Xem Nhiều 3/2023 #️ Làm Thế Nào Để Đăng Ký Bảo Hộ Sáng Chế Ở Nước Ngoài? # Top 11 Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Xem Nhiều 3/2023 # Làm Thế Nào Để Đăng Ký Bảo Hộ Sáng Chế Ở Nước Ngoài? # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Thế Nào Để Đăng Ký Bảo Hộ Sáng Chế Ở Nước Ngoài? mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sáng chế đã từ lâu được xem như là một sản phẩm trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đó cũng là lý do mà nhiều cá nhân, tổ chức đã chú trọng việc đăng ký bảo hộ sáng chế để có thể bảo vệ tài sản của mình tốt nhất.

Tuy nhiên, muốn khai thác sáng chế một cách tối ưu để không đơn giản chỉ là kế hoạch sử dụng sáng chế trong phạm vi một lãnh thổ mà phải vươn ra tầm quốc tế. Tới lúc đó, câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài?

Làm thế nào để đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài?

Việc đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài hay tại quốc gia bạn dự định khai thác thương mại sáng chế là cách khôn ngoan để vừa có thể tạo cơ chế bảo hộ cho sáng chế, vừa tạo được sự tin tưởng từ người tiêu dùng quốc tế.

Hiện nay, thay vì phải tìm hiểu quy định pháp luật và đăng ký sáng chế trực tiếp tại từng quốc gia muốn bảo hộ bạn vẫn có thể nộp đơn đăng ký ngay tại Cục sở hữu trí tuệ của Việt Nam.

Bởi vì, Việt Nam đã trở thành thành viên của Hiệp ước bằng sáng chế (PCT). Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên cuẩ Hiệp ước mà các cơ chế nộp đơn bảo hộ sáng chế tại cơ quan sáng chế của mỗi quốc gia mà sáng chế vẫn được bảo hộ trên phạm vi quốc tế.

Theo đó, chủ sở hữu sáng chế sẽ chọn các quốc gia mà mình muốn thực hiện bảo hộ sáng chế. Sau đó, sẽ tiến hành nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế chỉ định quốc gia đó theo Hiệp ước PCT. Hay nói cách khác đây là hình thức nộp đơn sáng chế quốc tế PCT có nguồn gốc tại Việt Nam.

Quy trình nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài theo Hiệp ước PCT

Để được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế quốc tế thì khi nộp hồ sơ đăng ký, sáng chế của bạn sẽ phải trải qua các quy trình như sau:

Nộp đơn đăng ký sáng chế

Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế quốc tế của bạn sẽ được tiến hành nộp tại Cục sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Trong đó, đơn sẽ yêu cầu bảo hộ sáng chế tại bất kỳ quốc gia nào miễn là thành viên của Hiệp ước PCT.

Bạn có thể nộp trực tiếp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện tới Cục SHTT hoặc Văn phòng quốc tế của WIPO tại Việt Nam.

Tra cứu sáng chế quốc tế

Việc tra cứu sáng chế sẽ được tiến hành tại các cơ quan tra cứu có thẩm quyền do Hiệp ước PCT quy định. Đối với đơn đăng ký có nguồn gốc Việt Nam thì các cơ quan có quyền tra cứu là: Cơ quan Sở hữu trí tuệ Australia, Áo, Liên bang Nga, Thuỵ Điển, Hàn Quốc và Cơ quan Sáng chế Châu Âu. Công bố đơn: Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam được công bố trên Công báo của PCT (PCT Gazette).

Thẩm định sơ bộ quốc tế

Sau khi hoàn tất và thông qua tra cứu, đơn sáng chế sẽ được công bố trên công báo của PCT để mọi người biết đến rộng rãi.

Sau đó, cơ quan thẩm định sơ bộ quốc tế sẽ tiến hành thẩm định và đưa ra các ý kiến về việc sáng chế có đáp ứng yêu cầu bảo hộ hay không. Các ý kiến này được tổng hợp và lập thành báo cáo gửi về cho Văn phòng quốc tế.

Văn phòng quốc tế nhận được báo cáo, nếu chấp thuận thông qua sẽ gửi về cho quốc gia được chỉ định bảo hộ. Lúc này, đơn đăng ký sẽ được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo các thủ tục quy định đối với đơn đăng ký sáng chế thông thường tại quốc gia sở tại. Trên đây là sơ bộ về cách thức và quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài mà Phan Law cung cấp cho bạn. Vì cơ chế bảo hộ phức tạp cộng với phạm vi bảo hộ rộng mà việc đăng ký sẽ rất khó khăn.

Do đó, nếu cần sự hỗ trợ từ đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp uy tín thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Bạn sẽ được đội ngũ chuyên viên với chuyên môn cao tư vấn chi tiết từng vấn đề nhé.

Tìm Hiểu Về Việc Đi Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Tại Nước Ngoài

Xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để tăng cường hoạt động kinh doanh.

Nhưng bên cạnh đó, việc nhận thức đúng đắn về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài nhằm bảo vệ thương hiệu của mình là rất cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số thông tin về cách để đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài một cách hiệu quả.

Tìm hiểu về việc đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài ở đâu?

Chủ thể đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài có thể nộp tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Lưu ý: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài gồm:

Tờ khai theo mẫu

Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu.

Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.

Quy trình thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài ra sao?

Khi muốn đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài thì tổ chức, cá nhân đăng ký cần:

Thứ nhất, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ rồi nộp tới Cục sở hữu trí tuệ. Hồ sơ cần có những giấy tờ sau:

Tờ khai theo mẫu.

Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu.

Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (Phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu – không bao gồm các khoản phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế là 2 triệu)

Thứ hai, Cục sở hữu trí tuệ xem xét đơn. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thông báo về việc nộp lệ phí cho đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid. Và chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo kết quả xem xét đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid.

Trên đây là các nội dung tư vấn về các vấn đề liên quan đến việc đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Quy Trình Đăng Ký Bảo Hộ Giống Cây Trồng Tại Việt Nam

Dù đang nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Thế nhưng, vẫn phải khẳng định rằng nước ta là quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp là chính. Cộng với khí hậu nhiệt đới đặc trưng mà có thể phát triển nhiều giống cây trồng khác nhau.

Thực tế mà nói việc nhân được một giống cây mới cũng chính là thành quả trí tuệ ngày đêm miệt mài của một hay nhiều cá nhân. Thế nhưng, ngày này rất nhiều người chưa chú trọng đến việc đăng ký bảo hộ giống cây trồng để bảo vệ tài sản của mình.

Cách thức đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam

Đăng ký bảo hộ giống cây trồng là hình thức bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ còn khá xa lạ với nhiều cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, trên thế giới vấn đề này được rất nhiều quốc gia quan tâm.

Việc tạo ra được một hay nhiều giống cây trồng mới giúp nền nông nghiệp phát triển sẽ giảm bớt các gánh nặng phải nhập khẩu các sản phẩm nông sản, tiết kiệm được phần lớn chi phí.

Hiểu rõ được tầm quan trọng này mà pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định cụ thể về cấp văn bằng bảo hộ cho giống cây trồng.

Cụ thể là người tạo giống hoặc chủ sở hữu giống cây trồng sẽ phải nộp đơn đăng ký bảo hộ cho Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới.

Nếu giống cây trồng này đáp ứng được điều kiện quy định thì người nộp đơn sẽ được cấp chứng nhận đăng ký hợp pháp. Việc được cấp chứng nhận này tạo rất nhiều cơ hội cho chủ sở hữu khai thác và sử dụng giống cây trồng một cách tốt nhất.

Theo đó, chủ sở hữu sẽ có quyền sản xuất hoặc nhân giống, chào bán và thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác.

Đồng thời, chủ bằng còn có quyền ngăn cấm bên thứ ba có hành vi khai thác, sử dụng giống cây trồng có tên trùng hoặc tương tự tên giống đã được bảo hộ mà không được phép của chủ bằng.

Quy trình đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Sau khi nộp bộ hồ sơ đăng ký gồm các giấy tờ sau: Tờ khai đăng ký giống cây trồng theo mẫu, tờ khai kỹ thuật, ảnh chụp giống đăng ký, bản sao chứng từ nộp phí thẩm định; giấy tờ khác (nếu có) thì đơn đăng ký sẽ trải qua các giai đoạn sau:

Thẩm định hình thức đơn

Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới sẽ tiến hành xét nghiệm hình thức đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đơn. Nếu đơn không hợp lệ về hình thức, Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thông báo cho người nộp đơn sửa chữa thiếu sót trong thời hạn 30 ngày. Trong thời hạn 30 ngày, người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót thì Văn phòng Bảo hộ từ chối đơn.

Nếu đơn hợp lệ, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới sẽ ra thông báo chấp thuận bằng văn bản tới người nộp đơn. Đồng thời, đơn sẽ được đăng trên tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn để mọi người biết đến và có phản hồi.

Thẩm định nội dung đơn

Cán bộ thẩm định sẽ tiến hành xét nghiệm giống cây trồng có đáp ứng đầy đủ điều kiện bảo hộ hay không. Theo đó, giống cây trồng phải được khảo nghiệm kỹ thuật về tính khác biệt, tính mới, tính đồng nhất và tính ổn định (khảo nghiệm DUS).

Hiện nay, có 2 phương pháp khảo nghiệm kỹ thuật: Khảo nghiệm bởi cơ quan có thẩm quyền được Bộ NN&PTNT chỉ định (hiện Trung tâm Khảo nghiệm giống và sản phẩm cây trồng quốc gia là cơ quan đầu mối thực hiện); khảo nghiệm tác giả (tác giả tiến hành dưới sự giám sát của cán bộ thẩm định thuộc cơ quan có thẩm quyền). Thời gian thẩm định này còn tùy thuộc vào giống cây trồng và chu kỳ sinh trưởng của nó. Thời gian thẩm định thường là 2 chu kỳ sinh trưởng.

Cấp văn bằng bảo hộ cho giống cây trồng

Nếu việc khảo nghiệm đáp ứng được yêu cầu luật định thì Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới sẽ làm thủ tục trình Cục trưởng cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp văn bằng bảo hộ.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng công bố quyết định, nếu không có ý kiến phản đối, cục sẽ chính thức cấp bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng sẽ được hưởng quyền tác giả.

Trên đây là khái quát quy định về đăng ký bảo hộ giống cây trồng mà Phan Law cung cấp cho quý khách hàng. Hy vọng các thông tin này thật sự hữu ích với bạn.

Vì mang tính kỹ thuật cao, nên việc đăng ký cho giống cây trồng sẽ khó khăn hơn so với các tài sản trí tuệ khác. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn gì, quý khách hàng vui lòng liên hệ Phan Law để được hỗ trợ tốt nhất.

Tìm Hiểu Về Phí Dịch Vụ Đăng Ký Bảo Hộ Thương Hiệu

Phí dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu là khoản phí mà cá nhân, tổ chức muốn bảo hộ thương hiệu phải trả cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ và đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký.

Tùy thuộc vào việc cá nhân, tổ chức đăng ký thương hiệu cho nhóm sản phẩm/dịch vụ nào,… Mà chi phí sẽ có những khác biệt nhất định. Cùng tìm hiểu về chi phí dịch vụ khi đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nào.

Ý nghĩa của phí dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì?

Phí dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu là khoản tiền phải trả cho Cục sở hữu trí tuệ và đơn vị cung cấp dịch vụ khi tổ chức hoặc cá nhân tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Để đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn phải nộp các khoản phí, lệ phí và phí dịch vụ quy định.

Cách tính phí đăng ký nhãn hiệu cho biết khoản tiền mà chủ thể đi đăng ký cần phải trả để thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Việc chi trả phí, lệ phí khi đăng ký cũng là một dấu hiệu cơ bản để xác định hồ sơ đăng ký của bạn đã hợp lệ hay chưa. Nếu chưa hợp lệ thì đơn của bạn có thể bị từ chối.

Cách phí dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu ra sao?

Số tiền cần chi trả khi tiến hành dịch vụ đăng ký nhãn hiệu còn phụ thuộc vào nhiều tiêu chí. Các tiêu chí đó là:

Số lượng nhãn hiệu đăng ký.

Số lượng nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.

Số lượng nhóm sản phẩm, dịch vụ.

Gói sử dụng dịch vụ đăng ký mà bạn chọn.

Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo giá nhà nước ra sao?

Đối với mỗi đơn đăng ký theo giá nhà nước. Áp dụng Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp đính kèm thông tư 263/2016 của Bộ tài chính. Theo đó:

Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/mỗi đơn/mỗi yêu cầu.

Phí công bố đơn: 120.000 đồng

Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)

Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)

Phí phân loại quốc tế hàng hóa: 100.000 đồng (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)

Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 đồng (từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1nhóm)

Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng (cho mỗi đơn)

Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn có thêm thông tin về phí dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu hiện nay. Nếu cần thêm thông tin chi tiết hoặc có bất kỳ thắc mắc nào thì liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng để giải đáp cho bạn.

Bạn đang xem bài viết Làm Thế Nào Để Đăng Ký Bảo Hộ Sáng Chế Ở Nước Ngoài? trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!