Xem Nhiều 4/2023 #️ Chế Độ Dinh Dưỡng Khoa Học Cho Người Bị Ung Thư Tụy # Top 8 Trend | Poca-ngoaihanganh.com

Xem Nhiều 4/2023 # Chế Độ Dinh Dưỡng Khoa Học Cho Người Bị Ung Thư Tụy # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chế Độ Dinh Dưỡng Khoa Học Cho Người Bị Ung Thư Tụy mới nhất trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bệnh nhân ung thư tụy cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh sử dụng những thực phẩm gây hại. Người bị ung thư tụy nên ăn gì và không nên ăn gì?

Ung thư tụy không nên ăn gì?

Dinh dưỡng cho người bị ung thư tụy rất quan trọng. Lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người ung thư tụy là điều không hề đơn giản. Ngoài việc vừa đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vừa phải ngăn sự phát triển của tế bào ung thư.

Những thực phẩm nhiều chất béo sẽ làm bệnh nhân ung thư tụy cảm thấy khó chịu về tiêu hóa. Nếu ăn những thực phẩm giàu chất béo bệnh nhân sẽ có triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Bệnh nhân ung thư khó hấp thụ dinh dưỡng do tuyến tụy suy yếu. Khi tuyến tụy suy yếu thì việc chuyển hóa các axit béo thành năng lượng cũng gặp vấn đề . Chính vì thế bệnh nhân nên hạn chế ăn thịt mỡ, thịt bò, thịt xông khói… Bệnh nhân nên sử dụng những loại chất béo từ thực vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương để thay thế cho chất béo có nguồn gốc từ động vật.

Bệnh nhân ung thư tụy thường xuyên gặp phải triệu chứng buồn nôn nên cần hạn chế sử dụng những thực phẩm nặng mùi. Thực phẩm có mùi có thể làm triệu chứng buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân nên ăn thực phẩm nguội để dễ ăn hơn và giảm cảm giác buồn nôn. Những thực phẩm nặng mùi cần tránh sử dụng như hành lá, hành tây, cá.

Những bệnh nhân ung thư tụy thường khó nuốt chính vì thế nên tránh những thực phẩm thô ráp như bánh mì nướng khô, ngũ cốc thô. Những món cứng hay cắt thái quá to cũng cần chú ý khi sử dụng.

Những thực phẩm nhiều chất xơ và các chế phẩm từ sữa có thể kích thích hệ tiêu hóa. Lúc này càng làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư tụy. Triệu chứng tiêu chảy có thể rất nghiêm trọng. Tiêu chảy sẽ đe dọa đến tính mạng bệnh nhân nên họ cần tránh xa những thực phẩm lỏng. Ngoài ra các chế phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua, cà phê, rượu, nước ép trái cây hoặc những thực phẩm giàu chất xơ người bệnh cũng không nên sử dụng.

Khi điều trị ung thư tụy, bệnh nhân cũng có thể phải đối mặt với triệu chứng sưng ruột non. Nguy hiểm nhất là viêm ruột do phóng xạ gây ra kèm những phản ứng khó chịu như tiêu chảy, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng hay sụt cân nhanh chóng… Để tránh khỏi tình trạng này, người bệnh nên tránh những thực phẩm như ngũ cốc nguyên cám, bánh mì, dừa, trái cây sấy khô, mứt trái cây, bỏng ngô, rau sống, các loại hạt hoặc những thực phẩm hay đồ uống có chứa caffeine.

Ung thư tụy nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm mà bệnh nhân ung thư tụy nên kiêng thì cũng có những thực phẩm nên dùng để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt nhiều loại thực phẩm sẽ tốt cho bệnh nhân trong quá trình điều trị ung thư tụy.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bệnh ung thư tụy nên sử dụng các loại trái cây, rau quả có màu sắc đa dạng . Khoai lang, cải bó xôi, nho, anh đào được coi là những thực phẩm tốt cho người bệnh. Người bệnh nên uống các loại nước trái cây tự nhiên để cung cấp lượng vitamin cần thiết.

Người bị ung thư tụy nên sử dụng đậu nành, đậu phụ, đậu lăng để cung cấp lượng protein cần thiết. Các loại ngũ cốc như gạo nâu, lúa mạch, yến mạch, bánh mì lúa mì, và mì ống người bệnh cũng nên sử dụng để cung cấp lượng tinh bột nhất định.

Lưu ý: Bệnh nhân nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đồng thời thường xuyên kiểm soát lượng đường trong máu.

Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị ung thư tụy hiệu quả

Nấm lim xanh được xếp vào loại thảo dược quý. Hàm lượng Germanium trong nấm lim xanh cao gấp 5 đến 8 lần so với nhân sâm. Các nghiên cứu chỉ ra, trong nấm lim xanh có thành phần polysaccharides, betaglucan, gecmanium, chất chống oxy hóa, … đây là các dược chất chống ung thư, kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch. Đặc biệt các dược chất trong nấm lim xanh giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, đào thải những độc tố ung thư ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, nấm còn có các loại axit amin tốt mà cơ thể không thể tự tổng hợp được.

Nấm lim xanh ức chế tế bào ung thư tụy

Bên cạnh điều trị ung thư tụy bằng phương pháp Tây y thì việc sử dụng nấm lim xanh được coi là giải pháp hữu hiệu. Đối với ung thư tụy các dược chất trong nấm lim xanh sẽ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp hệ miễn dịch của cơ thể tự sửa chữa các rối loạn tế bào. Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất thiết yếu trong nấm lim xanh cũng có vai trò quan trọng. Nấm lim xanh sẽ giúp cơ thể phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư khác. Những dược chất sẽ giúp đảm bảo sự phát triển bình thường của tế bào. Đặc biệt là khả năng phục hồi chức năng và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Ung Thư Vòm Họng

Nhiều người khi mắc bệnh ung thư đã nghe các thông tin truyền miệng cũng như những nguồn tin không chính thống rằng nhịn ăn có thể giết chết khối u. chúng tôi Nguyễn Bá Đức (nguyên Giám đốc Bệnh viện K, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam) khẳng định rằng: Nhịn ăn hoặc không ăn chất đạm để giết khối u là một quan điểm phản khoa học và rất nguy hiểm đối với người bệnh ung thư. Việc nhịn đói hay không nhịn đói thì tế bào ung thư vẫn phát triển. Thậm chí, khi nhịn đói, ăn thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng giảm sút, tế bào ung thư còn phát triển nhanh hơn.

Trên thực tế thì tế bào ung thư có phát triển được hay không là do sức đề kháng của cơ thể chúng ta. Những ai có sức đề kháng và miễn dịch tốt sẽ có khả năng kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, ngược lại những bệnh nhân không có sức đề kháng, suy kiệt về tinh thần, thể lực thì bệnh ung thư càng phát triển nhanh hơn. Do đó hãy cung cấp một chế độ dinh dưỡng cho người ung thư vòm họng phù hợp vì nếu đói bệnh nhân ung thư sẽ chết vì kiệt sức trước khi chết vì bệnh ung thư.

Vì vậy, người nhà bệnh nhân khi chăm sóc bệnh nhân ung thư vòm họng cần nhớ nguyên tắc dinh dưỡng sau:

Không nhịn ăn, giảm ăn, mà chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa

Cung cấp đầy đủ chất đạm, chất béo và các chất dinh dưỡng khác cho bệnh nhân

Đa dạng các món ăn để người bệnh cảm thấy ngon miệng

Ăn các thức ăn dạng mềm, lỏng vì bệnh nhân K vòm họng rất đau và khó nuốt

Hãy động viên, kích lệ tinh thần, tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn

Có thể sử dụng thêm các loại sữa cho bệnh nhân ung thư

Nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Tránh uống nước trong khi ăn vì điều này có thể làm giảm sự ngon miệng

Bệnh nhân ung thư không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo

Nam giới bị ung thư vòm họng có thể uống 1 ly rượu nhỏ hoặc 1/2 cốc bia trước mỗi bữa ăn 30 phút để kích thích ngon miệng

Tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến có thể làm giảm cảm giác thèm ăn

Đánh răng đầy đủ giữ vệ sinh răng, miệng. Không sử dụng dung dịch làm sạch miệng. Không đánh/cạo lưỡi vì là mất vị giác

Ăn bất cứ khi nào người bệnh thèm ăn nhưng phải đảm bảo đủ lượng và chất dinh dưỡng

Nếu người bệnh khó nuốt không ăn được thức ăn thông thường thì chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm, nhuyễn (cháo, súp…)

Khi bệnh nhân không ăn được hoặc ăn uống thông thường không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng thì phải có các phương pháp hỗ trợ nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng thay thế.

Thực đơn cho người ung thư vòm họng cần bổ sung những gì?

Ung thư vòm họng nên ăn gì?

Ăn các loại rau xanh lá (bao gồm lá lúa mì non, lá lúa mạch non), các loại rau củ tươi, nhất là rau mầm nên là loại thức ăn cơ bản quan trọng nhất cho bệnh nhân ung thư vòm họng.

Nước ép rau và củ đặc biệt là cần tây và củ rền giúp cho cơ thể hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn. Nước rau củ ép phải được uống ngay khi vừa ép xong.

Ăn rau cũng quan trọng không kém, vì nó cung cấp chất xơ cho bệnh nhân. Phải ăn và uống nước rau xanh (ép sống) với cả 3 bữa ăn trong ngày

Danh sách các loại rau bệnh nhân ung thư cần ăn như sau: súp lơ (xanh và trắng), măng tây, bắp cải, cà rốt, cần tây, dưa chuột, cà (không ăn cà muối), bí (rau và quả), các loại đậu (rau), ớt (xanh, đỏ, vàng), cải xoăn, rau diếp, mướp tây, mùi tây, hành, củ cải, cải xoong, các loại rong và tảo biển, cây lúa mì và cây lúa mạch non, mầm đậu và ngũ cốc.

Nếu được nên ăn nhiều hành và tỏi (sống).

Các loại hạt: ăn nguyên hạt (sống) hạnh nhân, hạt bí, hạt dưa, hạt lanh (flaxseed).

Các loại bột chế từ cây lúa mì, lúa mạch non hoặc từ mầm hạt là thức ăn rất quan trọng với bệnh nhân ung thư.

Ăn các loại đậu để cung cấp đạm và chống giảm cân, nhưng không nên ăn nhiều quá.

Tảo Chlorella và Spirulina chứa nhiều chất tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy tác dụng của các chất chống ung thư.

Sử dụng các loại trà hoặc lá dược thảo như (gừng tươi, bạc hà, sả, lá chanh…)

Cháo súp dễ ăn, nhiều dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân ung thư vòm họng khi gặp tình trạng khó nuốt

Các loại cá, thịt như thịt gia cầm, thăn bò, trứng và bơ đậu phộng cũng được cho phép sử dụng, giúp cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

Ung thư vòm họng không nên ăn gì?

Các loại đồ ăn nuôi dưỡng và làm cho các tế bào ung thư (hoặc tạo môi trường) cho nó phát triển mạnh. Ví dụ: đường và bột tinh chế, nước soda… Vì vậy, tuyệt đối không ăn đường và các sản phẩm chứa đường. Không ăn các loại mật, kể cả mật ong (honey).

Các loại đồ ăn là nguyên nhân gây nên ung thư: mỡ hoặc bơ độc hại (bơ thực vật), khoai tây chiên, các thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn. Không ăn các loại dầu đã được xử lý bằng nhiệt độ cao.

Các loại đồ ăn cản trở các phương pháp chữa bệnh (chlorine, fluoride, các hóa chất độc hại, các chất có cồn, café…): kiểm tra kỹ để không ăn phải những thức ăn có chứa các hóa chất trên.

Không nên sử dụng nước máy, mà dùng nước suối hoặc nước tinh khiết. Nếu buộc phải sử dụng nước máy thì nên đun sôi trong 10 phút cho chlorine bay bớt, đồng thời nên dùng đầu lọc tại vòi để lọc bớt fluoride.

Tuyệt đối không ăn lạc và hạt điều (vì chứa nhiều nấm).

Không ăn ngũ cốc đã xát hết cám (gạo trắng, bột mì tinh chế…).

Tuyệt đối không ăn khoai tây chiên.

Không ăn bánh mì trắng hoặc bất cứ loại bánh nào làm từ bột tinh chế.

Hạn chế hoặc tốt nhất là không ăn các loại muối tinh chế. Chỉ ăn muối biển tự nhiên, chưa tinh chế (sea salt).

Cách chế biến đồ ăn cho bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn rau củ tốt nhất là rửa thật sạch và ăn sống. Tuy nhiên bệnh nhân thường khó nuốt không thể ăn sống thì chỉ nên hấp sơ hoặc ép lấy nước uống sống. Nấu chín sẽ làm mất toàn bộ các enzymes, vitamins và muối khoáng tốt trong rau.

Các loại củ sau khi gọt vỏ. Xu hào, cà rốt, dưa chuột, củ cải đỏ, củ cải thường, ớt Đà lạt, rau mầm…đều nên ăn sống hoặc uống nước ép sống càng tốt nhưng cần đảm bảo được nguồn rau sạch, đảm bảo vệ sinh vì có thể có giun sán

Nếu bạn may mắn có vườn thì có thể tự trồng các loại rau xanh để ăn sống cho đảm bảo. Có thể ăn hầu hết các loại trái cây, rau , củ, uống các loại nước củ, rau ép ( nhưng tuyệt đối không cho đường). Không uống nước trái cây ép, mà chỉ ăn nguyên quả.

Với những người đã quá yếu

Có thể say cháo và các loại trái cây để ăn, đồng thời uống các loại nước rau củ quả ép trừ nước ép cà chua, nước chanh và nước cam, nếu miệng đau nhức.(xin nhắc lại – tuyệt đối không cho đường).

Nước

Không sử dụng nước máy để làm đồ ăn (vì nước máy có chlorine và fluoride). Có thể sử dụng nước tinh khiết, nước suối (không có gas). Nếu buộc phải sử dụng nước máy thì phải đun sôi trong 10 phút để chlorine bay hết, đồng thời nên dùng đầu lọc tại vòi để lọc bớt fluoride.

Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị ung thư vòm họng

Các chuyên gia ung thư khuyên bệnh nhân nên ngồi thẳng đứng hoặc điều chỉnh đầu trong khi ăn uống.

Ngoài ra, nên chia bữa ăn trong ngày thành 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa ăn lớn. Việc ăn những bữa ăn nhỏ hơn có thể giúp bệnh nhân dễ ăn, hấp thu được nhiều dinh dưỡng hơn.

Nếu bệnh nhân đang trong quá trình xạ trị trong điều trị ung thư vòm họng thường bị mất giảm cảm giác thèm ăn, khó nuốt, do đó có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Bởi vậy, bạn hãy say nhỏ món ăn thành dạng súp, sốt lỏng để ăn nuốt cho dễ và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Người bệnh ung thư vòm họng cần lưu ý thực phẩm nào cứng, cay hoặc khó nhai và nuốt nên loại bỏ khỏi thực đơn.

Hầu hết các loại đồ uống người bệnh đều có thể sử dụng, tuy nhiên người bệnh nên tránh xa đồ uống nóng, rượu và nước ép trái cây có chứa hàm lượng a-xít cao, chẳng hạn như nước ép cà chua, nước chanh và nước cam, nếu miệng đau nhức.

Chế Độ Ăn Cho Người Bị Ung Thư Thực Quản

Ung thư thực quản là một chứng bệnh nguy hiểm và gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Tỉ lệ người mắc bệnh ung thư thực quản tương đối nhiều và đều để lại những di chứng nặng nề, thậm chí tỉ lệ tử vong rất cao.

Chính vì thế, việc chú ý quan tâm đến sức khỏe của chính bản thân cũng như chế độ dinh dưỡng cho người bệnh là rất quan trọng.

Chế độ ăn dành cho người bị ung thư thực quản

Người mắc bệnh ung thư thực quản cần tuân thủ một số qui tắc ăn uống sau:

Với bệnh nhân ung thư thực quản, việc hạn chế những thực phẩm cay, chua, nóng và nhiều axit. Chỉ nên ăn những thức ăn nhạt, ít gia vị.

Thức ăn của người bệnh ung thư thực phải là thức ăn nhừ, mềm, nhuyễn. Chú ý không nên cho quá nhiều gia vị vào thức ăn, hạn chế với các thức ăn như đồ chiên xào.

Rau luôn là lựa chọn tốt cho cơ thể của người bệnh ung thư thực quản, hãy cho người bệnh ăn nhiều rau, ăn các món luộc. Và trái cây mềm như dưa hấu.

Đây là việc làm rất quan trọng đối với người bệnh ung thư thực quản. Ăn thức ăn mềm và ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp người bệnh đỡ đau hơn, dễ nuốt hơn.

Nên chia bữa ăn của người bị bệnh ung thư thức quan ra thành nhiều bữa trong một ngày, có thể 5-7 bữa trong ngày. Lượng thức ăn đưa vào cơ thể vừa đủ, không được ăn quá nhiều trong một lần.

Hít thở sâu và chậm khi cảm thấy buồn nôn

Trong khi ăn và sau khi ăn, người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, nếu không kiểm soát được triệu chứng này thì có lẽ việc đưa thức ăn vào cơ thể là rất khó. Chính vì vậy, khi có triệu chứng buồn nôn lúc ăn, người bệnh nên dừng lại và thở đều, thở sâu để kiểm soát buồn nôn.

Những thức ăn bệnh nhân ung thư thực quản nên tránh

Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn

Không nên cho người bệnh ung thư thực quản ăn những thức phẩm đóng hộp có nhiều chất bảo quản như cá hộp, thịt hộp,…Những thực phẩm này có nhiều chất bảo quản nên sẽ không tốt cho cơ thể yếu của người bệnh.

Những thực phẩm quá nóng hoặc lạnh, nước có ga

Không nên ăn những thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng, người bệnh ung thư thực quản nên ăn những thực phẩm chín mềm và được để nguội.

Cũng không nên uống thức uống có ga hay chứa cồn. Những đồ uống này có nhiều axit có thể gây ảnh hưởng không tốt đến người bệnh.

Không nên ăn đồ ăn quá cứng

Đối với bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn đầu, có thể cho ăn những thức ăn mềm, có thể đặc để cơ thể có sức đề kháng tốt hơn. Nhưng tùy theo thể trạng của người bệnh sau đó mà chúng ta nên cho bệnh nhân ăn những thức ăn lỏng, được làm nhuyễn. Thường thì ăn cháo đã được xay nhuyễn để bệnh nhân dễ nuốt và cơ thể dễ hấp thụ.

Hạn chế các sản phẩm từ sữa

Rất nhiều bệnh nhân ung thư thực quản thường có cảm giác buồn nôn khi uống sữa. Sữa là thực phẩm dạng lỏng nhưng lại có rất nhiều chất khác nhau nên khi uống sữa, sữa thường bám lại ở thực quản, có thể gây cảm giác buồn nôn. Vì vậy nên hạn chế việc uống sữa ở người bệnh ung thư thực quản. Ngoài ra, một số bệnh nhân dị ứng với sữa có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, không tốt cho đề kháng của bệnh nhân.

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Bị Ung Thư Dạ Dày, Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì?

Chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư dạ dày, nên ăn gì và không nên ăn gì?

Ung thư dạ dày là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, người mắc ung thư dạ dày cần phải tuân thủ một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt nhằm hạn chế sự tiến triển của bệnh. Vậy người bị ung thư dạ dày nên ăn gì và không được ăn gì?

Ung thư dạ dày nên ăn gì?

Điều cơ bản trong một phác đồ điều trị ung thư là liệu pháp dinh dưỡng hợp lý để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.  Dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố quan trọng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và góp phần điều trị thành công.

Nguyên tắc dinh dưỡng đối với bệnh ung thư dạ dày là bổ sung đầy đủ các chất và ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ (được hầm nhừ, hoặc xay nát) để hệ tiêu hóa bớt phải hoạt động. Một số loại thực phẩm người bị ung thư dạ dày nên bổ sung như:

Chất đạm: cần được bổ sung đầy đủ, nguồn chất đạm dồi dào lấy từ thịt (gà, thịt nạc, cá, tôm…) sữa, phomat, các chế phẩm từ sữa.

Chất béo không bão hòa: Chất béo không bão hòa đa làm tăng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin E, axit béo omega-3… chống oxy hoá, giúp bảo vệ tế bào của cơ thể.

Các chất béo không bão hòa đa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như Các chất béo không bão hòa đa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, cá ngừ, hạt cải, hạt óc chó, dầu ô liu, quả bơ…

Tinh bột: Người bệnh Ung thư dạ dày nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như: gạo, ngô, lúa mỳ, hạt lúa mạch… các loại củ như: khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…

Rau củ quả tươi: Các loại rau quả tươi đảm bảo chất lượng, độ an toàn cao, hạn chế việc làm mất, giảm bớt lượng Vitamin trong quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản. Rau quả cung cấp rất nhiều lượng Vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe người bệnh.

Các loại nấm: Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn các loại nấm bởi trong nấm có nhiều chất polysaccharide có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, kích hoạt tế bào miễn dịch. Trong nấm còn có thêm selen và vitamin D tăng cao sức đề kháng cho cơ thể. Một số loại nấm nên dùng như nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm mèo… Người bệnh có thể xào, nấu súp nấm.

Ung thư dạ dày không được ăn gì?

Có rất nhiều loại thực phẩm cần tuyệt đối tránh với bệnh nhân ung thư dạ dày vì những loại này có thể làm tổn thương đến niêm mạc dạ dày nhiều hơn.

Các loại đồ chua, cay như cóc, xoài, bưởi chua, dấm ớt…

Thực phẩm làm hư bề mặt dạ dày như rượu bia, café, chè…

Đồ ăn lên men như: dưa chua, hành muối,…

Tránh uống sữa lúc đói vì các men sữa rất có hại cho dạ dày.

Tránh những thực phẩm quá khô cứng mặc dù bánh mì rất tốt cho sức khỏe nhưng nên ăn những loại bánh mì mềm, không ăn bánh mì nướng.

Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ,…

Thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn.

Một số lưu ý cho người bị ung thư dạ dày

Các loại thực phẩm phải đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, không có chất bảo quản.

Thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn và cách chế biến tránh trùng lặp để người bệnh luôn có cảm giác ăn ngon miệng, chia thành nhiều bữa trong ngày để giúp bệnh nhân tiêu hóa tốt.

Nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày, thức ăn nên được xay nhuyễn, ninh nhừ,…

Ung thư dạ dày là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, việc thăm khám và tầm soát ung thư dạ dày sớm là một việc vô cùng quan trọng.

Ảnh: Nội soi dạ dày tại phòng khám đa khoa Hoàng Long

Phòng khám Đa khoa Hoàng Long tự hào là đơn vị y tế chuyên sâu về tiêu hóa, gan mật được hàng triệu khách hàng trên cả nước tin tưởng lựa chọn nhờ:

Phòng khám đã trang bị hệ thống nội soi hiện đại như hệ thống nội soi dây Laser, dây Fujifilm 7000,… hiện đại bậc nhất trên thế giới với dây soi mềm gắn camera quan sát tối đa cho hình ảnh phóng đại lên đến 300 lần; máy siêu âm nội soi SU1 thế hệ mới giúp phát hiện, đánh giá những tổn thương ung thư sớm nhất mà kỹ thuật nội soi thường không thể làm được.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

– Địa chỉ: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội

– Nhắn tin Zalo: 0986954448

– Fanpage:  https://www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong

Bạn đang xem bài viết Chế Độ Dinh Dưỡng Khoa Học Cho Người Bị Ung Thư Tụy trên website Poca-ngoaihanganh.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!