Cập nhật thông tin chi tiết về Đầy Bụng Xì Hơi Khi Mang Thai mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhiều bà bầu tâm sự rằng họ thường bị đầy bụng xì hơi khi mang thai trong giai đoạn đầu, theo các bác sĩ đó là hiện tượng sinh lý rất bình thường mà đa số các bà bầu đều gặp phải, chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và nghỉ ngơi là sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên nếu bị đầy hơi khi mang thai, kèm theo cảm giác khó chịu ở đường ruột giống như đau bụng hoặc quặn bụng hoặc nếu có máu trong phân thì đó là dấu hiệu nguy hiểm cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trong giai đoạn thai kì, đa số các bà bầu đều gặp phải tình trạng đầy bụng xì hơi gây phiền toái cho chính các bà bầu và những người xung quanh. Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng này và cần làm gì để giảm các triệu chứng đó?
Đầy bụng xì hơi khi mang thai – hiện tượng sinh lý bình thường
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đầy bụng xì hơi khi mang thai: do sự thay đổi progesterone và do tử cung đột nhiên bị phình lên.
Khi mang thai thì nội tiết tố progesterone trong cơ thể người phụ nữ tăng lên đáng kể, đặc biệt là trong dạ dày và ruột. Progesterone tăng làm cho nhu động dạ dày trở nên yếu đi, acid dạ dày bài tiết ít hơn bình thường, sinh ra quá nhiều khí, khiến các bà bầu đầy bụng xì hơi khi mang thai.
Do tử cung đột nhiên bị phình lên
Khi mang thai, vị trí của dạ dày và ruột cũng ít nhiều bị thay đổi, đặc biệt là khi tuổi thai càng lớn, tử cung càng phình lên chèn ép vào dạ dạy, đường ruột, làm cho nhu động đường ruột dạ dày làm việc chậm, hình thành khí gây đầy hơi, làm tăng tình trạng xì hơi.
Các cách giúp bà bầu giảm triệu chứng đầy bụng xì hơi
Ăn ít một, chia thành nhiều bữa trong ngày thay vì ăn quá nhiều một lúc, ăn ít buổi tối
Không nên ăn quá nhiều đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ gây khó tiêu
Uống nhiều nước, tránh những loại đồ nước có gas, nhiều đường
Ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh
Mát xa bụng đúng cách
Vận động thích hợp, ngồi đúng cách, đi bộ sau bữa ăn
Tâm trạng thoải mái
Khi nào triệu chứng đầy bụng xì hơi trở thành dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng?
Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết đầy bụng xì hơi là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng đó kéo dài kèm theo cảm giác khó chịu ở đường ruột, đau bụng hoặc đau quặn bụng kèm theo máu trong phân, bị tiêu chảy nặng, … mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và sớm cải thiện được tình trạng sức khỏe để có được một thai kỳ khỏe mạnh.
Làm Mẹ 3: Bà Bầu Hay Bị Đầy Bụng Xì Hơi Nhiều Có Sao Không
Chế độ ăn uống của bà bầu không khoa học góp phần không nhỏ làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn trong ruột và dạ dày từ đó dẫn đến tình trạng bà bầu bị đầy bụng xì hơi. Ngoài ra trong suốt quá trình mang thai, cơ thể bầu sẽ sản sinh ra nhiều loại hormone có tác dụng làm mềm cơ dạ dày điều này cũng khiến quá trình tiêu hóa thức ăn kém đi.
Nguyên nhân bà bầu bị đầy bụng buồn nôn xì hơi nhiều
Progesterone thay đổi
Thông thường, nội tiết tố progesterone trong trong dạ dày và ruột của cơ thể người phụ nữ tăng lên đáng kể trong thời gian thai kỳ. Progesterone là một hormone steroid nội sinh có trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai và phát triển phôi thai của chị em. Việc Progesterone tăng làm cho acid dạ dày bài tiết ít hơn bình thường cũng như nhu động dạ dày trở nên yếu đi, sinh ra nhiều khí hơn bình thường, khiến các bà bầu bị đầy bụng xì hơi nhiều hơn.
Do tử cung bị phình lên
Có những trường hợp bầu 35 tuần xì hơi nhiều, Khi thai nhi lớn, tử cung càng phình to ra chèn ép vào đường ruột và dạ dày. Điều này dẫn tới vị trí của ruột và dạ dày thay đổi, làm cho nhu động đường ruột dạ dày làm việc chậm hơn bình thường, hình thành khí gây đầy hơ i, làm tăng tình trạng bà bầu bị đầy bụng xì hơi.
2 nguyên nhân này cũng chính là đáp án cho câu hỏi xì hơi nhiều có phải mang thai không. Khi mang thai do thay đổi hormone steroid nội sinh và do tử cung bị phình lên dẫn đến hiện tượng xì hơi, 1 trong nhiều dấu hiệu mang thai.
Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị chướng bụng
Thức ăn mẹ bầu cung cấp vào cơ thể không tương thích công thêm hệ tiêu hóa yếu sẽ gây nên hiện tượng xì hơi, đầy hơi, chướng bụng, gây ra những cảm giác khó chịu khi mang thai. Một số dấu hiệu thường gặp phải như:
Tức phần bụng trên
Bà bầu luôn có cảm giác nặng phần bụng trên như chứa đầy hơi, óc ách nước, ợ khan và ợ chua nhiều lần. Tức phần bụng trên đôi khi cũng làm đau bụng lâm râm, mẹ bầu chán ăn vì cảm giác no liên tục.
Quá trình đẩy chất thải ra ngoài của hệ tiêu hóa bị chậm lại, nhu động ruột yếu đi dẫn đến tình trạng táo bón. táo bón là dạng hay gặp của hội chứng ruột kích thích, làm bà bầu hay bị đầy bụng xì hơi.
Chán ăn, cảm giác ăn nhanh no
Dịch tiêu hoá trong dạ dày không thể tiết ra được nhiều như lúc bình thường, dẫn đến cảm giác no, cơ thể không thèm ăn như trước. Đây là một trong nhiều dấu hiệu bà bầu bị đầy bụng xì hơi, chướng bụng.
Bà bầu xì hơi nhiều có sao không
Mọi người đều có chứa khí trong đường dạ dày, ruột, Xì hơi là hiện tượng gây ra bởi bao tử và đường ruột chứa quá nhiều không khí. Xì hơi hoàn toàn bình thường, nhưng nếu Bà bầu hay bị đầy bụng xì hơi đồng thời gặp một số biểu hiện nghiêm trọng hơn như xì hơi kèm theo tiêu chảy, đau bụng, chảy máu, hoặc nôn mửa dẫn tới giảm cân ngoài ý muốn, có thể bạn đang bị tiêu chảy cấp, viêm loét đại tràng, bệnh Celiac đường ruột.
Cách chữa đầy bụng khó tiêu khi mang thai
Bà bầu bị đầy hơi chướng bụng phải làm sao? Để giảm tần suất xì hơi xuống thì bà bầu nên hạn chế ăn nhiều vào buổi tối và cần tránh xa những loại đồ uống và thức ăn gây xì hơi như: bắp cải, hành tây, súp lơ, và nước uống có gas… ngoài ra ăn một số thực phẩm sau đây để hạn chế tình trạng xì hơi nhiều:
Tính chất kháng viêm của cà rốt hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, cũng như kích thích hoạt động tiết dịch vị, từ đó đẩy nhanh quá trình tiêu hoá. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, để giúp có được cảm giác dễ chịu hơn mẹ bầu nên uống một cốc nước ép cà rốt vào thời điểm bị đầy bụng. Ngoài ra ăn nhẹ cùng với món cháo loãng nấu với cà rốt cũng chấm dứt tình trạng đầy bụng và bà bầu xì hơi nặng mùi.
Ăn đu đủ chín
Mẹ bầu bị đầy bụng thì phải làm sao? Đu đủ chứa loại enzym tiêu hóa tự nhiên papain, chất xơ này cùng với enzym giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn và hỗ trợ quá trình đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể hiệu quả. Đây là trái cây hữu ích giúp xóa tan cảm giác khó chịu khi bà bầu hay bị đầy bụng xì hơi nhiều.
Nước chanh nóng
Là phương pháp dễ làm, giúp chữa đầy bụng xì hơi khó tiêu hiệu quả và còn hỗ trợ axit trong dạ dày rất tốt. Bên cạnh đó nước chanh còn giúp bà bầu chống lại các vi khuẩn có hại trong thực phẩm khi chế biến món ăn hằng ngày. Bạn chỉ cần dùng 1 ly nước ấm pha với 1 muỗng nước cốt nhanh. Có thể cho ít muối vào cho dễ uống và uống trước bữa ăn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt hạn chế bà bầu hay xì hơi
Bà bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao? Tạo thói quen ăn uống và sinh hoạt điều độ giúp bà bầu đẩy lùi chứng chướng bụng đầy hơi, xì hơi:
Nên chia nhỏ bữa ăn, để hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
Bà bầu xì hơi nặng mùi nên ăn chậm và nhai kỹ,
Nếu bạn là người khó hấp thụ đường lactose có trong sữa thì không nên sử dụng các sản phẩm làm từ sữa.
Nếu không muốn bị xì hơn nhiều hơn bạn không nên ăn nhiều bông cải xanh, bắp cải, đậu.
Hạn chế uống các loại thức uống chứa nhiều cacbonat.
Tránh sử dụng đường hóa học.
Không nên nhai quá nhiều kẹo cao su.
Tập luyện thể dục thể thao.
Bị Đầy Bụng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Và 3 Tháng Cuối
Hiện tượng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu và cuối
Chướng hơi, đầy bụng khó tiêu là biểu hiện thường gặp khi một người mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm túi mật, trào ngược dạ dày thực quản,… Tuy nhiên, ở đa số chị em trong giai đoạn mang thai cũng gặp phải tình trạng “khó ở” của hệ tiêu hóa. Vậy nguyên nhân của hiện tượng sức khỏe này là gì?
Nguyên nhân của hiện tượng đầy bụng khi mang thai
Bụng bị đầy hơi là một hiện tượng sinh lý khá phổ biến và hết sức bình thường của cơ thể khi mang thai. Rối loạn này xảy ra do cơ thể chị em có sự gia tăng hormone progesterone từ đó làm các mô cơ trơn bị giãn ra, khiến quá trình tiêu hóa bị chậm đi, vi khuẩn trong đường ruột hoạt động xử lý thức ăn lâu hơn, sinh ra nhiều hơi. Không chỉ đầy hơi, táo bón cũng là một biểu hiện khá dễ gặp phải trong giai đoạn nhạy cảm này.
Trên thực tế, bà bầu bị đầy bụng là tình trạng rất phổ biến. Triệu chứng này xảy ra gây nên cảm giác mệt mỏi và khó chịu, tuy nhiên không có gì đáng lo ngại đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Hầu như qua giai đoạn nhạy cảm (chủ yếu là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối) và biết cải thiện chế độ ăn uống đúng cách sẽ giúp sức khỏe của mẹ đi vào ổn định, mất dần cảm giác này. Nhưng ở một số người nếu không biết cách điều trị và để cho tình trạng diễn ra trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng chán ăn, mất đi cảm giác ngon miệng.Điều này có thể khiến cho cơ thể bị suy nhược, stress, thiếu dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai. Do đó, khi cơ thể có những thay đổi và không có dấu hiệu cải thiện, mẹ cần theo dõi và thăm khám và sàng lọc dị tật thai nhi kịp thời để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Triệu chứng bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu
Tức bụng như có vật chèn phía trên, luôn có cảm giác bụng đầy hơi, đầy nước;Thường xuyên ợ khan, ợ nóng, ợ chua;Luôn cảm thấy no, không muốn ăn do dịch tiêu hóa không được tiết ra;Có cảm giác buồn nôn;Khi nuốt cảm thấy vướng vùng cổ họng;Có khả năng táo bón hoặc tiêu chảy….
Khắc phục tình trạng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu
Nguyên nhân từ hiện tượng sinh lý tăng hormone khiến chị em gặp phải hiện tượng rối loạn tiêu hóa thường sẽ khó có thể giải quyết nhưng sẽ dần ổn định khi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ. Tuy nhiên nếu xuất phát từ chế độ ăn thiếu khoa học, mẹ bầu sẽ dễ dàng hơn để khắc phục hiện tượng khó chịu này, cụ thể bằng các biện pháp sau đây:
Chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm, nhai kỹ;
Lựa chọn các loại thức ăn dễ tiêu, tránh thức ăn cứng và lạ;
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để hỗ trợ tiêu hóa;
Không ăn vào tối muộn
Không ăn đồ ăn muối chua làm tăng acid dạ dày, không ăn nhiều đồ ăn đóng hộp, đồ dầu mỡ, đồ cay nóng, nước uống có gas.
Không nên nằm ngay sau khi ăn, nên vận động nhẹ nhàng sau khi ăn 1 tiếng;
Ngủ đúng tư thế, kê gối dốc ở phần lưng để giúp giảm bớt sự khó chịu;
Tránh xa khói thuốc lá vì đây là nguyên nhân khiến gia tăng tình trạng đầy hơi.
Đầy bụng khi mang thai 3 tháng cuối nguy hiểm không?
Tình trạng đầy bụng trong 3 tháng cuối có thể lặp lại như 3 tháng đầu do có sự thay đổi thêm của hormone để kéo giãn vùng chậu cho quá trình chuyển dạ. Tuy vẫn gây nên khó chịu kèm theo sự mệt mỏi do ở giai đoạn cuối thai kỳ, thế nhưng đầy hơi không nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.Bên cạnh đó, đầy bụng khi mang thai 3 tháng cuối còn do tình trạng tăng cân khi mang thai và áp lực cho hệ tiêu hóa tăng lên khi thai nhi phát triển nhanh trong 3 tháng cuối này cũng khiến cho cơ thể mẹ cảm thấy nặng nề và khó khăn hơn khi vận động. Những lo lắng cho quá trình “vượt cạn” cũng dẫn tới tình trạng căng thẳng thai kỳ ảnh hưởng tới cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, thêm một nguyên nhân khác mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải đó chính là thai nhi trong 3 tháng cuối này hấp thụ lượng nước trong thức ăn. Từ đó khiến cho phân của chị em trở nên khô hơn, thậm chí còn tích tụ lâu hơn ở trực tràng làm gia tăng khí dẫn tới táo bón, đầy hơi.Nói chung tình trạng đầy hơi vào kỳ nguyệt tam cá thứ 3 không quá nguy hiểm, chị em chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt là có thể khắc phục hiện tượng này.Tương tự như hiện tượng đầy bụng khi mang thai trong 3 tháng đầu, để mẹ bầu giảm được tình trạng khó chịu này, giúp cơ thể thoải mái hơn đôi chút trước khi bước vào giai đoạn quan trọng, bản thân chị em và gia đình cần hỗ trợ để cải thiện bằng cách:
Ăn uống khoa học tránh tăng cân quá nhanh, “vào” mẹ chứ không “vào” bé;
Uống nhiều nước;
Thêm nhiều rau và trái cây vào khẩu phần để tăng chất xơ và vitamin giúp đại tiện dễ hơn;
Bà bầu bị đầy bụng nên vận động nhẹ nhàng, tránh bê vác đồ nặng hay hoạt động quá sức gây nên áp lực cho cơ thể và hệ tiêu hóa;
Thoải mái tinh thần, không lo lắng quá mức;
Thêm sữa chua vào bữa ăn nhẹ để tăng thêm lợi khuẩn giúp hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn;
Nằm ở tư thế thoải mái, tránh nằm ngay sau khi ăn;
Hắt Xì Hơi Nhiều Có Ảnh Hưởng Tới Thai Nhi?
Mẹ bầu bị hắt xì hơi nhiều có thể do sự thay đổi về thời tiết hay bị viêm đường hô hấp,… mẹ bầu cần điều trị kịp thời nếu không có thể dẫn đến bệnh cảm cúm gây ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi.
Nguyên nhân gây ra hắt xì hơi ở mẹ bầu
Hắt xì hơi, sổ mũi là phản ứng của cơ thể trước những thay đổi của thời tiết như mưa, nắng thất thường, khí hậu nóng ẩm đột ngột.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu suy yếu dần nên tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công gây nên triệu chứng hắt hơi, sổ mũi.
Bên cạnh đó, trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi do hiện tượng ốm nghén “hành hạ” nên càng dễ tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng, ho, hắt hơi, sổ mũi xuất hiện.
Cảm là một “hội chứng tổng hợp” lây qua đường hô hấp do virus gây ra. Trong đó, hắt hơi là triệu chứng đầu tiên. Do lúc này, hệ miễn dịch bị suy yếu nên mẹ bầu dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công gây nên cảm giác khó chịu và hắt hơi.
Một dấu hiệu điển hình cho biết mẹ bầu bị cảm đó chính là triệu chứng sổ mũi. Những cơn hắt hơi liên tục, lâu dần sẽ khiến mẹ bầu bị sổ mũi. Triệu chứng này gây không ít phiền toái cho chị em.
Hắt xì hơi nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi?
Mẹ bầu bị hắt hơi, sổ mũi không kèm theo sốt, ho hay nôn ói thì có thể mẹ chỉ bị dị ứng thời tiết, cảm lạnh thông thường hoặc viêm mũi dị ứng.
Những vấn đề này không làm ảnh hưởng đến thai nhi mà chỉ làm mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu. Lúc này, mẹ cần có những biện pháp chủ động phòng tránh và luôn giữ ấm cơ thể thì tình trạng sẽ cải thiện hơn.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị hắt hơi, sổ mũi kèm theo việc bị sốt cao, nôn ói, đau họng, cơ thể mệt mỏi thì mẹ bầu có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh cúm mùa.
Bệnh này nếu phát triển nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra thì có khả năng gây sảy thai sớm hay thai bị lưu. Lúc này, mẹ bầu nên theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách khám thai và siêu âm 2 tuần/ lần trong 2 tháng đầu và tiếp tục khám thai định kỳ sau đó. Bên cạnh đó cần thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, virus cảm cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng down,…
Hắt xì hơi, sổ mũi khi mang thai có nên dùng thuốc?
Việc sử dụng thuốc trị sổ mũi trong thời kỳ mang thai rất hạn chế và cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Bởi việc uống thuốc khi mang thai 3 tháng đầu rất nguy hiểm. Các loại thuốc đều có tác dụng phụ và có thể gây dị tật thai nhi.
Thay vào đó, khi bị sổ mũi, mẹ bầu có thể sử dụng một số biện pháp đơn giản sau để giảm bớt triệu chứng:
Dùng nước muối sinh lý (hoặc nước muối biển) rửa sạch mũi, xì cho ra hết chất nhầy ở mũi.
Khi hỉ mũi, tốt nhất mẹ nên dùng khăn giấy mềm để lau, tránh làm cọ sát vào mũi gây rát. Không được hỉ mũi quá mạnh để tránh làm tổn hại đến màng nhĩ (động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ).
Ăn nhiều tỏi hoặc có thể dùng nước ép tỏi nhỏ mũi để làm mũi dễ chịu hơn.
Ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin C như ổi, bưởi, cam quýt để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu tình trạng hắt hơi, sổ mũi kéo dài kèm theo những biểu hiện sốt, nhiễm khuẩn, cơ thể mỏi mệt thì mẹ bầu cần đến gặp bác sỹ để được thăm khám và điều trị.
Bạn đang xem bài viết Đầy Bụng Xì Hơi Khi Mang Thai trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!