Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến Thức Y Học mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Với người bình thường cúm đã khó chịu, thì với người đang mang thai, cảm cúm lại càng phức tạp hơn. Vậy bà bầu sẽ phải làm gì khi bị mắc cúm?
Trước hết, cần khẳng định rằng phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn người khác. Điều này có thể lý giải là do cơ thể của thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, hơn nữa hệ thống miễn dịch suy giảm khi phụ nữ bắt đầu mang thai khiến họ dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Tỷ lệ tử vong của cúm cũng tăng lên nhiều đối với phụ nữ mang thai. Điều đáng lo ngại là không chỉ cúm mà hầu hết những bệnh do vi rút gây ra ở phụ nữ mang thai thường kéo dài hơn ở những phụ nữ khác. Vì phụ nữ mang thai có nhu cầu ôxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi, dó đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều. Còn các triệu chứng khác như sốt, ho khi bị cúm ở phụ nữ mang thai không nặng hơn ở những phụ nữ khác.
Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi. Khi thai phụ sốt cao cộng với độc tính của vi rút cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sảy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non. Ngoài ra, thai phụ bị cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Phòng tránh cảm cúm cho thai phụ
Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do vi rút gây ra. Ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như nước ta, bệnh cúm rất dễ lây từ người này sang người khác, qua các hạt bụi nước nhỏ có chứa vi rút do người bị bệnh ho hay hắt hơi hay có thể lây do tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, tiếp xúc với đồ vật có vi rút. Các bà bầu cần chú ý đề phòng nguồn lây bệnh, tránh tiếp xúc với những người bị cảm cúm và gia cầm tươi sống. Khi trong thành phố nơi bạn ở có bệnh dịch thì không nên đến những nơi công cộng.
Để phòng tránh cảm cúm, bạn cần tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bà bầu phải luôn luôn giữ gìn sức khỏe, hạn chế ra ngoài trời khi mưa nắng thất thường. Nếu bị mưa bạn sẽ bị cảm đấy. Trong khi ngủ, bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách không nằm thẳng luồng gió thổi vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ.
Bạn có thể nhỏ mũi và súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng để làm sạch vùng họng.
Thai phụ cần làm gì khi mắc cảm cúm?
Khi bị mắc cúm, thai phụ cần kịp thời có biện pháp khống chế bệnh, không để lây lan sang người khác, loại trừ mầm bệnh đồng thời áp dụng các biện pháp hạ sốt thích hợp cho mình như: dùng khăn lạnh lau người hoặc chườm lên vùng trán, uống nhiều nước ấm, chú ý nghỉ ngơi, giữ ấm cho cơ thể, v.v…Khi đang mang bầu, việc dùng thuốc trị bệnh lại không được thoải mái và dễ dàng như bình thường bởi hầu hết các thuốc đều có thể gây hại cho cả mẹ và con cũng như quá trình mang thai. Vì vậy khi thai phụ có những triệu chứng của mắc cảm cúm, cần đi khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị cụ thể, không dược tự ý dùng thuốc bừa bãi.
Bạn có thể dùng dung dịch tỏi để tránh cúm bằng cách giã tỏi cho nhỏ ra rồi cứ thế uống với nước. Xông mũi khi bị cảm cúm: Chị em hãy thử chùm một chiếc khăn lên đầu vào ghé mặt vào một ly nước nóng. Xông hơi thế này giúp dễ thở khi bà bầu bị nghẹt mũi. Để thông mũi đạt hiệu quả, có thể thêm tinh dầu trà xanh hoặc vài nhánh tỏi đập dập vào ly nước khi xông hơi.
Bích Thủy (Theo Báo Sức khỏe & đời sống)
ad syt ad
✅ + 15 Tác Dụng Của Sữa Ong Chúa ? +5 Mẹo Chữa Bệnh Y Học Cổ Truyền
Bạn đã từng nghe nói về tác dụng của sữa ong chúa với da mặt giúp cải thiện sạm nám hay vết thâm do sẹo mụn? Sữa ong chúa chẳng những có công dụng giúp bạn làm đẹp mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe rất tốt nữa đấy!
Sữa ong chúa là một chất dạng gelatin được ong mật tiết ra để nuôi ong chúa và ấu trùng của ong chúa. Ở nhiệt độ thường, sữa ong chúa có dạng như bơ, màu hơi ngà vàng và đặc biệt rất bổ dưỡng. Sữa ong chúa được chứa trong một ổ riêng chỉ sử dụng cho ong chúa hoặc ong chuẩn bị phát triển thành ong chúa.
Nguồn dinh dưỡng của sữa ong chúa phụ thuộc vào đàn ong, nguồn hoa… Nhờ hỗn hợp này nên ong chúa có thể sống lâu hơn những con ong khác trong bầy đến 40 lần.
Nếu muốn phát huy tối đa tác dụng của sữa ong chúa, bạn cần biết cách bảo quản đúng để sữa ong chúa giữ nguyên chất lượng và bảo quản được lâu. Theo đó, bạn không nên đựng sữa ong chúa trong đồ vật bằng kim loại. Bạn hãy cất sữa ong chúa tươi trong chai lọ thủy tinh là tốt nhất. Bạn nên đậy kín lọ bảo quản và cất trong ngăn đá tủ lạnh, khi đó hạn dùng có thể lên tới 24 tháng. Nếu cất trong ngăn mát thì bạn nên sử dụng hết sữa ong chúa trong vòng 6 tháng.
Nhờ các thành phần dưỡng chất quý giá, tác dụng của sữa ong chúa có thể giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh phổ biến, giúp bạn làm đẹp da và ngăn ngừa lão hóa.
1. Sữa ong chúa cung cấp nhiều dưỡng chất
Trong sữa ong chúa có nước, carbohydrate, protein và chất béo. Sữa ong chúa cũng chứa một số vitamin B và các khoáng chất vi lượng. Thành phần hóa học đầy đủ của sữa ong chúa vẫn chưa được xác định, những tác dụng của sữa ong chúa đối với sức khỏe chủ yếu xuất phát từ các protein và axit béo đặc biệt.
Một số vitamin trong thành phần của sữa ong chúa có thể kể đến như:
2. Tác dụng của sữa ong chúa giúp ngăn ngừa lão hóa
Trong nhiều nghiên cứu, các axit amin, axit béo và các hợp chất phenolic có trong sữa ong chúa được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa mạnh. Các chất chống oxy hóa có trong sữa ong chúa giúp loại bỏ các gốc tự do làm xuất hiện các dấu hiệu lão hóa sớm ở da như nếp nhăn, đốm đen, thâm sạm…
Tác dụng của sữa ong chúa còn giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và các căn bệnh mãn tính khác xuất hiện cùng tuổi tác.
3. Sữa ong chúa làm giảm nguy cơ bệnh tim
Sữa ong chúa tác động tích cực đến mức cholesterol và từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nguyên nhân là bởi một số loại protein nhất định trong sữa ong chúa có tác dụng làm giảm cholesterol. Có nghiên cứu cho thấy ở những người dùng khoảng 3g sữa ong chúa mỗi ngày trong vòng 2 tháng, mức cholesterol toàn phần giảm 11% và cholesterol xấu LDL giảm 4%.
Sữa ong chúa có tác dụng điều trị các chứng xơ cứng động mạch, suy tim, đau thắt ngực và các trường hợp cao huyết áp. Không những thế, sữa ong chúa còn giúp duy trì khả năng đàn hồi của mạch máu, bảo vệ cơ tim và tăng khả năng co bóp của tim.
4. Tác dụng của sữa ong chúa làm giảm huyết áp
Sữa ong chúa giúp bảo vệ tim và hệ tuần hoàn bằng cách làm giảm huyết áp. Các protein đặc biệt trong sữa ong chúa làm thư giãn các tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch, từ đó làm giảm huyết áp. Sữa ong chúa kết hợp với các chất khác có nguồn gốc từ ong cũng giúp giảm huyết áp đáng kể.
5. Sữa ong chúa điều hòa đường huyết
Sữa ong chúa hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu và độ nhạy insulin bằng cách giảm sự mất cân bằng oxy hóa và tình trạng viêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy độ nhạy insulin tăng lên và tác dụng bảo vệ ở mô tụy, gan và mô sinh sản được tăng cường ở những người bị béo phì hay tiểu đường có sử dụng sữa ong chúa.
Tác dụng của sữa ong chúa cũng giúp làm giảm 20% lượng đường trong máu lúc đói ở những người khỏe mạnh sử dụng bổ sung sữa ong chúa mỗi ngày.
6. Sữa ong chúa thúc đẩy lành vết thương
Sữa ong chúa có thể hỗ trợ chữa lành vết thương và một số tình trạng viêm da khác. Nhờ đó, tác dụng của sữa ong chúa giúp kháng khuẩn, giữ vết thương sạch và không bị nhiễm trùng. Nguyên nhân là bởi sữa ong chúa thúc đẩy sự tăng cường sản xuất collagen, một loại protein đóng vai trò cấu trúc quan trọng trong việc phục hồi các tổn thương trên da.
7. Tác dụng của sữa ong chúa với da mặt
Hàm lượng protein và peptid trong sữa ong chúa giúp làm lành tế bào bị tổn thương và phục hồi tái tạo da mặt mịn màng. Sữa ong chúa cũng chứa thành phần chất chống oxy hóa cực mạnh, giúp bảo vệ da chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời và ô nhiễm môi trường. Công dụng làm đẹp của sữa ong chúa còn giúp làm mờ các vết nám, sạm, thâm do mụn gây ra.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Duy trì mãi nét thanh xuân chỉ với sữa ong chúa
8. Tác dụng của sữa ong chúa điều trị khô mắt
Sữa ong chúa có thể điều trị tình trạng khô mắt mãn tính. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng công dụng của sữa ong chúa có thể làm tăng sự tiết nước mắt từ các tuyến lệ trong mắt. Sữa ong chúa hầu như rất ít tác dụng phụ, do đó đây có thể được xem như một giải pháp ít rủi ro để điều trị tình trạng khô mắt mãn tính.
9. Tác dụng của sữa ong chúa đắp mặt
10. Sữa ong chúa giảm tác dụng phụ khi điều trị ung thư
Một nghiên cứu chỉ ra rằng sữa ong chúa bôi ngoài da có thể ngăn ngừa viêm niêm mạc, tác dụng phụ điều trị ung thư gây ra loét trong đường tiêu hóa.
11. Tác dụng của sữa ong chúa hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Một công dụng của sữa ong chúa cũng rất tốt cho sức khỏe là giúp tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể chống lại các vi khuẩn và virus. Các axit béo trong sữa ong chúa có tác dụng thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn, làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng và hỗ trợ chức năng miễn dịch tổng quát.
12. Sữa ong chúa điều trị các triệu chứng mãn kinh
Một nghiên cứu trên 42 phụ nữ mãn kinh nhận thấy rằng việc bổ sung 800 mg sữa ong chúa hàng ngày trong 12 tuần có hiệu quả giảm đau lưng và lo lắng.
13. Sữa ong chúa giúp cải thiện chức năng sinh lý
Sữa ong chúa giúp điều trị các hiện tượng yếu sinh lý ở nam và nữ do chứa hàm lượng đáng kể các kích thích tố sinh dục tự nhiên cùng nhiều hợp chất giúp tăng cường khả năng sinh lý. Ngoài ra, thực phẩm này còn có tác dụng chữa chứng liệt dương ở nam giới và chữa các bệnh thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ.
Lưu ý khi sử dụng sữa ong chúa
Mặc dù sữa ong chúa có nhiều tác dụng nhưng bạn vẫn cần nên biết cách sử dụng để không phải gặp những tác dụng phụ. Tác dụng phụ của sữa ong chúa có thể gây ra dị ứng như nổi mẩn, hen suyễn, khó thở, viêm xuất huyết dạ dày hoặc sốc phản vệ, thậm chí gây tử vong…
1. Đối tượng nên sử dụng sữa ong chúa
Những người bị yếu sinh lí, vô sinh, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, đang trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, người bị cao huyết áp, mỡ trong máu, người bị rụng tóc, hói đầu, trẻ em suy dinh dưỡng, người bị mụn, nám, tàn nhang, phong thấp, viêm khớp…
2. Đối tượng không nên sử dụng sữa ong chúa
Bạn không nên sử dụng sữa ong chúa nếu như bị huyết áp thấp, có đường huyết thấp, bị đau bụng đi ngoài, đang có bệnh truyền nhiễm hay đang sốt, người đang có thai hay trẻ em dưới 13 tuổi, cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng phấn hoa, đang điều trị ung thư vú…
3. Cách sử dụng sữa ong chúa
* Ăn sữa ong chúa nguyên chất: Bạn có thể cho sữa ong chúa vào miệng rồi ngậm để sữa tan từ từ và giải phóng các chất dinh dưỡng. Người lớn nên ăn 1-2 lần mỗi ngày, với mỗi lần ăn là 1 thìa cà phê. Đối với trẻ em, sản phẩm này chỉ được khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 15 tuổi trở lên có biểu hiện bị suy dinh dưỡng, còi cọc, ốm yếu. Sau khi bé cải thiện tình trạng thì không nên cho uống nữa. Bạn không nên cho trẻ trong độ tuổi dưới 13 dùng sản phẩm này vì sẽ kích thích bé dậy thì sớm, làm ảnh hưởng đến tâm lý của bé.
* Thời điểm ăn sữa ong chúa tốt nhất: Bạn nên dùng sữa ong chúa trước khi ăn sáng khoảng 20-30 phút hoặc dùng trước khi đi ngủ. Bạn dùng sữa ong chúa vào buổi sáng lúc đói sẽ giúp hấp thụ nhiều năng lượng cũng như tối đa dưỡng chất và bạn ăn sữa ong chúa buổi tối thì sẽ ngủ ngon hơn, hạn chế bụng đói ban đêm.
* Pha với mật ong hoặc nước ép trái cây: Sữa ong chúa khá khó uống nên bạn có thể pha sản phẩm này với mật ong hoặc nước ép trái cây. Với mật ong, bạn có thể cho mỗi loại 1 thìa cà phê rồi hòa chung với 100ml nước ấm và uống. Còn với nước ép trái cây, bạn cho 1 thìa cà phê sữa ong chúa vào nước ép bất kỳ rồi khuấy lên và thưởng thức.
* Làm mặt nạ chăm sóc da từ sữa ong chúa và bột nghệ: Cách sử dụng sữa ong chúa đắp mặt được khá nhiều chị em lựa chọn. Bạn có thể lấy bột nghệ vàng trộn chung với sữa ong chúa và mật ong theo tỷ lệ 3:1:1. Sau đó, bạn trộn đều hỗn hợp và thoa lên khắp da mặt, để khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Bạn áp dụng cách này đều đặn 3 lần mỗi tuần để làm trắng da, hỗ trợ điều trị mụn.
Hình Thức Kinh Doanh Quán Trà Sữa Phổ Biến Hiện Nay
Hình thức kinh doanh quán trà sữa nhượng quyền
Nếu bạn lo lắng về kiến thức kinh doanh chuyên môn, lựa chọn phong cách thiết kế thì hình thức kinh doanh quán trà sữa nhượng quyền là gợi ý tốt dành cho bạn. Khi kinh doanh nhượng quyền bạn có thể yên tâm về phong cách thiết kế, tìm hiểu thị trường, khách hàng mục tiêu. Vì đã có sẵn hệ thống, chiến lược kinh doanh chung bạn chỉ cần làm theo và phát triển mô hình này hiểu quả. Chủ cửa hàng chỉ cần quản lý việc kinh doanh và những vấn đề xung quanh cửa hàng của mình.
Làm chủ một cửa hàng trong 1 mạng lưới nhượng quyền đồng nghĩa với việc bạn không được tự ý thay đổi chiến lược kinh doanh (thêm sản phẩm mới, thay đổi giá bán thậm chí ngay cả màu sắc bảng hiệu, bao bì bạn cũng không được can thiệp).
Hình thức kinh doanh trà sữa – cafe Take away, xe đẩy
Cafe take away là loại hình mang đi, khách hàng họ chỉ đến mua đồ uống mà không ngồi tại quán. Mô hình cafe take away được du nhập vào Việt Nam vào năm 2004, nhưng đến giữa năm 2012 thì loại mô hình mới được biết đến và dần trở nên phổ biến hơn cho đến hiện tại. Tuy nhiên, nó được biến tấu một chút, nhiều khách hàng cũng có thể ngồi tại quán.
Việc kinh doanh cafe take away này là đặt sự tiện lợi của thực khách được đặt lên hàng đầu. Bởi vì menu đồ uống được in trên bảng lớn và được đặt trước quầy pha chế cho khách hàng dễ dàng nhìn thấy và có thể gọi ngay loại đồ uống yêu thích, việc thanh toán cũng nhanh gọn lẹ. Đặc biệt là các loại cốc sử dụng được thiết kế phù hợp với từng loại đồ uống nóng, lạnh để khách hàng có thể cầm tiện nhất thay vì mang đi.
Hình thức kinh doanh quán trà sữa với thương hiệu riêng
Bạn đã có ý tưởng kinh doanh quán trà sữa với thương hiệu riêng của mình? Khi kinh doanh một mô hình quán cafe, việc định hình được giá trị trong lòng khách hàng là vô cùng quan trọng. Ngoài chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm… thì tên thương hiệu và thiết kế nội thất quán cũng không kém phần quan trọng.
Hình thức kinh doanh quán trà sữa độc lạ
Một số chủ thương hiệu đã nảy ra những ý tưởng mới lạ, độc đáo để thu hút sự quan tâm chú ý từ khách hàng. Thay vì những ly nhựa truyền thống cồng kềnh quy trình đóng gói thì hiện nay với túi zipper đầy thẩm mỹ, tiện lợi và an toàn đã có mặt trên khắp thị trường ngành trà sữa. Chiếc túi này thường có cấu tạo dày dặn, chắc chắn, chịu nhiệt tốt với phần khoá kéo đầu miệng, dễ dàng mang xách và thưởng thức bất kỳ lúc nào bạn cần sử dụng.
Hình dáng trình bày đồ uống lạ mắt cũng là một điểm đáng học hỏi đấy! Ly trà sữa bóng đèn, đầu lâu hay các hình dáng bắt mắt khác cũng được thể hiện kích thích sự tò mò của khách hàng. Trên thực tế, những chiếc ly kiểu dáng này không phải bóng đèn thật mà được mô phỏng lại theo ý tưởng nên bạn không cần quá lo lắng khi sử dụng trà sữa hình dáng độc đáo này.
Kinh doanh quán trà sữa – cafe là ý tưởng kinh doanh không mới nhưng đầy sức hấp dẫn đối với người khởi nghiệp. Tuỳ vào ý tưởng, sở thích, nguồn vốn mà kinh doanh trà sữa của một chủ kinh doanh khách nhau. Thiết kế nội thất quán cũng biến đổi theo ý tưởng kinh doanh của bạn. Để có một quán trà sữa ấn tượng, mới mẻ và thu hút nhiều khách hàng bạn cần đến một đội ngũ chuyên nghiệp, tận tâm và giàu kinh nghiệm. Chúng tôi rất vui khi được đồng hành củng bạn.
Phòng Bệnh Hơn Chữa Bệnh
Từ xưa đến nay ông bà chúng ta vẫn thường hay bảo “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, câu nói ấy dù ở thời điểm nào vẫn luôn luôn giá trị thậm chí đúng đắn hơn với thời điểm hiện tại khi tỉ lệ người mắc bệnh và số chứng bệnh mà chúng ta mắc phải ngày một gia tăng. Cũng giống như việc phòng cháy chữa cháy vậy, mỗi khi xảy ra sự cố thì hậu quả nguy hiểm biết chừng nào, thiệt hại nặng nề về tải sản và con người không sao kể siết trong khi chúng ta có thể phòng tránh việc này bằng việc bỏ ra một chi phí rất ít để trang bị thiết bị phòng ngừa cháy nổ. Bởi vậy khi cơ thể vẫn còn đang khỏe mạnh thì việc phòng bệnh là một việc đơn giản, ít tốn kém hơn rất nhiều so với việc điều trị khi phát bệnh. Tuy nhiên thực tế thì quan niệm xã hội của chúng ta còn rất thiên về xu hướng chữa bệnh dù miệng vẫn luôn nói rằng “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Tìm hiểu: Liệu cơ thể bạn có đầy đủ dinh dưỡng?
So sánh tình trạng sức khỏe giữa phòng bệnh và trị bệnh
Với những tiến bộ của khoa học đặc biệt là trong lĩnh vực y học đã tạo ra nhiều loại thuốc đặc trị và những liệu pháp điều trị bệnh rất hiệu quả giúp cho người bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh, giành lại được sự sống trên tay tử thần.
Thế nhưng có một thực tế mà ai cũng biết rằng dù thuốc đặc trị hay phương pháp điều trị có tốt đến cỡ nào thì cũng không thể bằng được việc phòng bệnh, sức khỏe của người sau quá trình điều trị bệnh dù đã khỏe lại nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ trở lại được với lúc chưa phát bệnh.
Chưa kể quá trình điều trị bệnh có thể xảy ra rất nhiều tác dụng phụ hay biến chứng nguy hiểm, một số loại thuốc có tác dụng rất mạnh để tiêu diệt tế bào gây bệnh mà tiêu diệt cả các tế bào bình thường trong cơ thể. Bởi vậy sau quá trình điều trị mặc dù khỏi bệnh nhưng cơ thể chúng ta cũng đã phải trả giá rất đắt, và phải mất rất nhiều thời gian để cơ thể có thể tái tạo lại các tế bào, phục hồi sức khỏe như cũ. Điển hình của trường hiệu này là lộ trình điều trị vô cùng khắc nghiệt và đau đớn của bệnh nhân ung thư khi phải trải qua rất nhiều lần hóa trị, xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư.
Chi phí cho việc phòng bệnh và trị bệnh
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp con người điều trị rất nhiều loại bệnh nguy hiểm, tuy nhiên không phải bất kỳ bệnh nhân nào cũng tiếp cận được các phương pháp điều trị tiên tiến này bởi chi phí rất tốn kém, đôi khi chỉ có một số ít người giàu có hay địa vị cao mới được hưởng thụ những thành tựu khoa học này.
Nói tới đây chắc nhiều người cũng đã nghĩ tới những chi phí cực cao phải chi trả khi điều trị bệnh. Chẳng hạn như một ca phẫu thuật tim cũng đã tốn tầm 80 – 100 triệu, chi phí các ca phẫu thuật, điều trị ung thư cũng tầm vào khoảng 100 triệu chưa kể tiền thuốc, chi phí đi lại, tái khám, … Với chi phí quá cao này đã không ít trường hợp nhiều gia đình phải vay mượn khắp nơi, bán đi rất nhiều tài sản để chữa trị, thậm chí người nhiều đã không đủ khả năng điều trị mà phải ở nhà chờ … chết.
Theo nghiên cứu thì hầu hết các trường hợp bệnh xảy ra là do yếu tố bên ngoài tác động vào cơ thể gây ra, do vậy việc ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm là việc hoàn toàn có thể làm được.
Để có biện pháp phòng ngừa hợp lý và hiệu quả mọi người nên trang bị cho mình các kiến thức cần thiết về sức khỏe, cách thức bảo vệ cơ thể trước các mầm bệnh, chế độ dinh dưỡng, các thực phẩm bổ sung để cân bằng dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.
Xem tiếp: Công dụng sữa non alpha lipid
Theo dõi fanpage để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác
https://www.facebook.com/S%E1%BB%AFa-non-alpha-lipid-lifeline-346988389065908/
Bạn đang xem bài viết Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến Thức Y Học trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!