Cập nhật thông tin chi tiết về Chuẩn Đi, Đứng, Ngồi, Nằm Khi Mang Thai mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bên cạnh chế độ ăn uống, luyện tập, thói quen sinh hoạt của bà bầu cũng cần phải được để ý trong thai kỳ. Đặc biệt là chuyện đi đứng, ngủ nghỉ trong suốt quá trình có em bé. Bổ sung ngay vào danh sách những điều bà bầu cần biết 4 tư thế chuẩn khi mang thai sau:
Tư thế ngồi đúng khi mang thai
Loại ghế lý tưởng dành cho mẹ bầu ở mức khoảng 40cm. Khi chuyển từ tư thế đứng sang ngồi, đừng quá đột ngột, thay vào đó mẹ bầu nên dùng tay chống vào đùi hoặc tay vịn vào ghế rồi từ từ ngồi xuống.
Trong những tháng cuối thai kỳ, khi bụng quá lớn, mẹ bầu nên đỡ phần lưng khi ngồi xuống, sau đó chầm chậm tựa lưng vào ghế, hai chân mở song song.Ở tư thế này, mẹ bầu sẽ giảm bớt phần nào triệu chứng đau lưng, nhức mỏi cuối thai kỳ. Mẹ có thể đặt một chiếc gối nhỏ sau lưng nếu cần thiết. Thường xuyên đứng lên đi lại, thay vì ngồi quá lâu, để giúp cơ thể tuần hoàn máu.
Tư thế nằm ngủ đúng cách cho bà bầu
3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu có thể nằm ngửa, chân gác lên gối ôm, toàn thân thả lỏng. Tuy nhiên, tư thế này lại cấm kỵ vào 3 tháng cuối, bởi nằm ngửa rất dễ làm tử cung đè lên động mạch chủ sau tử cung, giảm rõ rệt lượng máu và dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi thời kỳ quan trọng này.
Do đó, khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu nên chọn tư thế nằm nghiêng, vừa giải tỏa bớt mệt mỏi, vừa làm giảm căng cơ và đồng thời tránh cho phần bụng lớn đè lên mạch máu chính.
Nếu băn khoăn nên nằm nghiêng hay trái, mẹ có thể yên tâm là bên nào cũng được, miễn bạn cảm thấy thoải mái, nhưng dĩ nhiên vẫn phải ưu tiên bên trái hơn. Thường xuyên nằm nghiêng bên phải có thể làm căng niêm mạc tử cung, kéo dãn mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp ô-xy cho thai nhi.
Mẹ bầu có thể kê chiếc gối nhỏ hay tấm chăn mỏng để đỡ phần bụng khi nằm nghiêng. Lưu ý: Hai chân hơi co khi nằm, tuyệt đối tránh kiểu nằm nghiêng co lưng hay còn lại là lưng tôm.
Những điều bà bầu cần biết: Đi lại khi mang thai
Khi đi lại, mẹ bầu nên giữ lưng thẳng, đầu hơi ngẩng, gót chân chạm đất trước, cố gắng bước đi chắc chắn, từ từ, chậm rãi, cân bằng cơ thể. Tránh đi bằng mũi chân, bước nhanh để tránh bị ngã do trọng lực dồn vào phần bụng quá nhiều.
Khi lên xuống cầu thang, hoặc bước lên những chỗ cao, mẹ bầu nên tận dụng tay vịn để tránh rủi ro té ngã. Nếu mẹ có thói quen đi bộ để rèn luyện sức khỏe trong thai kỳ, nêu lưu ý tập luyện vừa phải, dừng lại nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút ngay khi cảm thấy quá mệt. Khâu chọn giày dép cũng mẹ cũng cần lưu ý, nên chọn loại đế thấp, to bản, thông thoáng.
Tư thế đứng khi mang thai
Khi đứng, mẹ bầu nên thả lỏng vai, chân thẳng song song, hai bàn chân mở nhỏ hơn so với vai. Tư thế này giúp trọng tâm cơ thể chia đều ra 2 chân, giảm bớt áp lực, mệt mỏi. Tránh đứng quá lâu để hạn chế tình trạng đau lưng, sưng phù chi dưới và co phồng tĩnh mạch.
Tốt nhất, khi bắt buộc phải đứng, nên thay đổi vị trí chân trước chân sau, đồng thời ngồi xuống nghỉ ngơi đúng thời điểm để máu lưu thông và lưng thư giãn.
Cách Đứng Và Nhấc Đồ Vật An Toàn Khi Mang Thai
Trong thời gian mang thai, đặc biệt là từ cuối tam cá nguyệt thứ hai, bà bầu thường cảm thấy khó khăn khi đi, đứng hoặc nâng đồ vật. Một chút bất cẩn có thể khiến bà bầu bị mất thăng bằng và dễ té ngã, vì vậy bà bầu cần biết cách đứng trong khoảng thời gian dài và các tư thế nhấc đồ vật an toàn khi mang thai.
Bà bầu nên mang vác đồ vật như thế nào để đảm bảo an toàn?
Như các bác sĩ sản khoa đều nhắc nhở, bà bầu không nên mang vác nặng các vật nặng hơn 9 kg, và mỗi khi mang vác bất cứ vật dụng nào, bạn đều phải hết sức cẩn thận, đặc biệt là những tháng cuối của thai kì.
Khi bạn mang thai, không chỉ bụng bầu lớn dần khiến bạn vận động hạn chế, mà các cơ quan trong cơ thể cũng có sự thay đổi là cho việc di chuyển và mang, vác vật dụng khó khăn hơn. Khi các dây chằng giãn ra và cơ trở nên kém vững chắc, bạn càng dễ bị tổn thương.
Khi bụng bạn dần lớn hơn vào những tháng cuối thai kỳ, trọng lực cơ thể thay đổi hướng về phía trước. Điều đó khiến cho lưng của bạn chịu nhiều áp lực và khiến cho lưng dễ tổn thương khi bạn nhấc đồ vật từ dưới đất lên.
Trọng lực bị thay đổi khiến cho bạn dễ mất thăng bằng và dễ té ngã. Việc té ngã không những khiến cho bạn và thai nhi gặp nguy hiểm, có thể dẫn đến trường hợp chuyển dạ sớm hoặc tách nhau thai sớm.
Một số nghiên cứu cho rằng nâng vật nặng thường xuyên có thể tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh con nhẹ cân. Một nghiên cứu khác còn cho rằng bà bầu thường xuyên mang vác vật nặng từ 10 – 12 kg trong suốt thai kỳ có thể có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn.
Trong trường hợp bạn thật sự cần phải nâng hay nhấc vật dụng gì, hãy chú ý tập theo các thói quen sau:
Giữ thẳng lưng
Hạ trọng tâm bằng cách khụy gối
Giữ thăng bằng chân thay vì dùng cơ lưng
Giữ đồ vật ở gần cơ thể bạn
Cẩn thận với các cử động của cơ thể, không xoay hoặc vặn người
Đứng cả ngày khi mang bầu có tốt hay không?
Mặc dù khi mang thai, việc đi đứng sẽ khó khăn hơn, nhưng việc đứng lâu sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Việc bạn phải đứng, kèm theo di chuyển nhẹ, trong một thời gian dài giúp cho máu được lưu thông đều ở chân, hạn chế phù nề hoặc sưng tấy. Tư thế này cũng tương tự như việc đi bộ, đi bộ mang lại lợi ích cao cho bà bầu trong suốt thai kỳ, vì nó sẽ giúp giảm nguy cơ bị tụ máu và giữ cho bà bầu khỏe mạnh, dai sức.
Mang thắt lưng hỗ trợ cho bà bầu từ cuối tam cá nguyệt thứ 2 và trong suốt tam cá nguyệt thứ 3 có thể nâng đỡ phần bụng và phân bổ lại trọng lượng cơ thể.
Tuy nhiên, nếu đứng yên một chỗ quá lâu mà không có một chút vận động nhẹ nào, đặc biệt là các bà bầu làm công việc như thu ngân, bà bầu có thể gặp lại vấn đề về sức khỏe. Đứng quá lâu làm bạn có nguy cơ bị hạ huyết áp và tụ máu ở chân, làm phù nề có thể nghiêm trọng hơn. Khi bị hạ huyết áp, bạn thường sẽ bị choáng váng và có thể bị ngất xỉu. Vì vậy, để tránh những nguy cơ này, bạn nên thỉnh thoảng đi bộ một chút để giúp máu lưu thông tốt hơn.
Đây là một số điều mà mẹ bầu cần biết để giữ an toàn cho cả mẹ và bé trong thời gian mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tìm hiểu thêm những tư thế chuẩn dành cho bà bầu để hạn chế những nguy cơ làm ảnh hưởng đến thai kỳ khỏe mạnh của bạn.
Mẹ Bầu Có Nên Nằm Ngửa Khi Mang Thai Không?
Mẹ bầu có nên nằm ngửa khi mang thai không? Trong những tuần đầu tiên hoặc 2 tháng đầu mang thai, người mẹ vẫn có thể nằm ngửa vì lúc này thai nhi vẫn còn nhỏ, chưa phát triển quá lớn. Tuy nhiên kể từ tháng thứ 3 thai kỳ, tử cung đã bắt đầu to lên và phát triển nặng hơn thì tư thế nằm ngửa sẽ không hề tốt cho sức khỏe người mẹ và lẫn thai nhi.
Do lúc này, nếu nằm ngửa bụng bầu sẽ chèn ép lên các mạch máu khiến việc vận chuyển dưỡng chất và oxy đến nuôi thai bị chậm lại, dẫn đến thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng, suy thai.
Mặt khác, khi nằm ngửa, bào thai lớn sẽ chèn lên các cơ quan trong ổ bụng, đặc biệt là các vùng tĩnh mạch ở trên cơ thể mẹ, làm cản trở quá trình lưu thông máu tới tim, khiến mẹ bầu dễ bị khó chịu, khó thở,phù chân…
Tư thế tốt cho thai nhi mẹ bầu nên áp dụng
Nằm ngủ nghiêng bên trái là tư thế tốt nhất dành cho bà bầu vì nó sẽ giúp làm tăng lưu lượng máu đến thai nhi, nhờ đó giúp tăng lượng dinh dưỡng cho bé. Không những thế, khi nằm nghiêng sang bên trái ngủ, thận sẽ dễ dàng bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể nhờ đó làm giảm lượng nước tích tụ trong cơ thể để giúp mẹ bầu tránh được chứng phù thũng ở mắt cá, chân và bàn tay. Hơn thế, sẽ giúp cho thai nhi được cung cấp đủ oxy.
Ngoài ra, khi mẹ bầu nằm nghiêng sang bên trái sẽ hạn chế khả năng sinh non hơn những thư thế ngủ khác. Vì vậy, mẹ bầu hãy tập thói quen ngủ nằm nghiêng sang bên trái ngay từ giai đoạn đầu thai kỳ.
Một số lưu ý để giúp mẹ bầu ngủ ngon
Tập thói quen ngủ sớm, không nên thức khuya.
Tránh dùng các đồ uống có cồn, trà hay cà phê.
Tập thể dục và nghe một số bản nhạc không lời nhẹ nhàng cũng giúp bạn ngủ ngon hơn.
Nếu cảm thấy không thoải mái khi nằm nghiêng, mẹ bầu có thể đặt một chiếc gối nhỏ sau lưng, lệch sang một bên có độ nghiêng 30 độ. Đồng thời tăng khoảng cách giữa 2 chân để giảm áp lực lên khớp xương và giúp máu được lưu thông.
Tại Sao Mẹ Bầu Không Nên Nằm Ngửa Khi Mang Thai?
Nằm ngửa khi mang bầu tốt hay không?
Điều quan trọng nhất để tìm tư thế ngủ thích hợp khi mang thai là mẹ phải cảm thấy thoải mái khi ngủ và cả lúc thức dậy. Theo đó, thời điểm 2 tháng đầu thai kỳ mẹ có thể nằm mọi tư thế yêu thích như thời còn son rỗi vì bụng bầu mới phát triển, thai nhi còn nhỏ.
Bắt bầu từ tháng thứ 3, mẹ bắt đầu cảm thất thật khó có thể ngon giấc khi mà cổ tử cung đang dần lớn lên và bụng bầu ngày một to hơn. Lúc này, mẹ bầu phải tập thay đổi thói quen để nỗi lo về giấc ngủ không làm phiền niềm vui thai kỳ. Từ đây, mẹ nên chuyển sang tư thế nằm nghiêng sang phải hoặc sang trái.
Sau tuần thứ 20 của thai kỳ, chuyện nằm ngửa là tuyệt đối kiêng kỵ. Theo các chuyên gia, nếu mẹ nằm ngửa trọng lượng tử cung sẽ tạo áp lực lên các tĩnh mạch, khiến máu từ dưới cơ thể khó lưu thông đến tim. Nếu mẹ tiếp tục nằm trong thời gian dài có thể sẽ bị chóng mặt hoặc quay cuồng.
Với những mẹ có tiền sử bệnh cao huyết áp hoặc gặp vấn đề tiểu đường thai kỳ tư thế nằm ngửa khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng và ôxy cung cấp cho thai nhi. Bác sĩ sẽ phát hiện là các vấn đề về sức khỏe này trong những lần khám thai định kỳ. Yêu cầu chung bác sĩ sẽ chỉ định việc ngủ nghiêng về một bên cho mẹ.
Không ít mẹ tự nhủ với lòng nằm ngửa trong một vài phút thôi nhưng lại ngon giấc và quên đi mất tư thế ngủ có hại này. Nếu điều này lặp lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Nhưng chỉ là thỉnh thoảng thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh và chuyển sang vị trí nằm nghiêng nên mẹ không cần quá lo lắng.
Các chuyên gia khoa sản đã từng công bố con số nghiên cứu, có đến 80-90% mẹ bầu có tử cung nghiêng sang phải. Vì vậy nếu mẹ nằm nghiêng quá nhiều sang phải hoặc nằm ngửa sẽ khiến việc vận chuyển ôxy và đến thai nhi khó khăn hơn, nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ khi bụng bầu đã quá lớn.
Cũng ở thời điểm này, mẹ nằm ngửa sẽ dồn trọng lượng và áp lực đến bụng, khiến bụng bầu bị kéo căng ra, mẹ mệt mỏi và bé cũng khó chịu.
Tư thế nàm ngửa cũng làm tăng áp lực từ tử cung lên tĩnh mạch khoang dưới, gây cản trở sự lưu thông máu xuống nửa thân dưới và hậu quả là giảm lượng máu đổ về tim, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
Khi mang thai, mẹ không nên nằm ngửa mà nên nghiêng về một bên khi ngủ. Đặc biệt, việc nằm nghiêng bên trái sẽ giúp cải thiện dinh dưỡng và lưu lượng máu đến nhau thai. Nó cũng giúp thận loại bỏ các chất thải trong cơ thể hiệu quả hơn, giảm tình trạng phù chân khó chịu khi mang thai. Tất nhiên, bạn có thể thay đổi tư thế ngủ nhiều lần trong đêm. Nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn tập cho mình thói quen ngủ nghiêng về phía bên trái.
Bạn đang xem bài viết Chuẩn Đi, Đứng, Ngồi, Nằm Khi Mang Thai trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!