Cập nhật thông tin chi tiết về Đau Bụng Táo Bón Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Táo bón thường đi kèm với hiện tượng đau rát hậu môn khi đại tiện, chướng bụng hay đầy hơi. Nhưng khi táo bón kèm theo triệu chứng đau bụng thường xuyên khi mang thai thì bà bầu phải hết sức thận trọng vì có thể là dấu hiệu nguy hiểm.
Đau bụng táo bón khi mang thai dấu hiệu nhiều bệnh lý nguy hiểm
Sở dĩ nói đau bụng không phải là đặc trưng điển hình của chứng táo bón thai kỳ là bởi vì táo bón thường rất ít khi gây ra triệu chứng đau bụng. Các triệu chứng đi kèm của táo bón thai kỳ thường là: đầy hơi, chướng bụng, đi tiêu không hết phân, đi tiêu phân khô, cứng và rắn…
Nếu có đau bụng kèm theo táo bón thì thật sự ít và chứng đau bụng do táo bón thường xuất hiện trong thời gian ngắn. Trong thai kỳ hiện tượng đau bụng trên hay đau bụng dưới lại thật sự là một dấu hiệu nguy hiểm có thể báo hiệu sức khỏe của mẹ và đứa trẻ trong bụng đang gặp vấn đề.
Đau bụng táo bón thai kỳ dấu hiệu của những bệnh gì?
Nhau bong non là tình trạng bánh nhau không bám vào thành tử cung mà có dấu hiệu tuột ra ngoài, điều này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Thậm chí có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai, suy thai. Lúc này mẹ bầu cần phải can thiệp sớm để khắc phục tình trạng này.
Chế độ ăn uống không cân bằng, ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít có thể gây ra tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng ở mẹ bầu.
Điều này chẳng những không tốt cho sức khỏe của thai nhi mà còn khiến cho bà bầu bị táo bón và sình bụng, đau bụng. Khắc phục tình trạng này khá đơn giản, mẹ bầu nên áp dụng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là có thể cải thiện được tình hình.
Cơ thể tích mỡ khi mang thai:
Khi mang thai vóc dáng sản phụ không chỉ tích mỡ nhiều hơn mà phần bụng cũng bắt đầu có cảm giác căng tức.
Khi bụng bầu càng lớn các tế bào mỡ cũng cần có thời gian và điều kiện để thích nghi với sự phát triển của tử cung. Sự thay đổi này diễn ra khá đột ngột khiến sản phụ có thể thấy đau ở phần bụng.
Mỡ tích tụ lâu ngày trong cơ thể cũng có thể là nguyên nhân khiến bà bầu mắc thêm chứng táo bón thai kỳ.
Táo bón và đau bụng khi mang thai khi nào nguy hiểm?
Vậy làm thế nào để biết được khi nào táo bón và đau bụng là bình thường và khi nào táo bón và đau bụng là nguy hiểm?
Nếu táo bón kèm đau bụng trong thời gian ngắn. Cảm giác đau bụng xuất hiện chủ yếu khi sản phụ buồn đại tiện. Khi đại tiện hết phân thì cảm giác đau bụng cũng không còn. Đồng thời sản phụ không thấy xuất hiện thêm những triệu chứng bất thường gì khác thì không đáng ngại.
Nếu táo bón kèm đau bụng âm ỉ. Đau bụng xuất hiện trong thời gian dài kèm một số hiện tượng bất thường như: xuất huyết âm đạo, không thể xì hơi, nôn mửa, chướng bụng, giảm cân thì hết sức nguy hiểm và bệnh nhân cần thăm khám sớm.
Dù thế nào đi chăng nữa thì táo bón và đau bụng khi mang thai cũng là hiện tượng cảnh báo sức khỏe của thai phụ đang bị ảnh hưởng. Thai phụ nên có biện pháp can thiệp sớm để nhanh chóng chấm dứt tình trạng này.
Bị Đau Lưng Và Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai là những tình trạng thường gặp khi mang thai. Chúng khiến mẹ bầu gặp nhiều khó chịu, mệt mỏi và hay cáu gắt khi mang thai. Vậy bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không?
Nguyên nhân bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai là gì?
1 điều đáng lo ngại là có khoảng 90% mẹ bầu gặp tình trạng này khi mang thai. Trong đó thường do những thay đổi về cơ thể, hormone khiến mẹ bầu bị đau và chỉ khoảng 3% là do bệnh lý mẹ nên chú ý.
Nguyên nhân bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai là bình thường
Tăng cân là một trong số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này, điều đó khiến vùng bụng dưới và lưng mẹ bầu chịu them áp lực khiến dây chằng kéo dãn ra để dáp ứng nhu cầu tăng cân và sự phát triển của thai nhi.
Thường khi bụng bầu lớn dần thì mẹ khó có được tư thế nghỉ ngơi cũng như vận động đi lại, đứng ngồi được thoải mái.
Những thói quen đứng ngồi hay nằm ngủ bình thường khiến mẹ gặp tình trạng này nhiều hơn.
Áp lực thường xuyên khiến mạch máu và dây cơ bị chèn ép dẫn tới đau nhức, nếu không có biện pháp giảm đau kịp thời nó sẽ kéo dài và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thay đổi của hormone
Bắt đầu sau 3 tháng đầu khi mà thai nhi phát triển mạnh và nhanh, lúc này để đáp ứng được nhu cầu phát triển đó thì mẹ bầu sẽ tiết ra hormone relaxin để làm giãn xương chậu và các dây chằng khiến mẹ dễ gặp tình trạng này hơn.
Nguyên nhân bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai nguy hiểm
Thường thì khi mang thai bị đau lưng và bụng dưới chỉ là tình trạng thông thường và không đáng lo ngại nhưng đôi khi nó cũng có thể là nguyên nhân do bệnh lý mà mẹ bầu cần chú ý hơn.
Một số nguyên nhân gây nguy hiểm khi bị đau lưng và đau bụng dưới
Mang thai ngoài tử cung
Với tình trạng này có biểu hiện như đau tức bụng dưới và lưng, cơn đau ngày một tăng dần và ngoài sức chịu đựng của mẹ.
Thường có biểu hiện như đau âm ỉ và buốt vùng thắt lưng, bụng dưới và đau ở phần lưng bên trái. Với tình trạng bị sỏi thận thì mẹ nên đi khám và có tư vấn chính sác từ bác sĩ chuyên khoa.
U nang buồng trứng
Khi bị đau bụng dưới thì cũng có thể là mẹ đang bị u nang buồng trứng hay viêm âm đạo với tình trạng này cơn đau dần có su hướng tăng nhanh và đau kéo dài hơn, mẹ nên đi khám ngay.
Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai nên làm gì?
Nếu bị đau lưng và đau bụng dưới mẹ bầu cần chú ý:
Tuy là tình trạng thường thấy và rất ít nguy hiểm nhưng nếu đối với tình trạng bình thường thì mẹ cũng nên chú ý kẻo để lâu cũng không tốt cho sức khỏe và sự phát triển thai nhi bởi tinh thần và sức khỏe mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp cho thai nhi.
Không đi lại nhiều
Việc đi lại theo quan niệm giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn và tốt cho quá trình sinh nở nhưng đối với 1 số trường hợp mẹ cũng nên hạn chế đi lại nhiều, chỉ nên vận động nhẹ và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
Chế độ dinh dưỡng điều độ
Chế độ dinh dưỡng với thời kỳ mang thai rất quan trọng, nó góp phần cải thiện sức khỏe mẹ và cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Dùng gối ôm bà bầu
Bụng bầu lớn chính là nguyên nhân khiến mẹ khó có tư thế ngủ thoải mái và liên tục mất ngủ khó ngủ hay là đau lưng và chuột rút ở cuối thai kỳ.
Việc sử dụng gối ôm bà bầu giúp mẹ kê bụng, đỡ lưng và gác cao chân khi ngủ giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm đau lưng đau bụng khi mang thai, giúp giảm áp lực từ bụng lên cơ thể mẹ.
Xoa bóp, massage vùng đau nhức
Bị đau lưng và đau bụng dưới khi nào thì nên đi khám ngay.
* Những cơn đau kích hoạt thưỡng xuyên với mức độ dữ dội
* Tình trạng đau nhức không giảm khi bạn đã áp dụng các liệu pháp khắc phục
* Có các biểu hiện khác đi kèm: mệt mỏi, chán ăn, ngứa vùng kín, nước tiểu bất thường…
Đau Đầu Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm?
Nguyên nhân mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai? Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nồng độ các hormone biến đổi mạnh mẽ. Điều này dẫn tới triệu chứng căng cơ, thay đổi vóc dáng, ngoại hình, sự lưu thông máu. Đau đầu xảy ra như một phản ứng của cơ thể trước những thay đổi này.
Ở tam nguyệt cá thứ 2, trọng lượng thai nhi lúc này đã tăng lên nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh, thiếu máu đưa lên não khiến mẹ bầu đau đầu. Mẹ bầu lười uống nước, ăn không đúng bữa, đúng giờ gây hạ đường huyết, thường xuyên thức đêm và sử dụng đồ uống chứa cafein hoặc thiếu ngủ cũng gây ra đau đầu. Phụ nữ mang thai sống hoặc làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn (ô nhiễm âm thanh) lâu dần bị căng thẳng, dễ bực bội, khó ngủ dẫn tới hiện tượng đau đầu Một số phụ nữ chỉ xuất hiện duy nhất tình trạng đau đầu, không kèm theo bất cứ triệu chứng nào khác.Tuy nhiên, không vì thế mà chị em có thể lơ là hiện tượng này vì mẹ bầu ở tuần thứ 24-26 thường có triệu chứng của tiền sản giật là nguyên nhân trực tiếp gây nên các cơn đau đầu khi mang thai. Nếu thấy đau đầu kèm theo những triệu chứng như: sự bất thường trong nước tiểu, thay đổi thị giác hay những vấn đề bất thường ở gan, thận thì thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác.
Đau đầu khi mang thai có ảnh hưởng đến mẹ và bé? Các cơn đau đầu nhẹ khi mang thai sẽ đến rồi nhanh chóng biến mất, đặc biệt là khi bà bầu bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, hoặc sau khi sinh xong. Tình trạng đau đầu nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng, nguy hiểm gì đến mẹ và bé nên mẹ không nên quá lo lắng. Trường hợp đau đầu dữ dội khi mang thai lại là nguy cơ của các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tiền sản giật. Đặc biệt là đối với sản phụ ngoài 35 tuổi, cần được theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên nếu có dấu hiệu đau đầu khi mang thai.
Cách làm giảm cơn đau đầu khi mang thai
Ngủ đủ giấc từ 7-10h/ ngày, bởi mẹ bầu cần được ngủ nhiều hơn, đặc biệt là khi bị đau đầu lúc mang thai, tuy nhiên ngủ trưa không nên quá 1 tiếng tránh mệt mỏi vào buổi chiều. Môi trường ngủ cần được yên tĩnh, không bị làm phiền bởi tiếng ồn, hoặc các thiết bị điện tử.
Đắp khăn mát khi nghỉ ngơi, ngủ để giảm cơn đau đầu khi mang thai một cách từ từ, hiệu quả.
Tắm nước ấm cũng là một cách giảm đau đầu khi mang thai nhanh chóng cho mẹ bầu. Tuy nhiên cần tránh tắm nước quá nóng và tắm quá lâu.
Mẹ bầu cần bổ sung chế độ ăn dinh dưỡng và hợp lý. Đây được xem là cách hiệu quả giúp mẹ bầu giảm nhanh chóng cơn đau đầu khi mang thai. Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích ăn, mẹ bầu có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh bị đói gây hạ đường huyết dẫn đến đau đầu.
Mẹ bầu nên uống đủ lượng nước hàng ngày, có thể uống nước lọc, nước ép trái cây tươi…cần hạn chế các loại đồ uống có ga, nước ép trái cây đóng chai, thịt chế biến sẵn, socola,…
Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý sẽ giúp cho tinh thần mẹ được thoải mái, giảm tần suất gặp phải các cơn đau đầu trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu biết cách massage đúng cách vùng đầu bị đau, massage vùng vai gáy, gan bàn chân…sẽ giúp lưu thông máu và giảm đau đầu hiệu quả hơn.
Hạn chế các chất kích thích để không căng thẳng thần.kinh và có giấc ngủ ngon hơn, giảm cơn đau đầu hiệu quả.
Bổ sung các loại thực phẩm như sữa tươi, anh đào, dậu trắng, khoai tây… giúp giảm đau đầu khi mang thai hiệu quả hơn. Các thực phẩm giàu sắt như rau chân vịt, mía, bông cải xanh cũng rất tốt cho lưu thông máu lên não, giảm đau đầu.
Tập thể dục đều đặn để cơ thể được lưu thông, thoải mái, giảm bớt áp lực cho mẹ bầu khi bị đau đầu. Mẹ bầu có thể lựa chọn các bộ môn như Yoga, đi bộ, bơi lội, ngồi thiền…cũng đều rất tốt cho sức khỏe.
Uống thuốc giảm đau dưới sự chỉ định, khám của bác sĩ sản khoa, bác sĩ chuyên khoa
Bị đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối là triệu chứng thai kỳ, hoặc nghiêm trọng hơn là dấu hiệu cảnh báo bà bầu đang bị thiếu máu, stress. Do đó khi có dấu hiệu đau đầu, mẹ bầu nên điều chỉnh lại công việc, chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của mình để hạn chế tình trạng này. Khi bà bầu đau đầu kèm theo triệu chứng nôn mửa, choáng ngất, mệt mỏi, tim đập nhanh… bà bầu nên tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm, tránh để lâu gây biến chứng nguy hiểm đến mẹ và bé.
Sốt Trong Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động yếu hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến các triệu chứng như sốt. Sốt khi mang thai có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi và mức nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ sốt.
1. Cách chẩn đoán những nguyên nhân gây sốt khi mang thai
Viêm thận bể thận cấp
Dấu hiệu nhận biết: Sốt cao, rét run, đái khó, đái rắt, đau bụng vùng thắt lưng, ấn đau tại xương sườn
Xét nghiệm máu bạch cầu trung tính tăng, xét nghiệm nước tiểu thấy có bạch cầu, hồng cầu, cấy nước tiểu tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
Siêu âm đài bể thận giãn, niệu quản giãn, thai phát triển bình thường.
Điều trị viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh, tốt nhất theo kết quả kháng sinh đồ.
Viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn
Đây là nguyên nhân gây hay gặp gây ra sốt, đau họng, khàn tiếng, chảy nước mũi vàng, ho khan hay ho có đờm.
Điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm giảm tiết dịch.
Viêm phổi
Dấu hiệu: Sốt, thường sốt cao rét run, khó thở nhanh, đau ngực, ho có đờm
Khám: Họng xung huyết đỏ, nghe phổi có ran nổ, ran ẩm.
Chụp phổi có hình mờ thùy phổi (chú ý tấm chì bảo vệ thai nhi).
Cần phát hiện và điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt.
Sốt do virus
Có thể do nhiều loại virus gây ra như cúm, rubella, quai bị, thủy đậu, virus dengue gây sốt xuất huyết..
Dấu hiệu: Sốt cao 38-40◦ C, viêm long đường hô hấp trên(đau họng, chảy mũi, ho…), đau mỏi toàn thân, dấu hiệu sốt hết sau 1 tuần.
Rubella: Nổi ban ở mặt, tay, toàn thân.
Quai bị: Sưng, nóng, đau tuyến nước bọt mang tai một bên hay cả 2 bên.
Thủy đậu: Nổi mụn nước các kích thước khác nhau.
Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng: Hạ sốt, nâng cao thể trạng. Thai 3 tháng đầu cần chú ý khả năng ảnh hưởng đến thai, gây dị dạng thai.
Sốt rét
Dấu hiệu: Sốt rét không có biến chứng: Rét run, sốt nóng, ra mồ hôi có chu kỳ (hàng ngày hay cách ngày), nhức đầu, đau khớp, đau cơ. Có thể lách to
Sốt rét ác tính có biến chứng nặng: Sốt rét kèm thêm thiếu máu, hôn mê, đái ra huyết sắc tố, có thể co giật, vàng da.
Xét nghiệm: Phiến đồ máu ngoại vi tìm ký sinh trùng, test nhanh tìm kháng thể.
Cần được phát hiện và điều trị bằng thuốc sớm, bệnh có nguy cơ ảnh hưởng tới mẹ và bé. Sốt rét ác tính có nguy cơ đe dọa tính mạng của sản phụ và nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi.
Viêm gan B
Dấu hiệu: Sốt, mệt mỏi, chán ăn, vàng da, nước tiểu vàng, gan to; Có thể đau cơ, đau khớp, nổi mề đay, lách to.
Xét nghiệm: Chức năng gan, men gan tăng cao, kháng thể kháng nguyên virus HbsAg, HbeAg, Định lượng phiên bản virus trong máu (PCA).
Viêm gan do virus diễn ra trong giai đoạn chuyển dạ rất nặng vì suy gan cấp, chảy máu do rối loạn đông máu, hôn mê gan do suy gan. Cần phân biệt với: Tiền sản giật nặng, hội chứng HELLP
Điều trị: Sản phụ cần được điều trị tại khoa truyền nhiễm, nghỉ ngơi nâng cao thể trạng và dùng thuốc giảm lượng virus trong máu.
Nhiễm khuẩn thai
Triệu chứng: Sốt, ra khí hư hôi, tử cung căng đau, có thể đau bụng dưới, phản ứng thành bụng, ra máu âm đạo kéo dài, mủ chảy ra từ cổ tử cung, có thể đã sảy thai, thai chết lưu.
Xử trí: Kháng sinh càng sớm càng tốt. Lấy thai và rau ra khỏi tử cung bằng thuốc hay bằng dụng cụ.
Nhiễm khuẩn ối
Triệu chứng: Thường gặp trong ối vỡ non, vỡ sớm xử trí không đúng, đôi khi trong chuyển dạ kéo dài. Sốt là triệu chứng thường gặp, sốt cao, rét run, dịch âm đạo hôi, đau bụng, tim thai nhanh. Tử cung căng đau, nước ối có mùi hôi.
Cấy dịch ối có vi khuẩn, xét nghiệm máu bạch cầu trung tính cao, xét nghiệm CRP (+).
Xử trí: Kháng sinh liều cao, phối hợp theo kháng sinh đồ. Xử trí thai tùy theo chỉ định sản khoa, có khi cần mổ lấy thai, trong trường hợp nặng có thể phải cắt tử cung.
2. Sốt khi mang thai có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm do sốt gây ra tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt và mức độ sốt.
Nếu sốt trong 3 tháng đầu do một số loại virus có thể gây ra: Gây sảy thai, thai chết lưu, có thể gây dị tật bẩm sinh. Trong các loại này virus hay gây sốt, thì sốt do nhiễm Rubella được xem là nguy hiểm nhất vì có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh bào thai với nguy cơ xảy ra lên đến 90%, có thể phải đình chỉ thai nghén.
Sốt virus từ 3 tháng trở đi nguy cơ biến chứng thấp hơn, tuy nhiên một số bệnh vẫn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mẹ và thai nhi. Ví dụ như sốt xuất huyết ở bất kỳ giai đoạn nào đều có thể gây mất máu ảnh hưởng tới mẹ và bé…
Phụ nữ mang thai cơ thể suy giảm sức đề kháng nên khi bị sốt do nhiễm vi sinh vật, có thể các triệu chứng nặng hơn.
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, sốt nhẹ có thể chưa gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng nếu sốt cao trên 39,5 độ C có thể gây nguy hiểm đến em bé. Thân nhiệt tăng cao đột ngột làm cho thai thai nhi không thích ứng được dễ dẫn đến tình trạng sảy thai.
Mẹ bầu sốt khi mang thai cần phải sử dụng thuốc điều trị một số nguyên nhân gây bệnh có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Nếu nguyên nhân gây sốt do nhiễm khuẩn thai hay nhiễm khuẩn ối thì rất nguy hiểm vì hầu hết là phải loại bỏ thai nhi. Mẹ còn nguy cơ phải cắt tử cung.
Sốt khi mang bầu có thể gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới thai nhi. Để phòng tránh một số nguyên nhân gây sốt phụ nữ mang thai nên thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ trước khi có ý định mang thai, đặc biệt là rubella vì có thể gây dị tật thai khi mắc trong 3 tháng đầu. Nếu có triệu chứng sốt cần đặt hẹn thăm khám ngay với bác sĩ Sản phụ khoa để được tư vấn và chỉ định can thiệp kịp thời.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Bạn đang xem bài viết Đau Bụng Táo Bón Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!