Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Chế Biến Khoai Lang Cho Bé Ăn Dặm mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thành phần khoai lang
Khoai lang là một loại củ không chỉ có hương vị thơm ngon, mà nó còn giàu chất chống oxy hóa gọi là beta carotene, rất hiệu quả trong việc tăng nồng độ vitamin A trong máu, đặc biệt là trẻ em.
Khoai lang rất bổ giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ. Chúng có thể được chế biến bằng cách luộc, nướng, hấp hoặc chiên. Chúng có hương vị ngon ngọt, rất dễ ăn no.
Khoai lang thường có màu cam, nhưng cũng có các loại khoai lang có màu khác, chẳng hạn như trắng, đỏ, hồng, tím vàng.
Khoai lang là một nguồn cung cấp tuyệt vời của beta carotene, vitamin C và kali. Các vitamin và khoáng chất giàu dinh dưỡng bao gồm Pro-vitamin A, vitamin C, Kali, Mangan, Vitamin B6,B5 và Vitamin E.
Khoai lang có khả năng tốt cho sức khỏe hơn khoai tây thông thường. Thành phần dinh dưỡng trong khoai lang có GI thấp hơn, nhiều chất xơ hơn và lượng lớn beta carotene. Ngoài ra khoai lang còn được coi là thần dược điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm thiệt hại oxy hóa.
Giá trị dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai sống là
Calo: 86 Nước: 77% Protein: 1,6 gram Carbohydrat: 20,1 gram Đường: 4.2 gram Chất xơ: 3 gram Chất béo: 0,1 gram
Cách chọn và bảo quản khoai lang
Chọn khoai lang không hề khó. bản thân khoai lang là một trong những loại thực phẩm ít bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu nhất do có củ mọc ngầm ở dưới lòng đất. Vậy nên mức độ an toàn của nó cũng cao hơn những loại thực phẩm khác.
Hãy chọn những củ khoai còn cứng, tươi, không bị dập, nứt hay thâm. Đừng chọn mua củ to quá bởi dễ bị xơ, nên chọn cỡ vừa. Những củ mà bị rỗ, có màu đen là những củ bị hà, đã hỏng, ăn rất đắng lại không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Để bảo quản khoai lang, hãy để ở những nơi thoáng mát, tuyệt đối tránh tủ lạnh bởi như vậy sẽ khiến nó nhanh bị héo và mất mùi vị. Tránh để ở nơi ẩm thấp vì như vậy khoai sẽ mọc mầm. Có thể giữ khoai từ 7- 10 ngày nếu bảo quản tốt. Cũng như các loại thực phẩm khác, khoai lang có thể gọt vỏ và chế biến sẵn và để trong ngăn đá cho bé ăn dần.
Các món ăn chế biến từ khoai lang cho bé
1. Bột khoai lang + bí đỏ hầm
Nguyên liệu
Khoai lang
Bí đỏ
Chế biến
Bí đỏ và khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó đem cho vào nồi và đổ thêm nước để đun sôi. Khi nước đã sôi thì bắt đầu giảm nhỏ lửa và hầm âm ỉ khoảng 5 đến 10 phút cho khoai và bí chín nhừ.
Tiến hành xay khoai và bí bằng máy xay sinh tố để xay nhuyễn hoặc có thể dùng một cái miễng to để tán nhuyễn ra. Cho thêm một chút nước hoặc sữa bột cho bé đã pha vào, thêm 1 tí bơ hoặc dầu gấc vào sẽ thơm ngon và khiến trẻ ăn được nhiều hơn.
Có thể làm một lần rồi trữ đông để những lần sau ăn thì rã đông. Sau khi hỗn hợp khoai bí được tán nhuyễn thì chia hỗn hợp đó làm nhiều phần đủ cho 3-5 ngày và cho vào tủ lạnh. Khi có nhu cầu cho bé ăn thì lấy ra hâm nóng lại bằng cách cho vào nồi cơm điện hoặc lò vi sóng quay 1 phút.
2. Khoai lang và bột ăn dặm
Nguyên liệu
Khoai lang
Bột ăn dặm loại ngọt
Chế biến
Khoai lang rửa sạch, cắt nhỏ sau đó đem luộc cho chín nhừ và nghiền/ xay mịn với nước hoặc sữa công thức đã pha.
Pha bột ăn dặm với nước ấm theo công thức của từng loại bột ăn dặm. Sau đó cho vào bát bột ăn dặm hỗn hợp khoai lang đã tán nhuyễn và trộn đều lên.
Các loại bột ăn dặm bán sẵn có nhiều hương vị nhưng nên chọn loại ít hương vị như bột gạo sữa hay ngũ cốc để trẻ dễ ăn hơn. Và cho dần dần từ ít đến nhiều hỗn hợp khoai lang để từ đó trẻ sẽ thích nghi với món ăn.
3. Cháo cá khoai lang
Nguyên liệu
Cá quả hoặc cá basa
Khoai lang
Hành tím
Cháo trắng
Dầu ăn
Chế biến
Rửa sạch miếng cá quả, sau đó hấp chín và tán nhuyễn
Gọt vỏ khoai lang, rửa sạch và hấp chín, sau đó cũng đem tán nhuyễn
Băm nhuyễn hành tím và phi thơm với dầu
Cho hành tím, nước và cháo vào nồi nước sôi, khuấy đều. Tiếp sau đó cho các và khoai lang vào, nêm nếm thêm 1 chút nước mắt và nấu cho sôi, sau đó múc ra bát và cho bé thưởng thức.
4. Soup khoai lang
Nguyên liệu
Khoai lang
Hành tây
Nước dùng (hầm thịt xương hoặc gà)
Gia vị các loại, dầu ăn và bơ
Chế biến
Rửa sạch, cắt hành tây thành hạt lựu
Chọn loại khoai lang bở, gọt vỏ, thái thành lát mỏng
Nấu chảy bơ hoặc đun nóng dầu ăn rồi cho vào xào hoặc cho hành chín mềm và cho khoai vào xào cùng. Nêm thêm 1 chút gia vị cho ngấm.
Cho nước dùng vào nồi khoai, nấu với lửa to cho tới khi sôi thì để nhỏ lửa liu riu để nồi súp sôi nhỏ, âm ỉ khoảng 30-40p, đến khi khoai chín mềm hẳn rồi hẵng tắt bếp. Sau đó dùng muỗng cứng tán nhuyễn hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn ra.
5. Cháo khoai lang trứng gà
Nguyên liệu
Khoai lang
Sữa công thức
Trứng gà
Chế biến
Rửa sạch khoai lang, gọt vỏ rồi hấp chín.
Nghiền nhuyễn khoai bằng tay hoặc máy xay sinh tố, cho thêm một chút sữa công thức hoặc nước lọc
Đun sôi cháo rồi cho hỗn hợp khoai lang đã xoay nhuyễn vào khuấy đều. Thêm vào một nửa lòng đỏ trứng đun sôi khoảng 1-2 phút
6. Khoai lang trộn sữa
Nguyên liệu
Khoai lang
Sữa bột đã pha hoặc sữa tươi
Chế biến
Rửa sạch khoai rồi gọt vỏ. Sau đó thái khoai thành miếng hạt lưu và hầm nhừ khoảng 10 đến 12 phút. Đợi khoai nguội thì thêm 4-5 thìa sữa vào.
Tự nghiền bằng tay hoặc cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố đến khi hỗp hợp nhuyễn mịn.
Thêm một chút sữa hoặc bơ để thơm dậy mùi hấp dẫn trẻ.
Cách Chế Biến Khoai Lang Cho Bé Ăn Dặm Không Nên Bỏ Lỡ
Được biết đến là một thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe nên khoai lang thường được chọn mặt gửi vàng trong nhiều thực đơn ăn dặm của bé. Bởi đơn giản, khoai lang có chứa hàm lượng vitamin A,E, Canxi dồi dào, cực tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa và chống táo bón vô cùng hiệu quả cho trẻ.
Khoai lang – thực phẩm vàng cho bé yêu
Khoai lang là món ăn ưu tiên hàng đầu khi cho trẻ nhỏ ăn dặm. Bởi loại củ này có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Khoai lang được hình thành và phát triển ở dưới đất, rất giàu chất oxy hóa beta – carotene – chất rất quan trọng làm tăng hàm lượng vitamin A trong máu.
Khoai lang là sự lựa chọn hàng đầu của các mẹ cho thời kỳ ăn dặm của bé.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu thì trong một củ khoai lang sẽ chứa 77% là nước. 20,1% carbohydrate, 1,6% protein, 3% chất xơ và hầu như không có chất béo. Ngoài ra loại củ này còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất khác tốt cho cơ thể của bé.
Ăn dặm với khoai lang thường xuyên sẽ giúp mắt bé sáng hơn, trí não phát triển tốt hơn,… đặc biệt khoai lang còn chứa hàm lượng chất xơ dồi dào sẽ giúp cho bé thoát khỏi vấn đề về tiêu hóa như táo bón.
Bên cạnh hàm lượng dinh dưỡng cao thì các bà mẹ cũng sử dụng khoai lang trong thực đơn ăn dặm của bé là vì vị ngọt, độ mềm mịn, dễ ăn của chúng sẽ giúp bé ngon miệng hơn. Đồng thời chúng cũng có màu sắc rất đa dạng từ trắng, tím, vàng giúp việc chế biến và trình bày món ăn dặm cho bé được thuận lợi hơn. Đây thực sự là món ăn hàng đầu cho trẻ trong giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm. Và các mẹ cũng tìm nhiều cách chế biến khoai lang cho bé ăn dặm được dễ dàng hơn.
Cách chế biến khoai lang cho bé ăn dặm như thế nào?
Cháo khoai lang cho bé ăn dặm
Đầu tiên bạn chuẩn bị 1 miếng ức gà, 30gr gạo tẻ, nửa củ khoai lang, 1/3 củ cải. Chú ý chọn nguyên liệu tươi ngon để mang lại chất lượng món ăn cho bé.
Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu thì tiến hành sơ chế. Bạn đem gọt vỏ khoai lang, rửa sạch và cho vào nồi hấp chín. Khi khoai đã chín thì vớt ra bát, nghiền nhuyễn. Với củ cải bạn cũng làm tương tự như khoai lang. Thịt gà rửa sạch rồi cho vào nồi luộc.
Cháo khoai lang thịt gà là món ăn khoái khẩu của bé trong thời kỳ ăn dặm.
Gạo tẻ vo sạch cho vào nồi nấu chín nhừ thành cháo. Trong giai đoạn đầu bạn có thể rây hoặc xay mịn, nghiền nhuyễn cháo cho bé dễ ăn. Tiếp theo, cho hết thịt gà xay nhuyễn và hỗn hợp rau củ ở trên vào nấu cùng cháo. Khuấy đều đến khi cháo sôi và sánh mịn thì tắt bếp.
Khi thịt gà đã chín bạn cho thịt gà ra đĩa, để nguội, xé nhỏ sau đó đem xay nhuyễn.
Khoai lang trộn sữa
Đây là món ăn dặm từ khoai lang được các mẹ sử dụng trong giai đoạn đầu thời kỳ ăn dặm của bé. Để làm món ăn này bạn cần chuẩn bị nửa củ khoai lang, một ít sữa công thức.
Tìm hiểu: Công thức chế biến súp cho bé ăn dặm
Trước hết khoai lang bạn cũng gọt vỏ, rửa sạch và hấp chín trong vòng 10 phút. Sau khi khoai đã chín thì vớt ra bát rồi nghiền nhuyễn. Sữa công thức pha một lượng vừa đủ. Trộn đều khoai lang đã nghiền với sữa công thức cho đến khi đạt độ dẻo thích hợp.
Khoai lang nghiền táo
Món ăn này có thể sử dụng cho bé từ 6 tháng trở lên. Ưu điểm của khoai lang nghiền cháo là làm rất nhanh, không mất thời gian nên cũng được nhiều mẹ ưa chuộng.
Để làm món khoai lang nghiền táo, bạn gọt vỏ, rửa sạch khoai và táo. Thái khoai và táo thành miếng hình vuông. Sau đó đem hấp hai loại thực phẩm này khoảng 5 – 10 phút. Khi khoai và táo chín bạn đem nghiền thật nhuyễn. Nếu thấy đặc có thể thêm ít nước để bé có thể ăn dễ hơn.
Bây giờ bạn đã tự tin hơn với cách chế biến khoai lang cho bé ăn dặm rồi đúng không? Hãy thử ngay cho bé yêu vào hôm nay đi nào, bé chắc chắn sẽ rất thích thú đấy.
Khoai lang nghiền táo món ăn hấp dẫn kích thích vị giác.
Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn
Hướng Dẫn Mẹ Chế Biến Món Súp Khoai Tây Cho Bé Ăn Dặm
1. Súp khoai tây sữa
Nguyên liệu
Khoai tây: 1/8 củ
Sữa: 60ml
Khoai tây mẹ đem gọt vỏ, rửa sạch và hấp/luộc chín. Tiếp theo, mẹ pha sữa bột theo đúng tỷ lệ và cho khoai vào, rồi bắc bếp đun với lửa nhỏ cho nhừ thêm. Tắt bếp, đổ khoai và sữa vào máy xay xay nhuyễn rồi cho bé thưởng thức.
Đây là món súp khoai tây cho bé ăn dặm ngay từ những ngày đầu.
2. Súp khoai tây thịt bò
Nguyên liệu
Khoai tây: 1 củ
Cà rốt: 1 củ
Thịt bò: 50g
Hành, tỏi, ngò, mùi
Khoai tây mẹ đem gọt vỏ, rửa sạch, rồi hấp chín và tán nhuyễn.
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu.
Thị bò rửa sạch, băm nhỏ.
Phi thơm tỏi, rồi cho thịt bò, rồi cà rốt vào xào chung, tiếp đến cho một bát nước vào ninh nhừ, rồi cuối cùng cho khoai tây vào khuấy đều tay.
Đây là món súp khoai tây cho bé ăn dặm từ 6.5 tháng tuổi.
3. Súp khoai tây thịt gà
Nguyên liệu
Khoai tây: 1 củ nhỏ
Thịt gà ức: 30g
Ngô ngọt non: ¼ bắp
Hành củ, hành tây
Bơ
Khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ. Ngô tách lấy hạt.
Phi thơm hành tỏi, rồi cho nước vào nồi, cho gà vào luộc. Khi gà nhừ thì vớt gà ra, cho khoai và ngô vào ninh cho tới khi chín mềm, nhừ.
Thịt gà mẹ lọc, xé sợi, có thể băm, hoặc xay nhỏ, rồi cho vào nồi đun cùng cho tới khi chín mềm. Tắt bếp, đổ ra bát, có thể cho thêm hành ngò nếu bé thích.
Đây là món súp khoai tây cho bé ăn dặm từ 6.5 tháng tuổi.
4. Súp khoai tây phô mai
Nguyên liệu
Khoai tây: 1 củ nhỏ
Thịt lợn: 30g
Pho-mai: 1 viên
Khoai tây, cà rốt, mẹ gọt vỏ, thái miếng, hấp chín và tán nhuyễn.
Thịt lợn, rửa sạch, thái nhỏ, xay nhuyễn cùng với chút nước. Đổ thịt lợn ra đun sôi, rồi mẹ cho khoai tây, cà rốt vào nấu cùng. Khi súp chín, tắt bếp, cho thêm phô-mai vào trộn đều là có thể cho bé thưởng thức ngon lành!
Đây là món súp khoai tây cho bé ăn dặm từ 7.5 tháng tuổi.
Học Cách Làm Súp Khoai Lang Cho Bé Ăn Dặm
11/09/2020 10:09
Khoai lang được biết tới là loai thực phẩm giàu chất xơ, nhuận tràng tốt cho hệ tiêu hóa. Khi kết hợp khoai lang cùng một số loại rau củ như cà rốt, súp lơ,… sẽ tạo nên một món súp vô cùng thơm ngon và hấp dẫn cho các bạn nhỏ.
Thời gian thực hiện: 20- 30 phút
Độ tuổi phù hợp: 1-3 tuổi
Nguyên liệu:
Khoai lang: 300g
Nước lạnh: 300ml
Nấm kim châm: 50g
Súp lơ: 50g
Cà rốt: 50g
Mùi ta: 2 cây
Sữa đậu nành: 200ml
Bột hành: 5g
Bột gừng: 3g
Cách làm bánh súp khoai lang cho bé ăn dặm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Súp lơ rửa sạch cắt thành từng bông
Cà rốt gọt vỏ thái miếng
Mùi ta rửa sạch (tạo mùi cho nước dùng nấu súp)
Khoai lang gọt vỏ rửa sạch sau đó thái miếng vừa ăn.
Nấm rửa sạch rồi thái nhỏ
Bước 2: Làm chín các nguyên liệu
Lấy 2 nồi nhỏ 1 nồi cho cà rốt và súp lơ vào luộc chín, vớt ra để ráo nước sau đó cho tiếp mùi ta vào đun sôi 1 lúc để lấy hương thơm cho nước dùng và lọc bỏ mùi ta chỉ lấy nước. Nồi còn lại bạn cho khoai lang đã sơ chế vào hấp chín.
Cà rốt súp lơ bạn đem thái nhỏ, lấy một chảo lớn cho một chút dầu ăn phi thơm nấm rồi cho cà rốt và súp lơ vào đảo đều cùng, thêm 5g bột hành để tạo mùi.
Phần khoai lang sau khi hấp chín đem xay nhuyễn cùng với nước dùng.
Bước 3: Nấu súp
Lấy một nồi nhỏ cho phần khoai lang, thêm 200ml sữa đậu nành, đun nhỏ lửa và đảo đều để tránh súp bị khê.
Nồi súp sôi bạn tiếp tục cho phần súp lơ, cà rốt và nấm đã xào ở trên vào nồi, khuấy đều nhẹ nhàng tới khi nồi sôi lại thì tắt bếp.
Bỏ súp ra bát trang trí bằng một chút là hỗn hợp súp lơ cà rốt và một chút bột gừng, vây là bạn là hoàn thành xong món súp khoai lang thơm ngon cho bữa ăn dặm của trẻ.
Bố mẹ tham khảo thông tin sản phẩm bột gừng và bột hành hữu cơ sử dụng trong bài viết tại ĐÂY.
Súp khoai lang có mùi thơm đặc trưng từ mùi ta và bột gừng, thêm vào đó là vị ngọt tự nhiên từ rau củ, chắc chắn đây là món ăn hấp dẫn cho bữa ăn dặm của con.
Lưu ý:
Làm chín riêng từng loại thực phẩm và cho lần lượt vào để nấu như vậy sẽ tách riêng được vị của từng thực phẩm, điều này giúp trẻ cảm nhận hương vị được tốt hơn.
Sử dụng bột gừng vì tính chất của gừng sẽ giúp cơ thể trẻ dễ tiêu hóa khoai lang hơn, điều này cũng tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
1 LẦN HỌC CON ĂN NGON TRỌN ĐỜI
Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Chế Biến Khoai Lang Cho Bé Ăn Dặm trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!