Cập nhật thông tin chi tiết về Danh Sách 6 Điều Cần Biết Về Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thiếu máu cơ tim là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi nhưng đang có dấu hiệu trẻ hóa. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
1. Bệnh thiếu máu cơ tim là gì?
Các động mạch vành có hình dạng mạng lưới được tạo thành từ mạch máu trên bề mặt của tim và có vai trò cung cấp cho tim máu và oxy. Theo đó, bệnh thiếu máu cơ tim là bệnh lý xảy ra khi các động mạch tim bị thu hẹp, khiến máu và oxy đến tim khó khăn.
Thiếu máu cơ tim về lâu dài có thể khiến cơ tim bị hoại tử
Bên cạnh thiếu máu cơ tim, bệnh còn có những tên gọi khác như: thiếu máu cục bộ cơ tim, bệnh tim mạch vành và CHD.
2. Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?
Mặc dù vô cùng phổ biến nhưng bệnh thiếu máu cơ tim lại rất nguy hiểm. Về lâu dài, bệnh có thể gây ra những biến chứng về tim khác, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não (đột quỵ). Đây đều là những biến chứng trầm trọng bởi:
Nhồi máu cơ tim: Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim chiếm tới 73%. Trên thế giới mỗi năm có tới 7 triệu người tử vong vì nhồi máu cơ tim.
Tai biến mạch máu não: Theo ước tính của Hội đột quỵ Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ.
3. Các triệu chứng thiếu máu cơ tim thường gặp
Cảm thấy như có áp lực lên ngực khi hoạt động thể chất.
Thường xuyên đổ mồ hôi lạnh
Choáng hoặc chóng mặt
Buồn nôn
Đau cổ
Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động
Rối loạn giấc ngủ
Thường xuyên mệt mỏi
Khi bệnh thành mãn tính sẽ kèm thêm một số triệu chứng khác như:
Đau thắt ngực
Lo lắng hay hồi hộp
Mệt mỏi
Đau cổ
Lưu ý: Các triệu chứng có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc cùng lúc, mức độ cũng khác nhau tùy vào mỗi người. Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào hoặc nghi ngờ bản thân có thể bị nhồi máu cơ tim, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra chính xác.
Cảm thấy khó chịu ở ngực là một trong những triệu chứng nhồi máu cơ tim xuất hiện đầu tiên
4. Những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu cơ tim
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu cơ tim, cụ thể:
Lối sống thiếu lành mạnh: Hút thuốc, lối sống ít vận động, ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ…
Mắc các bệnh mãn tính: Huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường….
Tuổi tác: Sự lão hóa của động mạch vành khiến việc lưu thông máu và oxy đến tim kém đi.
Giới tính: Đàn ông thường có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn. Tuy nhiên, nguy cơ cho phụ nữ tăng lên sau khi mãn kinh.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác vẫn đang được các chuyên gia nghiên cứu gồm:
Chứng ngưng thở lúc ngủ: Rối loạn này khiến bạn liên tục dừng lại và bắt đầu thở khi đang ngủ. Điều này làm giảm nồng độ oxy trong máu đột ngột, từ đó làm tăng huyết áp và làm căng hệ thống tim mạch, cuối cùng dẫn đến bệnh động mạch vành.
Protein phản ứng C nhạy cảm cao: Protein phản ứng C nhạy cảm cao (hs-CRP) là một loại protein bình thường xuất hiện với số lượng cao hơn khi có viêm ở đâu đó trong cơ thể bạn. Nồng độ hs-CRP cao có thể là yếu tố nguy cơ của bệnh tim.
Triglyceride cao: Triglyceride là một loại chất béo (lipid) trong máu. Mức độ Triglyceride cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Homocystein cao: Homocysteine là một axit amin mà cơ thể sử dụng để tạo protein và xây dựng và duy trì mô. Nồng độ homocysteine cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim.
Tiền sản giật: Tình trạng này có thể phát triển ở phụ nữ khi mang thai gây ra huyết áp cao và lượng protein trong nước tiểu cao hơn. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn sau này trong cuộc sống.
Nghiện rượu: Sử dụng rượu nặng có thể dẫn đến tổn thương cơ tim và làm xấu đi các yếu tố nguy cơ khác của bệnh thiếu máu cơ tim.
Bệnh tự miễn: Các tình trạng như viêm khớp dạng thấp và lupus (và các tình trạng viêm khớp dạng thấp khác) có nguy cơ dẫn đến bị thiếu máu cơ tim rất cao.
5. Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi không?
Hiện nay, bệnh thiếu máu cơ tim không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì thế, tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đề nghị áp dụng một trong các phương pháp sau để kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ mắc các biến chứng khác như:
Thay đổi lối sống lành mạnh hơn
Dùng thuốc hỗ trợ
Phẫu thuật
6. Làm thế nào để phòng ngừa thiếu máu cơ tim?
Tầm soát tinh mạch định kỳ: Tương tự những bệnh lý tim mạch khác, thiếu máu cơ tim hầu như không có những triệu chứng gì ở giai đoạn đầu. Thực tế, nhiều người có nguy cơ tiềm ẩn (tiền sử gia đình, tiểu đường, cao huyết áp…) vẫn có thể sống bình thường mà không thấy có bất ổn cho đến khi bệnh đã trở nặng. Vì thế, tầm soát tinh mạch định kỳ theo chỉ định của bác sĩ là giải pháp tối ưu để phòng ngừa thiếu máu cơ tim cũng như các bệnh lý tim mạch khác.
Tránh những yếu tố có nguy cơ làm xuất hiện thiếu máu cơ tim: Thay đổi lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và cải thiện cuộc sống của những người đang mắc các bệnh tim mạch tốt hơn. Cụ thể:
Khói thuốc có rất nhiều chất độc như nicotin, hắc ín, formaldehyt, cyanid… gây thiếu máu cơ tim cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì thế, tránh hút thuốc lá là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe tổng quát.
Người thừa cân có nguy cơ bị cholesterol trong máu, tăng huyết áp, tiểu đường… và nhiều yếu tố gây ra thiếu máu cơ tim nhiều hơn so với người bình thường. Do đó hãy cố gắng duy trì cân nặng cân đối để có được trái tim khỏe mạnh.
Thay vì ăn nhiều thịt, cá và thịt gia cầm, bạn nên ăn nhiều rau, quả. Cùng với đó, chế biến thức ăn ít hoặc không có chất béo như luộc, chần, hạn chế dùng đồ rán cũng là giải pháp giúp bạn hạn chế nạp các loại chất béo xấu vào cơ thể.
Cố gắng tập thể dục 3 – 4 lần/tuần, mỗi lần 30 – 60 phút có tác dụng phòng tránh thiếu máu cơ tim hiệu quả. Đồng thời, để biết được đâu là môn thể thao phù hợp với mình, tốt nhất bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Căng thẳng gây ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch. Mẹo cho bạn là nên tập thiền hoặc yoga bởi các bộ môn này không chỉ giảm căng thẳng mà còn tăng cường độ tập trung.
Dùng rượu với mức độ vừa phải (1 – 2 cốc/ ngày) có thể giúp bảo vệ tim của bạn. Tuy nhiên, nếu uống nhiều mức này sẽ làm hại đến hệ tim mạch, gan và có thể gây tai nạn khi tham gia giao thông.
Trong quá trình dùng thuốc tránh thai, bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Mặc dù thuốc tránh thai có thể sử dụng nhiều năm mà không có tác dụng phụ nào nhưng bạn vẫn nên thăm khám để kiểm soát huyết áp, triglycerid và đường máu.
Tầm soát định kỳ giúp phát hiện các nguy cơ nhồi máu cơ tim ngay từ sớm
Giới thiệu chuyên khoa Tim Mạch của Hệ thống Phòng khám CarePlus
CarePlus là hệ thống phòng khám theo tiêu chuẩn quốc tế, được đầu tư 100% vốn nước ngoài với hơn 15 chuyên khoa. Đội ngũ bác sĩ giỏi, tận tình, nhiều kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tim mạch như: chẩn đoán hình ảnh tim mạch, bệnh tim bẩm sinh trong bào thai, tầm soát bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim)… chuyên khoa Tim Mạch của Hệ thống Phòng khám CarePlus còn sở hữu trang thiết bị hiện đại như: máy đo Điện tâm đồ, máy X-Quang, máy Siêu âm tim màu, máy Điện tâm đồ gắng sức, máy Holter theo dõi huyết áp liên tục đến 7 ngày, máy theo dõi rối loạn nhịp tim 24 giờ….
Vì sao nên lựa chọn chuyên khoa Tim Mạch của Hệ thống Phòng khám CarePlus?
Chẩn đoán đúng bệnh, hạn chế việc sử dụng thuốc. Tư vấn kỹ lưỡng để khách hàng hiểu rõ về bệnh và cùng tham gia tích cực vào việc chữa trị. Trong trường hợp cần nhập viện cấp cứu, chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn và liên hệ với các Bệnh viện lớn như Bệnh viện Nhân dân 115, Viện tim chúng tôi Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Nhi Đồng… để việc điều trị nội trú được thuận tiện nhất.
Để được tư vấn rõ hơn, khách hàng vui lòng liên hệ với CarePlus thông qua:
Bệnh thiếu máu cơ tim vô cùng nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa hoặc phát hiện sớm bằng việc tầm soát định kỳ. Cùng với đó, bạn cũng cần thực hiện lối sống lành mạnh, đặc biệt là luyện tập thể thao thường xuyên để duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt nhất. — Để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa (Tim mạch, Nhi khoa, Sản Phụ khoa, Tai Mũi Họng, Da liễu,…). Đăng ký TẠI ĐÂY
Thiếu Máu Cơ Tim: 10 Thông Tin Cần Biết Để Tránh Nhồi Máu Tim
Your browser does not support the audio element.
A- A+
Thiếu máu cơ tim là gì?
Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ (hay suy vành, bệnh thiếu máu tim) là tình trạng tắc nghẽn mạch máu khiến lượng máu nuôi dưỡng cho tim bị giảm, từ đó tim không có đủ năng lượng để bơm máu cho cơ thể.
Tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ mạch vành – mạng lưới mạch máu bao quanh tim – đều có thể làm giảm lượng máu giàu oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng cơ tim và gây ra các cơn đau thắt ngực. Nếu không được cung cấp máu kịp thời và đầy đủ trong thời gian nhất định, một vùng tim phía sau sẽ bị hoại tử, dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Triệu chứng thiếu máu cơ tim
Các triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim thường sẽ khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, đa phần người bệnh sẽ có những triệu chứng, dấu hiệu của bệnh thiếu máu cơ tim điển hình và không điển hình như sau.
Triệu chứng thiếu máu cơ tim điển hình
Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình ở hầu hết người bệnh thiếu máu cơ tim. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, dấu hiệu đau thắt ngực có thể xuất hiện theo 2 dạng.
Dạng 1: Đau thắt ngực ổn định
Cơn đau chỉ xuất hiện khi người bệnh thiếu máu cơ tim làm việc gắng sức, xúc động mạnh hay gặp thời tiết lạnh làm co mạch… Cơn đau sẽ thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi hay sử dụng thuốc giãn mạch.
Dạng 2: Đau thắt ngực không ổn định
Cơn đau ngực có thể xuất hiện kể cả khi bạn nghỉ ngơi, kèm theo các triệu chứng khác như: khó thở, mệt mỏi nhiều, choáng váng…
Tính chất của các cơn đau thắt ngực trong trường hợp này là cảm giác đau ở ngực trái vùng trước tim, đôi khi chỉ cảm thấy khó chịu, hoặc cảm giác nặng, bị đè ép ở vùng sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái và cánh tay trái. Người bệnh có thể có cảm giác hồi hộp lo âu, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, đánh trống ngực và choáng váng…
Tần suất các cơn đau khá thất thường, có thể vài tuần, vài tháng một lần, nhưng nếu nặng hơn có thể là vài lần trong một ngày. Thời gian đau thường chỉ kéo dài vài giây đến vài phút, thường không quá 5 phút. Nếu cơn đau kéo dài quá 15 – 20 phút thì phải nghĩ đến nhồi máu cơ tim và sớm đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
Đau ngực là triệu chứng bệnh thiếu máu tim thường gặp
Triệu chứng thiếu máu cơ tim không điển hình
Một số người bệnh thiếu máu cơ tim sẽ không gặp cơn đau thắt ngực trái. Trường hợp này được gọi là thể không đau ngực hay thiếu máu cơ tim thầm lặng. Thiếu máu cơ tim thầm lặng thường gặp ở người bệnh tiểu đường lâu năm hoặc ở những người có ngưỡng chịu đau cao hơn những người khác. Thay vì bị đau ngực, người bệnh sẽ có những triệu chứng không điển hình khác, bao gồm:
Mệt mỏi: Người bệnh cảm thấy rất mệt, cơ thể như thiếu năng lượng để hoạt động.
Khó thở: Người bệnh cảm giác khó thở hụt hơi như thiếu không khí để thở, càng vận động hay lo lắng, mức độ khó thở càng tăng lên.
Nhịp tim nhanh: Đi kèm với đánh trống ngực, hồi hộp, bồn chồn, cảm giác có tiếng ngựa phi trong lồng ngực. Có những lúc tim đập nhanh trên 100 nhịp/phút.
Phù chi hoặc phù phổi cấp: Thường gặp ở giai đoạn bệnh nặng và dễ dẫn đến biến chứng suy tim. Lúc này, người bệnh khó ngủ, ngủ trằn trọc do chất lỏng tích tụ trong cơ thể, phải kê cao gối mới dễ ngủ hơn.
Buồn nôn và nôn, ăn uống khó tiêu, đầy trướng bụng.
Đổ nhiều mồ hôi
Có rất nhiều phương pháp an toàn và hiệu quả giúp giảm các triệu chứng thiếu máu cơ tim. Hãy gọi tới 0983.103.844 để được các chuyên gia Tim mạch tư vấn giải pháp phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn.
Dấu hiệu nhồi máu cơ tim do thiếu máu cơ tim
Đau thắt vùng ngực trái, cảm giác như bị đè nặng, bó chặt, đau nhói hoặc chèn ép ở ngực.
Đau vai/cánh tay.
Đau vùng cổ/hàm.
Nhịp tim nhanh bất thường.
Khó thở, chóng mặt, mệt mỏi
Buồn nôn, nôn, đau bụng
Vã mồ hôi lạnh.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim, bạn cần dừng ngay công việc, ngồi/nằm nghỉ, nếu đang lái xe trên đường, cần tấp xe vào lề đường và gọi điện thoại cho người thân ngay lập tức, để được đưa đến bệnh viện sớm nhất. Đặc biệt với những người đã từng bị nhồi máu cơ tim hay tắc hẹp mạch vành trước đó, thì sự chậm trễ trong việc cấp cứu sẽ làm tăng rủi ro cho người bệnh.
Khảo sát cho thấy, 100% những người từng bị nhồi máu cơ tim đều cảm thấy mệt mỏi bất thường, bồn chồn lo lắng không rõ lý do trước khi biến cố xảy ra vài tuần. Ngoài biểu hiện này, nhiều người bệnh còn thấy đau tê cánh tay trái, khó thở; buồn nôn, đầy trướng bụng, khó tiêu; khó chịu ở vùng ngực, đau vai hàm; chóng mặt, nhức đầu, khó ngủ…
Nếu bạn gặp phải 2 dấu hiệu chính (mệt mỏi, bồn chồn lo lắng) và kèm theo trên 3 dấu hiệu không điển hình ở trên, bạn cần cảnh giác vì đó là dấu hiệu cơn nhồi máu tim sắp xảy ra.
Mệt mỏi bất thường là dấu hiệu cảnh báo sớm nhồi máu tim do thiếu máu cơ tim
Nguyên nhân thiếu máu cơ tim
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim. Dựa vào cách thức tác động, có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp
Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh thiếu máu tim
Bệnh mạch vành: Đây là nguyên nhân thiếu máu cơ tim thường gặp nhất. Tình trạng này xảy ra do sự tích tụ các chất béo, cholesterol trong lòng mạch vành tạo ra các mảng xơ vữa, cản trở sự lưu thông của dòng máu.
Sự xuất hiện của các cục máu đông: Cục máu đông được hình thành khi các mảng xơ vữa động mạch dày lên và bị xơ cứng, nứt vỡ. Những cục máu đông sẽ làm tắc nghẽn mạch máu tim, từ đó làm giảm lưu lượng máu được bơm đến cơ quan này.
Co thắt động mạch vành: Khi có tình trạng co thắt mạch vành, máu lưu thông đến tim sẽ bị giảm nhanh chóng, từ đó sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau thắt ngực Prinzmetal, đau ngực biến thể.
Nguyên nhân gián tiếp gây thiếu máu cơ tim
Ngoài 3 nguyên nhân phổ biến trên, bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ có thể phát triển từ những nguyên nhân kém phổ biến hơn sau đây:
Gia đình có người mắc bệnh tim mạch, hút thuốc lá, ít vận động thể lực, có cholesterol và triglycerid trong máu tăng cao, béo phì, bị bệnh tiểu đường, tăng huyết áp…
Hút thuốc: Một trong những nguyên nhân hình thành xơ vữa động mạch.
Ít vận động thể lực: Dễ dẫn đến tăng lượng mỡ, cholesterol xấu trong cơ thể, tăng nguy cơ bị mắc thiếu máu cục bộ cơ tim.
Có cholesterol và triglycerid trong máu tăng cao: Là 2 thành phần tạo thành các mảng bám xơ vữa.
Béo phì, bị bệnh tiểu đường: Tăng lượng cholesterol trong máu.
Tăng huyết áp: Bệnh tăng huyết áp nếu để thời gian dài có thể làm xơ vữa động mạch và tổn thương đến các động mạch vành của tim.
Ngoài ra, hiện tại do lối sống ít vận động, thói quen sử dụng đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, dùng nhiều nước có gas, tình trạng làm việc căng thẳng stress diễn ra thường xuyên… cũng làm cho tỷ lệ thiếu máu cơ tim ở người trẻ tuổi những năm gần đây đang ngày càng tăng cao.
Thói quen sử dụng đồ ăn nhanh làm tăng tỷ lệ thiếu máu cơ tim ở người trẻ
Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị tốt, thiếu máu cơ tim sẽ trở nên nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều biến chứng đe dọa tính mạng như:
Nhồi máu cơ tim: Khi mảng xơ vữa không ổn định, bong vỡ khỏi thành mạch có thể kéo theo các chất khác tạo nên cục máu đông. Chúng đủ lớn sẽ làm các động mạch hoặc các nhánh bị tắc nghẽn đột ngột gây ra cơn nhồi máu cơ tim cấp. Không cấp cứu kịp, cơ tim bị tổn hại vĩnh viễn, thậm chí là tử vong.
Rối loạn nhịp tim: Nguy hiểm nhất là rung tâm nhĩ và rung tâm thất.Nếu xuất hiện 2 rối loạn này, bạn rất dễ gặp phải biến chứng như suy tim, đột quỵ, đột tử.
Đột quỵ: Cục máu đông lên não có thể ngăn máu về não, gây chết mô não, tàn tật hoặc thiệt mạng.
Suy tim: đây là hậu quả tất yếu khi tim không có đủ năng lượng nhưng vẫn phải nỗ lực cung cấp đủ máu cho cơ thể.
TPCN Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng tại Viện 108 có hiệu quả giảm đau thắt ngực, khó thở mệt mỏi, tăng cường lưu lượng máu đến tim, giảm xơ vữa mạch vành và phòng biến chứng do thiếu máu cơ tim gây ra. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.
Cách chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim
Xét nghiệm máu định lượng cholesterol, triglycerid và các yếu tố khác.
Chụp X – quang.
Chụp cắt lớp vi tính.
Chụp cộng hưởng từ.
Đo điện tâm đồ (đo lúc nghỉ ngơi, ghi trong suốt 24h hoặc đo sau gắng sức, thường là sau khi đạp xe đạp).
Siêu âm tim.
Chụp động mạch vành tim có cản quang.
Trong đó, chụp động mạch vành có bơm thuốc cản quang là phương pháp chẩn đoán thiếu máu cơ tim có độ chính xác cao nhất. Tuy nhiên, chụp mạch vành rất tốn kém với chi phí khoảng 5-10 triệu VNĐ, nên hiện nay chỉ dùng cho những người bệnh có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao như có cơn đau thắt ngực lúc nghỉ ngơi hoặc cơn đau thắt ngực không đáp ứng với các thuốc điều trị thông thường.
Chụp động mạch vành giúp chẩn đoán chính xác thiếu máu cơ tim cục bộ
Thiếu máu cơ tim có chữa được không?
Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh thiếu máu cơ tim chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp đã ra đời giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh, giúp kiểm soát tốt các triệu chứng và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Đó là áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp như duy trì lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với tuân thủ điều trị nội khoa cùng các sản phẩm hỗ trợ thảo dược, người bệnh thiếu máu cơ tim có thể kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.
Thiếu máu cơ tim nên uống thuốc gì?
Tùy vào triệu chứng và mức độ thiếu máu cơ tim, người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc điều trị thiếu máu cơ tim Tây y khác nhau kết hợp sản phẩm hỗ trợ từ Đông Y.
Các thuốc Tây điều trị thiếu máu cơ tim
Nhóm thuốc Nitrat: giúp giãn mạch vành để tăng lưu lượng máu tới tim, làm giảm đau thắt ngực.
Nhóm thuốc chống đông: làm tiêu cục máu động để phòng ngừa rủi ro cơn nhồi máu cơ tim.
Nhóm thuốc chẹn Beta giao cảm: giúp kiểm soát nhịp tim và hạ huyết áp.
Nhóm thuốc chẹn kênh Canxi: làm giãn mạch, hạ huyết áp giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
Các chất ức chế aldosterone, thuốc lợi tiểu: làm giảm huyết áp và các triệu chứng sưng phù, khó thở.
Thuốc chống đau thắt ngực: cải thiện lưu lượng máu để giúp tim làm việc hiệu quả hơn.
Ích Tâm Khang hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim
Bên cạnh thuốc điều trị Tây y, sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim chính là giải pháp hỗ trợ dài hạn và hiệu quả dành cho người bệnh thiếu máu cơ tim. Trong đó, TPCN Ích Tâm Khang là sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và đăng tải kết quả trên tạp chí Quốc tế về hiệu quả giảm triệu chứng đau tim, đau thắt ngực, khó thở, giảm cholesterol máu, giảm tần suất nhập viện vì suy tim, bệnh tim tiến triển.
Rất nhiều người bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim sử dụng Ích Tâm Khang đã giảm được triệu chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở. Sản phẩm được các chuyên gia đánh giá cao và đặc biệt là nhận được phản hồi tốt từ nhiều người bệnh.
Nhiều người chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát thiếu máu cơ tim với Ích Tâm Khang
Thông tin cho bạn: Nguồn gốc xuất xứ, giá bán, cách dùng Ích Tâm Khang
Khi nào thiếu máu cơ tim cần can thiệp, phẫu thuật?
Can thiệp ngoại khoa chỉ được áp dụng khi điều trị thiếu máu cơ tim bằng các thuốc không còn hiệu quả hoặc tình trạng bệnh quá nặng. Các phương pháp bao gồm:
Cấy máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung: trong các trường hợp có biến chứng rối loạn nhịp tim.
Nong mạch vành, đặt stent mạch vành: Khi động mạch vành tắc hẹp trên 75% đường kính lòng mạch, hoặc điều trị đáp ứng kém với thuốc. Phương pháp này giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Khi động mạch bị tổn thương nghiêm trọng, ít đáp ứng với phương pháp nong mạch hay đặt stent, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Phẫu thuật bắc cầu giúp máu trong lòng động mạch lưu thông tốt hơn và giảm mệt nhọc, đau thắt ngực và nhu cầu dùng thuốc.
Ghép tim: Là biện pháp cuối cùng khi tim bị tổn thương toàn diện, không có khả năng hồi phục.
Thiếu máu cơ tim nên ăn gì và không nên ăn gì?
Trong hầu hết các trường hợp bị thiếu máu cơ tim, các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân thực hiện chế độ ăn uống tốt cho tim mạch:
Nên ăn các loại thực phẩm sạch, tăng cường chất xơ, rau xanh, củ quả…
Nên uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước hoa quả trừ trường hợp đã có suy tim nặng.
Không nên sử dụng rượu bia, các chất kích thích…
Không nên ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm nhiều chất béo…
Ăn nhạt.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào…).
Duy trì chế độ sống vui vẻ, lạc quan, thoải mái, giảm stress…
Thông tin cho bạn:
Bà Bầu Và Bệnh Thiếu Máu
Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu khi mang thai
Mang thai đồng nghĩa với việc nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của bé.
Chế độ ăn uống của bà bầu không bảo đảm đủ chất sắt và axit folic hoặc chỉ ăn thức ăn với mức năng lượng thấp nên dẫn đến thiếu máu.
Thai phụ bị mất máu do bị dọa sảy thai, xuất huyết trước sinh hoặc các loại xuất huyết khác đều có thể là nguyên nhân của thiếu máu.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị thiếu máu
Đối với bệnh này, các chuyên viên đề nghị những bà mẹ mang thai nên sử dụng chế độ ăn có thực phẩm giàu chất sắt, ngoài ra cũng cần bổ sung thêm những loại thuốc chứa chất sắt.
Sự hấp thu chất sắt từ thực phẩm chịu sự tác động từ nhiều nhân tố. Nhân tố quan trọng nhất là hình thức của chất sắt. Chất sắt “heme” (heme iron), được tìm thấy từ những nguồn động vật, rất dễ hấp thu. Còn loại chất sắt “không heme” có trong những nguồn rau củ thì có giá trị kém hơn.
* Những thực phẩm chứa chất sắt heme:
Những nguồn cực kỳ tốt:
– Con trai.
– Gan lợn.
– Con hàu.
– Gan gà giò.
– Gan bò.
Những nguồn tốt:
– Thịt bò.
– Tôm.
– Cá mòi.
– Gà tây.
* Những thực phẩm chứa chất sắt không heme:
Những nguồn cực kỳ tốt:
– Ngũ cốc trong bữa ăn sáng.
– Đậu đã nấu, đậu lăng.
– Hạt của quả bí ngô.
– Mật đường.
Những nguồn tốt:
– Khoai tây nướng còn da.
– Mì ống đã nâng cao chất lượng.
– Măng tây đóng hộp.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên ăn gan vì nó có hàm lượng vitamin A cao.
* Những thực phẩm giúp hấp thu chất sắt:
– Thịt, cá, thịt gia cầm.
– Trái cây: Cam, nước cam ép, dưa đỏ, dâu tây, nho v.v.
– Rau củ: Bông cải xanh, mầm cải bruxen, cà chua, nước ép cà chua, khoai tây, ớt xanh và đỏ.
– Rượu vang trắng.
* Những chất gây ức chế sự hấp thu chất sắt:
– Rượu vang đỏ, cà phê và trà.
– Rau củ: Rau bina, củ cải đường, cây đại hoàng (rhubarb) và khoai lang.
– Cám và những loại hạt nguyên chất.
– Những sản phẩm làm từ đậu nành.
Bên cạnh đó, việc bổ sung sữa bầu từ các nhãn hàng sữa uy tín cũng là một cách hữu hiệu giúp đẩy lùi bệnh thiếu máu ở các mẹ bầu.
Khám thai định kỳ và làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết có thể dự phòng thiếu máu khi mang thai giúp thai phụ được chuẩn bị tương đối an toàn trước khi lâm bồn, tăng sức khỏe sinh sản cho mẹ và con.
Những Điều Cần Biết Về Sữa Bầu Enfamama
Đánh giá sữa bầu Enfamama có tốt không?
Sữa bột Enfamama được các chuyên gia và mẹ bầu đánh giá cao trong việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai. Enfamama hỗ trợ trẻ phát triển một cách toàn diện cả về trí tuệ lẫn thể chất từ trong bụng mẹ.
Trong sữa bầu Enfamama có hàm lượng DHA lớn, là thành phần quan trọng đối với não bộ của bé. Đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bổ sung đầy đủ DHA sẽ giúp cho não bộ của bé phát triển tốt hơn.
Ngoài ra, Enfamama còn chứa hàm lượng choline cao, có khả năng tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh. Giúp bé tăng cường khả năng ghi nhớ và sự ham học hỏi với thế giới xung quanh sau này.
Trong sữa Enfamama có chứa thành phần Brain energy complex, giúp bổ sung nguồn năng lượng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú. Hỗ trợ sự phát triển toàn diện về các vấn đề sức khoẻ và não bộ của thai nhi.
Hơn nữa, sữa bầu Enfamama có hàm lượng chất xơ cao, giúp hỗ trợ đường ruột hoạt động tốt. Làm giảm nỗi lo bị táo bón nhiều trong quá trình mang thai của người mẹ. Bên cạnh đó, Enfamama còn cung cấp một số chất dinh dưỡng khác như: Vitamin B6, axit folic, fe, iot, z,… hỗ trợ sự phát triển toàn diện não bộ của bé.
Chất sắt có trong sữa bột Enfamama đóng vai trò hình thành tế bào hồng cầu máu, giúp vận chuyển oxy đến toàn bộ cơ thể cho người mẹ lẫn thai nhi. Do vậy, sữa Enfamama rất tốt cho các mẹ bầu và cả thai nhi trong bụng mẹ.
Các vị sữa bầu Enfamama trên thị trường hiện nay
Nếu muốn hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng từ sữa bầu, việc đầu tiên các mẹ bầu cần làm chính là chọn ra vị sữa mà mình yêu thích. Và trên thị trường hiện nay, sữa dành cho bà bầu Enfamama có hai vị chính để các mẹ lựa chọn. Đó là:
1. Sữa bầu Enfamama vị vanilla
Trong sữa Enfamama vị vanilla có chứa một số thành phần dinh dưỡng quan trọng như:
Ngoài ra còn có một số chất dinh dưỡng khác như: Siro mật bắp, các chất khoáng, vitamin B12, vitamin D, vitamin B6, vitamin PP, axit folic, dha chiết xuất từ dầu cá, chất chống oxy hóa, hương vani tổng hợp,…
Sữa Enfamama vị vanilla chứa hệ dưỡng chất 3 chiều với sự kết hợp tối ưu giữa axit folic, canxi và sắt, giúp hỗ trợ phát triển thai nhi khoẻ mạnh toàn diện. Chất axit folic giúp ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Còn chất sắt đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào hồng cầu. Giúp vận chuyển oxy tới các bộ phận của cơ thể phụ nữ mang thai và thai nhi. Canxi có trong sữa Enfamama giúp phát triển xương và răng của thai nhi được chắc khỏe hơn.
Sữa dành cho bà bầu Enfamama vanilla có hương vị dịu nhẹ, kích thích được vị giác của mẹ bầu. Nhờ đó, các mẹ sẽ có được nguồn dinh dưỡng đầy đủ trong suốt thai kỳ. Mẹ khoẻ, bé phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần.
Nhược điểm duy nhất của loại sữa bầu Enfamama vị vanilla đó chính là hương vị không quá ngọt nên đối với các mẹ bầu thèm đồ ngọt sẽ có cảm giác khó uống.
2. Sữa bầu Enfamama vị socola
Sữa bầu Enfamama socola được biết đến như một phương pháp giảm ốm nghén tuyệt vời cho các mẹ bầu trong những tháng đầu của thai kỳ. Sữa Enfamama vị socola có một số thành phần chính như:
– Các khoáng chất như: Magie, kali, đồng sulfat, canxi cacbonat, natri, kẽm sulfat, trisodium,…
– Các vitamin như: Vitamin E, vitamin B12, vitamin D, canxi pantothenate, axit folic, vitamin B2, vitamin B1, vitamin PP, biotin, choline bitartrate,…
– DHA được chiết xuất từ dầu cá.
– Hương vị socola tổng hợp, chất chống oxy hóa, inositol, bột cacao.
Sữa dành cho bà bầu Enfamama có chứa đầy đủ các năng lượng và dưỡng chất cần thiết, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ bầu và thai nhi. Enfamama có hương vị socola tự nhiên, cực kỳ thích hợp đối với các mẹ bầu thích ăn đồ ngọt. Tuy nhiên, đây cũng chính là điểm yếu của sữa Enfamama socola, bởi vị ngọt đậm socola sẽ kén chọn đối với các mẹ bầu sợ ăn ngọt.
Cách pha và uống sữa bầu Enfamama
Để có cho mình một ly sữa thơm ngon và đủ chất dinh dưỡng, ngoài việc chọn sữa chất lượng thì bạn cần phải biết cách pha sữa bầu Enfamama. Theo các chuyên gia, để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ bầu và thai nhi thì mỗi ngày mẹ cần phải uống từ 2 đến 3 ly sữa Enfamama.
Để pha một ly sữa Enfamama thơm ngon trung bình 230ml, bạn cần phải cho 6 muỗng bột tương đương với 50g vào 1 cái ly chứa khoảng 200ml nước ấm. Trường hợp, mẹ thích uống đặc thì nên cho thêm bột sữa.
Độ hoà loãng trung bình của sữa Enfamama là 21,74g bột để tạo ra 100ml thành phẩm nguyên kem. Khi cho bột sữa Enfamama vào nước ấm, bạn hãy tiến hành khuấy đều bột lên. Nếu muốn uống lạnh thì bạn có thể cho thêm đá lạnh vào, còn muốn uống ấm thì sau khi pha xong bạn nên uống ngay.
Sữa dành cho bà bầu Enfamama giá bao nhiêu?
Sữa bầu Enfamama giá bao nhiêu? Là câu hỏi cũng được nhiều mẹ đặt ra khi tìm hiểu về dòng sữa bầu này. Trên thị trường hiện nay, sữa Enfamama có giá dao động từ 400 đến 500.000 đồng/hộp/900g.
Giá cả của sữa dành cho mẹ bầu Enfamama sẽ phụ thuộc vào trọng lượng và địa chỉ mà người tiêu dùng lựa chọn trên thị trường hiện nay. Chọn các đơn vị uy tín, thì các bạn sẽ yên tâm được giá cả phải chăng và chất lượng.
Còn nếu chọn địa chỉ không uy tín bạn sẽ có một mức giá thấp hơn nhưng chất lượng lại thấp hơn và không đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Bạn đang xem bài viết Danh Sách 6 Điều Cần Biết Về Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!