Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Các Mẹ Cách Dùng Và Bảo Quản Sữa Non mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Tại sao phải vắt và trữ sữa non trước khi sinh?
Thông thường, sữa non được sản xuất vào khoảng giữa thai kỳ. Trong giai đoạn này, các nang sữa trong bầu ngực mẹ vẫn chưa được lấp đầy. Bởi vậy, sữa non có thể hòa trộn cùng huyết thanh. Sữa non sẽ mang một màu hơi hồng, vàng cam hoặc vàng nhạt.
Sữa non của mẹ rất đặc và dính, có màu đậm vì được tích lũy trong bầu ngực mẹ nhiều tháng trước khi sinh
Trong 72 giờ đầu tiên sau khi chào đời, con cần được hưởng trọn nguồn sữa non dẻo đặc này. Nhờ vậy, con được tăng cường sức đề kháng và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Bú sữa non trực tiếp sau khi sinh là cách dùng sữa non tốt nhất. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng có cơ hội cho con bú ngay sau khi sinh, đặc biệt là 72 giờ đầu.
Có thể vì phương pháp sinh đẻ, thể trạng hoặc tình trạng sức khỏe mà nhiều bà mẹ buộc phải vắt sữa non trước khi sinh. Trong một số trường hợp, mẹ đẻ mổ nên phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc mê. Các thành phần của thuốc sẽ gây hại cho nguồn sữa của con. Vì thế, mẹ đẻ mổ phải chờ đợi sự cho phép của bác sĩ rồi mới có thể cho con bú. Như vậy thì con sẽ phải “chờ đợi” khá lâu mới được bú mẹ.
Trong tình huống khác, mẹ bị tiểu đường, có các biểu hiện bất thường ở ngực… cũng chưa thể cho con bú ngay sau khi sinh. Vì thế, vắt sữa, trữ sữa non trước khi sinh lại càng quan trọng và cần thiết. Đề phòng trường hợp con phải cách ly khỏi mẹ thì vẫn có sữa non để bú.
2. Làm thế nào để vắt sữa non đúng cách?
Mẹ bầu có thể thấy những dấu hiệu tiết sữa non đầu tiên vào khoảng 3 tháng giữa thai kỳ. Thế nhưng để vắt sữa non được nhiều nhất và dễ dàng nhất thì nên đợi đến tuần thứ 36. Khi ấy, sữa non đã nhỏ được thành giọt nên mẹ dễ dàng vắt sữa.
Mẹ không nên dùng máy hút sữa để vắt sữa non mà chỉ nên vắt nhẹ nhàng bằng tay không
Sữa non vắt ra có thể được dự trữ trong ống tiêm, bảo quản trong túi nilon tiệt trùng và dán kín hoặc trong hộp kín. Trữ đông trong tủ đá để đảm bảo không có vi khuẩn xâm nhập vào sữa.
3. Cách dùng sữa non như thế nào?
Để con hấp thụ được toàn bộ dinh dưỡng tuyệt vời trong sữa non, mẹ cần biết cách dùng sữa non chính xác. Khi mẹ đi sinh, nhớ mang theo sữa non trữ đông. Trên đường đi, phải lưu trữ sữa non trong túi trữ lạnh hoặc hộp kín ủ lạnh. Tuyệt đối không để sữa non bị tan chảy. Khi đến bệnh viện thì mẹ có thể gửi sữa này vào ngăn đông tủ lạnh.
Rã đông sữa non dưới ngăn mát tủ lạnh trước khi hâm nóng để bảo vệ chất lượng sữa non
Khi nào con sắp chào đời, mẹ chỉ cần đem các ống tiêm chứa đầy sữa non đi rã đông. Cách rã đông sữa mẹ vô cùng đơn giản. Mẹ để sữa dưới ngăn mát tủ lạnh cho sữa tan ra. Sau đó, đem phần sữa này ngâm vào nước ấm 40 độ hoặc dùng máy hâm sữa để làm ấm sữa. Như vậy, mẹ có thể đem sữa cho con ăn ngay từ ống tiêm.
Your browser doesn’t support iframes
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Và Bảo Quản Sữa Non Alpha Lipid
Pha sữa thật đơn giản, thật dễ dàng , lại tiện lợi và tiết kiệm thời gian cùng với bình lắc sữa khi quý khách hàng mua sản phẩm sữa non alpha lipid
Pha sữa đơn giản ai cũng biết, nhưng để giữ lại được thành phần dinh dưỡng trong sữa hay không mới là quan trọng. Sữa chỉ giữ lại chất dinh dưỡng khi chúng ta pha đúng cách và liều lượng.
Những hướng dẫn sau đây sẽ giúp quý khách pha sữa đúng cách để có được 1 ly sữa thơm ngon bổ dưỡng:
Hướng dẫn cách sử dụng sữa non alpha lipid đúng cách
Sữa non alpha lipid lifeline là dạng sữa bột, rất mịn vì vậy trước khi sử dụng, quý khách hãy lắc đều hộp sữa giúp trộn đều các kháng thể, vitamin và khoáng chất vào nhau.
Nước pha sữa là nước sôi để nguội hoặc nước lọc, nhiệt độ nước không quá 30 o C.
Nếu nhiệt độ quá 30 o C sẽ làm mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong sữa.
Liều lượng pha sữa như sau:
Đầu tiên, dùng muỗng có sẵn trong hộp múc sữa bỏ vào bình lắc cùng với liều lượng sữa và nước như bên dưới, sau đó đậy nắp và lắc từ 10 – 20 lần giúp hòa tan sữa và trộn đều các thành phần trong sữa, ta được 1 ly sữa thơm ngon và bổ dưỡng.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất, sữa non alpha lipid không thể thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ được. Nếu sau sinh mà người mẹ không có sữa, thì người mẹ nên bổ sung thêm sữa non alpha lipid sẽ giúp kích thích tiết sữa.
Trẻ từ 3 tuổi trở lên: Pha ½ muỗng có trong lon sữa với 50 ml nước, ngày 2 lần (dùng từ 3 – 4 tháng sẽ giúp cải thiện chiều cao, phát triển trí não giúp bé thông minh và hỗ trợ hệ tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn tốt và ăn ngon miệng hơn).
Trẻ em từ 5 tuổi trở lên và người trưởng thành: Pha 1,5 muỗng với 150 ml nước, ngày 1 – 2 lần. Người trung niên và người bình thường sử dụng sữa non hàng ngày sẽ giúp xương khớp chắc hơn, ăn ngon ngủ khỏe hơn, chống lão hóa, giúp cơ thể dẻo dai. Dùng lâu dài rất tốt cho sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Những người có bệnh như tim mạch, xương khớp, cao huyết áp, tiểu đường, suy thận, viêm xoang, gout thì :
+ Tuần đầu tiên pha nửa muỗng với 50 ml nước, ngày 3 lần. + Tuần thứ 2 thì mỗi lần pha 1,5 muỗng với 150 ml nước, ngày 2 – 3 lần
Nếu cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp đẩy lùi bệnh tật.
Sau 3 tháng sử dụng liên tục sẽ thấy kết quả cải thiện đến bất ngờ.
Trước khi uống nên ngậm sữa trong miệng từ 1 – 2 phút sẽ tốt cho răng và nướu.
Sữa non alpha lipid uống kết hợp với thuốc tây bình thường, không gây tác dụng phụ.
Cách bảo quản sữa non Alpha lipid như thế nào?
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, nhiệt độ dưới 30 oC, đậy kín nắp sau khi sử dụng. Làm như vậy sẽ giữ được các thành phần dinh dưỡng có trong sữa non alpha lipid.
Lưu ý: Sản phẩm sữa non alpha lipid không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Hướng Dẫn Bảo Quản Sữa Bắp Đúng Cách
1. Cách vận chuyển
Sữa bắp (thanh trùng) thường dễ bị hư do chứa nhiều dinh dưỡng, do đó nếu bạn vận chuyển không đúng cách thì dễ nhận thấy các dấu hiệu là sản phẩm sẽ sủi bọt hoặc bị chua. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể là do bạn đã vận chuyển sản phẩm quá lâu (lâu hơn 2 giờ) ở điều kiện nhiệt độ môi trường. Hoặc có thể là do bạn đã cho sản phẩm vào cốp xe, nơi có nhiệt độ cao khi vận chuyển, hay có thể do sơ ý mà bạn có thể đã để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá lâu.
Không để sữa bắp tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
Không cho sản phẩm vào cốp xe hoặc nơi có nhiệt độ cao
Khi vận chuyển đi xa trong thời gian dài, bạn nên chuẩn bị thùng giữ lạnh (<10oC) cách nhiệt để bảo quản sản phẩm
2. Cách bảo quản
Do sữa bắp chỉ qua quá trình thanh trùng để đảm bảo giữ nguyên các dưỡng chất và tính thơm ngon của sản phẩm nên nếu bạn bảo quản không đúng cách sản phẩm sẽ dễ bị hư ngay. Và để bảo quản đúng cách, bạn hãy chú ý:
Luôn giữ sản phẩm ở ngăn mát tủ lạnh từ 2oC – 4oC
Khi mới mua sản phẩm về, bạn nên cho vào ngăn cấp đông (ngăn đá) khoảng 30 phút rồi hãy cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
3. Cách sử dụng
Để luôn luôn tận hưởng hết những dưỡng chất từ sữa bắp, bạn hãy chú ý:
Sau khi mở nắp bạn nên sử dụng sản phẩm hết trong 1 lần hoặc không quá 3 giờ
Thời gian vận chuyển ở nhiệt độ bình thường quá 90 phút thì nên dùng ngay
Sử dụng lạnh để tận hưởng hương vị tươi ngon nhất!
4. Đối với người sản xuất sữa bắp
Bạn nên chú ý đến tưng công đoạn trong khâu tuyển chọn nguyên liệu, quá trình sản xuất đến vận chuyển và bảo quản sản phẩm. Với mỗi công đoạn, nếu bạn làm tốt được khâu đảm bảo chất lượng sản phẩm, kiểm soát một cách tốt nhất quy trình sản xuất thì sản phẩm sẽ bảo quản được lâu hơn.
Thông thường, đối với sữa bắp thanh trùng đang bán trên thị trường, thời gian bảo quản (HSD) trong khoảng từ 10 – 15 ngày là tốt nhất.
VinaOrganic.
[sc:Address]
Cách Dùng Và Bảo Quản Sữa Trong Hộp Giấy
Sữa nước đóng hộp là một trong những loại thức uống được nhiều gia đình sử dụng hàng ngày vì sự tiện lợi, an toàn cũng như đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn mua, sử dụng và bảo quản chúng.
Lưu ý khi chọn mua sữa
Khi mua các loại sữa đóng hộp – ngoài những thông tin thông thường mà khi mua bất kỳ sản phẩm nào bạn cũng phải lưu ý như ngày sản xuất và hạn sử dụng thì cần xem kỹ hộp sữa để đảm bảo hộp còn nguyên vẹn, không bị méo mó, không phồng hay thủng lỗ.
Hộp sữa méo mó hay bị phồng lên chứng tỏ sữa đã được bảo quản không tốt tại nơi bán hàng, có thể từ việc đặt quá nhiều thùng sữa chồng lên nhau; bảo quản tại chỗ không thoáng mát, để ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc để gần các vật nhọn. Ngoài ra, cũng có thể trong quá trình vận chuyển, việc di chuyển nhiều và không cẩn thận khiến hộp sữa bị méo mó, biến dạng, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và không tốt cho sức khỏe.
Còn nếu đã mua sữa về mới thấy các hiện tượng bất thường như: hộp phồng, sữa bị vón cục, có mùi và màu khác lạ thì dù hộp còn nguyên vẹn vẫn tuyệt đối không nên dùng. Lúc này, người tiêu dùng có thể liên hệ các đường dây nóng của nhà sản xuất để được kiểm tra và đổi sản phẩm mới.
Sử dụng và bảo quản
Với sữa nước đóng hộp, các hãng sữa đa phần dùng hộp giấy vì tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên, hộp giấy là loại bao bì dễ trầy xước, nên nếu không bảo quản cẩn thận vẫn có những rủi ro nhất định, ngay cả khi đã mua về nhà.
* Dùng kéo cắt bao ny-lông bọc hộp sữa. Thực tế: Nên dùng tay xé bao ny-lông bọc sữa hộp thay vì dùng kéo cắt vì động tác này dễ gây trầy xước cho bao bì sản phẩm.
* Không lắc hộp sữa trước khi uống. Thực tế: Lỗ cắm ống hút – do được thiết kế để dễ dàng chọc ống hút vào nên là nơi dễ bị hư hỏng nhất. Vì vậy, cần lắc hộp sữa trước khi dùng để đảm bảo lỗ cắm ống hút của hộp sữa không bị rò rỉ.
* Để sữa trong nhà bếp. Thực tế: Không nên để sản phẩm ở nơi có nhiệt độ cao như nhà bếp hay gần cửa sổ nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ánh sáng sẽ phá hủy một số vitamin nhất định trong sữa, trong đó có vitamin D.
* Để sữa gần cánh cửa tủ lạnh cho dễ lấy. Thực tế: Thật tốt nếu bạn dự trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh dưới 6 độ C, nhưng nên để sữa ở gần cánh quạt tủ thay vì gần cửa tủ lạnh. Nhiệt độ ở vị trí gần cửa không được lạnh như mong muốn.
* Để sữa chung với các loại thực phẩm khác. Thực tế: Nên có một ngăn để sữa riêng trong tủ lạnh, nhằm tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo từ thức ăn vào sữa.
* Sữa còn dư để dành uống tiếp. Thực tế: Sản phẩm nên được uống hết sau khi mở hộp, không nên để dành kể cả trong tủ lạnh vì sữa đã uống có dính nước bọt, dễ dàng khiến vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi.
Nếu chẳng may trẻ lỡ uống phải sản phẩm bị biến đổi màu, mùi và vị mà bị rối loạn tiêu hóa thì bạn nên đưa con đi gặp bác sĩ ngay để được tư vấn kiểm tra sức khỏe.
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Các Mẹ Cách Dùng Và Bảo Quản Sữa Non trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!