Xem Nhiều 6/2023 #️ Mách Chị Em Cách Nấu Chè Mè Đen Sánh Ngon, Bổ Dưỡng Giải Nhiệt Mùa Hè # Top 15 Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Xem Nhiều 6/2023 # Mách Chị Em Cách Nấu Chè Mè Đen Sánh Ngon, Bổ Dưỡng Giải Nhiệt Mùa Hè # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Mách Chị Em Cách Nấu Chè Mè Đen Sánh Ngon, Bổ Dưỡng Giải Nhiệt Mùa Hè mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chè mè đen là món ăn yêu thích của nhiều người, mang giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho bà bầu.

1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU NẤU CHÈ MÈ ĐEN

1.1. Nguyên liệu

– Mè đen (vừng đen): 100g

– Bột sắn dây: 50g

– Đường cát: 150g

– Nước dừa tươi: 200ml

– Nước lọc: 600ml

– 1 củ gừng nhỏ

– Dừa nạo: 100g

Nguyên liệu quan trọng nhất để nâu chè mè đen là mè đen và bột sắn dây.

1.2. Bí quyết chọn mè đen ngon

Món chè mè đen ngon và chuẩn vị hay không, phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu chính là mè mà bạn lựa chọn.

– Vừng đen Việt Nam sẽ có màu nhạt hơn, có lẫn cả hạt đỏ, hạt vàng. Trong khi đó, loại của nước ngoài có vỏ dày, hạt đen nhánh. Khi vê vỏ bằng tay nếu là vừng nước ngoài sẽ dễ vê hơn, bởi lớp vỏ bên ngoài to, cứng.

– Còn vừng Việt Nam sau khi vê vỏ bên ngoài nát như cám, sẽ để lại nhân nhỏ và có màu đen nhạt.

Nên chọn mè đen Việt Nam có chất lượng tốt, hạt chắc mẩy, đen bóng, cò mùi thơm nhẹ để nấu món chè mè đen ngon chuẩn vị.

– Để thực hiện cách nấu chè mè đen bạn hãy sử dụng mè đen Việt Nam, nên chọn loại mè mới, có màu đen bóng, ngửi có mùi thơm nhẹ, hạt phải chắc mẩy, tránh mua phải vừng đen kém chất lượng.

– Một mẹo nhỏ để kiểm tra mè mới hay cũ là mè cũ thường có mùi mốc, khô dầu, khi thả vào nước mè sẽ nổi lên.

– Mè đen sau khi mua về cần ngâm vào nước để loại bỏ vỏ, hạt lép, nhặt hết sạn và tạp chất có trong mè, tránh khi nấu chè có hiện tượng lạo xạo do cát hoặc sạn để lại.

– Vo sạch mè, để ráo nước, phơi khô rồi cho lên chảo rang đảo đều tay với lửa nhỏ để mè đen chín đều, không bị cháy. Mè chín là khi bạn nghe thấy tiếng nổ lách tách khi rang mè.

– Đổ 200ml nước dừa tươi đã chuẩn bị vào cùng với mè đen trong máy xay và xay đến khi mè đen nhuyễn mịn.

Xay mè đen cùng nước dừa tươi thật nhuyễn mịn.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

– Gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch rồi giã nhỏ

– Hòa tan 50g bột sắn dây vào 600ml nước lọc. Món chè mè đen có bột sắn dây sẽ sánh và ngon, ngậy hơn.

Sau khi nấu chín bột sắn mới cho mè đen vào cùng.

– Bắc nồi lên bếp, cho hỗn hợp nước lọc và bột sắn dây đã hòa tan từ trước vào đun ở lửa nhỏ. Chú ý dùng đũa khuấy đều tay để bột sắn dây không bị vón cục, cho đến khi thấy nặng tay, bột chín và chuyển thành màu trong.

– Lúc này bạn cho hỗn hợp nước dừa mè đen vừa xay nhuyễn vào nồi. Cho thêm gừng tươi để giúp món chè dậy mùi hơn.

– Tiếp tục khuấy đều và nhanh tay trong khoảng 1-2 phút để các hỗn hợp hòa quyện tạo thành màu đen sánh mịn hấp dẫn.

– Cho thêm đường với độ ngọt tùy thích. Bạn cũng có thể cho thêm nước nếu thích ăn chè loãng. Đun sôi thêm vài phút nữa với lửa nhỏ và khuấy đều tay là bạn đã hoàn thành món chè mè đen siêu ngon.

Chú ý khuấy đều tay để chè mè đen không bị vón cục.

PHẦN 3: YÊU CẦU THÀNH PHẨM VÀ CÁCH THƯỞNG THỨC CHÈ MÈ ĐEN

Bạn nên thưởng thức chè mè đen nóng với hương vị thơm hấp dẫn của mè đen, gừng tươi, bột sánh mịn, ngầy ngậy.

– Cách nấu chè mè đen không hề khó, lại nhanh chóng, nhưng bạn cần đảm bảo món chè khi nấu xong sánh mịn, không bị lợn cợn hay vón cục, có mùi thơm hấp dẫn từ mè đen, vị thanh thanh của nước dừa và ngậy của bột sắn dây.

– Bạn có thể thưởng thức chè mè đen theo 2 kiểu, ăn nóng và ăn lạnh.

+ Ăn nóng: Múc chè ra cốc hoặc bát, rắc thêm chút dừa nạo lên trên và thưởng thức chè mè đen ngay khi còn nóng để cảm nhận được hương vị thơm ngon. Kiểu ăn nóng khá phù hợp với mùa đông.

+ Ăn lạnh: Bản thân chè mè đen đã rất mát và thanh lọc cơ thể, nếu bạn muốn một món ăn giải nhiệt mùa hè thì hãy ăn chè mè đen lạnh. Để chè nguội rồi múc ra bát, thêm dừa nạo, bảo quản trong ngắn mát tủ lạnh vài giờ hoặc ăn kèm với đá bào.

Mách Mẹ Cách Làm Sữa Gạo Lứt Giải Nhiệt Mùa Hè Cho Mẹ Và Bé

Gạo lứt là gì và có tác dụng thế nào?

Gạo lứt là loại gạo chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài. Nếu bóc sạch lớp cám này sẽ cho ra gạo trắng, loại chúng ta ăn hàng ngày. Lớp cám của hạt gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin E, vitamin B1, B3, B6, ma-giê, man-gan, chất xơ, sắt…

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84mg ma-giê, ở gạo trắng chỉ có 9mg. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, trong lớp cám của gạo lứt chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Nguồn gốc sữa gạo lứt

50 năm trước, ông Shinjo Masao sống trên hòn đảo Ishigaki của Nhật thấy con trai mình và nhiều đứa trẻ khác bị chứng biếng ăn. Tất cả đều rất lo lắng và muốn tìm ra cách nào đó để cứu giúp những đứa trẻ suy dinh dưỡng không bị nguy kịch.

Họ đã thoát khỏi sự lo lắng khi vợ của Shinjo Masao đã nghĩ ra cách làm sữa gạo lứt kết hợp với đường nâu nổi tiếng của Nhật Bản. Trong sữa gạo chứa chất xơ, vitamin và những chất dinh dưỡng, hương vị lại hợp với những đứa trẻ trên đảo.

Loại sữa mới này đã nhanh chóng được lan rộng ra vùng lân cận và giúp cho những người trẻ tuổi ở vùng này khỏe mạnh hơn. Hiện tại, gia đình ông vẫn còn sản xuất loại sữa gạo lứt đặc biệt này. Khi đến du lịch tại Ishigaki – Nhật Bản, bạn sẽ mua được loại sữa gạo lứt này chỉ với 120 yên (25.000 đồng).

Sữa gạo lứt có lợi ích gì cho mẹ và bé?

Một số nghiên cứu khoa học nhận định rằng gạo lứt cũng như sữa gạo lứt là một loại thức uống chứa thành phần chất dinh dưỡng cao. Nó có khả năng phòng ngừa và điều trị nhiều căn bệnh ở trẻ em như bệnh tim, hen suyễn, loãng xương, tiểu đường, chống ung thư, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu…

Ngoài ra, loại sữa này còn có một số công dụng làm đẹp rất hữu dụng được rất nhiều phụ nữ yêu chuộng, là thành phần không thể thiếu trong quá trình giảm cân và chăm sóc da mỗi ngày.

Với lượng vitamin dồi dào, nó giúp làn da các phụ nữ sau khi sinh luôn căng mịn đầy sức sống, ngăn ngừa tình trạng lão hóa da ở phụ nữ có tuổi. Nó còn giúp thanh lọc và làm mát cơ thể.

Việc chế biến gạo lứt thành sữa cũng dễ dàng hơn các loại sữa khác rất nhiều. Vị của sữa gạo lứt dễ uống, thơm ngon. Nó kích thích vị giác của bé mà không tạo cảm giác béo như các loại sữa thông thường.

Tại Hàn Quốc, Trung Quốc, sữa gạo lứt là một thức uống bổ dưỡng được sử dụng khá phổ biến.

Cách làm sữa gạo lứt

Để có một ly sữa gạo lứt thơm ngon cho mình và bé, mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện theo các bước sau:

Nguyên liệu chuẩn bị

Gạo lứt: 100g

Sữa tươi không đường: 2 hộp nhỏ

Nước lọc: 1 lít

Đường phèn: 100g (hoặc có thể tùy theo sở thích của bạn)

Cách thực hiện

Nhặt sạch vỏ trấu và sàng làm sạch bụi bẩn. Bạn có thể vo gạo hoặc không tùy vào nguồn gốc gạo bạn có. Tiếp theo, đổ gạo vào chảo, rang với lửa nhỏ cho đến khi gạo bắt đầu dậy mùi thơm. Khi hạt gạo bóng đẹp, và có khoảng chừng 20% hạt gạo đã nở, bạn tắt bếp.

Bạn lấy 300ml nước lạnh, cho lên bếp đun sôi, sau đó cho gạo lứt đã rang vào nấu chín mềm. Lưu ý: Nên nấu với ngọn lửa nhỏ. Khi đã nấu xong, bạn hãy đem gạo lứt đã nấu chín cho vào máy xay và xay thật nhuyễn.

Sau đó, bạn dùng rây, lọc qua rây và phải vắt cho thật mạnh tay để chất bột có trong gạo lứt ra hết. Tiếp tục cho 700ml nước còn lại vào nồi rồi cho sữa tươi không đường và đường phèn vào đun đến khi sôi.

Nấu xong, bạn cho phần nước gạo lứt đã được lọc vào nấu chung. Đun thêm khoảng chừng 5-10 phút là được. Chú ý canh chừng lửa nếu không sữa sẽ bị trào ra bên ngoài.

Sau khi nấu sữa xong, bạn nhấc nồi xuống, chờ cho sữa nguội rồi chuẩn bị hộp đựng để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Sữa gạo lứt nấu xong mẹ có thể bảo quản lạnh và sử dụng trong vòng 3-4 ngày.

Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận mùi gạo lứt bốc lên thơm lừng khi uống. Đặc biệt, để gia tăng hương vị, mẹ có thể thêm nhiều loại nguyên liệu khác trong quá trình chế biến như thêm gạo nếp khi rang, thêm quế – lá dứa – vani khi nấu, thêm mật ong khi pha sữa, sử dụng đường nâu – đường mía để tạo mùi thơm…

Cách Nấu Sữa Mè Đen Thơm Ngon, Dinh Dưỡng

Trong bài viết này, Phụ nữ và Gia đình sẽ hướng dẫn bạn cách nấu sữa mè đen tại nhà vừa tiết kiệm cả về chi phí lẫn thời gian mà lại rất bổ dưỡng cho gia đình.

Sữa mè đen có tác dụng gì?

Trong Đông y, mè đen có tên là hắc chi ma, có tính hàn, vị ngọt, dùng để chữa các chứng đầy hơi, táo hơn, mụn nhọt và giúp mượt tóc.

Uống sữa mè đen hàng ngày rất có lợi cho cho chúng ta. Trong sữa mè đen có nhiều chất vitamin và khoáng chất cần thiết giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch. Không chỉ vậy, trong sữa mè đen còn chứa chất xơ, giúp đường ruột khỏe hơn, trị được chứng táo bón và thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Đối với phái đẹp, sữa mè đen có tác dụng giúp làn da trở nên trắng sáng, mịn màng. Các collagen có trong mè đen giúp làn da đàn hồi tốt hơn, loại bỏ các tế bào chết và tái tạo các mô mới cho làn da, hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp của của các tia cực tím từ ánh nắng mặt trời có hại cho da.

Ngoài ra, việc uống sữa mè đen hàng ngày cũng rất tốt đối với những người bị thiếu máu lên não và suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó, mè đen có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch bởi các chất chống oxy hóa.

Kẽm có trong sữa mè đen giúp chúng ta ngăn ngừa nguy cơ loãng xương nhờ, vì thế những người cao tuổi thường được bác sĩ khuyên dùng sữa mè đen mỗi ngày để tốt cho hệ xương và giúp xương chắc khỏe.

Cách nấu sữa mè đen giảm cân

Trong sữa mè đen có chứa Acid linoleic và acid oleic có khả năng đốt cháy các calo, ngăn không cho các tế bào hình thành mỡ, làm giảm nồng độ cholesterol có trong máu, giúp chị em lấy lại vóc dáng thon gọn.

Chuẩn bị nguyên liệu:

Các bước thực hiện:

Bước 1: Đầu tiên, bạn rang chín mè đen cho đến khi có mùi thơm là được. Bạn lưu ý nên rang với lửa nhỏ để mè đen không bị cháy khét. Lấy đậu nành đã ngâm qua đêm và mè xay thật nhuyễn, rồi lọc hỗn hợp vừa xay đó qua lớp vải mịn để lấy cặn.

Bước 2: Đun sôi hỗn hợp mè đen và đậu nành vừa xay với 600ml nước. Cho lá dứa và đường phèn đã chuẩn bị sẵn cùng đun với hỗn hợp trên để tăng hương thơm cho mè đen.

Bước 3: Khuấy đều cho đến khi sữa sôi thì tắt bếp. Bạn có thể uống sữa vào bữa trưa hoặc tối và chỉ nên uống 1 lần trong 1 ngày.

Bạn có thể kết hợp uống sữa mè đen mỗi ngày cùng với luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để có vóc dáng thon thả và cân đối.

Cách nấu sữa mè đen cho bà bầu

Mè đen có chứa nhiều calo, gluxit, lipit, đồng, sắt, mangan. Do đó, bà bầu ăn mè đen sẽ giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn, giảm những cơn đau trong quá trình mang thai và tăng tiết sữa cho phụ nữ sau khi sinh.

Chuẩn bị nguyên liệu:

Các bước thực hiện:

Bước 1: Cạo sạch vỏ gừng, rửa sạch. Rửa sạch mè đen. Để mè đen với gừng ráo nước.

Bước 2: Rang mè, đảo đều tay cho mè chín đều và không bị khét. Sau đó, cho mè cùng với nước ấm vào máy xay sinh tố xay cho thật nhuyễn.

Bước 3: Cho bột sắn dây vào nước lọc, khuấy đều cho tan, rồi bắc lên bếp đun sôi với lửa nhỏ. Vừa đun vừa dùng đũa tiếp tục khuấy đều để sắn dây không bị cháy, đến khi bột chuyển sang màu trắng trong rồi đổ mè vào.

Bước 4: Khi chè sôi, mẹ bầu cho lượng đường vừa phải vào nấu trong vòng 5 phút thì tắt bếp.

Cách nấu nước mè đen cho mẹ bầu

Nước mè đen có công dụng như sữa mè đen nên thường được các mẹ bầu dùng làm nước uống mỗi ngày.

Chuẩn bị:

Các bước thực hiện:

Bước 1: Bạn ngâm mè đen trong nước khoảng 10 phút rồi vớt ra cho ráo. Tiếp đến, lọc bỏ những hạt hư rồi đem mè phơi khô. Khi mè đã khô, cho mè lên chảo và rang cho đến khi có mùi thơm là được.

Bước 2: Đỗ mè vào máy xay sinh số, thêm nước vào và xay cho thật nhuyễn. Lấy nước mè đổ vào một cái ly rồi thêm 150ml mật ong vào, khuấy đều, vậy là bạn có thể thưởng thức một ly nước mè mật ong dịu ngọt ngon lành rồi.

Sữa mè đen thật sự rất tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày, bạn nên uống một ly sữa mè đen để cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Bạn có thể áp dụng những cách nấu sữa mè đen được chia sẻ ở trên để nấu cho gia đình, vừa ngon lại vừa an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/dinh-duong-2/cach-nau-sua-me-den-thom-ngon-dinh-duong-346979)

Cách Nấu Chè Mè Đen Cho Bà Bầu Dễ Sinh

Công dụng của chè mè đen với bà bầu

Hỗ trợ tiêu hóa

Mè đen chứa chất niacin có tác dụng giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, duy trì khả năng đàn hồi của huyết phản cũng như quá trình tuần hoàn máu. Bên cạnh đó còn ngăn ngừa tình trạng khô da, sạm da và viêm khoang miệng.

Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu sẽ thường xuyên bị táo bón. Việc ăn chè mè đen sẽ giúp hệ tiêu hóa của bà bầu tốt hơn, đồng thời mè đen còn chứa một lượng chất xơ dồi dào, khoáng chất và các vitamin cần thiết giúp tăng cường khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó phòng ngừa chứng đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy thường gặp trong thai kỳ.

Tăng cường hệ miễn dịch

Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu rất thấp. Vì vậy, bạn sẽ dễ bị ho, cảm cúm, sốt,… ảnh hưởng tới thai nhi. Vì vậy, việc ăn chè mè đen sẽ giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch cũng như bảo vệ cơ thể mẹ tránh khỏi cảm lạnh.

Bổ sung canxi

Mẹ bầu cần bổ sung canxi cho thai nhi và bản thân mình, giúp thai nhi hình thành khung xương chắc khỏe. Cứ 100g mè đen có chứa 800mg canxi. Vì vậy, mè đen được xem là thực phẩm giàu canxi cực tốt cho hệ xương của thai nhi và người mẹ.

Giảm mệt mỏi, căng thẳng cho bà bầu

Cơ thể mẹ bầu thường hay căng thẳng, mệt mỏi vì vậy ăn chè mè đen là biện pháp hữu ích giúp tăng cường sức mạnh thần kinh và cơ bắp, giúp cơ thể mẹ bầu luôn tràn đầy năng lượng.

Cân bằng lượng cholesterol trong máu

Các axit béo chưa bão hòa trong mè đen là nguồn dinh dưỡng cực kỳ giá trị được hấp thu vào cơ thể và sử dụng hiệu quả, có tác dụng cân bằng lượng cholesterol trong máu.

Tốt cho hệ tim mạch

Từ lâu, mè đen được biết đến như một loại thực phẩm cực kỳ tốt cho tim mạch. Việc ăn chè mè đen hàng ngày sẽ giúp hệ tim mạch của mẹ lẫn con khỏe mạnh. Các dưỡng chất chống oxy hóa trong mè đen có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch như đột quỵ, xơ vữa động mạch, cao huyết áp,…

Ngăn ngừa lão hóa da

Trong thai kỳ, làn da của các mẹ bầu khá nhạy cảm dưới ánh nắng mặt trời. Các nếp nhăn cũng bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, việc ăn mè đen sẽ giúp cải thiện tình trạng này, làn da của mẹ bầu sẽ trở nên khỏe mạnh, tươi sáng.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai do hàm lượng insulin tiết ra trường cơ thể thường không đáp ứng đủ, làm tăng lượng đường trong máu. Mè đen có tác dụng điều tiết hàm lượng insulin đồng thời cải thiện bệnh tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu.

Dễ sinh

Việc sinh con sẽ trở nên thuận lợi và dễ dàng, ít đau đớn hơn nếu mẹ bầu thường xuyên dùng mè đen trong thai kỳ. Theo các nghiên cứu, những ca dễ sinh, mẹ tròn con vuông đều là do mẹ kiên trì ăn mè đen.

Tăng cường tuyến sữa

Sữa mẹ luôn là vấn đề quan trọng đối với các mẹ bỉm. Rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu sữa cho con bú. Vì vậy, mẹ bầu nên thường xuyên ăn mè đen và các thực phẩm lợi sữa trong thai kỳ để sau sinh có đủ sữa cho con bú đồng thời tăng chất lượng sữa mẹ.

Nguyên liệu nấu chè mè đen

Cách nấu chè mè đen cho mẹ bầu

Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi đập dập.

Mè đen cho vào rổ có lỗ nhỏ, khít để sàng sơ cho sạch bụi bẩn.

Nhặt bỏ hết những hạt mè bị hư rồi rửa sơ qua với nước sạch, sau đó vẩy cho khô nước.

Tiếp theo, cho mè đen vào chảo để rang chín.

Trong khi rang mè, bạn nên bật lửa nhỏ liu riu, đảo đều bằng đũa để mè chín đều và không bị cháy khét.

Khi mè đen có mùi thơm, nổ lách tách tức là mè đen đã chín, hãy tắt bếp và chờ mè nguội.

Khi mè đen nguội, bạn hãy cho mè vào máy xay sinh tố, đổ thêm 200ml nước lọc để xay cùng. Xay cho đến khi mè nhuyễn mịn.

Sau đó, cho bột sắn dây vào 600ml nước lọc còn lại để pha loãng thành nước.

Khuấy đều tay cho bột sắn dây tan hết rồi đổ nước sắn dây vào nồi và đun sôi.

Bật lửa nhỏ liu riu và khuấy đều tay để bột không dính vào đáy nồi, tránh cháy khét.

Khi nước sắn dây sánh lại, chuyển thành màu trắng thì hãy cho toàn bộ mè đen đã xay vào để nấu cùng.

Tiếp tục khuấy thật đều tay, đun thêm khoảng 2 phút nữa rồi cho gừng đập dập vào nấu cùng.

Khi chè mè đen sôi, hãy cho thêm đường trắng và đun thêm 3-5 phút nữa rồi tắt bếp.

Bạn đang xem bài viết Mách Chị Em Cách Nấu Chè Mè Đen Sánh Ngon, Bổ Dưỡng Giải Nhiệt Mùa Hè trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!