốc không cần kê đơn.
Nhóm thuốc dẫn xuất từ alginate: những thuốc chứa alginate có khả năng giảm chứng khó tiêu nhờ vào việc ngăn cản sự trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản.
Người bệnh có thể chỉ cần sử dụng thuốc kháng toan và hợp chất alginate khi nào triệu chứng xuất hiện. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo rằng nên sử dụng thuốc trước khi người bệnh có biểu hiện. Thời điểm sử dụng thuốc phù hợp là trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Phụ nữ mang thai đang được bổ sung sắt không nên uống cùng lúc với các thuốc kháng toan. Thuốc kháng toan có tác dụng phụ ngăn cản sự hấp thu sắt tại đường tiêu hóa.
Trong trường hợp thuốc kháng toan và các dẫn xuất alginates không có hiệu quả cải thiện triệu chứng, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác với tác dụng giảm lượng axit được tiết ra từ dạ dày. Ranitidine và omeprazole là hai loại thuốc được sử dụng rộng rãi ở phụ nữ mang thai và hiện chưa có bằng chứng về các tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra cho thai nhi. Liều lượng và cách sử dụng cần được tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để bảo vệ sức khỏe thai phụ và bé trong suốt thai kỳ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:
Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao
Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Ợ Nóng Và Trào Ngược Khi Mang Thai: Cần Phải Làm Gì?
Triệu chứng của ợ nóng và trào ngược khi mang thai
Một trong những triệu chứng chính của ợ nóng và trào ngược khi mang thai là cảm giác nóng rát ở giữa ngực. Nguyên nhân là do van kết nối thực quản với dạ dày bị yếu (giảm trương lực cơ) và axit dạ dày cùng dịch vị chảy ngược vào thực quản. Axit dạ dày gây ra cảm giác nóng rát ở ngực. Ngoài ra, các triệu chứng ợ nóng khác bao gồm:• Ợ• Trào lưu thực quản• Đầy hơi• Buồn nôn Những triệu chứng này có xu hướng xảy ra ngay sau khi ăn, tuy nhiên không phải lúc nào cũng ngay lập tức khi ăn xong.
Vì sao ợ nóng, trào ngược khi mang thai dễ xảy ra?
Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị ợ nóng vì một số lý do sau. Khi mang thai, theo tự nhiên, hormone progesterone được tiết ra với lượng lớn để hỗ trợ thai kỳ. Nhưng cũng do Progesterone tăng cao làm cho cơ vòng thực quản giãn ra, tạo điều kiện cho axit trào ngược lên và gây ợ nóng.Ngoài ra, tử cung đang phát triển bắt đầu gây áp lực lên dạ dày và các cơ quan nội tạng khác trong thai kỳ. Áp lực đó cũng có thể đẩy thức ăn và axit dạ dày trở lại ống dẫn thức ăn.Khó tiêu và ợ nóng sẽ trở nên nặng hơn đối với những phụ nữ đã bị ợ nóng, trào ngược trước khi mang thai.
Phòng ngừa ợ nóng, trào ngược khi mang thai như thế nào?
• Trái cây họ cam quýt, như cam, bưởi và dứa
• Caffeine
• Đồ uống có ga, hoặc soda
• Thực phẩm nhiều chất béo và dầu mỡ
•Thức ăn cay
•Cà chua
•Sô cô la
Phụ nữ mang thai cũng nên ăn nhiều những bữa nhỏ thay vì ăn một bữa lớn, quá no. Nên giữ tư thế đứng trong ít nhất 20 đến 30 phút sau khi ăn. Điều này giúp ngăn không cho các chất trong dạ dày chảy ngược vào ống dẫn thức ăn. Vào ban đêm, tốt hơn là không ăn trong vòng 3 giờ sau khi đi ngủ. Đặt đầu giường lên hoặc sử dụng thêm gối để giữ cho đầu cao có thể giúp ngăn ngừa chứng ợ nóng xảy ra vào ban đêm.Tránh hút thuốc lá và uống rượu. Uống một ly sữa có thể giúp giảm triệu chứng. Nên dùng sữa ít béo hoặc không béo.
Điều trị ợ nóng ở phụ nữ mang thai
Nếu thực hiện các cách nêu trên không làm giảm các triệu chứng thì phụ nữ mang thai nên đi khám để được tư vấn và điều trị đúng cách. Phụ nữ đang mang thai không nên tự ý dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, một số loại thuốc sau đây được đánh giá là an toàn cho thai nhi và giúp giảm triệu chứng cho người bệnh.
• Tums: Còn được gọi là canxi cacbonat. Nó được coi là an toàn trong thai kỳ. Canxi cacbonat trung hòa axit dạ dày. Người bệnh nên chắc chắn đọc hướng dẫn trên chai cho liều an toàn trong thai kỳ.
• Thuốc đối kháng thụ thể H2: Cũng được coi là an toàn trong thai kỳ. Chúng bao gồm famotidine, cimetidine và ranitidine. Đây là những loại thuốc giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày.
• Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) : giảm tiết axit dạ dày, giảm chứng ợ nóng. PPI phổ biến bao gồm pantoprazole và lansoprazole. Hầu hết các thuốc ức chế bơm proton được coi là an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, omeprazole không được khuyến cáo sử dụng.
Reviewed by Debra Rose Wilson, PhD, MSN, RN, IBCLC, AHN-BC, CHT
Mang Thai Và Đau Khớp Gối
Khi nói đến đau khớp gối và mang thai trong cùng một câu, nhiều người có thể nghĩ rằng trở lại khó chịu, mắt cá chân sưng lên. Nhưng đau đầu gối là một tác dụng phụ rất hay gặp trong thai kỳ của một số phụ nữ.
Trong một nghiên cứu cho thấy: Khi chị Phượng đột nhiên bị đau đầu gối trong tháng thứ bảy của thai kỳ, chị cho biết cơn đau như vậy khiến chị không thể đi bộ.Theo điều tra thì những người mẹ 34 tuổi, đang sống tại xã Tam Thanh – huyện Vụ Bản – tỉnh Nam Định nói: “tôi không bao giờ có vấn đề đau đầu gối trước khi mang bầu”. Đau đầu gối là một biểu hiện phổ biến trong thời gian mang thai và giai đoạn sau sinh, và cơn đau có thể dao động từ nhẹ đến nặng dần. May mắn thay đau khớp gối không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trong và sau khi mang thai của bạn.
Đau khớp gối trong khi mang thai
Hiện nay hầu như mang thai lại gây ra đau khớp gối, theo kinh nghiệm của các chuyên gia y học cho biết tăng trọng lượng cơ thể quá nhiều là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau khớp gối ở bà bầu. “Ngay cả khi một người phụ nữ mới 25 tuổi bổ sung lượng dinh dưỡng quá lớn cho một vài tháng cuối trong thai kỳ của cô làm cho trọng lượng cơ thể tăng lên quá nhanh khi đó đau khớp gối trở nên khá nghiêm trọng,” theo điều tra cô Lê Thị Kim Dung tại xã Tam Thanh – huyện Vụ Bản – tỉnh Nam Đinh.
Các thay đổi nội tiết trong khi mang thai cũng đóng một vai trò trong đau khớp gối. Trong tam cá nguyệt thứ ba, kích thích tố được phát hành để nới lỏng lên vùng chậu và dây chằng để chuẩn bị cho sinh con. Nhưng các kích thích tố không chỉ gây ra trong khu vực xương chậu mà có thể nó cũng gây ra tại các dây chằng để nới lỏng. Kết quả là vật báo có thể không theo dõi chính xác ngay, dẫn đến đau khớp gối.
Đau khớp gối sau khi mang thai
Đau khớp gối thường biến mất sau khi mang thai, nhưng nó có thể không xảy ra ngay lập tức. Dây chằng vẫn lỏng cho một vài tháng sau khi sinh
Thông thường là khi con bú sữa mẹ là cơ thể giàu năng lượng làm cho quá trình điều tiết sữa và cho con bú kích thích tố cơ thể trợ giúp thu hẹp tử cung, làm giảm cân một chút dễ dàng hơn. Mặc dù vậy, nó có thể mất ít nhất là ba tháng đối với trọng lượng của bạn, và khớp gối lúc đó mới có thể được trở lại bình thường.
Các biện pháp giúp giảm đau khớp gối cho phụ nữ mang thai
Tin tốt lành là bạn không phải sống với đau khớp gối trong thời gian mang thai và giai đoạn sau sinh. Đó là rất nhiều bạn có thể làm để giúp làm giảm bớt đau khớp gối. Hãy thử các phương pháp sau đây:
Tập thể dục: tập thể dục tác động thấp có thể giúp tăng cường cơ bắp, cơ bốn đầu hỗ trợ đầu gối.
Mang giày tốt: Giày dép với đầy đủ padding và cấu tạo hỗ trợ có thể giúp hấp thụ sốc đến khớp gối.
Tránh tăng cân quá mức: Trường cao đẳng Mỹ của bác và sản khoa khuyến cáo rằng phụ nữ có một trọng lượng bình thường trước khi mang thai, nên tăng 25-35 kg trong khi mang thai (phụ nữ đã thừa cân nên tang từ 15 đến 25 kg). Nếu bạn tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai nó sẽ khiến đau khớp gối trở nên trầm trọng hơn và khi đó biện pháp tốt nhất là nhanh chóng quay lại trọng lượng trước khi mang thai của bạn.
Đau khớp gối là chỉ là một trong nhiều thay đổi có thể xảy ra đối với cơ thể của bạn trong khi mang thai. Nhưng với những chiến lược đơn giản trên bạn nên áp dụng nó sẽ rất hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn.
ĐẶT SẢN PHẨM NGAY
Số lượng
Mang Thai Ở Nhật Và Những Điều Cần Biết
Hiện nay số người Việt có ý định lập gia đình và định cư lâu dài tại Nhật ngày càng tăng, cùng với đó, số lượng phụ nữ sang Nhật cùng chồng để sinh sống cũng rất lớn. Vì thế việc có thai, sinh con ở Nhật là điều khó tránh khỏi. Vậy bạn đã biết về các thủ tục cần làm nếu mang thai, chi phí sinh con hay các chương trình hỗ trợ người nước ngoài nuôi con của Nhật chưa?
Xác minh chính xác việc mang thai
Đầu tiên phải xác nhận việc có thật mình đang mang thai không bằng cách đơn giản nhất là dùng que thử thai. Bạn có thể dễ dàng tìm mua được ở các hiệu thuốc, cửa hàng tiện lợi.
Một số loại que thử thai của Nhật
Ảnh: girlschannel.net
Tuy nhiên, đó chỉ là bước đầu, để xác định, bạn phải đến kiểm tra tại khoa phụ sản của bệnh viện.Trước khi tới khám bạn có thể hẹn lịch trước để đỡ phải chờ đợi. Tại đó, sau khi được thăm khám và làm các xét nghiệm xác nhận việc có thai, bạn sẽ được bác sỹ cấp cho giấy chứng nhận mang thai (妊娠届出書)
Trong vòng 14 ngày kể từ khi nhận được giấy chứng nhận, bạn phải mang nộp cho Cơ quan hành chính nơi bạn sinh sống để trình báo về việc mang thai. Tại đây, bạn sẽ nhận được “Sổ tay sức khỏe mẹ và bé” (母子健康手帳) và “Sách sức khỏe mẹ và bé”(母と子の健康ブック)
Trong Sách sức khỏe mẹ và bé (母と子の健康ブック) gồm có:
Phiếu khám sức khỏe trong thời kì thai sản (受診
票)
: ghi các lịch khám định kì cho mẹ
Phiếu báo sinh(出生通知
票)
: là phiếu cần nộp cho trung tâm chăm sóc sức khỏe tại địa phương khi trẻ đã được khi ra. Khi nộp phiếu này, trung tâm đến tận nhà để thăm hỏi trẻ mới sinh, hướng dẫn cụ thể các xét nghiệm, thăm khám cần thiết cho trẻ trong thời kì bú mẹ, hoặc hướng dẫn về lịch tiêm chủng…
Giấy hướng dẫn về các lớp học dành cho các bà bầu(母親学級)…
Sổ tay sức khỏe mẹ và bé
Sổ tay sức khỏe mẹ và bé (母子健康手帳) là một cuốn sổ tay ghi chép về tình trạng sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai, những điều cần lưu ý khi mang thai, chế độ ăn phù hợp cho thai phụ, sản phụ, tình trạng sinh đẻ của mẹ, tình trạng sức khỏe và sự phát triển của trẻ, lịch tiêm chủng từ khi sinh ra đến khi 6 tuổi, những cách hay trong nuôi dạy con… Cuốn sổ được cấp miễn phí cho mỗi bà mẹ khi mang giấy chứng nhận mang thai tới Cơ quan hành chính của mỗi địa phương. Ngoài ra, cuốn sổ tay còn được dịch ra 9 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt, tuy nhiên tùy từng địa phương mà có thể mất phí. Tìm hiểu thêm về cuốn sổ tại: https://www.mhlw.go.jp/stf/seisakunitsuite/bunya/kodomo/kodomo_kosodate/boshi-hoken/kenkou-04.html ( Trang của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật bản)
Quá trình mang thai
Trong cả quá trình mang thai bạn sẽ phải đi khám tổng cộng khoảng 14 lần:
Từ khi phát hiện có thai đến tuần thứ 23: khám 4 tuần 1 lần (tổng 4 lần)
Tuần thứ 24 đến tuần 35: 2 tuần 1 lần (tổng 6 lần)
Tuần thứ 36 đến tuần 40: mỗi tuần 1 lần ( tổng 4 lần)
Mỗi lần đi khám thai nhớ mang theo Sổ tay sức khỏe mẹ và bé để bác sĩ tiện theo dõi và thăm khám.
Trang tìm kiếm các bệnh viện có khoa phụ sản ở Tokyo: https://www.himawari.metro.tokyo.jp/qq13/qqport/tomintop/
Chi phí cho một lần sinh (ước tính)
Chi phí khám định kì: khoảng 10 man yên (~20 triệu)
Chi phí để mua quần áo cho sản phụ: 5 man yên(~10 triệu)
Chi phí để mua các đồ chuẩn bị cho cuộc đẻ (tã lót hay quần áo cho trẻ): khoảng 10 man (~20 triệu)
Chi phí khi nhập viện sinh con (để theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ sau khi sinh cần nhập viện kiểm tra. Với trường hợp sinh con so thì cần ở lại viện khoảng 5 ngày sau sinh): khoảng 30-70man (~60-140 triệu)
Tổng các chi phí lại là hết hoảng 55-95 man(~110-190 triệu đồng)
Trong trường hợp quá khó khăn để chi trả, hãy liên hệ với Cơ quan hành chính tại địa phương vì cũng có thể bạn sẽ được hỗ trợ một phần chi phí sinh con.
Các thủ tục cần làm sau sinh
Có 2 trường hợp xảy ra:
Nếu sau sinh bạn vẫn muốn sống tại Nhật (thời gian hơn 60 ngày) thì trong vòng 14 ngày sau sinh phải đi làm giấy khai sinh cho trẻ tại Cơ quan hành chính nơi bạn sinh sống. Khi đi cần mang theo:
Giấy chứng sinh (出生証明書) do bác sỹ cấp
Sổ tay sức khỏe mẹ và bé
Con dấu của người nộp đơn
Trường hợp đã kết hôn rồi sinh con thì cả cha hoặc mẹ của trẻ đi làm đều được, còn nếu là bà mẹ đơn thân thì người mẹ sẽ đi làm.
Giấy chứng sinh, giấy khai sinh(出生届) của trẻ
Hộ chiếu, thẻ lưu trú của bố mẹ.
Ngoài ra cũng phải tới Đại sứ quán của nước mình để trình báo.
Trường hợp 2, nếu trong vòng 60 ngày sau sinh bạn có ý định rời Nhật thì không phải làm các thủ tục như trên.
Các chương trình hỗ trợ việc nuôi con cho người nước ngoài
Hướng dẫn nuôi trẻ mới sinh bằng việc tới thăm hỏi tận nhà
Cho tới khi trẻ được 4 tháng tuổi sẽ có chuyên viên tư vấn sức khỏe và nữ hộ sinh tới tận nhà bạn để hướng dẫn cách nuôi con như: cách tắm cho trẻ, cách cho bú, tư vấn về chế độ ăn và vận động hợp lý cho bà mẹ…
Hỗ trợ chi phí y tế
Tiêm chủng
Trẻ sẽ được tiêm phòng miễn phí các vacxin phòng các bệnh như bại liệt, sởi, Rubella, viêm não Nhật bản…
Thăm khám sức khỏe định kì
Vào một thời gian nhất định tại địa phương, sẽ tổ chức thăm khám sức khỏe, dinh dưỡng, về cách nuôi dạy trẻ miễn phí.
https://www.tokyo-icc.jp/guide/child/01.html?fbclid=IwAR1u3cTeSg4onJGtOKYd7u2ndO7CIzuWfk0dWB06RpOF1uUti5F3qIVLGbQ
Bạn đang xem bài viết Mang Thai Và Ợ Nóng trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!