Cập nhật thông tin chi tiết về Đường Sữa Lactose Là Gì? Tại Sao Bạn Tiêu Chảy Khi Uống Sữa? mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đường sữa Lactose là gì? Tại sao bạn tiêu chảy khi uống sữa?
Ngày 25 Tháng 4, 2018
Đường sữa Lactose là gì? Tại sao bạn tiêu chảy khi uống sữa?
Bị tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi sau khi uống sữa hoặc ăn những thực phẩm có sữa, các triệu chứng trên giảm nhanh chóng khi ngưng uống sữa. Đó là hiện tượng bất dung nạp đường Lactose. Lý do bạn không uống được sữa?
Lactose là một loại đường có nhiều trong sữa. Để cơ thể hấp thu được thì đường lactose cần phải được phân tách thành đường glucose và galactose trước. Quá này xảy ra ở phần trên của ruột non bởi men Lactase. Vì thế, bất dung nạp đường Lactose thật ra là trong cơ thể chúng ta thiếu men Lactase để chuyển Lactose thành ra hai loại đường như đã trình bày trên.
Nếu thiếu men Lactase ở ruột non thì đường Lactose không được phân tách và sẽ không được hấp thu vào máu mà bị tồn đọng ở ruột, dẫn đến những rối loạn tiêu hóa, gọi là bất dung nạp đường Lactose. Đây là nguyên nhân làm cho bạn không uống được sữa.
Nhiều người nhầm lẫn giữa bất dung nạp đường Lactose và dị ứng sữa. Bản chất của dị ứng sữa là do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với protein có trong sữa dẫn đến những rối loạn. Nguyên nhân của hiện tượng bất dung nạp đường Lactose? – Do di truyền: • Thiếu hụt men Lactase nguyên phát: là bệnh lý di truyền gây thiếu hụt men Lactase. Triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên ít khi xuất hiện trước 6 tuổi. • Thiếu men Lactase bẩm sinh: Thiếu hụt hoàn toàn men Lactase từ ngay sau sinh. Triệu chứng xuất hiện ngay từ khi bạn uống sữa.
Thiếu Lactase thứ phát: Xảy ra khi những tế bào niêm mạc ở phần trên của ruột non (là những tế bào sản xuất ra men Lactase) bị tổn thương. Hiện tượng này hay gặp ở trẻ em và thường xảy ra sau khi bị tiêu chảy, viêm dạ dày ruột hoặc có thể do hóa trị liệu. Triệu chứng của bất dung nạp đường Lactose?
Triệu chứng thường xuất hiện sau khi uống sữa hoặc ăn sản phẩm sữa vài giờ, bao gồm những biểu hiện như: tiêu chảy, đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn, ợ hơi, và thường có cảm giác ngứa khó chịu vùng hậu môn.
Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào lượng Lactose đưa vào cơ thể. Rất nhiều người không dung nạp đường Lactose nhưng vẫn có thể ăn một lượng nhỏ Lactose mà không gây triệu chứng. Thường thì càng ăn nhiều đường Lactose thì triệu chứng xuất hiện càng rõ. Khi không dung nạp Lactose thường có nôn, đầy hơi, ỉa chảy, mất nước, hậu môn đỏ, phân chua Không dung nạp Lactose có thể gây ra tiêu chảy kéo dài, mất nước, suy dinh dưỡng nếu không được chẩn đoán và xử trí sớm.
Cần làm gì để uống được sữa?
– Nếu bạn có triệu chứng bất dung nạp Lactose thì trước khi ăn uống nên đọc kỹ nhãn của thực phẩm xem có chứa đường Lactose hay không. Tập uống sữa với lượng nhỏ và tăng dần, đồng thời uống men vi sinh để tiêu hóa đường Lactose và kích thích ruột non sản sinh men Lactase. – Nếu bạn đã và đang bị tiêu chảy do vi khuẩn, virus, uống kháng sinh,…: Có thể phòng tránh việc không uống được sữa do bất dung nạp đường Lactose bằng cách uống men vi sinh. Nên chọn men vi sinh được phân lập từ các thành phần thiên nhiên, chứa các thành phần Probiotic và Prebiotic, được bào chế theo công nghệ hiện đại như bao kép Duolac TM giúp cho hệ men vi sinh được bảo toàn cho đến khi vào đến ruột và phát huy tác dụng tối đa.
Tại Sao Có Trẻ Cứ Uống Sữa Là Tiêu Chảy
Tiêu chảy ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân hay gặp là trẻ bất dung nạp với đường lactose, đặc biệt là trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc điều trị tiêu chảy cấp không đúng thường làm giảm lượng men lactase ở nhung mao ruột.
Đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến làm cho tình trạng tiêu chảy kéo dài hoặc trở thành tiêu chảy mạn tính. Những trẻ này cứ uống sữa vào là tiêu chảy.
Lactose là dạng đường chủ yếu có trong sữa động vật và các sản phẩm từ sữa. Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm, tạo sự vượt trội của các Bifidus và Lactobacillus là những vi khuẩn có lợi, giúp phát triển hệ miễn dịch và tiêu hóa trong cơ thể trẻ. Lactose khi vào đến ruột sẽ chia ra thành đường glucose và galactose nhờ vào một loại men có tên là lactase (tên khoa học là Beta-D-galactosidase hay Lactase-phlorizin hydrolase), men này do các vi nhung mao của ruột tiết ra. Nếu không có hoặc thiếu hụt men này cơ thể sẽ không dung nạp được lactose (gọi là bất dung nạp đường lactose).
Bất dung nạp lactose là trẻ không có khả năng tiêu hóa và hấp thu đường lactose, đường lactose dư thừa được chuyển thành acid lactic nên khi ăn sữa có đường này trẻ gây ra các triệu chứng như sau: trẻ trướng bụng, sôi bụng, tiêu chảy, đi phân chua, hăm đỏ da quanh hậu môn. Mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng thường tùy thuộc vào lượng lactose ăn vào nhiều hay ít…
3 nguyên nguyên nhân dẫn đến bất dung nạp lactose
Nguyên phát: đây là nguyên nhân thường gặp nhất của bất dung nạp lactose do thiếu lactase tương đối, xuất hiện ở trẻ em vào những độ tuổi khác nhau trong những nhóm chủng tộc khác nhau.
Sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất giúp trẻ nhanh phục hồi khi bị tiêu chảy
Thứ phát: do tổn thương ruột non sau viêm dạ dày ruột do siêu vi (Rotavirus), trẻ bị bất dung nạp lactose thoáng qua, có thể hồi phục sau khi vấn đề bênh viêm dạ dày ruột đã được giải quyết hoặc trẻ bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến niêm mạc ruột tổn thương, men lactase không sản sinh đủ nên cơ thể trẻ không thể hấp thu được lactose dẫn đến triệu chứng bất dung nạp lactose. Khi ấy sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy kéo dài và trầm trọng hơn, trẻ bị suy dinh dưỡng và khi trẻ bi suy dinh dưỡng thi lượng men lactase càng giảm, vì vậy suy dinh dưỡng và tiêu chay là vòng luẩn quẩn khó giải quyết.
Bẩm sinh: nguyên nhân này rất hiếm gặp, biểu hiện ngay sau sinh do rối loạn nhiễm sắc thể, gây ngăn cản sản xuất men lactase.
Cần làm gì khi trẻ không dung nạp lactose?
Đối với trẻ bú mẹ, dù trẻ bị tiêu chảy, các bà mẹ vẫn phải tiếp tục cho trẻ bú, không được kiêng ăn cho trẻ. Tập quán kiêng ăn, giảm ăn là nguy cơ gây tiêu chảy kéo dài và suy dinh dưỡng cho trẻ. Sữa mẹ là thức ăn thích hợp sau khi điều trị bằng dung dịch oresol cho trẻ không dung nạp lactose, vì lactose trong sữa mẹ vẫn được hệ tiêu hoá hấp thu khi thiếu men lactasa ruột.
Sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất giúp trẻ nhanh phục hồi khi bị tiêu chảy. Các yếu tố miễn dịch phong phú trong sữa mẹ giúp tăng cường bảo vệ miễn dịch, bao gồm cả miễn dịch niêm mạc ruột. Các nucleotides có trong sữa mẹ cũng có tác dụng giúp tái tạo niêm mạc ruột tổn thương trong nhiễm trùng, trẻ bú mẹ khi bị tiêu chảy có số lần đi ngoài giảm hơn so với các trẻ tiếp tục bú sữa bò thông thường.
Thường khi bé bị tiêu chảy, nhiều bậc cha mẹ nghĩ ngay đến chuyện cho trẻ dùng kháng sinh, hạn chế các thực phẩm giàu dưỡng chất, không cho trẻ uống sữa. Đây là quan niệm hết sức sai lầm vì như vậy sẽ làm cho trẻ nhanh chóng thiếu hụt các chất dinh dưỡng, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đối với trường hợp trẻ bị tiêu chảy do không dung nạp lactose, biện pháp hết sức quan trọng là loại trừ các thực phẩm có chứa lactose, sử dụng sữa đặc chế không có lactose (hay còn gọi là lactofree) cho đến khi trẻ ngưng tiêu chảy hẳn. Sau khoảng 1 – 2 tuần, khi ruột hồi phục, men lactase được sản xuất đầy đủ thì có thể dùng trở lại chế độ ăn trước đó.
Ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy do các nguyên nhân khác, sử dụng sữa lactofree cùng với các thức ăn khác theo tuổi vẫn là biện pháp hữu hiệu để giúp giảm nhanh tiêu chảy. Việc sử dụng sữa lactofree được xem là giải pháp dinh dưỡng giúp trẻ vượt qua giai đoạn tiêu chảy nhưng vẫn đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng đủ để trẻ phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, cần lưu ý bổ sung canxi trong chế độ ăn của trẻ ở giai đoạn này vì chế độ ăn không có lastose sẽ ngăn cản sự hấp thu canxi. Bổ sung sữa chua để hỗ trợ đường ruột sản sinh thêm nhiều lactase. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng cho bé. Nếu bé nhạy cảm với những thực phẩm từ sữa, mẹ nên tăng cường những thực phẩm giàu canxi không có nguồn gốc từ sữa như rau xanh, tôm, cua ốc… để bé phát triển xương, răng.
Khi trẻ đang ăn dặm bị tiêu chảy, cần phải tiếp tục chế độ thức ăn bổ sung bình thường với các thành phần dễ tiêu hóa như: cháo gạo, bột gạo, thịt nạc, sữa chua.
Cuối cùng, các bà mẹ cần nhớ khi trẻ bị tiêu chảy là cần phải đưa trẻ tới cơ sở khám bệnh để trẻ được điều trị và được bác sĩ tư vấn kịp thời. Nhập viện muộn là một lý do khiến trẻ mắc chứng không dung nạp lactose thứ phát. Do vậy, phòng ngừa là rất quan trọng. Tuy nhiên, khi trẻ đã bị hiện tượng không dung nạp đường lactose, giải pháp dinh dưỡng tối ưu với lựa chọn sữa hợp lý sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.
Tiêu Chảy Khi Mang Thai Có Sao Không, Bà Bầu Mắc Tiêu Chảy Phải Làm Sao?
Rate this post
Mang thai bị tiêu chảy có sao không?
Bà bầu bị tiêu chảy không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nếu phát hiện sớm bệnh cũng như điều trị sớm và đúng cách. Hầu hết tình trạng tiêu chảy khi mang thai ở các bà bầu đều ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi bằng cách uống nhiều nước hoặc điện giải, đồng thời cung cấp cho cơ thể những loại thực phẩm cần thiết và nghỉ ngơi là có thể khỏi được.
Trong một số trường hợp bị tiêu chảy khi mang thai ở bà bầu kéo dài và chuyển biến nặng có thể gây khiến cho cơ thể bị mất nước làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như thai nhi đang trong bụng.
Một số chuyên gia bác sĩ cho rằng tình trạng bệnh này ở phụ nữ đang mang thai sẽ nặng hơn khi sức đề kháng của cơ thể kém đi và mức độ nguy hiểm tăng cao hơn. Khi bị bệnh sẽ gây ra nhiều cơ đau ở vùng ổ bụng làm kích ứng tử cung co bóp và đe dọa tới sự an toàn của thai nhi trong bụng.
Nguy hiểm hơn khi cơ thể mẹ bầu mệt mỏi dẫn tới kém ăn khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng, kém phát triển và có thể khiến thai nhi chết lưu trong bụng.
Chính vì vậy, khi có những biểu hiện của bệnh đang mang thai bà bầu cần phải điều trị kịp thời tránh trường hợp để lâu không điều trị sẽ phải sử dụng tới nhiều thuốc kháng sinh điều trị tiêu chảy điều này có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai hoặc nguy cơ khiến thai nhi bị dị tật khi sinh ra.
Tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai?
Mặc dù dấu hiệu này ít khi được nhắc tới nhưng tình trạng tiêu chảy có thể là dấu hiệu của mang thai sớm và xuất hiện trước khi mất chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện trước các dấu hiệu của thai nhi như ốm nghén, buồn nôn, chóng mặt và đau đầu.
Tình trạng bệnh trong thời kỳ đầu của thai kỳ cơ thể là do nguyên nhân rối loạn tiêu hóa hoặc một vài vấn đề về dạ dày. Các nguyên nhân xảy ra do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ khi mang thai.
Trên thực tế, tùy vào cơ địa của mỗi người mà có những dấu hiệu mang thai khác nhau. Thông thường dấu hiệu mang thai sớm được nhiều phụ nữ mắc phải là xu hướng đi tiểu nhiều lần hơn so với lúc trước.
Chính vì vậy, khi bà bầu có dấu hiệu bị tiêu chảy mà chưa xuất hiện các dấu hiệu mang thai như ốm nghén, buồn nôn hoặc đau bụng thì cần phải đến trung tâm y tế để khám và được bác sĩ tư vấn đưa ra phương pháp điều trị sớm. Tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Các thời điểm bà bầu hay bị tiêu chảy
Bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu bị mắc tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân dẫn tới như:
Thay đổi nội tiết tố cơ thể
Việc bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu tiên sau khi phôi đã bám vào trong tử cung sẽ làm cho cơ thể phụ nữ thay đổi đặc biệt là thay đổi nội tiết tố của cơ thể.
Khi mang thai nồng độ hormone Progesterone tăng cao điều này khiến cho cơ thể phụ nữ bị suy yếu các cơ trơn ở đường tiêu hóa và làm ảnh hưởng tới nhu động của ruột. Khi tình trạng diễn ra một cách nhanh có thể dẫn tới sảy thai sớm, vì vậy bà bầu cần phải đến bệnh viện để khám và điều trị sớm.
Thay đổi chế độ ăn hàng ngày
Phụ nữ khi mang thai mấy tháng đầu thường có nhu cầu ăn uống tăng nên, thói quen này có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và dẫn tới tiêu chảy trong giai đoạn thai kỳ sớm.
Không bổ sung lượng lactose
Trong quá trình mang thai đầu một số phụ nữ thường bổ sung nhiều sản phẩm như kem, sữa và bánh ngọt, điều này có thể khiến cho lượng đường tăng một cách đột ngột dẫn tới tình trạng không dung nạp lượng lactose. Điều này sẽ khiến phụ nữ có nguy cơ bị bệnh ngay chỉ trong một vài ngày.
Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối
Thông thường tình trạng tiêu chảy khi mang thai chỉ xảy ra ở 3 tháng đầu khi cơ thể phụ nữ có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể bắt gặp ở tháng cuối của thời kỳ mang thai.
Khi bị bệnh ở tháng cuối thai kỳ các bà mẹ cần phải cẩn thận vì chỉ một số tác động nhỏ có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi đang phát triển trong bụng.
Tình trạng bệnh ở tháng cuối khiến cho cơ thể người mẹ bị mất lượng nước nhiều, lượng này này thường có ở trong nhau thai và trong túi ối. Tình trạng này nếu không điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi như suy dinh dưỡng, giảm sự phát triển trí não của trẻ.
Vì vậy, Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối cực kỳ nguy hiểm, bà bầu cần phải phát hiện sớm và điều trị nhanh tránh các biến chứng là ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Mang thai bị tiêu chảy phải làm sao?
Để giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng của bệnh khi mang thai, các bà bầu cần phải phát hiện sớm bệnh và đến trung tâm y tế để được khám và có hướng điều trị sớm.
Cần phải thay đổi lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để phòng ngừa. Khi bị tiêu chảy bà bầu nên bổ sung cho cơ thể một lượng nước và khoáng chất vừa đủ để bù lại lượng nước đã mất do bệnh gây ra.
Ngoài ra, bà bầu cũng có thể sử dụng những loại thuốc để bù lại lượng nước đã mất dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Sau khi tình trạng tiêu chảy chấm dứt, bà bầu cũng cần bổ sung những loại thực phẩm tốt đối với hệ thống tiêu hóa. Đồng thời cần phải hạn chế những loại thực phẩm có khả năng làm tăng nhuận tràng.
Không nên bổ sung nước thông qua các loại nước ngọt và đồ uống có ga cho cơ thể. Cách tốt nhất là bổ sung nước bằng những loại thức ăn dạng lỏng để giúp tiêu hóa ổn định trở lại.
Sữa Bột Không Đường Lactose Là Gì?
Sữa bột không đường lactose khác gì so với sữa bột thông thường?
Sữa bột không đường lactose có đầy đủ dưỡng chất như các loại sữa bột thông thường. Điểm khác biệt duy nhất ở loại sữa này là không chứa đường lactose như các loại sữa khác.
Trong cơ thể, đường lactose bị phân tách thành glucose và galactose để hấp thụ. Nhờ công nghệ lên men tiên tiến, sữa không đường lactose sẽ chứa glucose và galactose đã được phân tách từ lactose để cung cấp cho cơ thể.
Chọn mua các sản phẩm tại Bách Hóa Xanh:
Đối tượng dùng sữa bột không đường lactose
Sữa bột không đường lactose thường dùng cho những người mắc hội chứng bất dung nạp đường lactose.
Những người sử dụng sữa này thường là trẻ em, người lớn tuổi. Do đây là nhóm đối tượng thường xuyên sử dụng sữa để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, nhóm người trưởng thành cũng sử dụng sữa này tuy không nhiều.
Hội chứng bất dung nạp lactose là gì?
Bất dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không tiêu hóa được đường lactose – loại đường chính có trong sữa bò và các sản phẩm từ sữa.
Nhờ có men lactase giúp phân tách lactose thành galactose và glucose để cơ thể hấp thu. Ở những người bất dung nạp lactose, cơ thể thường không tiết hoặc tiết ra ít lactase hơn so với người bình thường.
Người mắc chứng bất dung nạp lactose sau khi uống sữa hoặc thực phẩm chứa lactose khoảng 30 phút đến 2 giờ, thường có triệu chứng: đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, mệt mỏi, uể oải…
Hiện tượng bất dung nạp lactose hiện nay rất phổ biến. Yếu tố di truyền được coi là một trong những nguyên nhân của triệu chứng này. Nếu cha mẹ mắc bệnh, khả năng trẻ nhỏ bị mắc bệnh này khá cao.
Những người mắc chứng bất dung lactose không sử dụng được các sản phẩm từ sữa. Do vậy, sữa không chứa đường lactose là lựa chọn tốt nhất cho những người này.
Một số loại sữa bột không đường lactose
Dành cho trẻ em: Sữa bột Enfamil A+ LactoFree Care 1
Sữa bột Enfamil A+ LactoseFree Care 1 là loại sữa dành riêng cho trẻ dưới 1 tuổi bị tiêu chảy do không tiêu hóa được đường lactose. Công thức sữa có chứa đạm từ sữa bò và hoàn toàn không chứa lactose.
Với hàm lượng DHA, Choline, ARA trong sữa giúp trẻ tăng cường khả năng nhận thức, học hỏi. Ngoài ra, sữa còn cung cấp chất đạm, vitamin và các khoáng chất khác cần thiết cho sự phát triển toàn diện ở trẻ.
Dành cho người lớn: Sữa Abbott Glucerna hương Vani
Thành phần sữa Glucerna với công thức từ protein đậu nành, không chứa đường lactose, mà sử dụng đường glycerine có vị ngọt dịu. Chỉ số đường huyết của loại sữa này thấp (GI bằng 41), nên đây cũng là loại sữa dành cho người tiểu đường.
Sữa Glucerna giúp kiểm soát chỉ số đường huyết, tốt cho hệ tim mạch, hỗ trợ cân bằng hệ tiêu hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài dạng bột, sữa Glucerna còn có dạng chai nước tiện hơn cho người dùng.
Bạn sẽ quan tâm:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
Bạn đang xem bài viết Đường Sữa Lactose Là Gì? Tại Sao Bạn Tiêu Chảy Khi Uống Sữa? trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!