Xem Nhiều 3/2023 #️ Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Hàng Hóa Cho Lúa Gạo Việt Nam # Top 10 Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Xem Nhiều 3/2023 # Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Hàng Hóa Cho Lúa Gạo Việt Nam # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Hàng Hóa Cho Lúa Gạo Việt Nam mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Việt Nam đã từ lâu nổi tiếng là quốc gia xuất khẩu lúa, gạo đứng đầu thế giới. Với đặc trưng khí hậu nhiệt đới, đất đai màu mỡ chất lượng lúa, gạo Việt Nam sẽ có nhiều đặc điểm khác nhau tùy theo từng vùng miền.

Mỗi cá nhân, tổ chức khi kinh doanh loại hàng hóa này cũng tùy khu vực mà nhãn hiệu cũng sẽ khác nhau. Và để phân biệt cũng như phát triển thương hiệu hàng hóa thuận lợi thì nhiều doanh nghiệp đã thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho lúa gạo.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho lúa gạo Việt Nam

Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho lúa gạo thì trước hết doanh nghiệp phải chuẩn bị hai công việc sau:

Đảm bảo nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu bảo hộ

Pháp luật có quy định cụ thể nhãn hiệu được bảo hộ phải đáp ứng điều kiện:

Thứ nhất, Là dấu hiệu nhìn thấy được. Theo đó, mẫu nhãn hiệu có thể được thiết kế dưới dạng chữ viết, dạng hình hoặc sự kết hợp giữa hai yếu tố này tạo thành một tổng thể có thể có nghĩa hoặc không, có thể có màu sắc hoặc là trắng đen;

Thứ hai, Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt. Tức là mẫu nhãn hiệu đó phải là duy nhất, không được trùng hoặc tương tự với bất kỳ nhãn hiệu nào đã được đăng ký.

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Sau khi đảm bảo nhãn hiệu sẽ đáp ứng được yêu cầu bảo hộ, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ như sau nộp tại Cục sở hữu trí tuệ:

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu cho lúa gạo theo mẫu quy định;

Mẫu nhãn hiệu gắn kèm danh sách hàng hóa dự định đăng ký;

Giấy ủy quyền nếu có;

Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Lưu ý khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho lúa gạo Việt Nam

Khi chuẩn bị nộp hồ sơ cho Cục sở hữu trí tuệ người nộp đơn cần chú ý các vấn đề sau:

Về danh mục hàng hóa gắn nhãn hiệu phải được phân loại cụ thể dựa trên Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice 11. Cụ thể lúa gạo thuộc nhóm 30;

Quá trình thẩm định đơn có thể kéo dài từ 13 đến 24 tháng. Do đó, người nộp cần chú ý theo dõi đơn liên tục để sửa đổi, bổ sung đơn hoặc trả lời thông báo của Cục SHTT;

Nếu muốn mở rộng phạm vi kinh doanh ra quốc tế, chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu thủ tục bảo hộ nhãn hiệu gạo quốc tế để tạo cơ chế bảo vệ sản phẩm của mình tốt nhất.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm lúa gạo của mình không bao giờ là vô ích cả. Với văn bằng bảo hộ trên tay thì doanh nghiệp của bạn sẽ tự tin tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Đó chính là lý do rất nhiều cá nhân, tổ chức mong muốn thực hiện thủ tục này nhanh nhất có thể để đảm bảo quyền của mình. Vui lòng liên hệ với Phan Law theo thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này.

★ Thủ Tục Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Hàng Hóa Tại Nhật Bản

Tại châu Á, một trong những đối tác chiến lược kinh doanh quan trọng của Việt Nam chính là Nhật Bản. Các doanh nghiệp của hai quốc gia đã và đang thực hiện việc mở rộng kinh doanh sang lãnh thổ hai nước.

Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi “tiến quân” vào thị trường Nhật Bản cần lưu ý Nhật là quốc gia rất coi trong các vấn đề về sở hữu trí tuệ. Do đó, việc tìm hiểu và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa khi xuất khẩu sang đây sẽ vừa giúp bảo vệ sản phẩm của bạn mà lại chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Nhật Bản.

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Nhật Bản

Cũng tương tự như Việt Nam, Nhật Bản có hệ thống văn bản điều chỉnh về các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Trong đó, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ là cơ quan sáng chế Nhật Bản (JPO).

Cụ thể khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại JPO thì hồ sơ sẽ phải trải qua các giai đoạn theo trình tự sau:

Nộp đơn;

Công bố đơn chưa được thẩm định trên công báo sở hữu công nghiệp;

Thẩm định hình thức đơn: kiểm tra xem đã đủ các hồ sơ, tài liệu cần thiết, các thông tin trong đơn và ra thông báo sửa đổi nếu có;

Thẩm định nội dung đơn: Thông thường các nhãn hiệu sẽ bị từ chối bảo hộ nếu thuộc vào một trong hai trường hợp sau: (1) Nhãn hiệu không đủ khả năng phân biệt hàng hóa/ dịch vụ của người nộp đơn với hàng hóa/ dịch vụ của cá nhân/ tổ chức khác và (2) Nhãn hiệu đi ngược lại lợi ích công cộng, trái pháp luật.

Nếu đơn hợp lệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ngược lại đơn không đáp ứng yêu cầu thì sẽ ra thông báo từ chối. Trong khoảng thời gian hợp lý, người nộp đơn sẽ có công văn giải trình, nêu quan điểm của mình về việc từ chối này của JPO.

Sau đó, tùy vào lập luận đưa ra của người nộp đơn thuyết phục được JPO hay không sẽ quyết định việc được cấp văn bằng bảo hộ của nhãn hiệu.

Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Hiện tại, các quy định của pháp luật nhãn hiệu của Nhật Bản không quy định cụ thể về thời hạn xét nghiệm hình thức và thời hạn xét nghiệm nội dung.

Tuy nhiên, trên thực tế, nếu không xảy ra tình trạng có tranh chấp về quyền sử dụng nhãn hiệu cũng như đơn đăng ký bị sai sót hoặc nhãn hiệu không đáp ứng yêu cầu pháp luật thì thời gian để được cấp văn bằng bảo hộ thông thường sẽ là 14 đến 24 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Do đó, để tránh sai sót dẫn đến tình trạng thời gian cấp văn bằng bảo hộ bị kéo dài thì bạn nên sử dụng dịch vụ của các đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ. Các đơn vị này sẽ thay mặt bạn thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Nhật Bản.

Đồng thời giúp bạn theo dõi đơn cũng như nhận văn bằng bảo hộ. Nếu có nhu cầu đăng ký và còn thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ Phan Law để được tư vấn chi tiết nhất nhé.

~~~

Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp

Sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt là hệ thống quyền sở hữu công nghiệp đang được chú trọng xây dựng và phát triển.

Mặc dù, việc đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp không phải là thủ tục bắt buộc thế nhưng lại luôn được nhà nước và các chuyên gia khuyến khích thực hiện. Lợi ích, tài sản của bạn có được bảo hộ và thuận lợi phát triển hay không phụ thuộc rất nhiều vào văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp đấy.

Đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp tạo cơ chế bảo vệ tài sản doanh nghiệp tốt nhất

Theo quy định pháp luật thì quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các quyền đối với nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý. Đây đều là những tài sản mà doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều công sức và chất xám để tạo thành.

Thử hỏi, nếu có một bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu hay sáng chế mà bạn dốc công sáng tạo ra. Hay nói cách khác là khai thác giá trị thương mại của chúng mà không xin phép bạn thì bạn dùng phương pháp, cơ sở nào để đòi lại các quyền đó của mình.

Chưa kể nếu bạn chưa đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp cho nhãn hiệu hay sáng chế của mình thì dù bạn có là người sáng tạo ra các tài sản trên thì cơ sở chứng minh rất là mong manh. Đặc biệt, nếu bên thứ ba sử dụng bất hợp pháp kia nhanh tay đăng ký quyền trước bạn thì bạn sẽ mất tài sản của mình mà chẳng “kêu oan” được.

Do đó, cách bảo vệ duy nhất và hiệu quả đối với các tài sản sở hữu trí tuệ này chính là thực hiện đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ theo các quy định pháp luật hiện hành.

Đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp tạo lợi thế trong phát triển kinh doanh

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn thành công đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng phải đáp ứng rất nhiều điều kiện và nhu cầu xã hội. Trong đó, ngoài chất lượng thì uy tín sản phẩm đóng vai trò là yếu tố then chốt.

Một người tiêu dùng khôn ngoan sẽ biết cách lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu, xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Còn gì đảm bảo hơn nếu sản phẩm của bạn có văn bằng bảo hộ, được pháp luật bảo đảm về nguồn gốc, tính hiệu quả khi đã được đăng ký.

Đồng thời, một nhà đầu tư thông minh sẽ biết mình nên bỏ tiền đầu tư và hợp tác với một doanh nghiệp sở hữu những tài sản trí tuệ có tiềm năng phát triển trên thị trường. Và yếu tố đầu tiên xem xét đến chính là những tài sản đó có thuộc quyền sở hữu của chính doanh nghiệp đó được pháp luật công nhận hay chưa.

Chỉ với những lý do như trên cũng đủ cho bạn thấy tại sao phải nên đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp cho các tài sản trí tuệ của mình. Muốn có một chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn và dự trù được các rủi ro tranh chấp phát sinh trong tương lai thì nhanh chóng đăng ký SHTT là bước đi khôn ngoan cho mỗi doanh nghiệp.

Tùy thuộc, loại tài sản bạn muốn đăng ký là gì thì thủ tục thực hiện sẽ khác nhau. Vui lòng liên hệ Phan Law để nhận được tư vấn chi tiết của chúng tôi.

Quy Trình Đăng Ký Bảo Hộ Giống Cây Trồng Tại Việt Nam

Dù đang nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Thế nhưng, vẫn phải khẳng định rằng nước ta là quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp là chính. Cộng với khí hậu nhiệt đới đặc trưng mà có thể phát triển nhiều giống cây trồng khác nhau.

Thực tế mà nói việc nhân được một giống cây mới cũng chính là thành quả trí tuệ ngày đêm miệt mài của một hay nhiều cá nhân. Thế nhưng, ngày này rất nhiều người chưa chú trọng đến việc đăng ký bảo hộ giống cây trồng để bảo vệ tài sản của mình.

Cách thức đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam

Đăng ký bảo hộ giống cây trồng là hình thức bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ còn khá xa lạ với nhiều cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, trên thế giới vấn đề này được rất nhiều quốc gia quan tâm.

Việc tạo ra được một hay nhiều giống cây trồng mới giúp nền nông nghiệp phát triển sẽ giảm bớt các gánh nặng phải nhập khẩu các sản phẩm nông sản, tiết kiệm được phần lớn chi phí.

Hiểu rõ được tầm quan trọng này mà pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định cụ thể về cấp văn bằng bảo hộ cho giống cây trồng.

Cụ thể là người tạo giống hoặc chủ sở hữu giống cây trồng sẽ phải nộp đơn đăng ký bảo hộ cho Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới.

Nếu giống cây trồng này đáp ứng được điều kiện quy định thì người nộp đơn sẽ được cấp chứng nhận đăng ký hợp pháp. Việc được cấp chứng nhận này tạo rất nhiều cơ hội cho chủ sở hữu khai thác và sử dụng giống cây trồng một cách tốt nhất.

Theo đó, chủ sở hữu sẽ có quyền sản xuất hoặc nhân giống, chào bán và thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác.

Đồng thời, chủ bằng còn có quyền ngăn cấm bên thứ ba có hành vi khai thác, sử dụng giống cây trồng có tên trùng hoặc tương tự tên giống đã được bảo hộ mà không được phép của chủ bằng.

Quy trình đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Sau khi nộp bộ hồ sơ đăng ký gồm các giấy tờ sau: Tờ khai đăng ký giống cây trồng theo mẫu, tờ khai kỹ thuật, ảnh chụp giống đăng ký, bản sao chứng từ nộp phí thẩm định; giấy tờ khác (nếu có) thì đơn đăng ký sẽ trải qua các giai đoạn sau:

Thẩm định hình thức đơn

Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới sẽ tiến hành xét nghiệm hình thức đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đơn. Nếu đơn không hợp lệ về hình thức, Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thông báo cho người nộp đơn sửa chữa thiếu sót trong thời hạn 30 ngày. Trong thời hạn 30 ngày, người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót thì Văn phòng Bảo hộ từ chối đơn.

Nếu đơn hợp lệ, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới sẽ ra thông báo chấp thuận bằng văn bản tới người nộp đơn. Đồng thời, đơn sẽ được đăng trên tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn để mọi người biết đến và có phản hồi.

Thẩm định nội dung đơn

Cán bộ thẩm định sẽ tiến hành xét nghiệm giống cây trồng có đáp ứng đầy đủ điều kiện bảo hộ hay không. Theo đó, giống cây trồng phải được khảo nghiệm kỹ thuật về tính khác biệt, tính mới, tính đồng nhất và tính ổn định (khảo nghiệm DUS).

Hiện nay, có 2 phương pháp khảo nghiệm kỹ thuật: Khảo nghiệm bởi cơ quan có thẩm quyền được Bộ NN&PTNT chỉ định (hiện Trung tâm Khảo nghiệm giống và sản phẩm cây trồng quốc gia là cơ quan đầu mối thực hiện); khảo nghiệm tác giả (tác giả tiến hành dưới sự giám sát của cán bộ thẩm định thuộc cơ quan có thẩm quyền). Thời gian thẩm định này còn tùy thuộc vào giống cây trồng và chu kỳ sinh trưởng của nó. Thời gian thẩm định thường là 2 chu kỳ sinh trưởng.

Cấp văn bằng bảo hộ cho giống cây trồng

Nếu việc khảo nghiệm đáp ứng được yêu cầu luật định thì Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới sẽ làm thủ tục trình Cục trưởng cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp văn bằng bảo hộ.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng công bố quyết định, nếu không có ý kiến phản đối, cục sẽ chính thức cấp bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng sẽ được hưởng quyền tác giả.

Trên đây là khái quát quy định về đăng ký bảo hộ giống cây trồng mà Phan Law cung cấp cho quý khách hàng. Hy vọng các thông tin này thật sự hữu ích với bạn.

Vì mang tính kỹ thuật cao, nên việc đăng ký cho giống cây trồng sẽ khó khăn hơn so với các tài sản trí tuệ khác. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn gì, quý khách hàng vui lòng liên hệ Phan Law để được hỗ trợ tốt nhất.

Tư Vấn Đăng Ký Nhãn Hiệu Tại Phan Law Việt Nam

Là đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt nam, Phan Law Việt Nam sở hữu đội ngũ những luật sư, chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp.

Với hơn 10 năm hoạt động, Phan Law là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho hàng nghìn doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thương hiệu độc quyền thành công.

Những vấn đề cần tư vấn đăng ký nhãn hiệu thương hiệu độc quyền

Phan Law cung cấp những dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu thương hiệu độc quyền như: Tra cứu, cung cấp thông tin về việc sử dụng và đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam và nước ngoài; tư vấn liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu;

Tư vấn chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu; tư vấn về ngày ưu tiên, quá trình thẩm định xét duyệt hồ sơ của Cục sở hữu trí tuệ, chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần chuẩn bị bao nhiêu và rất nhiều các vấn đề chuyên môn khác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp.

Ngoài ra, chúng tôi hỗ trợ bạn mọi vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, nhằm đảm bảo quá trình đăng ký bảo hộ của bạn có thể diễn ra thành công nhất.

Phan Law sẽ theo dõi và giám sát quá trình thẩm định của Cục để có những điều chỉnh phù hợp, phản hồi phúc đáp các công văn yêu cầu của Cục sở hữu trí tuệ một cách nhanh chóng và đúng pháp luật.

Sử dụng dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại Phan Law

Với bề dày hoạt động hơn 14 năm ở lĩnh vực bảo hộ bản quyền và hơn 10 năm trong lĩnh vực bảo hộ sở hữu công nghiệp. Phan Law hiện là một trong những đơn vị hỗ trợ pháp lý sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam.

Cơ chế hoạt động minh bạch của chúng tôi cho phép bạn quản lý được tất cả mọi vấn đề xoay quanh thủ tục bảo hộ thương hiệu của mình, bao gồm tổng chi phí và thời gian đăng ký bảo hộ. Những khách hàng điển hình của Phan Law là minh chứng cho mức độ chuyên nghiệp và uy tín của chúng tôi, có thể kể đến như: tập đoàn Tân Hiệp Phát. kênh truyền hình kplus, liên đoàn bóng đá VFF, công ty cổ phần TIKI, công ty cổ phần vàng bạc đá quý PNJ…

Với những tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại những bài viết trên website, bạn hoàn toàn có thể tự mình tiến hành thủ tục nếu cảm thấy mình đủ tự tin. Hoặc đồng hành cùng chúng tôi và Phan Law sẽ thay mặt bạn thực hiện tất cả. Chúng tôi có văn phòng tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để có thể hỗ trợ bạn bảo vệ thương hiệu dù bạn ở bất cứ đâu. Ngoài ra, tổng đài tư vấn pháp lý của Phan Law luôn sẵn sàng túc trực tiếp nhận và giải đáp mọi khó khăn thắc mắc cho bạn!

Bạn đang xem bài viết Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Hàng Hóa Cho Lúa Gạo Việt Nam trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!