Cập nhật thông tin chi tiết về Đau Đầu Buồn Nôn Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đau đầu buồn nôn khi mang thai là hiện tượng phổ biến khiến nhiều mẹ bầu than phiền. Trong một số trường hợp, đau đầu buồn nôn không chỉ là tình trạng đơn thuần phát sinh khi mang thai mà còn cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm trong thời gian thai kỳ. Vậy nguyên nhân của triệu chứng đau đầu buồn nôn là gì? Làm thế nào để xử lý tình trạng này?Đau đầu buồn nôn khi mang thai
Đau đầu buồn nôn là một trong những dấu hiệu điển hình của hội chứng thai nghén hay còn được dân gian gọi là ốm nghén khi mang thai. Nếu đây chỉ là những hội chứng trong quá trình thai nghén thì sẽ không diễn ra lâu, thường chỉ xảy ra trong tam cá nguyệt đầu.
Triệu chứng
Tình trạng đau đầu buồn nôn thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các triệu chứng này thường biểu hiện khác nhau ở mỗi mẹ bầu. Mẹ có thể xuất hiện một số biểu hiện thường gặp sau:
Đau âm ỉ, đau nhói và cảm giác đập theo nhịp mạch.
Đau 1 bên hoặc cả 2 bên từ nhẹ đến dữ dội.
Đau đầu đằng sau gáy và hốc mắt.
Buồn nôn, nôn.
Mắt có điểm mù khi nhìn, cảm giác như có con ruồi bay ngang tầm mắt.
Nguyên nhân
Đau đầu buồn nôn trong quá trình mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mang thai, những cơn đau đầu buồn nôn thường do những tác nhân khác nhau.
Trong ba tháng đầu thai kỳ: Đây là giai đoạn thai nghén của các bà bầu. Nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đau đầu buồn nôn là do căng thẳng gây ra. Ngoài ra, tình trạng này do cơ thể các mẹ cần thay đổi để phù hợp với quá trình mang thai như thay đổi nội tiết tố, thay đổi cân nặng và lưu lượng máu cao hơn.
Trong ba tháng giữa và cuối thai kỳ: Trong giai đoạn này, đau đầu buồn nôn thường do các nguyên nhân như tăng cân nhiều, ngủ ít, thay đổi tư thế đột ngột, chế độ dinh dưỡng kém, đau mỏi do căng cơ, đái tháo đường thai kỳ.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như buồn nôn, ói mửa, mất nước, thiếu ngủ, hạ đường huyết hoặc thay đổi tầm nhìn đột ngột.
Đau đầu buồn nôn khi mang thai có nguy hiểm không?
Một số trường hợp, đau đầu buồn nôn cảnh báo một số tình trạng bệnh lý nguy hiểm mà mẹ bầu đang gặp phải. Những bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của cả thai phụ lẫn em bé. Một trong những tình trạng nguy hiểm gây ra triệu chứng buồn nôn, đau đầu khi mang thai có thể kể đến như huyết áp cao.
Huyết áp cao cũng là một trong những tình trạng phụ nữ mang thai thường gặp phải, gây ra triệu chứng đau đầu kèm với buồn nôn. Huyết áp cao thường xuất hiện phổ biến sau tuần 20 của thai kỳ, thường được gọi là tiền sản giật. Mẹ bầu khi mang thai mà huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ bị:
Đột quỵ
Sản giật
Nhau bong non
Lưu lượng oxy đến em bé thấp
Tăng tần suất sinh non trước 37 tuần
Cân nặng của em bé bị thấp
Cải thiện tình trạng đau đầu buồn nôn
Để cải thiện tình trạng đau đầu buồn nôn khi mang bầu, các mẹ có thể tham khảo một số cách đơn giản sau đây:
Nghỉ ngơi nhiều hơn
Khi mang thai những tháng đầu tiên, cơ thể mẹ thường dễ mệt mỏi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, có thể gây ra tình trạng đau đầu mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn. Chính vì vậy, bà bầu cần lắng nghe cơ thể mình, không làm việc quá sức và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Nếu trong ngày mẹ cảm thấy mệt, hãy ngủ trưa hoặc chợp mắt trong thời gian ngắn để cơ thể được nghỉ ngơi.
Uống đủ nước trong ngày
Đau đầu là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu nước. Thậm chí cảm giác khát nước còn khiến các cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng và đến sớm hơn. Do đó, uống đủ nước là một trong những cách phòng ngừa và cải thiện các cơn đau đầu hiệu quả. Mẹ bầu cần uống đủ 8 ly nước, tương đương với khoảng 2l mỗi ngày để giảm đau đầu và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Tắm nước ấm
Tắm nước ấm cũng là cách giúp các mẹ thư giãn, xả stress, từ đó giảm các cơn đau đầu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, khi tắm nước ấm, mẹ nên tránh tắm trong bồn nước ấm bởi điều này sẽ khiến các mạch máu giãn ra. Trong khi đó, mạch máu giãn cùng với lưu lượng máu tăng sẽ khiến huyết áp của các mẹ thấp hơn bình thường, khiến mẹ cảm thấy khó chịu, chóng mặt và buồn nôn.
Điều trị đau đầu buồn nôn khi mang thai
Khi các cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên, dai dẳng hoặc kèm theo triệu chứng thay đổi thị lực, bà bầu cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể. Một số trường hợp lên cơn co giật hoặc ngất xỉu cần đưa đến cấp cứu tại cơ sở sản phụ khoa gần nhất.
Sử dụng thuốc Tây
Thuốc giảm đau an toàn cho hầu hết phụ nữ trong thời gian thai kỳ là Acetaminophen. Tuy nhiên, loại thuốc này nếu sử dụng quá mức có thể gây ra các vấn đề về gan chẳng hạn như tăng men gan hoặc làm đau đầu thêm. Chính vì vậy, mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc giảm đau an toàn và tuân theo chỉ định khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Điều trị theo Đông y
Các bài thuốc Đông y chữa đau đầu buồn nôn thường được khá nhiều bà bầu lựa chọn và tin dùng bởi an toàn, lành tính và không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của các mẹ, lương y sẽ gia giảm các vị thuốc sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
Mẹo đơn giản tại nhà
Uống trà gừng: Gừng có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả nên được sử dụng trong việc chữa đau đầu hoặc các bệnh lý về thần kinh. Mẹ bầu nếu xuất hiện các cơn đau đầu buồn nôn có thể uống một ly trà gừng nóng và nghỉ ngơi trong khoảng 15 phút, tình trạng đau đầu sẽ được thuyên giảm đáng kể.
Massage: Massage cũng là một mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu hiệu quả, giúp cơ thể thả lỏng, thoải mái. Ngoài ra, massage các vùng đầu, vai gáy và gan bàn chân sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó giảm đau đầu và mệt mỏi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu nên tìm đến những spa dành riêng cho phụ nữ đang mang thai để được thực hiện các bài massage phù hợp.
Phòng ngừa đau đầu buồn nôn khi mang thai
Chế độ sinh hoạt cũng như dinh dưỡng ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của các mẹ khi mang thai. Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết. Cụ thể, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau để phòng ngừa tình trạng đau đầu buồn nôn khi mang thai:
Tránh thức quá khuya, nên ngủ đủ giấc, đúng giờ, đảm bảo 7-8 tiếng mỗi ngày.
Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Không để cơ thể rơi vào tình trạng đói vì điều này sẽ làm giảm đường huyết và dẫn tới nhức đầu.
Tăng cường bổ sung các loại trái cây, rau củ tươi chứa nhiều vitamin, uống đủ nước.
Không nên ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn, sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn.
Học cách kiểm soát căng thẳng, sắp xếp mọi việc hợp lý và duy trì tinh thần thoải mái.
Bà bầu bị đau đầu buồn nôn khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì vậy, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để có những chỉ dẫn và phương pháp trị bệnh tốt nhất.
Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí Khi Bà Bầu Bị Đau Đầu Buồn Nôn
Tại sao bà bầu lại bị đau đầu, buồn nôn khi mang thai?
Tình trạng ốm nghén, nhất là trong ba tháng đầu sẽ biểu hiện càng rõ rệt và khó chịu ở mẹ bầu. Khi mang thai, các hormon của bà bầu thay đổi gây nên nghén. Khi bị nghén, bà bầu thường bị buồn nôn, nôn khan, khó ăn,… Từ đó do chế độ dinh dưỡng không ổn định, thể trạng bà bầu cũng sẽ bị ảnh hưởng, có thể đau đầu mệt mỏi.
Do tình trạng thiếu máu
Khi mang thai đa số bà bầu đều gặp tình trạng này. Nguyên nhân thiếu máu chủ yếu do thiếu sắt (sắt là thành phần cấu tạo nên hồng cầu trong máu). Khi bị thiếu máu, thiếu sắt bà bầu thường biểu hiện hay đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, nhợt nhạt,… Với tình trạng này nếu bà bầu phải làm việc nhiều cũng có thể gây nên chứng buồn nôn. Hoặc cũng có thể do bà bầu mất ngủ, giấc ngủ không sâu, hay mơ ác mộng, tỉnh giấc giữa đêm,…
Khi mang thai lượng dinh dưỡng bà bầu cần là gấp đôi bình thường, vì vậy nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng chắc chắn sẽ gây suy sụp thể trạng của bà bầu, gây đau đầu, buồn nôn. Mẹ bầu không đủ dinh dưỡng, hay buồn nôn còn dẫn đến tình trạng chán ăn từ đó gây suy nhược cơ thể.
Do nhiễm độc thai nghén hoặc tiền sản giật
Nhiễm độc thai nghén hoặc tiền sản giật thường gặp trong những tuần cuối thai kỳ. Bà bầu thường có các triệu chứng buồn nôn, nôn, đau đầu vật vã, phù chân tay mặt,…
Khi bà bầu bị đau đầu, buồn nôn thì nên xử trí như thế nào?
Tuỳ vào từng nguyên nhân gây nên đau đầu, buồn nôn mà có nhiều cách xử trí khác nhau. Bà bầu có thể matxa nhẹ nhàng vùng đầu mặt hoặc matxa thư giãn toàn thân. Khi tắm các mẹ có thể sử dụng một số loại thảo dược an toàn để thư giãn cơ thể, tạo nên trạng thái thoải mái nhất.
Nếu mẹ bầu đau đầu, buồn nôn do nguyên nhân nhiễm độc thai nghén hay tiền sản giật thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xét nghiệm, kiểm tra kỹ càng và điều trị đúng cách. Thông thường bà bầu sẽ được chỉ định nằm viện để theo dõi và điều trị.
Ảnh hưởng của đau đầu, buồn nôn đến bà bầu và thai nhi?
Nếu do nguyên nhân sinh lí bình thường như ốm nghén, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, mất ngủ,… thì không quá lo ngại. Chỉ cần thiết lập lại chế độ ăn hợp lí cũng như giảm công việc nặng nhọc là tình trạng đau đầu, buồn nôn sẽ giảm dần.
Mẹ Bầu Đau Đầu, Chóng Mặt Buồn Nôn Khi Mang Thai Là Sao?
Trong thời gian đầu mang thai, nhiều mẹ bầu hay có biểu hiện đau đầu, chóng mặt hay buồn nôn là những biểu hiện thường gặp của các mẹ lúc mới có em bé do khi đó cơ thể mẹ phải nuôi thêm em bé. Dân gian hay thường gọi là ốm nghén khi mang thai. Thường sau tháng thứ ba các mẹ sẽ giảm các triệu chứng trên, ăn ngon, ngủ được và sẽ ko còn đau đầu nữa.
Bạn đang xem: Mẹ bầu đau đầu, chóng mặt buồn nôn khi mang thai là sao?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng, nhưng thực tế lại có rất nhiều mẹ rơi vào trạng thái chán ăn mệt mỏi khi mang thai. Điều này khiến các mẹ không khỏi thấp thỏm, lo âu bởi sợ rằng tình trạng này kéo dài sẽ khiến con không được lớn lên khỏe mạnh và an toàn.
Tại sao mẹ lại bị chán ăn mệt mỏi khi mang thai? Điều này ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? Và phương pháp xử trí khi gặp phải tình trạng này ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể ở bài viết này với hy vọng mẹ sẽ có trải nghiệm mang thai khỏe mạnh và vượt cạn an toàn!
Nguyên nhân của chứng chán ăn mệt mỏi khi mang thai?
Sự thay đổi hormone HCG khi mang thai: Lượng hormone này tăng lên nhanh chóng trong 3 tháng đầu thai kỳ và từ tuần thứ 11 sẽ bắt đầu giảm xuống. Việc tăng lên nhanh chóng của hormone này khiến mẹ nhạy cảm hơn so với bình thường, luôn cảm thấy buồn nôn, chán ăn và cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, tùy từng mẹ bầu mà ảnh hưởng của hormone này là khác nhau, có mẹ sẽ chán ăn nhưng ngược lại sẽ có mẹ thèm ăn.
Mẹ bị ốm nghén: Đó là tình trạng sợ đồ ăn và buồn nôn ngay khi đưa thức ăn vào miệng.
Bảo vệ thai nhi: Nghe thì có vẻ vô lý nhưng có rất nhiều trường hợp mẹ nói không với tất cả thực phẩm và nó như một phép thử để mẹ chắc chắn không có yếu tố nào làm hại đến con yêu.
Những thực phẩm dễ khiến bà bầu chán ăn thường có mùi mạnh, có thể kể đến như: Thịt, trứng, sữa, tỏi, hành, đồ ăn cay, các gia vị nồng mùi, cà phê, trà…
Thông thường, chứng chán ăn sẽ diễn ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ và thường hết vào những tháng tiếp theo nhưng sẽ có một số mẹ “tái chán ăn” vào bất kỳ thời điểm nào trong 9 tháng 10 ngày mang thai.
Chán ăn khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?
Có thể nói tình trạng chán ăn trong thai kỳ là rất phổ biến và cơ thể mẹ vẫn có những chất dinh dưỡng dự trữ để nuôi thai nhi nhưng nếu quá nặng và kéo dài thì ảnh hưởng không nhỏ đến cả mẹ và bé, cụ thể:
Ảnh hưởng đến mẹ
+ Mẹ bị chán ăn cơ thể sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn nôn và sợ đồ ăn.
+ Cơ thể không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nên sẽ dẫn đến thiếu chất và sức khỏe suy yếu.
+ Thai nghén nặng khiến mẹ không tiêu hóa được thức ăn, hoa mắt, chóng mặt, mất chất điện giải và muối.
Ảnh hưởng đến thai nhi:
+ Nếu tình trạng thai nghén kéo dài sẽ không có đầy đủ dinh dưỡng đi nuôi thai nhi khiến trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng và phát triển không toàn diện.
+ Nguy cơ dọa sảy thai cao.
+ Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai suy giảm đáng kể, trường hợp xấu nhất là thai nhi tử vong và nguy hiểm cho cả mẹ.
Làm gì khi bị chán ăn mệt mỏi trong thai kỳ?
Uống thật nhiều nước
Bổ sung từ 2-3 lít nước 1 ngày sẽ giúp mẹ giảm cảm giác mệt mỏi và cải thiện tình trạng ốm nghén. Ngoài nước lọc thì mẹ có thể bổ sung thêm các trái cây khác như cam, chanh….
Hạn chế các đồ ăn nặng mùi:
Sử dụng những món ít gia vị
Các loại gia vị quá mặn, cay nóng dễ khiến mẹ bị đầy hơi, khó chịu và chán ăn.
Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày
Việc chia nhỏ sẽ khiến mẹ không có cảm giác ngấy khi bước vào bữa ăn. Thay vì 3 bữa mỗi ngày thì mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần thành 6 bữa và nhớ kết hợp với việc bổ sung nước.
Không bỏ bữa
Mẹ cần hạn chế việc bỏ bữa, và mẹ cũng nên nhớ rằng chế độ ăn của mình ảnh hưởng rất lớn đến thói quen của thai nhi trong bụng bởi vậy hãy đa dạng đồ ăn, ăn đúng bữa, và luôn giữ tâm thế vui vẻ để con yêu được khỏe mạnh.
Bổ sung thực phẩm chứa protein và tinh bột
Những đồ ăn chứa các thành phần này sẽ giúp mẹ no lâu, không bị mệt mỏi, giữ đường huyết ở mức ổn định đồng thời giải phóng calo cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
Bổ sung đầy đủ các loại vitamin
Ngoài thức ăn hàng ngày thì mẹ cũng nên chú ý đến việc bổ sung các loại trái cây, rau củ để cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng và không có cảm giác chán ăn. Bên cạnh đó mẹ cũng có thể sử dụng các viên uống đa vi chất như axitfolic, sắt, vitamin C, D, E…để thai nhi được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Rất nhiều mẹ bầu đã vượt qua giai đoạn ốm nghén một cách khỏe mạnh nhờ sử dụng sản phẩm Sữa non colosence. Sản phẩm này dạng viên nang nén ( 1 viên hàm lượng dinh dưỡng tương đương 1 cốc sữa bầu ) Trong khi sữa bầu rất khó uống, vì vậy Sữa non colosence đã giải quyết được vấn đề này giúp cho các bà mẹ. Ngoài ra còn giúp đẹp mẹ và con trong quá trình mang thai. Sữa non cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chứa thêm kháng thể để tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu.
THÔNG TIN CHI TIẾT
Bà Bầu Bị Đau Đầu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Bà bầu bị đau đầu là hiện tượng phổ biến có thể gặp phải trong thời gian 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Những cơn đau này gây ra cảm giác khó chịu và khiến mẹ bầu mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, nếu đau đầu kéo dài còn tác động trực tiếp đến sức khỏe em bé trong bụng.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau đầu
Ngay khi có dấu hiệu mang thai, cơ thể phụ nữ bắt đầu có những thay đổi về nồng độ hormone, dẫn đến xuất hiện các triệu chứng khác nhau, đau đầu là một trong số đó. Theo thống kê thì có hơn 80% phụ nữ bị đau đầu trong thời gian thai kỳ.
Trong tam cá nguyệt thứ nhất, cơ thể chưa thích nghi với sự thay đổi, do đó các bà bầu bị nhức đầu trong giai đoạn này chiếm gần 60% trên tổng số trường hợp. Ở những tháng cuối của thai kỳ có thể do trọng lượng của thai nhi tăng lên rõ rệt làm ảnh hưởng quá trình lưu thông máu lên não và hệ thần kinh nên dẫn đến triệu chứng đau đầu ở các mẹ bầu.
Bà bầu bị đau đầu có nguy hiểm không?
Đa phần các bà bầu chỉ bị đau đầu mà không kèm theo triệu chứng bất thường nào khác. Tuy nhiên các mẹ bầu vẫn phải hết sức chú ý, trong thời kỳ thai nhi được 24 – 26 tuần, hội chứng bệnh lý tiền sản giật xuất hiện nửa sau thai kỳ là nguyên nhân chính gây nên bệnh đau đầu. Do đó nếu bà bầu bị đau đầu kèm những triệu chứng khác bất thường như tiểu buốt tiểu rắt, tiểu nhiều, tiểu ít, tiểu sẫm màu hoặc nhìn mờ,… thì bà bầu cần đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Cụ thể như sau:
Tình trạng đau đầu kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, đau đột ngột khi đang ngủ.
Đau đầu kèm theo các biểu hiện như rối loạn thị giác, đau cứng cổ, sốt cao, đau vùng dưới xương sườn, đau bụng trên…
Phù nề các vị trí như mặt, tay và chân.
Tăng cân đột ngột không rõ nguyên do.
Bà bầu bị đau đầu điều trị như thế nào?
Các bà bầu hãy thử áp dụng một số phương pháp sau đây để giảm thiểu cơn đau đầu trong thời gian thai kỳ:
Massage
Khi bị đau đầu bà bầu bị đau đầu buồn nôn nên massage nhẹ nhàng vùng vai gáy, lưng cổ để giảm bớt những cơn đau. Có thể dùng kết hợp với dầu khuynh diệp để đạt hiệu quả tốt hơn.
Uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước là biện pháp vô cùng quan trọng trong việc điều trị đau đầu ở bà bầu. Nước là thành phần thiết yếu trong quá trình vận chuyển những khoáng chất quan trọng và lưu thông máu trong cơ thể. Hơn nữa, nước còn cung cấp calo cho cơ thể bằng cách điều chỉnh cân bằng các protein, enzyme và vitamin trong cơ thể.
Chườm nóng/lạnh
Chườm lạnh hay nóng đều có tác dụng giảm đau cho bà bầu. Chườm nóng có tác dụng làm các mạch máu được giãn nở, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu lên não từ đó giúp làm giảm đi các cơn đau. Ngoài ra, tắm bằng nước ấm cũng là biện pháp giảm đau, tuy nhiên bạn không nên tắm với nước quá nóng và trong một khoảng thời gian dài.
Chườm lạnh cũng có hiệu quả khi bà bầu bị đau đầu do các mạch máu giãn rộng. Việc chườm lạnh trên trán sẽ làm co nho mô cơ, thắt chặt mạch máu từ đó giúp làm giảm đau đầu.
Các mẹ bầu bị đau đầu cần lưu ý rằng, tuyệt đối không tự ý uống các loại thuốc để giảm đau kể cả có nguồn gốc thiên nhiên. Bởi có một số loại thuốc sẽ gây nguy hiểm cho em bé trong bụng. Nếu đau dữ dội, kéo dài không thể giảm đau bằng các biện pháp trên thì bà bầu cần đi khám ngay để có những phương pháp điều trị tốt nhất.
Làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ bà bầu bị đau đầu?
Đau đầu khi mang bầu có thể một phần là do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể của người phụ nữ, tuy nhiên nếu tạo lập thói quen ăn uống sinh hoạt khoa học cũng giúp mẹ bầu giảm thiểu được phần nào đó các cơn đau. Một số biện pháp giúp giảm nguy cơ bà bầu bị đau đầu chóng mặt đó là:
Hạn chế việc thức đêm, mất ngủ và dậy quá muộn, đồng thời nên bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Uống đủ nước và uống bổ sung thêm nước hoa quả tránh sự thiếu hụt nước trong cơ thể nhằm hạn chế tình trạng đau đầu khi mang thai.
Không nên để bà bầu bị đói quá vì điều này có thể làm giảm đường huyết dẫn tới đau đầu.
Tránh ăn quá nhiều các thực phẩm như socola, pho mát, sữa chua, thịt đóng hộp… và các loại rượu, cà phê, nước ép có chất bảo quản, đồ uống có ga,… trong thời gian thai kỳ.
Giữ tinh thần thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng thần kinh, bực bội kéo dài lâu.
Bà bầu bị đau đầu là triệu chứng thường thấy trong thời kỳ mang thai, bằng những cách thức chữa trị tự nhiên và lối sống khoa học bạn có thể giảm thiểu những cơn đau đầu này. Tuy nhiên nếu đau đầu kéo dài, không thuyên giảm kèm theo những biểu hiện khác thường mẹ bầu nên đi khám để được bác sỹ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, tránh nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé.
CẨM NANG MẸ BẦU
Bạn đang xem bài viết Đau Đầu Buồn Nôn Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!